Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn gốc Kinh Bát Nhã

22/05/201316:42(Xem: 9980)
Nguồn gốc Kinh Bát Nhã

Nguồn gốc và tiến trình hình thành kinh Đại Bát Nhã

Nguồn gốc Kinh Bát Nhã

Cư sĩ Hạnh Cơ

Nguồn: Cư sĩ Hạnh Cơ

Kinh Đại Bát Nhã đã được chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nói, trải qua nhiều pháp hội, tại bốn đạo tràng lớn: núi Linh-thứu, tu viện Kì-viên, cung trời Tha-hóa-tự-tại, và tu viện Trúc-lâm. Đại sư Trí Khải của tông Thiên Thai (Trung-quốc) đã y cứ vào nội dung kinh điển mà phân loại và hệ thống hóa các thời giảng pháp của đức Phật. Ngài đã phân chia thời gian bố giáo của đức Phật (theo thuyết cũ là 49 hay 50 năm) làm năm giai đoạn, trong đó, kinh hệ Bát Nhã thuộc giai đoạn thứ tư -- gọi là “Bát Nhã Thời” -- chiếm một thời gian dài đến 22 năm.
Nhưng, vì nguyên do gì mà đức Phật nói kinh này? Trong bộ luận Đại Trí Độ, Bồ-tát Long Thọ đã đưa ra những nguyên do sau đây:
- Vì muốn chỉ dạy đầy đủ về Bồ-tát hạnh mà đức Phật nói kinh Đại Bát Nhã.
- Vì muốn giúp cho các vị Bồ-tát được tăng thêm lợi ích trong công phu tu tập pháp môn “Niệm Phật Tam Muội”, mà đức Phật nói kinh Đại Bát Nhã.
- Sau khi thành đạo dưới gốc cây bồ đề, vì chuẩn hứa sự ân cần khuyến thỉnh của chư thiên, và cũng vì nhớ đến tâm nguyện đại từ đại bi của mình, nên đức Phật đã quay bánh xe pháp; và chính vì “Bát nhã ba la mật” là pháp sâu xa nhất trong các pháp, cho nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Vì trong thế gian có kẻ hoài nghi, cho rằng Phật đã không chứng được “nhất thiết trí”, để hóa giải mối nghi ngờ này, đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Có nhiều chúng sinh bị tà sư mê hoặc, tâm đắm chìm trong tà pháp, không vào được chánh đạo; đức Phật muốn chỉ bày thật tướng của vạn pháp để đoạn trừ tất cả mọi nghi kết của chúng sinh, cho nên đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Có nhiều người tâm đầy tà ác, tật đố, phỉ báng đức Phật là người có trí tuệ không ra khỏi trí tuệ của loài người, chỉ khéo dùng huyễn thuật để mê hoặc người đời. Để hóa giải những lời phỉ báng ấy, và đồng thời để giúp mọi người tin nhận chánh pháp, vượt thoát lưới tà kiến, diệt trừ kiết sử, được an vui tự tại, cho nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Cũng có người nghĩ rằng, Phật cũng như mọi người, cũng có sinh tử, cũng có lúc chịu đói khát, cũng bị lạnh bị nóng, cũng phải già bệnh, v.v… Để dứt trừ những ý nghĩ đó, đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Có rất nhiều người mang kiến chấp cực đoan, hoặc chuyên cầu khoái lạc, hoặc chuyên khổ hạnh hành xác; Phật vì hóa độ cho những hạng người này, đưa họ vào Trung Đạo, nên đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Để phân biệt quả báo cúng dường sinh thân và pháp thân, mà đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Vì muốn giảng thuyết về những pháp như “bất thối chuyển, ma huyễn, ma ngụy, ma sự”; lại muốn thọ kí cho hàng Tam thừa, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Vì muốn giảng thuyết về “đệ nhất nghĩa tất đàn” (tất đàn trong ý nghĩa tuyệt đối), nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Vì muốn hàng phục các nhà đại nghị luận (như trường hợp phạm chí Trường Trảo), mà đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Vì muốn chỉ rõ thật tướng của các pháp, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Vì muốn nói những pháp không có chỗ tranh cãi, cũng như những pháp môn gồm hai phần tương đối như: có tướng -- không tướng; có vật -- không vật; có y cứ -- không y cứ; có trên – không trên; thế giới – chẳng phải thế giới, v.v…, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Vì muốn chỉ rõ tướng các pháp không phải thiện, không phải bất thiện, không phải vô kí; cũng như các pháp môn có ba phần như: pháp học – pháp vô học – pháp phi học phi vô học; pháp do kiến đế đoạn – pháp do tư duy đoạn – pháp không đoạn; pháp thượng – trung -- hạ; pháp tiểu -- đại – vô lượng, v.v…, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.
- Vì muốn phá bỏ các pháp phương tiện đã nói ở các kinh khác như: Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Thiền, Bốn Đế, Năm Uẩn, v.v…, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]