Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1: Pháp hành của Như Lai trong khi tu Nhơn Địa.

25/06/201318:48(Xem: 9598)
Chương 1: Pháp hành của Như Lai trong khi tu Nhơn Địa.

Kinh Như Lai Viên Giác Trực chỉ đề cương

Chương 1: Pháp hành của Như Lai trong khi tu Nhơn Địa.

Pháp Sư Thích Từ Thông

Nguồn: Pháp Sư Thích Từ Thông

1. Kinh này tôi nghe một thuở nọ đức Phật trụ trong chánh định Đại Quang Minh Tàng. Bấy giờ, thân tâm Như Lai vắng lặng, bình đẳng như hư vô, tùy thuận cảnh giới bất nhị. Các cõi nước thanh tịnh đồng thời hiển hiện trong bối cảnh trang nghiêm ấy và có cả mười vain đại Bồ tát vân tập thành một hải hội đông vầy. Những bậc thượng thủ trong hành Bồ tát gồm có:
Bồ tát Đại Trí Văn Thù. Bồ tát Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Nhãn. Bồ tát Kim Cang Tạng. Bồ tát Di Lặc. Bồ tát Thanh Tịnh Tuệ. Bồ tát Uy Đức Tự Tại. Bồ tát Biện A?. Bồ tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng. Bồ tát Phổ Giác. Bồ tát Viên Giác. Bồ tát Hiền Thiện Thủ cùng các quyến thuộc đồng nhập chánh định BẤT NHỊ.
Bấy giờ Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đảnh lễ dưới chân Phật rồi đi quanh ba vòng, quỳ gối chấp tay thưa:
2. Bạch Thế Tôn ! Các hàng Bồ tát phát tâm thanh tịnh cầu học Đại thừa phải tu tập thế nào để tránh được các bệnh chấp và những chúng sanh hậu thế phải làm sao để khỏi rơi vào tà kiến ! Cúi mong Như Lai thương xót đại chúng trong hội nầy mà dạy cho chúng con về PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA từ lúc khởi đầu !
Đức Phật bảo: Văn Thù Sư Lợi ! Lời hỏi của ông rất có ý nghĩa. O?g vì các Bồ tát và chúng sanh đời sau mà hỏi về PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA. Đó là một vấn đề rất hệ trọng Như Lai sẽ vì các ông mà nói:
3. Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Đấng Vô Thượng Pháp Vương có pháp môn Đại Tổng Trì tên VIÊN GIÁC. Từ VIÊN GIÁC lưu xuất chân như thanh tịnh, Bồ đề, Niết bàn. Các Ba La Mật môn để dạy cho Bồ tát đều lưu xuất từ VIÊN GIÁC ấy.
Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA LÀ SỬ DỤNG QUÁN TRÍ VIÊN GIÁC SOI RỌI CHÂN LÝ VIÊN GIÁC, DO VẬY MÀ KHÔNG SANH KHỞI VÔ MINH GỌI LÀ THÀNH PHẬT ĐẠO.
Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Các ông nên biết ! Vô minh vốn không là gì cả. Chỉ vì tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ quá nhiều điên đảo, ví như người mất trí nhận sai phương hướng, đông tây trái chỗ, nam bắc lộn tên; vọng nhận tứ đại cho là cái tướng tự thân, bóng dáng lục trần cho là cái tướng tự tâm. Thực chất họ như người bị bệnh mắt. Vì bệnh mắt mà thấy có vành trăng thứ hai bên mặt trăng duy nhất.
Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Hư không vốn không có hoa đốm, người bệnh mắt vọng nhận là có. Do vọng nhận cho nên không những hiểu sai về tự tánh của hư không mà còn lầm cho rằng hư không là chỗ sanh ra hoa đốm. Cũng như vậy, luân chuyển sanh tử chỉ là sự vọng nhận và vọng thấy trong VIÊN GIÁC TÁNH thanh tịnh. Vì vậy, cho nên gọi đó là VÔ MINH.
4. Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Vô minh không có thực thể. Chúng ví như sự việc trong mộng, khi mộng thì không phải không, lúc tỉnh thì chẳng có gì. Hoa đốm khi diệt mất trong hư không nhưng không thể nói có diệt, vì nó không có thật sanh. Cũng vậy, tất cả chúng sanh ở trong chỗ không sanh, vọng thấy có sanh, ở trong chỗ không diệt vọng thấy có diệt, thế cho nên gọi là luân chuyển sanh tử.
5. Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Nhơn Địa của Như Lai trong khi tu VIÊN GIÁC đại định thường vận dụng trí tuệ để BIẾT và BIẾT vô minh vốn không, không có thật tánh, chúng như hoa đốm có trong hư không. Do vậy, không còn lầm nhận về tướng thân tâm cho nên không thấy có tướng thân tâm thọ nhận sự luân chuyển sanh tử. Cái không ấy, không phải do gắng sức cố làm nó mới không mà tánh bản nhiên của nó tự không.
Tánh biết và tánh hư không, cũng như vậy. Biết mà giống như không biết, không lưu giữ về ý niệm biết chủ quan. Tánh hư không cũng không trụ chấp. Tánh biết và tánh không của hư không cả hai đều vắng lặng, bấy giờ gọi là người TÙY THUẬN GIÁC TÁNH THANH TỊNH.
Vì sao nói như thế ! Vì thực tánh của vạn pháp là không. Vì tánh của vạn pháp bất động, vì trong Như Lai tàng không có tướng đầu mối của sự sanh khởi và tướng chấm dứt của sự tận cùng. Vì không có cái tri kiến phân biệt xen vào. Vì tánh của pháp giới là chân như tròn đầy toàn diện, phổ biến mười phương.
PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA là như thế.
Bồ tát tu học Đại thừa nên phát tâm thanh tịnh như vậy. Chúng sanh đời sau theo đó mà tu sẽ không bị rởi vào tà kiến.
Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ :
Văn Thù ông nên biết.
Tất cả chư Như Lai
Nhơn địa thuở ban đầu
Đều dùng trí tuệ giác
Nhận rõ các vô minh
Biết chúng như không hoa
Mà được khỏi lưu chuyển
Người mộng thấy việc mộng
Khi tỉnh chẳng có gì
Thể Giác như hư không
Bình đẳng không động chuyển
Giác khắp mười phương cõi
Gọi là thành Phật đạo
Các huyễn diệt không chỗ
Thành Phật cũng không thành
Vì tánh Giác viên mãn
Bồ tát nương nơi đây
Mà phát Bồ đề tâm
Chúng sanh trong hậu thế
Nương đây khỏi tà kiến.

TRỰC CHỈ

1. Qua nhận thức của Đại thừa thì Phật lúc nào cũng trụ trong thiền định chứ không phải lúc sắp nói kinh đức Phật mới trụ trong thiền định. Với mười tám pháp bất cọng của Phật chứng minh cho điều đó :
1/ Thân không lỗi.
2/ Khẩu không lỗi.
3/ Ý không lỗi.
4/ Không có tư tưởng kỳ thị.
5/ Không có loạn tâm.
6/ Không lưu giữ tri kiến.
7/ Ý muốn độ sanh không giảm.
8/ Chánh niêm không giảm.
9/ Tuệ tâm không giảm.
10/ Tinh tấn không giảm.
11/ Xả ngã không giảm.
12/ Xả pháp không giảm.
13/ Thân hành động có trí tuệ.
14/ Khẩu nói ra có trí tuệ.
15/ Ý tư duy có trí tuệ.
16/ Trí tuệ biết đúng về quá khứ.
17/ Trí tuệ biết đúng ở hiện tại.
18/ Trí tuệ biết đúng ở tương lai.
Đại Quang Minh Tàng là tên của một thiền định. Trụ ở thiền định Đại Quang Minh thì không có vô minh mê ám. Do vậy mà thân tâm Như Lại tịch tĩnh và bình đẳng như hư vô. Bấy giờ tự khắc các cõi Tịnh độ hiện ra.
"Có tâm tịnh thì có cõi Phật tịnh".
Muốn tu học Đại thừa cần phải phát chí Đại thừa. Trí phải học theo Đại Trí Văn Thù. Hạnh phải học với Đại Hạnh Phổ Hiền…
2. Bồ tát Đại Trí Văn Thù cầu Phật chỉ dạy ba điều:
1/ Cần có kiến giải thế nào để khi tu hành khỏi vướng mắc vào "bệnh chấp".
2/ Phải học chánh pháp với ai để có thể tránh được con đường tà kiến".
3/ Xin Phật dạy lại pháp hành của Phật trong lúc tu nhơn.
3. Rằng PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI KHI TU NHƠN ĐỊA, SỬ DỤNG QUÁN TRÍ VIÊN GIÁC SOI RỌI CHÂN LÝ VIÊN GIÁC, DO VẬY VÔ MINH KHÔNG SANH KHỞI, GỌI LÀ THÀN PHẬT ĐẠO.
Giáo lý "đốn ngộ" "đốn tu" "đốn chứng" là vậy đó. Ý Phật dạy rằng con người vốn có cái chân trí trong sáng, thanh tịnh, không có tội lỗi, đó là cái tánh giác ngộ viên mãn vốn có của con người. Hiên tượng vạn hữu cũng vậy, tánh của nó vốn thanh tịnh viên mãn không có nhiễm ô, không có xấu xa. Đó là chân lý tự nhiên của hiện tượng vạn pháp.
Dùng chân trí thanh tịnh soi rọi chân lý thanh tịnh, tâm và cảnh đều thanh tịnh. Pháp hành của Như Lai khi tu nhơn chỉ có vậy. Và do vậy vô minh không sanh khởi mà gọi là thành Phật đạo.
Nền giáo lý "đốn ngộ đốn tu" chỉ rõ nhân vị của con người do con người quyết định và con người tối linh ư vạn vật.
Ngài Quy Sơn nói:
"Kim sanh tiện tu quyết đoán.
Tưởng liệu bất do biệt nhơn.
Tức ý vong duyên bất dữ chư trần tác đối.
Tâm không, cảnh tịch chỉ vị cửu trệ bất thông".
(Tự mình định đoạt cuộc đời mình, dứt khoát không do ai khác. Làm chủ tâm cảnh, cắt đứt căn trần, tự khắc thân tâm cảnh giới thanh tịnh và tịch tĩnh bình đẳng như hư vô… Chân lý là như thế, xưa nay không biết là lỗi ở nơi người.)
4. Vô minh, nó không là gì cả. Nó là thứ huyễn vọng không có thực thể. Mê thì vô minh tác động hoành hành. Giác thì vô minh không có. Ví như hoa đốm trong hư không. Hoa đốm chỉ có đối với người bị bệnh nhặm mắt. Người không bệnh nhặm mắt không sao tìm thấy hoa đốm.
5. Phận sự của người tu hành giống như trách nhiệm của người gác cửa. Thành công hay thất bại tùy thuộc ở một chữ BIẾT.
Ơ?hương nầy, Phật dạy Bồ tát Văn Thù hãy quan tâm về chữ BIẾT. BIẾT để mà nhận biết vô minh, nhưng khi biết được vô minh, hóa giải hết vô minh thì tánh biết và vô minh bị biết đều buông bỏ hết, chỉ còn một thể giác thanh tịnh viên mãn. Bấy giờ được gọi là người TÙY THUẬN VIÊN GIÁC TÁNH.
Sanh tử là diệu dụng tùy duyên của bản thể chân như bất biến. Sanh tử không phải là việc đáng sợ. Thập phương Bồ tát cho đến chư Phật Như Lai vẫn tùy nguyện vào ra sanh tử để vun quén mãi cái nhân thành Phật cho mình.
Sanh tử do "vọng nhận" mới là thứ sanh tử đáng sợ. Đây là thứ sanh tử khổ đau vì vọng nhận tứ đại làm tướng tự thân, vọng nhận bóng dáng lục trần làm tướng tự tâm của mình. Sanh tử nầy là con đẻ của vô minh, khổ não ưu bi phát xuất từ "vọng nhận" thật sanh và thật tử…



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]