Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Hội Phật Giáo Đông Á tại Nhật Bản.

23/05/201311:54(Xem: 15104)
Đại Hội Phật Giáo Đông Á tại Nhật Bản.


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---


Đại hội Phật giáo Đông Á
tại Nhật Bản

Vào ngày 27 tháng 10 năm 1997, Đại Hội Phật Giáo Quốc Hữu Nghị ba nước Trung Hoa, Nam Hàn và Nhật Bản Lần Thứ III được nhóm tại Kyoto. Đại hội quy tựu khoảng gần 1000 đại biểu từ nhiều tông phái Phật Giáo khác nhau đến từ Trung Hoa, Nam Hàn và nước chủ nhà Nhật Bản.

Đại hội thường niên này bắt nguồn từ sự khởi xướng của Hòa Thượng Zhao Puchu, chủ tịch Giáo Hội Phật Giáo Trung Hoa (The Buddhist Association of China), người đã gợi ý và chia sẻ hoài bảo của mình với những nhà lãnh đạo PG khác trong quốc gia láng giềng ở Đông Á với hy vọng phát triển PG và tiến đến sự thống nhất PG giữa các nước theo truyền thống Mahayana với kêu gọi, vận động và kiến tạo một thế giới hòa bình vi hội bảo vệ môi sinh. Đại hội lần đầu tiên tổ chức tại Bắc Kinh vào năm 1995, lần thứ II nhóm tại Seoul năm 1996 với khoảng 1000 đại biểu về tham dự mỗi kỳ.

Tại đại hội lần thứ I ở Trung Hoa kêu gọi tất cả mọi Phật tử trong ba nước tại Bắc Kinh vào năm 1995, lần thứ II nhóm tại Seoul năm 1996 với khoảng 1000 đại biểu về tham dự mỗi kỳ.

Tại đại hội lần thứ I ở Trung Hoa kêu gọi tất cả mọi Phật tử trong ba nước phải quan tâm đến tiến trình hòa bình thế giới. Đại hội lần II, phát triển những dự án hoạt động từ đại hội I. Đại hội được nhiều cao tăng và nhiều đại diện chính thức cho hàng trăm tổ chức PG trở về để trao đổi trong tình hữu nghị và phục vụ cho nền hòa bình thế giới và tất cả đều tin rằng đó là một sự kiện lớn trong lịch sử PG ở Đông Á.

Năm 1997, đại hội bắt đầu với khóa lễ cầu nguyện. Trong bài diễn văn khai mạc. Hòa thượng Koryu Nakamura, Hội chủ Tông Tịnh Độ (Jodo/Pure Land) Nhật Bản, nói rằng Trung Hoa và Hàn Quốc là thủy tổ của văn hóa và PG Nhật Bản, và mỗi tông phái PG tại Nhật đều có sự thừa hưởng những giáo lý vi diệu từ hai quốc gia này. Trong bài khai mạc cũng nhấn mạnh đến lời sám hối cho những hành động độc ác mà người Nhật đã gây ra cho người Hoa và Triều Tiên trong chiến tranh. HT. Nakamura cũng phát nguyện rằng sẽ quyết tâm làm việc để mở rộng và làm lớn mạnh mối quan hệ giữa PG Nhật và hai quốc gia nói trên.

Lời phát nguyện của Hòa thượng Nakamura là lập lại lời của Hòa thượng Song Hyunsub, trưởng đoàn PG Nam Hàn, người từng nhấn mạnh rằng điều kiện ban đầu của ba nước phải có những bước can đảm để vượt qua những rào cản của chính trị và ý thức hệ bằng những di sản vô giá của PG Đại Thừa; đẩy mạnh tinh thần tương thân và hợp tác giữa ba nước. Tất cả mọi Phật tử phải nỗ lực để trở thành những người có khả năng lấp bằng những hố sâu bất công của xã hội. Ngài cũng khuyên người Phật tử nên quán sát mọi sự vật hiện tượng qua ánh sáng của duyên khởi và hành xử mọi việc ở đời qua Bồ Tát hạnh (Bodhisattva activitties).

Ý nghĩa duyên khởi cũng được nhắc đến trong bài tham luận của Hòa thượng Ryushu Takai, chủ tịch Liên Đoàn PG Nhật Bản (The Japan Buddhist Federation) và bài phát biểu của Hòa thượng Bang Jee Ha, Hiệu trưởng đại học PG Chung Ang Sangha ở Seoul. HT Takai đã gởi đến đại hội lòng tự tin rằng giáo lý duyên khởi sẽ là nguyên tắc dẫn đường cho những hoạt động hòa bình và bảo vệ môi sinh. Có chín bài tham luận được đọc sau diễn văn khai mạc. Đặc biệt có bài phát biểu của Sư cô Shih Dazhi, phó chủ tịch Hội PG tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa. Bà nói rằng phát triển tâm linh phụ nữ qua tín ngưỡng PG là yếu tố quan trọng trong tiến trình phát triển xã hội.

Ngày thứ hai, đại hội dời đến Nara (Kyoto và Nara là hai thành phố lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung Hoa và Hàn quốc), các đại biểu tham gia một đại lễ cầu nguyện hòa bình cho thế giới tại chánh điện chùa Đông Đại (Todai-ji). Mở đầu là nhạc lễ PG truyền thống của ba quốc gia, tiếp đó, đại diện PG ba nước đọc to những bài cầu nguyện theo tiếng mẹ đẽ. Sau cùng, tất cả các đại biểu đồng tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh (The Heart of Wisdom Sutra) và bài hồi hướng công đức.

Trong ngày bế mạc đại hội tại một sảnh đường gần chùa Đông Đại, các đại biểu đông nhất trí với bản Nghị quyết Đại hội. Bản Nghị quyết thừa nhận rằng nhu cầu học hỏi kinh nghiệm buồn bã từ chiến tranh giữa Nhật-Hoa và Hàn quốc là cần thiết để Phật tử trong ba nước Đông Á này có trách nhiệm hàn gắn lại sự đổ vỡ, chia rẽ trong quá khứ, để mang lại sự bình yên và ổn định cho khu vực và thế giới.

Theo DHARMA WORLD tháng 1 & 2 năm 1998

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]