Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Giới Đàn Thiện Hòa ( Hoa kỳ)

08/04/201311:42(Xem: 16895)
Đại Giới Đàn Thiện Hòa ( Hoa kỳ)

hoasen_1

ĐẠI GIỚI ĐÀN

THIỆN HÒA

“Người trí chăm giữ giới
Sẽ được ba điều vui:
“Tiếng khen” và “Lợi dưỡng”
“Chết được sanh cõi tịnh”

Tỳ kheo Giới
HT Thích Thiện Hòa dịch

MỤC LỤC

Lời nói đầu
CHƯƠNG NHẤT: CHUẨN BỊ ĐẠI GIỚI ĐÀN

I. Ý nghĩa Đại Giới Đàn Thiện Hòa
II. Những đặc tính của Đại Giới Đàn Thiện Hòa
III. Truyền giới và thọ giới
IV. Hòa Thượng Thích Thiện Hòa
V. Chức năng của Đại Giới Đàn
VI. Mục đích của Đại Giới Đàn
VII. Chư Đại Tăng tham dự Đại Giới Đàn
VIII. Vấn Đề Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại
IX. Các hệ phái Phật Giáo đối với Đại Giới Đàn
X. Mô thức của Đại Giới Đàn Thiện Hòa
XI. Những khó khăn - những thuận duyên
XII. Ảnh hưởng quốc nội, quốc ngoại
XIII. Những phái đoàn Phật Giáo tham dự
XIV. Dư luận báo chí đối với Đại Giới Đàn
XV. Chú thích

CHƯƠNG NHÌ: ĐẠI LỄ GIỚI ĐÀN THIỆN HÒA

I. Chương trình Đại Giới Đàn
II. Diễn văn Khai mạc của Thượng Tọa Trưởng Ban Tổ Chức
III. Phương danh tam sư thất chứng và tuyên luật sư
IV. Danh sách giới tử
a) Tỳ Kheo giới
b) Thức Xoa Ma Na – Sa di giới
c) Bồ Tát giới
V. Tiểu sử Tam sư thất chứng và chủ tọa
1) Tiểu sử Hòa Thượng Thích Huyền Vi
2) Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiền Định
3) Tiểu sử Thượng Tọa Thích Đức Niệm
4) Tiểu sử Thượng Tọa Thích Mãn Giác
5) Tiểu sử Thượng Tọa Thích Thiện Thanh
6) Tiểu sử Thượng Tọa Thích Thắng Hoan
7) Tiểu sử Thượng Tọa Thích Minh Tâm
8) Tiểu sử Thượng Tọa Thích Trí Chơn
9) Tiểu sử Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt
10) Tiểu sử Thượng Tọa Thích Thiện Trì
11) Tiểu sử Thượng Tọa Thích Bảo Lạc
VI. Nhận định về Đại Giới Đàn


CHƯƠNG BA: GIẢNG SƯ ĐOÀN


I. Những nhu cầu chính:
a) Vấn đề giới luật
b) Tổ chức tu viện
c) Giáo dục thanh thiếu nhi
d) Tình trạng phân hóa của PGVN hải ngoại
II. Vấn đề hoằng pháp:
a)Phiên dịch vụ
b) Trước tác vụ
c)Truyền bá vụ
d) kiểm duyệt vụ
III. Hội nghị về giảng sư đoàn
IV. Đường hướng của Giảng Sư đoàn
V. Nhận định về Giảng sư đoàn
VI. Tấn phong 5 vị lên Thượng Tọa

CHƯƠNG TƯ: NHỮNG ĐẠI GIỚI ĐÀN TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

I. Những đặc tính chung
II. Những giai đoạn lịch sử Đại Giới Đàn
III. Đại giới đàn đời Lý
a) Đại giới đàn
b) Chế độ Tăng Thống
c) Những vị Quốc Sư
d) San định kinh điển
IV. Đại giới đàn đời nhà Trần
a) Tổ chức Tăng chúng
b) Truyền giới và thọ giới
c) Giòng Yên Tử
d) Giòng Lâm Tế
V. Thời đại Phật Giáo suy đồi
a) Nhà Hồ
b) Minh thuộc
c) Nhà Hậu Lê
VI. Phật giáo trùng hưng
a) Phái Tào Động
b) Phái Lâm Tế
c) Phái Nguyên Thiều
d) Phái Liễu Quán
VII. Phật giáo đời nhà Nguyễn
VIII. Phật giáo cận đại và hiện đại
a) Công cuộc truyền giới, truyền đạo Miền Nam
b) Công cuộc truyền giới, truyền đạo Miền Trung
c) Công cuộc truyền giới, truyền đạo Miền Bắc
IX. Những ý nghĩa chính yếu
· Kết luận
· Phụ lục
· Tài liệu tham khảo

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những ngày 2, 3, 4 tháng 9 năm 1983, Đại Giới Đàn Thiện Hòa được tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế, thuộc tiểu bang California tại Hoa Kỳ. Đây là Đại Giới Đàn đầu tiên tổ chức trên quy mô lớn kể từ năm 1975, khi người Việt tỵ nạn rời bỏ quê hương, tản mác khắp nơi trên thế giới.

Đại lễ này mang nhiều ý nghĩa trọng đại:

1-Về phương diện lịch sử: Đại giới đàn này, trên một phạm vi rộng lớn của công cuộc truyền trao giới pháp, đã khởi đầu cho một chương trình phục hưng Phật giáo, vì trong việc hoằng pháp nơi quê người, trước những ảnh hưởng khốc liệt của nền văn minh cơ khí và vật chất, việc bảo vệ cơ sở tinh thần, tôn giáo, nhân sinh quan và nhận thức quan cho con người, dù tôn giáo nào, vẫn là một yếu tố hàng đầu. Chính dư luận báo chí hải ngoại cũng đã nhận định: “Trong tương lai, với tinh thần tổ chức và ảnh hưởng sâu rộng của Đại Giới Đàn Thiện Hòa, hy vọng sẽ có nhiều Đại Giới Đàn tổ chức tại nhiều tiểu bang, nhiều quốc gia hay nhiều châu khác, để hàng giới tử xuất gia hay tại gia có cơ duyên theo đúng chánh pháp” (Tuần báo Quê Hương – 5-9-1983)

2-Về phương diện tổ chức: Một đặc tính của Đại Giới Đàn Thiện Hòa là đã vân tập nhiều cao tăng, thiền đức thuộc nhiều hệ phái Phật giáo khác nhau, một việc làm mà trong tám năm qua, thật khó quy tụ nổi. Chư vị tôn túc Hòa Thượng, Thượng Tọa trong dịp nầy đã gặp gỡ nhau, chia sẻ những kinh nghiệm hoằng pháp lợi sanh, thông cảm những khó khăn, vượt qua những trở ngại: để rồi từ đó, tìm một mô thức khả dỉ dung hợp để thống nhất Phật giáo hải ngoại. Trong một lá thư của Hòa Thượng Thích Tâm Châu gửi đến Ban Tổ Chức Đại Lễ Giới Đàn đề ngày 19 tháng 7 năm 1983 có đoạn viết: “Tôi hy vọng: Đây là cơ bản lấy lại niềm tin và làm đà tiến cho Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại sau này”.

3-Về Giảng Sư đoàn: Theo Bản Chương trình Đại Lễ Giới Đàn, có phiên họp đặc biệt của chư Đại Tăng tham dự Đại Giới Đàn thảo luận về việc thành lập Giảng sư đoàn: Từ Giảng sư đoàn đi đến Viện Hoằng Pháp; rồi cũng từ đó, tiến đến thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại. Hai phiên họp của chư Tăng về Giảng sư đoàn đã thu hoạch kết quả mỹ mãn: Giảng sư đoàn thành lập, trong đó còn có Ban Cố Vấn và Ban Đại Diện các Châu; Ủy Viên Điều Hợp được công cử; ngoài ra, chư Đại Tăng đã hoàn tất được những vấn đế: Danh xưng, thành phần, ban cố vấn, ban đại diện, trụ sở, thông tin, tài chánh, điều hợp… Đây là những bước đầu tuy nhiên đã đặt được nền tảng khả dỉ tiến hành vững chắc sau này, nếu có những nguyên động lực thật vững chắc.

* Ảnh hưởng Đại Giới Đàn: Căn cứ theo những bản tin, những nhận định của Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn, trong bước đầu của cuộc vận động tổ chức đã vấp phải nhiều trở ngạI, nhiều cuộc phá phách từ nhiều phía điều mà trong Bài Diễn Khai Mạc, Thượng tọa Trưởng Ban gọi đó là “Nội chướng, ngoại ma”. Tuy khó khăn có nhiều thật, nhưng những thuận duyên vẫn là căn bản. Vì trong những bước vận động tổ chức, hầu hết những cao tăng, thiền đức đã nhận chân được giá trị tinh thần cao cả của Đại Giới Đàn, đã vượt những khó khăn để trở về tham dự. Những chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức vân tập về Phật Học Viện, những cao Tăng như Hòa Thượng Thích Chân Thường, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, tuy không về được, nhưng đã gửi những lời tán thán công trình tổ chức Đại Giới Đàn; Thượng Tọa Thích Mãn Giác nhận lời mời đến niệm hương buổi lể khai mạc Đại Giới Đàn. Đã vậy, dư luận trong nước và ngoài nước, dư luận các tổ chức Phật Giáo ngoại quốc như Trung Hoa, Lào, Thái Lan, Hoa Kỳ đều tham dư, tán thán công đức; dư luận báo chí Việt ngữ ở các nước đã không ngớt lờI ca ngợi. Đây là những thuận duyên cổ xúy cho Đại Giới Đàn hoàn thành ý nghĩa cao đẹp, chân chính của nó.

Vì những tính chất lịch sử và ảnh hưởng lâu dài của Đại Giới Đàn “Thiện Hòa”, Ban Biên Tập Phật Học Viện Quốc Tế chúng tôi đề nghị Thượng Tọa Giám Đốc kiêm Trưởng Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn tập trung tài liệu và san định thành kỷ yếu để ấn hành, phổ biến sâu rộng, và đã được chấp thuận. Tập tài liệu này vẫn chưa đầy đủ, nguyên nhân là vì ảnh hưởng sâu rộng của Đại Giới Đàn được nhiều Phật tử và Báo chí tán thán, xiển dương, nhưng việc sưu tầm vẫn chưa đầy đủ, trong thời gian ngắn.

Ý niệm duy nhất của chúng tôi khi biên soạn là ghi lại những diễn tiến của Đại Giới Đàn, dùng làm kinh nghiệm cho những tổ chức hoạt động Phật giáo và những Đại Giới Đàn sau này.

Chúng tôi cũng không quên ơn chư Phật tử đã hết lòng ủng hộ trong việc ấn hành và phổ biến tập tài liệu này.

Los Angeles, Lễ Thành Đạo 2527-1983

Kiêm Đạt

PHẦN THỨ NHẤT


I. Ý nghĩa Đại Giới Đàn Thiện Hòa
II. Những đặc tính của Đại Giới Đàn Thiện Hòa
III. Truyền giới và thọ giới
IV. Hòa Thượng Thích Thiện Hòa
V. Chức năng của Đại Giới Đàn
VI. Mục đích của Đại Giới Đàn
VII. Chư Đại Tăng tham dự Đại Giới Đàn
VIII. Vấn Đề Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại
IX. Các hệ phái Phật Giáo đối với Đại Giới Đàn
X. Mô thức của Đại Giới Đàn Thiện Hòa
XI. Những khó khăn - những thuận duyên
XII. Ảnh hưởng quốc nội, quốc ngoại
XIII. Những phái đoàn Phật Giáo tham dự
XIV. Dư luận báo chí đối với Đại Giới Đàn
XV. Chú thích

PHẦN THỨ NHẤT

Ý NGHĨA ĐẠI GIỚI ĐÀN THIỆN HÒA

Ý nghĩa thứ nhất: Truyền trao giới pháp cho những ngưòi xuất gia (thọ Tỳ Kheo giới, Tỳ Kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thức Xoa Ma Na) và những ngườI tạI gia ( Thọ Bồ Tát GiớI) Giới Đàn này đúng theo truyền thống và nghi lễ Phật GiáoViệt Nam, mục đích là để những vị cao tăng thiền đức trao truyền giới pháp, cho giớI tử theo đó để tu hành.

Ý nghĩa thứ nhì: Trong không khí đạo đức, trong hoàn cảnh thanh tịnh của Đại Giới Đàn, những Hòa Thượng, Thượng Tọa, ĐạI Đức vân tập về đây, gặp gỡ nhau, trao đổi những kinh nghiệm về việc hoằng pháp lợi sanh, thông cảm nhau trên lý tưởng, trên phương thức thực hành. Mục đích là tiến hành việc thành lập một Giảng sư đoàn, chuẩn bị đi đến một Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại trong tương lai

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA ĐẠI GIỚI ĐÀN THIỆN HÒA:

1. Tính cách lịch sử: Kể từ năm 1975 cho đến nay, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã phát triển mạnh mẻ. Tại những quốc gia ở Mỹ châu, Âu châu, Úc châu, Gia Nã Đại, bất luận những nơi nào có người Việt đến định cư và sinh sống, đều có chùa chiền, có Giáo Hội Phật Giáo. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một Đại Giới Đàn được tổ chức trên quy mô rộng lớn, nếu so với hoàn cảnh hiện tại. Các giới tử khắp mọi nơi trở về; chư tôn túc, cao tăng, thiền đức tiêu biểu đều nhận lời mời chứng minh và tham dự. Dù rằng số giới tử không đông đúc như ở Việt Nam trước đây, tuy nhiên, đây cũng là con số thật đáng kể. Nghi lễ theo đúng truyền thống Phật Giáo trong nước từ ngàn xưa.

Tin thần đoàn kết: Cho đến nay, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã phận chia nhiều Giáo Hội, tông phái khác nhau. Nhưng Đại Giới Đàn lần này đã vân tập nhiều vị lãnh đạo quan trọng trong các tôn phái đó: Hòa Thượng Tâm Châu lãnh đạo Tăng Già Thế Giới hết sức hoan hỷ tán thán; Hòa Thượng Huyền Vi, Viện Chủ Viện Linh Sơn; Hòa Thượng Thiền Định, Tọa chủ chùa Pháp Hoa, Chư Thượng Tọa thuộc Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Hội Phật Học Việt Nam tại Hoa Kỳ… Đây cũng là khởi điểm cho việc đi dần đến thống nhất Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại trong thời gian tới.

Giảng sư đoàn: Trước đây, Đại Hội Hoằng Pháp cũng đã họp tại thành phố Seattle. Lần này, theo nhu cầu chung, chư Tăng tiến đến thành lập Giảng sư đoàn: Thành phần, ban cố vấn, ban điều hành, đại diện từng nước, ban điều hợp, trụ sở danh xưng, quy chế, thông tin, tài chánh…. đều được đề cập.

TRUYỀN GIỚI VÀ THỌ GIỚI:

Theo tinh thần của Thông Bạch đề ngày 9 tháng 8 năm 1983 của ban Tổ Chức Đại Giới Đàn Thiện Hòa, Đại lễ này mang hai tính chất đặc biệt về phương diện truyền giới và thọ giới.

Về Truyền Giới: Lễ Đại Giới Đàn Thiện Hòa do Phật Học Viện Quốc Tế tổ chức được sự từ bi hoan hỷ của các bậc cao tăng, thiền đức, từ khắp các nước: Úc, Pháp, Đức, Canada, Mỹ về tham dự.

Về Thọ Giới: Lễ Đại Giới Đàn là pháp duyên thù thắng, để cho hàng Phật tử tại gia cũng như xuất gia, muốn cầu thọ giới pháp tu hành. Trong Lễ Đại Giới Đàn này, những bậc cao tăng, thiền đức, tam sư thất chứng sẽ truyền trao cho giới tử những Giới Pháp: Tỳ Kheo, Tý Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na và Bồ Tát Giới.

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HÒA:

Đại Giới Đàn tại Phật Học Viện Quốc Tế tháng 9 năm 1983, mang tên Hòa Thượng Thích Thiện Hòa, một cao tăng Việt Nam nổi tiếng về giới luật tinh nghiêm, củng cố giới đức. Ngài từng tốt nghiệp tại Phật Học Đường Bảo Quốc, sau ra Hà Nội học giới luật suốt 5 năm trời. Khi trở về nam, Ngài đã vận động thống nhất ba Phật Học Đường:

- Phật học đường Liên Hải của Ngài Trí Tịnh
- Phật học đường Sùng Đức của Ngài Huyền Dung
- Phật học đường Ấn Quang của Ngài Trí Hữu

để trở thành Phật Học Đường Nam Việt đặt tại chùa Ấn Quang; sau đó Hòa Thượng Thiện Hòa được cung thỉnh làm Giám Đốc Phật Học Đường này. Về hành chánh, Ngài là Tổng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Nam Việt.

Nguyệt san Phật Giáo “Liên Hoa” đã viết về Ngài như sau: Hòa Thượng Thiện Hòa là biểu tượng cao đẹp nhất cho việc bảo trì giới luật. Qua bao nhiêu cuộc thăng trầm của Phật Giáo Việt Nam trong thời gian vừa qua, Hoà Thượng vẫn bảo vệ tinh thần trì giới nghiêm túc tại Phật Học Đường Ấn Quang, nơi đã xuất phát nhiều vị Thượng Tọa, Hòa Thượng thực học, thực tu như: Hòa Thượng Tắc Phước, Hòa Thượng Huyền Vi, Hòa Thượng Thiền Định, Thượng Tọa Đức Niệm.

Như vậy, Đại Giới Đàn mang tên Ngài bao hàm ý nghĩa rất sâu sắc về việc duy trì giới luật. Ảnh hưởng đó chắc còn in sâu mãi trong tinh thần và tâm hồn những giới tử đã thọ giới trong dịp này.

CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI GIỚI ĐÀN:

Truyền trao giới pháp: Trong kinh Phạm Võng Bồ Tát giới, Tỳ Ni, Sa Di và Tỳ Kheo Giới Kinh, Giới luật là vấn đề hàng đầu của người tu hành dù là tại gia hay xuất gia. Giới luật là sự trường tồn của Đạo Pháp. Giới luật còn thì đạo pháp còn. Giới luật là nguồn sống an lành, thanh tịnh của người con Phật, là động lực chính, đẩy bánh xe chánh pháp thức tỉnh quần sanh, là con thuyền Bát Nhã đưa người qua bể khổ.

Vì vậy Đại Giới Đàn được tổ chức, suốt trong lịch sử truyền bá Phật Giáo trên thế giới là vấn đề cần thiết nhất. Tổ chức Đại Giới Đàn để cho Thập phương Phật tử, dù tại gia hay xuất gia, có cơ duyên đúng như chánh pháp thọ giới, làm nơi nương tựa cho giới thể được châu viên, niềm tin của người con Phật càng thêm vững chắc, nền tảng cho định hướng thăng tiến, trên con đường giác ngộ, giải thoát cho mọi người.

2. Lợi ích của việc bảo trì giới luật: Kinh Phạm Võng có nêu năm (5) điều lợi ích của người giữ giới khi chưa thành Phật như sau:

a) Được tất cả chư Phật mười phương thương tưởng hộ niệm luôn.

b) Vì giữ giới, nên không tội không lỗi, lúc lâm chung tâm không loạn động; chánh niệm hiện tiền sẽ được báo thân tốt hơn, nên lòng thơ thới an vui.

c) Thọ trì giới là đi trên con đường của Phật, là bạn đồng học của Bồ Tát, nên thọ sanh nơi nào cũng được gần chư Bồ Tát cả.

d) Giới là nền tảng của tất cả công đức; thọ trì giới pháp thì có thể thành tựu nhiều công đức lớn. Dần dần sẽ được viên mãn giới Ba la mật.

e) Cũng nhờ trì giới, cho nên phát sinh ra Định, Huệ; đặt tánh thể của giới; ý tánh khởi tu, nên phước được viên mãn; toàn tự tại tánh, nên Huệ được viên mãn. Phước và Huệ được viên mãn, là bực chánh đẳng chánh giác.

3. Những đặc tánh của Đại Giới Đàn:

1. Đại giới đàn là một pháp duyên thù thắng hiếm có khó gặp, không những tại hải ngoại, như hoàn cảnh sinh sống hiện nay tại xứ người, mà ngay tại nơi quê nhà trước kia cũng vậy.

2. Đại giới đàn lần này mang đủ truyền thống tinh thần đạo pháp cổ truyền và mô phạm; lần đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam hải ngoại.

3. Đối với hàng giới tử hiếm có nhưthe hiện nay, thì tổ chức đại giới đàn “Thiện Hòa” là nơi quy ngưỡng, xứng đáng làm kỹ cương cho hậu bối thành tâm cầu đạo.

4. Đứng về phương diện dân tộc, tinh thần truyền thống đạo đức, thì tổ chức Đại giới đàn, tức là bảo vệ sự trường tồn và phát triển của cơ sở đạo đức, văn hóa, truyền thống dân tộc. Song trong một xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn minh vật chất, có khi, những cám dỗ phù hoa lôi cuốn; bảo vệ được bản tánh thuần khiết, trong sáng của con người là vấn đề cần thiết trong cuộc khủng hoảng nhân sinh, nhận thức hiện nay.

1. Mục đích Đại Giới Đàn

2. Các bậc cao tăng, thiền đức tham dự Đại Giới Đàn Thiện Hòa

3. Vấn đề Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại và thành lập Giảng Sư Đoàn

4. Tám Hệ Phái Phật Giáo Việt Nam hải ngoại đối với Đại Giới Đàn Thiện Hòa

5. Đại Giới Đàn theo mô thức nào?

6. Những khó khăn, những thuận duyên trong việc tổ chức Đại Giới Đàn Thiện Hòa

7. Ảnh hưởng quốc nội và quốc ngoại đối với Đại Giới Đàn Thiện Hòa

8. Dư luận báo chí đối với Đại Giới Đàn

DẪN NHẬP

Vào ngày 29 tháng 8 năm 1983, với tư cách là Trưởng Ban Biên tập Tập San Phật Học Viện Quốc Tế trong Đại Giới Đàn Thiện Hòa, chúng tôi đã tiếp xúc với Thượng Tọa Thích Đức Niệm, Giám Đốc Phật Học Viện kiêm Trưởng Ban Tổ Chức Đại giới Đàn Thiện Hòa, tổ chức tại P.H.V.Q.T., số 9250 Columbus, Sepulveda, CA. 91343, Hoa Kỳ. Trong dịp này, chúng tôi đề cập đến những vấn đề then chốt của Đại Giới Đàn: Mục đích, thành phần Tam Sư Thất chứng, Giảng Sư Đoàn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại, dư luận trong và ngoài nước, những thuận duyên những trở ngại.. Bản văn đã được ấn hành trong bản tin Đại Giới Đàn số 1. Vì tính chất cơ bản và thiết yếu, chúng tôi tu chỉnh để in lại.

VẤN ĐỀ THỨ NHẤT:

MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠI GIỚI ĐÀN:

Ban Biên Tập: Xin Thượng Tọa Trưởng Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn Thiện Hòa cho biết: Mục đích chính yếu về tổ chức Đại Lễ Giới Đàn Thiện Hòa đầu tháng 9 năm 1983 tại PHV thuộc tiểu bang California là gì?

Thượng Tọa Trưởng Ban: Đại Giới Đàn Thiện Hòa tổ chức nhằm vào hai mục đích chính yếu như sau:

Một là: Truyền trao giới pháp cho những người xuất gia và những người tại gia.

Những người xuất gia thì phân ra: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na. Những người tại gia thì thọ Tam Quy Ngũ Giới, Bồ Tát Giới, Giới Đàn này theo đúng truyền thống Phật Giáo Việt Nam, mục đích là để những vị tu hành thọ giới. Các vị cao tăng truyền trao giới pháp cho họ, để họ đắc giới tu hành.

Hai là: Trong không khí đạo đức tâm linh, trong hoàn cảnh chư Tăng thanh tịnh này, chúng tôi muốn các Ngài, từ bốn phương, vân tập về đây, gặp nhau, trao đổi cho nhau những kinh nghiệm tu hành, hoằng pháp lợi sanh. Đồng thời, có những cuộc gặp gỡ thân mật, đễ cỡi mở tâm tình, đi đến việc thông cảm nhau, trên lý tưởng, trong phương thức thực hành để hoằng phàp, để đạt thành nhân tố, nền tảng trong tương lai hợp thành một GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI.

VẤN ĐỀ THỨ HAI:

NHỮNG VỊ CAO TĂNG, THIỀN ĐỨC THAM DỰ ĐẠI GIỚI ĐÀN THIỆN HÒA:

Ban Biên Tập: Trên kia, Thượng Tọa có nói đến những cao tăng, thiền đức từ bốn phương về đây. Xin cho biết danh tánh của chư vị đó?

Thượng Tọa Trưởng Ban: Những vị về đây, có thể là những vị quan trọng, chủ yếu trong Đại Giới Đàn Thiện Hòa, và cũng có thể là những vị có ảnh hưởng trong Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại.

Đó là:

· Hòa Thượng Huyền Vi: Viện chủ Hội Phật Giáo Linh Sơn và cũng là Viện Trưởng Viện Cao Đẳng Phật Học Linh Sơn tạI Pháp Quốc. Hòa Thượng sẽ là Hòa Thượng đàn đầu trong Đại Giới Đàn.

· Hòa Thượng Thích Thiền Định: Viện chủ chùa Pháp Hoa tại Marseille (Pháp Quốc) Hòa Thượng sẽ là Yết Ma A Xà Lê Sư trong Đại Giới Đàn Thiện Hòa.

· Hòa Thượng Thích Tắc Phước: Hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Úc Châu (vào phút cuối, vì trở ngại giấy tờ xuất cảnh, Hòa Thượng không đến dự lễ được).

· Thượng Tọa Thích Thiện Nghi: Trụ trì chùa Tam Bảo Canada (trở ngại giấy tờ).

· Đại Đức Thích Minh Tâm: Trù trì chùa Khánh Anh Pháp Quốc. Hiện nay là một nhân vật có ảnh hưởng trong Phật Giáo không riêng gì ở Pháp mà cả toàn Âu Châu nữa.

· Đại Đức Thích Bảo Lạc: Tọa chủ chùa Pháp Bảo (Úc Đại Lợi) Lãnh Đạo Tinh Thần Phật Giáo tại miền Nam Úc Đại Lợi.

· Đại Đức Thích Như Điển: Lãnh đạo Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Đức Quốc.

Chư Thượng Tọa Thích Thiện Thanh, Thích Thắng Hoan, Thích Thiện Trì, Thích Nguyên Đạt, Đại Đức Thích Pháp Châu, Đại Đức Thích Minh Hạnh, Đại Đức Thích Minh Mẫn, Đại Đức Thích Nguyên An, Đại Đức Thích Thiện Quang v..v.. cùng nhiều chư vị khác cũng được mời và đã hoan hỹ nhận lời tham dự.

· Thượng Tọa Thích Mãn Giác: Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, trong văn thư đề ngày 25 tháng 7 năm 1983 đã viết “rất hoan hỷ nhận lời đến Chứng Minh Đại Giới Đàn nói trên” Cuối thư Thượng Tọa đã viết: Cầu Phật gia hộ cho Phật sự của quý viện tổ chức được kết quả tốt đẹp”.

Ban Biên Tập: Theo danh sách mà Thượng Tọa Trưởng Ban vừa dẫn, chúng tôi không thấy nhắc đến Hòa Thượng Thích Tâm Châu, thuộc Giáo Hội Tăng Già Thế Giới?

Thượng Tọa Trưởng Ban: Hòa Thượng Thích Tâm Châu từ Canada có viết về cho Ban Tổ Chức Đại Lễ Giới Đàn, đề ngày 19 tháng 7 năm 1983 một bức thư, trong thư Ngài viết: “Tôi vô cùng hoan hỷ và tán dương công đức của Thượng Tọa đã nghĩ đến tương Phật Pháp, thiết lập Đại Giới Đàn này, Tôi hy vọng đây là cơ bản lấy lại niềm tin và làm đà tiến cho Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại sau này”

Hòa Thượng cũng cho biết: Sau kỳ tâm niệm an cư ba tháng tại Canada, vì có Phật sự khẩn thiết tại Nice, nên đã không thể tới chứng minh Giới Đàn được.

Cuối bức thư kể trên Hòa Thượng còn nhấn mạnh: “ Nhưng từ phương xa xôi, tôi nhất tâm tùy hỷ và cầu nguyện cho Giới Đàn được kết quả tốt đẹp, chư giới tử được giới thể chu viên, làm rường cột cho Phật Pháp, làm quy kỉnh cho tương lai”.

Còn những vị khác như Thượng Tọa Thích Tịnh Hạnh, ở Đài Loan, vì gặp những khó khăn về giấy tờ xuất cảnh.

Hòa Thượng Thích Trung Quán tại Pháp: Ngài rất hoan hỷ về tham dự Đại Giới Đàn, nhưng vì hoàn cảnh chùa chiền, lại gặp nhiều khó khăn về giấy tờ đi lại.

Nói tóm lại, hầu hết các bậc cao tăng, thiền đức đều hướng trọn về Đại Giới Đàn. Có vị đi được, giấy tờ thuận lợi, có vị không đi được vì những khó khăn về thủ tục. Đó là thân phận và hoàn cảnh của người dân tỵ nạn chúng ta.

VẤN ĐỀ THỨ BA:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI:

Ban Biên Tập: Trong những tài liệu và trong văn thư, Thượng Tọa có để cập đến một Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại và một Giảng Sư Đoàn xin cho biết những ý niệm khái quát về hai tổ chức đó trong tương lai?

Thượng Tọa Trưởng Ban: Trong Bản Chương Trình Lễ Giới Đàn gửi đi vào ngày 18 tháng 6 năm 1893, phần đầu, chúng tôi ước nguyện: Các bậc cao tăng, thiền đức gặp nhau rồi, sẽ thành lập một GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI. Kế đó, thành lập một Giảng Sư Đoàn. Những cơ cấu này thuần túy về hoằng pháp mà thôi.

Thời gian vừa qua, trên hơn một tháng, chúng tôi sang Âu Châu hoằng pháp, đã tham khảo cùng chư vị cao tăng lãnh đạo nơi đây về hai vấn đề này.

Các Ngài đã cùng chung một quan điểm: Nên tiến đến việc thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại.

Nhưng trong Đại Giới Đàn này, thời gian eo hẹp, không hiểu có thực hiện nỗi không? Tuy nhiên, vẫn cố xây dựng cho được một nền tảng, để tiến đến mục đích đó.

Việc thứ hai: Chúng tôi cố gắng giành thì giờ trong thời gian gặp gỡ tại Đại Giới Đàn này, để tiến đến thành lập một GIẢNG SƯ ĐOÀN của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại Giảng Sư đoàn sẽ thành lập một VIỆN HOẰNG PHÁP, khi giáo hội Phật Giáo Việt Nam hải ngoại thành hình.

VẤN ĐỀ THỨ TƯ:

TÁM HỆ PHÁI PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐẠI GIỚI ĐÀN THIỆN HÒA

Ban Biên Tập: Hiện nay, tại hải ngoại có đến tám (8) hệ phái Phật Giáo Việt Nam khác nhau. Xin Thượng Tọa cho biết những ý kiến của các hệ phái đó đối với Đại Giới Đàn và cơ cấu tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hải ngoại trong tương lai như thế nào?

Thượng Tọa Trưởng Ban: Tôi tin tưởng rằng: Dù không kết hợp được toàn bộ tám hệ phái Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại hiện nay, tuy nhiên có thể kết hợp được từng phần một tức là từng cá nhân, chư vị trong tám hệ phái đó, mời tham dự trong Giảng Sư Đoàn sau này. Giảng sư đoàn này thuần túy về hoằng pháp. Như vậy, không có vấn đề đụng chạm đến quyền lợi hay địa vị, hay cấp bậc gì hết.

Ban Biên Tập: Ban tổ Chức Đại Lễ Giới Đàn có gặp trở ngại nào của một hệ phái Phật Giáo Việt Nam không đồng ý về nội dung trong Đại Giới Đàn này không?

Thượng Tọa Trưởng Ban: Tôi nghĩ rằng: Trong tổ chức Đại Giới Đàn, việc các hệ phái Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại chống đối thì không có. Nhưng với cá nhân thì có. Rất nhiều, rất nhiều trở ngại; rất nhiều phá phách. Phá phách bằng thơ rơi. Phá phách bằng tin đồn, bằng điện thoại đến chư vị tham dự Đại Giới Đàn. Phá phách bằng cách vu khống gây mâu thuẩn để hiểu lầm nhau.

Tuy nhiên, chư cao tăng, thiền đức, tất cả các Ngài đều nhiệt tâm, nhiệt huyết, thao thức cho tiền đồ Phật Giáo Việt Nam trong tương lai, cho thế hệ mai hậu. Các Ngài đã bỏ qua hết những tiếng thị phi đó. Tất cả đều về tham dự Đại Giới Đàn trong ba ngày, từ mồng 2 đến mồng 4 tháng 9 năm 1983.

VẤN ĐỀ THỨ NĂM: MÔ THỨC ĐẠI GIỚI ĐÀN:

Ban Biên Tập: Xin Thượng Tọa Trưởng Ban tổ chức cho biết: Thể thức tổ chức Đại Giới Đàn năm nay theo mô thức nào?

Thượng Tọa Trưởng Ban: Mô thức tổ chức Đại Giới Đàn Thiện Hòa do Phật Học Viện Quốc Tế tổ chức, là dựa theo những kỳ Đại Giới Đàn tại quê nhà trước đây. Chẵng hạn Đại Giới Đàn Ấn Quang (Sàigòn) Đại Giới Đàn Bảo Quốc (Huế) Đại Giới Đàn Phật Học Viện Nha Trang. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh tỵ nạn của Phật Giáo chúng hiện nay, còn gặp nhiều khó khăn, yếu kém về những phương tiện cần thiết, nhất là yếu kém về lòng người, về tài chánh. Vì vậy, không tổ chức, quy mô vĩ đại có đầy đủ những cao tăng, thiền đức như khi còn ở Việt Nam. Dù vậy, tất cả những hình thức, giới luật, chư vị tam sư thất chứng, giới tử…. hoàn toàn đầy đủ.

Như vậy, Đại Giới Đàn kỳ này vẫn theo đúng quy cũ thiền môn truyền thống. Nếu có khác là e không có được quy mô to lớn thế thôi. Nhưng tôi nguyện tiện tận nhân lực, hậu tri duyên nghiệp.

VẤN ĐỀ THỨ SÁU:NHỮNG TRỞ NGẠI VÀ NHỮNG THUẬN DUYÊN:

Ban Biên Tập: Phàm tổ chức gì cũng gặp nhiều trở ngại, vẫn có những thuận duyên. Xin Thượng Tọa Trưởng Ban cho biết hai tính chất đó?

Thượng Tọa Đức Niệm: Khó khăn, trở ngại thì nhiều; nhưng chung quy có hai điều:

Khó khăn thứ nhất: Tôi thấy có một điều rất là lạ lùng, một điều mà Đức Phật đã từng khuyên dạy: đó là những sự phá phách. Nhưng những phá phách lần này không phải do những người ngoại đạo; mà chính là những người mang lốt áo thầy tu, những thầy tu hoàn tục. Họ phá phách. Họ còn chụp mũ. Chẵng hạn: Họ bảo chúng tôi tổ chức Đại Giới Đàn kỳ này là làm kinh tài cho Cộng Sản. Hoặc họ nói tôi không tu hành chơn chánh, không biết tí ti gì về giới đàn, mà tổ chức lễ giới đàn. Hoặc vu khống tôi âm mưu này nọ. Tôi xin nhất tâm mô Phật. Cầu cho họ sớm giác ngộ.

Khó khăn thứ hai: Vấn đề tài chánh rất eo hẹp. Tôi đã cố gắng vay mượn các Phật tử để hoàn thành được Đại Giới Đàn này. Mục đích chính của tôi tổ chức Đại Giới Đàn là: Để cho các giới tử, các hàng hậu tấn có nơi quy ngưỡng, có nơi thọ giới đắc giới, để tu hành. Nhưng vẫn gặp phá hoại “Sư tử trùng thực sư tử nhục”.

Đó là hai trở ngại lớn lao nhất, kể từ khi Đại Giới Đàn chuẩn bị những điều kiện thiết yếu để hình thành.

Còn về thuận duyên: Chẵng những tôi gặp những vị Hòa Thượng, Thượng Tọa từng thao thức, cùng chung chí hướng nghĩ đến đàn hậu tấn, để “tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức” chư vị rất tán trợ, rất khuyến khích.

Một cái ân đức lớn nhất mà tôi không thể nào quên được. Đó là Hòa Thượng Thích Chân Thường, Viện chủ chùa Quán Âm, số 20 đường Rue Des Freres Petits tại Paris Pháp Quốc. Năm nay Ngài đã 70 tuổi rồi. Ngài lại mắc bệnh phổi. Nhưng khi nghe tin tôi đến thăm Ngài, Ngài rất cảm động. Ngài mừng ôm lấy tôi, khi Ngài nghe tôi dự định tổ chức Đại Giới Đàn Thiện Hòa, Ngài bệnh đi tham dự không được. Ngài đã bùi ngùi khích lệ tôi cố gắng nhận nại để thực hiện Đại Giới Đàn. Ngài từ mẫn giúp 1,000.00 US . Không phải tôi thấy số tiền lớn làm cái vui; nhưng nghĩa cử của Ngài đã là niềm khích lệ lớn cho tôi. Ngài nói “Tôi già rồi! Tôi không thể làm được. Thầy đã có tâm huyết đó, có tâm nguyện đó, tôi vô cùng tán thán công đức. Vì không đi được, tôi xin cúng dường công đức, Xin Thượng Tọa chứng cho.

Tôi đã đến thăm Hòa Thượng Thích Huyền Vi Viện chủ tu viện Linh Sơn. Sau mười mấy năm, nay gặp nhau. Hòa Thượng và tôi thảo luận suốt gần một đêm về Đại Giới Đàn và cùng suy nghĩ đến Phật Giáo Việt Nam hải ngoại trong tương lai… Chúng tôi hết sức thông cảm trong niềm tin phấn khởi.

Tôi cũng đã đến thăm Hòa Thượng Thích Thiền Định Viện Chủ chùa Pháp Hoa ở Marseille ngôi chùa khang trang trên ngọn đồi quảng đại. Chư vị hết sức phấn khởi. Các Ngài khuyên tôi: Nên cố gắng tiến hành, khắc phục những trở ngại khó khăn, những gian lao, phải hy sinh để hoàn tất tâm nguyện của mình.

Thượng Tọa Thích Minh Tâm Trụ Chủ Chùa Khánh Anh người rất nhiệt tình với đạo pháp dân tộc. Khi tôi đến thăm. Thượng Tọa tỏ ra rất thông cảm sự nghèo thiếu của Phật Học Viện, Thượng Tọa đã hứa giúp P.H.V.Q.T. hai ngàn, để trang trãi Đại Lễ Giới Đàn và mời tăng chúng.

Đại Đức Thích Như Điển tọa chủ chùa Viên Giác Tây Đức cũng cùng niềm thông cảm và giúp đỡ.

Nhân đó, sau chuyến đi Âu Châu về, tôi quyết định phải thực hiện Đại Giới Đàn này.

VẤN ĐỀ THỨ BẢY:

ÂM HƯỞNG VỀ TỔ CHỨC ĐẠI GIỚI ĐÀN:

Ban Biên Tập: Từ khi Thượng Tọa Trưởng Ban chính thức thông báo tổ chức Đại Giới Đàn cho đến nay, dư luận Phật Giáo đồ trong nước và ngoài nước như sao?

Thượng Tọa Trưởng Ban: Nhìn chung, tình hình rất phấn khởi: Hiện nay, sơ khởi đã có những phái đoàn từ Canada, từ Chicago, từ Kansas City về tại đây. Những phái đoàn khác từ San Francisco, từ Sacramento, từ San Jose, từ San Diego không những các giới sư từ các nước trên thế giới về tham dự Đại Giới Đàn mà có cả những giới tử từ Úc Đại Lợi, những giới tử từ Pháp, từ Canada, từ Hawaii cũng sang đây để cầu xin được thọ giới.

Ở QUỐC NỘI: Tôi đã nhận những lá thư từ Việt Nam: những đệ tử, tăng ni sinh cũ của tôi, những Phật tử, chẳng biết từ đâu mà họ biết, họ viết thư sang đây và tỏ ý vô cùng phấn khởi về Đại Giới Đàn này.

· Về các bậc trưởng thượng: Như Ngài Hòa Thượng Trụ Trì chùa Từ Đàm Thích Thiện Siêu là vị mà tôi không hay liên lạc, vậy mà Ngài cũng đã gửi thư sang, khen ngợi việc tổ chức Đại Giới Đàn Thiện Hòa. Trong thư Ngài viết: “Các thầy ra đi, song ở ngoại quốc, ở xứ phồn hoa đô hội, đầy dẫy vật chất cuốn lôi mà còn tổ chức Đại Giới Đàn, còn in kinh sách, đó là điều mà tôi không tưởng tượng nỗi, chỉ biết đem tâm thanh tịnh tán thưởng khen ngợi”

Ở QUỐC NGOẠI: Báo chí Đài Loan, Hồng Kông, Mã Lai v…v…đã đang những tin tức về Đại Giới Đàn của Phật Học Viện Quốc Tế. Họ rất tán thành công việc hy hữu này: vì rằng, cá nhân tôi, mới sang Hoa Kỳ chưa đầy 3 năm, đã tổ chức Phật Học Viện có nề nếp, in kinh sách, lại còn tổ chức Đại Giới Đàn. Họ đã từng gửi nhiều phái đoàn sang đây thăm viếng quan sát, khuyến khích, Báo chí Đài Bắc, Hương Cảng cũng đã đăng thông bạch của Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn bằng hoa ngữ. Các vị sư Trung Hoa tại Hoa Kỳ cũng rất phấn khởi: Họ sẽ tham dự lễ Khai Mạc Đại Giới Đàn sắp tớI (2, 3 và 4/9/1983).

Giáo Sư Tiến Sĩ Leo M. Pruden Viện Trưởng Viện Đại Học Đông Phương khi nghe tôi tổ chức Đại Lễ Giới Đàn với đầy đủ chư Tăng thành tín khắp các nước trên thế giới về tham dự, ông nói: “Đây là một việc kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng của tôi; một kỳ công phước đức của người Việt Nam; một vinh hạnh chân lý hạnh phúc đến với đất nước Hoa Kỳ. Tôi sẽ hân hoan đi tham dự ngày Đại Lễ Giới Đàn do quý vị tổ chức”.

NHỮNG PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO

VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT THAM DỰ ĐẠI GIỚI ĐÀN

1/ Vào lúc 20 giờ ngày 01 tháng 9 năm 1983:

Sư Bà Đàm Lựu, tọa chủ chùa Đức Viên ở San Jose đã hướng dẫn một phái đoàn gần 20 người về tham dự Đại Lễ Giới Đàn.

Sư Bà vô cùng hoan hỷ khi thấy chư Tôn Đức Hòa Thượng và Đại Tăng vân tập thật đông đủ; chư giới tử trẻ già đủ cả nơi Phật Học Viện. Sư Bà và quý Sư cô đã đảnh lễ ra mắt chư Đại Tăng. Sư Bà phát biểu: “Trước hoàn cảnh đầy vật chất này mà chư Đại Tăng đã thành lập được một Đại Giới Đàn vô cùng trọng thể. Bên cạnh, lại còn có số giới tử thực tu, thực trọng, tre tàn măng mọc, không biết nói gì hơn, chỉ biết thành tâm đảnh lễ và tham dự giới đàn.

2/ Phái đoàn chùa Diệu Quang: Lúc 21 giờ 10 cùng ngày, một phái đoàn do Sư cô Thích Nữ Diệu Từ Tọa chủ chùa Diệu Quang ở Sacramento cùng với Sư cô Thích Nữ Tịnh Lạc dẫn hơn 10 vị về tham dự Đại Giới Đàn, cũng đảnh lễ chư Tăng và hăng hái chung lo Phật sự Đại Giới Đàn.

3/ Phái đoàn Fresno: Lúc 1 giờ sáng ngày 3 tháng 9 năm 1983, đạo hữu Nguyễn Hữu Vũ Phó Hội Trưởng Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Fresno đã hướng dẫn hơn 30 vị về hộ đàn.

4/ Phái đoàn Phật Giáo Lào Quốc: Lúc 9 giờ ngày 3 tháng 9 năm 1983, Hòa Thượng Khampiro, Phó Tăng Thống Lào Quốc đã hướng dẫn một phái đoàn đến chúc mừng Đại Giới Đàn, thể theo lời mời của Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn. Hòa thượng rất phấn khởi, khi thấy chư Đại Tăng và giới tử cùng đồng bào vô cùng đông đúc chưa từng thấy. Khung cảnh rất trang nghiêm, khiến Hòa Thượng hoan hỷ tán thán.

5/ Phái đoàn chùa A Di Đà (Los Angeles): Lúc 9 giờ 30 cùng ngày, Sư cô Thích Nữ Chơn Niệm tọa chủ chùa A Di Đà (Los Angeles) đã hướng dẫn một phái đoàn đến thăm dự Đại Lệ Giới Đàn.

6/ Phái Đoàn Trúc Lâm Yên Tử: (Santa Ana) Lúc 9 giờ 30 phút, đạo hữu Nguyễn Hữu Bằng hướng dẫn một phái đoàn gồm 8 vị chùa Trúc Lâm Yên Tử (Santa Ana) đến tham dự Đại Lễ Giới Đàn.

7/ Phái đoàn Hội Người Việt Cao Niên: Lúc 9 giờ 40 cùng ngày, Hội Người Việt Cao Niên thành phố Los Angeles, gốc đủ tín đồ các giáo phái: Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành… đến chúc mừng Đại Lễ Giới Đàn.

8/ Phái đoàn Hội Nguyễn Phước Tộc: Lúc 10 giờ sáng cùng ngày, Cụ Nguyễn Phước Bửu Ban, hướng dẫn phái đoàn vào 8 vị trong Hội Nguyễn Phước Tộc thuộc tiểu bang California đến chào mừng Đại Lễ Giới Đàn. Trong phần phát biểu Cụ Bửu Bang nói: “Chúng tôi rất vui mừng được tham dự Lễ Đại Giới Đàn tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế; được thấy chư vị tôn túc Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni vân tập về chủ trì và tham dự Đại Lễ, truyền trao giới pháp cho giới tử xuất gia và tại gia. Đạo Thích Ca sẽ sáng chói từ đây ở xứ Mỹ này”.

9/ Phái đoàn chùa Dược Sư (Santa Ana): Phái đoàn do các Sư cô Như Thông, Như Hòa hướng dẫn, đã đến tham dự Đại Lễ Giới Đàn, đảnh lễ chư Đại Tăng, chúc mừng Giới Đàn thành tựu viên mãn.

10/ Phái đoàn Viện Đại Học Đông Phương: Giáo Sư Tiến Sĩ Leo M Pruden, Viện Trưởng Viện Đại Học Đông Phương hướng dẫn phái đoàn Đại Học gồm có Giáo Sư Ven. Loka-nanda, Claude T, Ware PH.D.,Ven Dr Thích Ân Tức. Trong lời phát biểu cảm tưởng, tiến sĩ Leo M. Pruden nói: “Đại diện Viện Đại Học Đông Phương, chúng tôi xin cung kính chào mừng chư tôn đức Tăng Ni từ các nước về đây tham dự đại lễ ngày hôm nay. Hình bóng của các Ngài đem lại sự an lành trong mọi cõi lòng chúng tôi. Nhân dịp này, tôi xin có vài cảm tưởng về Thượng Tọa Tiến Sĩ Đức Niệm. Thượng Tọa Đức Niệm đã nhận chân được giá trị đạo Phật và sứ mạng hoằng pháp. Ngài đã đem hết thì giờ và khả năng cho công cuộc đào tạo tăng ni tuổi trẻ, những vị này sẽ là rường cột cho đạo Phật ngày mai. Ngài đã in ra đến hơn trăm loại sách Phật Giáo giá trị phổ biến rộng sâu. Ngài đã đi khắp nơi đó đây hoằng pháp hành đạo. Hôm nay, Ngài lại đứng ra tổ chức lễ Đại Giới Đàn cung thỉnh quý cao tăng vân tập về đây lập đàn truyền trao giới pháp. Tôi nghĩ rằng trong một hoàn cảnh eo hẹp mà thực hiện được những việc làm phi thường như thế, tôi chưa từng tìm thấy một người thứ hai trên xứ Hoa Kỳ. Đại diện Viện Đại Học, chúng tôi cầu chúc Đại Giới Đàn thành công mỹ mãn, việc làm của Thượng Tọa Tiến Sĩ Đức Niệm viên mãn như ý nguyện.

Trong dịp này có những phái đoàn những vị tăng ni Trung Hoa, Đại Hàn, Tích Lan, Mã Lai, Nhật Bổn v…v… tham dự với nỗi lòng đầy hoan hỷ.

Phật tử và giới tử đủ cả mọi nơi về tham dự Đại Giới Đàn và cầu thọ giới. Ngoài Hoa Kỳ ra còn có Canada, Pháp, Úc, Hawaii, Đài Loan, Hồng Kông v…v…

Chứng kiến trước cảnh vô cùng trang nghiêm trọng thể, Học giả Nghiêm Xuân Hồng đã: “Không ngờ giới sư và giới tử nhiều đông đến thế. Thật là hy hữu”.

DƯ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NGỮ ĐỐI VỚI ĐẠI LỄ GIỚI ĐÀN THIỆN HÒA

1. TUẦN BÁO THỜI THẾ số ra ngày 3 tháng 9 năm 1983 Đại Giới Đàn Thiện Hòa do Phật Học Viện Quốc Tế tổ chức vào những ngày đầu tháng 9 năm 1983 tại Los Angeles, cho chúng ta thấy những điễm căn bản như sau:

a) Bảo vệ truyền thống tôn giáo Việt Nam: Suốt trong mấy nghìn năm truyền bá Phật Giáo tại Việt Nam, thật ra những đại giới đàn tổ chức rất nhiều, với những nghi lễ rất nghiêm túc. Tuy nhiên trong hoàn cảnh tỵ nạn, người Việt xa xứ, tổ chức được một Đại Lễ Giới Đàn quy mô như thế này, quả là hy hữu. Những vị “Tam Sư Thất chứng” đều là những cao tăng, đáng kính trọng; Giới tử có đủ Tỳ Kheo giới, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na giới… chứng tỏ rằng: Đại Lễ đã bảo vệ truyền thống tôn giáo vững chắc.

b) Bảo vệ chánh pháp: Những nghi lễ cổ truyền đều được hoàn chỉnh; nhờ vậy đã gây được ấn tượng sâu xa trong lòng tín đồ và giới tử; đã vậy, trong kỳ Đại Giới Đàn này, theo chương trình đã ấn định và được tham khảo sâu rộng, còn đi đến việc thành lập Giảng sư đoàn; từ Giảng sư đoàn đến Viện Hoằng Pháp, từ Viện Hoằng Pháp đến tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; tất cả theo một quy trình vững chắc. Điều đó nói lên ước mong của chư tôn túc Hòa Thượng, Đại Đức Tăng Ni trong đại lễ muốn nhân cơ hội này mở đầu đi đến hợp nhất. Người xưa thường bảo: “Hổ ly sơn, hổ bại, Tăng ly chúng tăng tàn.” Đại Giới Đàn, trên một phương diện thuần túy bảo vệ đạo pháp, đã phản ảnh lại nguyện vọng cao quý đó.

c) Ảnh hưởng đến quốc nội: Theo tài liệu trình bày trong những Bản Tin Tức Đại Giới Đàn do Phật Học Viện phát hành, thì âm hưởng của Đại Giới Đàn Thiện Hòa đã vang dội trong nước. Như vậy, Giới Đàn đã gieo vào niềm tin của Tăng, Tín Đồ trong nước sự chấn hưng Phật Giáo ở hải ngoại, trong khi Phật Giáo tại quê nhà rơi vào cơn Pháp nạn chưa từng thấy.

(Số 12 trang 3,4)

2- TUẤN BÁO NGƯỜI VIỆT TỰ DO: Đứng trên phương diện thuần túy văn hóa và tôn giáo mà nói, Đại Giới Đàn thiện Hòa, do Phật Học Viện Quốc Tế, thuộc tiểu bang California tổ chức đã kế thừa một cách tốt đẹp và sâu sắc những tinh hoa dân tộc tính Việt Nam. Người Phật tử cũng như người Việt hãnh diện với những nghi thức tổ chức thuần túy dân tộc, đạo pháp như vậy.

Còn đứng trên phương diện tự do tín ngưỡng, hiện nay, dù ở trong hoàn cảnh tỵ nạn ở xứ người, nhưng chúng ta đã thừa hưởng được mọi quyền tự do, trong đó có tự do truyền đạt và hành đạo. Nếu so sánh với hoàn cảnh của Giáo Hội trầm lặng tại quê nhà dưới chế độ chuyên chính vô sản, chúng ta còn may mắn, thuận tiện hơn nhiều. Vì vậy, tổ chức Đại Giới Đàn lần này, với những giá trị sâu sắc, nghiêm túc đạo vị của nó, cho chúng ta thấy: Cần phát triển giá trị đạo lý Đông Phương cho người Tây Phương noi theo. Đó là với tinh thần quý nhất mà hiện nay chúng ta sâu sắc hơn người Tây phương.

3- TẬP SAN “CHÁNH ĐẠO” (Canada) Người Phật tử Việt Nam trên xứ người tự hào được tham dự một Đại Giới Đàn quy mô, theo truyền thống, đủ “tam sư, thất chứng”, với hàng giới tử đông đúc, từ các châu vân tập về đây để tham gia và cầu nguyện cho Giới Đàn thành công.

Người công dân Việt Nam, cũng nhận thấy nơi đây tinh thần tự do tín ngưỡng đã được biểu lộ đúng cách. Người Việt đi tìm tự do hãnh diện vì mình đã gây được tiếng vang cho Phật Giáo và tín ngưỡng tại quê nhà trong lao tù Cộng Sản. Nếu so sánh với sức truyền bá của các giáo phái Phật giáo ngoại quốc tại đây như Phật Giáo Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện… thì Đại Giới Đàn này đã gây được một uy thế vững chắc cho Phật giáo Việt nam. Tuy rằng, những phương tiện vật chất cung ứng thiếu thốn, những trở ngại về địa dư, vận chuyển, về đời sống hằng ngày, nhưng vượt trên hết và ngoài hết, Đại Giới Đàn Thiện Hòa đã làm tròn sứ mạng vững chắc của nó. Sự thành công vượt mực của nó còn ảnh hưởng lâu dài về sau, thắm nhuần trong mọi Phật giáo đồ, làm cơ sở cho cuộc thăng tiến Phật Giáo về sau. Đó là một công đức vô lượng mà Thượng Tọa Thích Đức Niệm, Giám Đốc Phật Học Viện Quốc Tế, cũng là Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ này đã cống hiến cho Đạo Pháp của mình.

4- TUẦN BÁO DÂN VIỆT số 143 ra ngày 4 tháng 9 năm 83. Trong suốt támnăm nay, kể từ khi phong trào tỵ nạn của dân Việt bỏ nước ra đi, đến định cư khắp nơi trên thế giới, thì đây là lần đầu tiên, một tổ chức tôn giáo lớn như Phật giáo đã tổ chức Đại Giới Đàn trên một quy mô vững chắc và rộng lớn. Tổ chức Đại Giới Đàn này theo đúng truyền thống của Phật Giáo Việt Nam tại quê nhà, về tam sư thất chứng. Những bậc cao tăng đến tham dự truyền giới được mời, tổ chức Phật giáo khác nhau cùng kính nể, trọng vọng và quy ngưỡng. Những giới tử gồm đủ các thành phần, xuất gia cũng như tại gia. Nhất là thành phần trẻ. Điều này cũng đủ khiến cho Phật giáo đồ khắp nơi trong nước cũng như ngoài nước tin tưởng rằng: Tương lai Phật Giáo tuy bị kìm hãm khó khăn mà chết nơi quê nhà chăng nữa, nhưng tại hải ngoại, nhờ sự hướng dẫn, chủ trì của những vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, rất tràn đầy hy vọng. Người đứng ra tổ chức kỳ Đại Giới Đàn này là Thượng Tọa Thích Đức Niệm. Nhiều Phật Giáo đồ Việt Nam và Trung Hoa từng ngưỡng mộ vị cao tăng này.

Trong ba năm qua, từ khi tốt nghiệp Tiến sĩ Quốc Gia Trung Hoa sang Hoa Kỳ, thành lập Phật Học Viện Quốc Tế. Số lượng sách của P.H.V.Q.T. xuất bản cũng đủ chứng minh cho mọi người thấy tài năng và đức độ của Thượng Tọa. Nay đứng ra điều động, tổ chức Đại Giới Đàn, thì Phật sự lớn lao này cũng đủ cho mọi người kính nể. Đây là một bước mở đầu rất vững chắc, rất căn bản. vì đào tạo tăng tài chính là giường mối bảo vệ đạo pháp. Giới luật là kim chỉ nam cho người tu hành. Giới luật còn thì Đạo Pháp còn. Đó là một yếu lý của mọi tôn giáo. Với những ý niệm sâu sắc và cao quý đó, chúng ta có thể hy vọng nhiều trong đường hướng sinh hoạt tương lai của Phật Học Viện nổi tiếng này.

(Bài viết của Khổng Nghi)

5- BÁO NGÀY NAY số ra ngày 10 tháng 10 tháng 9 năm 1983: Khi viết về Đại Giới Đàn Thiện Hòa, dưới đầu đề “Đào Tạo Tăng Ni Tài Đức” báo viết như sau: Trong Bài Diễn Văn Khai Mạc Đại Lễ Giới Đàn “Thiện Hòa” tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế vào những ngày 2, 3 và 4 tháng 9 năm 1983 Thượng Tọa Trưởng Ban Tổ Chức có phát biểu: Chúng tôi đã mang tâm nguyện đào tạo tăng ni tài đức, vun xới văn hóa, đạo đức, nên chúng tôi âm thầm không ngừng cố gắng khắc phục những khó khăn để tiếp Tăng, độ chúng” (…) Điều này chúng ta thấy thể hiện trong mấy năm qua, và rõ rệt nhất là tổ chức Đại Giới Đàn “Thiện Hòa” năm nay. Đây là một “Pháp duyên thù thắng” vì tổ chức một Đại lễ như vậy đòi hỏi sự vân tập nhiều cao tăng, đại đức, đòi hỏi số giới tử cần thiết. Nhưng những điều kiện của Phật Giáo di tản, chúng ta như hiện nay, thật khó mà chu toàn. Nhưng kết quả thiết thực, đáng khích lệ của Đại Lễ Giới Đàn vừa qua cho chúng ta thấy: Nếu có uy lực tinh thần, có chí cương quyết, có đường hướng cao trọng, nhất định sẽ vượt khó khăn, đạt kết quả được. Thực chất của Đại Giới Đàn là đào tạo tăng, ni tài đức. Vì khi chư tăng ni thọ giới đã nhận lấy những bổn phận, những công năng bảo vệ chánh pháp, đã tự đào tạo, để trở thành Trưởng Tử Như Lai. Nhiệm vụ “tác Như Lai sự, hành Như Lai sự” là việc làm hàng đầu trong việc chấn chỉnh Phật Giáo, như trong tình trạng phân hóa và lưu lạc hiện nay. Đại Giới Đàn đã khởi đầu bằng thiện niệm đó, và trong tương lai, chúng ta hy vọng Phật Giáo Việt Nam Hải ngoại cũng kế tiếp sự nghiệp đó. Niềm hy vọng tối thượng của người Phật tử trong hoàn cảnh hiện nay là phục hưng Phật giáo tại xứ người, gây niềm tin cho Phật giáo trong nước đang bị đại nạn từ 1975 đến nay và sau này nữa.

Tình trạng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại hiện nay gặp nhiều khó khăn, vì nạn phân hóa, vì thiếu tu viện, thiếu giảng sư đoàn, thiếu những phương tiện cần thiết, nhất là nhân tâm bị chi phối bởi ảnh hưởng khốc liệt của nền văn minh vật chất thu hút. Đại Giới Đàn là một thiện duyên để bổ sung cho những khuyết điểm vừa kể trên, dù rằng chức năng của đại lễ chỉ là trao truyền giới luật. Đó là điểm thiết yếu, từ ảnh hưởng đại lễ mà phát huy ra.

(Bài viết của Giáo Sư Trần Đình Nam)

Ghi chú:

1/ TRÌ TỤNG GIỚI LUẬT ĐẦU TIÊN: Lịch sử Phật giáo thời khai sinh chép lại như sau:

Bốn tháng sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, Ngài Ma Ha Ca Diếp (Maha Kasyapa) thấy Phật, thống suất tăng chúng, đã triệu tập một hội nghị vào khoảng 500 đại đệ tử ở thành Vương Xá (Rajagrika) để giảng tụng lại những giáo lý mà Đức Phật đã dạy hồi còn tại thế. Trong hội nghị kết tập lần thứ nhất này Ngài Ma Ha Ca Diếp được suy tôn ngôi vị chủ tọa. Ngài Anan là vị đại đệ tử, thường kề cận đức Phật, nổi tiếng là bậc thâm thông Phật Pháp, được cử ra tụng lại những lời Phật dạy; Ngài Ưu Ba La (Upali) là vị đại đệ tử thông suốt và nghiêm trì giới luật nhất, được cử ra trì tụng giới luật.

2/ PHÂN CHIA GIỚI LUẬT: Khoảng 100 năm sau, khi Đức Phật nhập diệt, vì có sự bất đồng về giới luật, tăng chúng chia làm hai bộ phái, họp tại thành Vaisaly và thành Vajji.

a) Phái tăng sĩ họp tại thành Vaisaly: Do sự triệu tập của Ngài Trương lão Yasa, gồm có 12,000 tăng sĩ; nhưng trong số đó chỉ có 700 vị lão thành mới có quyền biểu quyết. Hội nghị này họp dưới quyền chủ tọa của Ngài Revala, đã đồng thanh biểu quyết: Không nên sửa đổi những điều luật do Đức Phật đã truyền dạy, mặc dù Đức Thế Tôn có di huấn “Nếu chư Tăng đồng ý cùng nhau là thấy điều luật nào của Như Lai chế định là ít quan trọng, không thể trú trì được nữa, thì có thể sửa đổi.”

b) Phái Tăng sĩ họp tại thành Vajji: Họp dưới quyền chủ tọa của Đại Đức Vajjiputra lại chấp nhận sửa đổi. Trong kỳ kết tập lần này chỉ chú trọng đến vấn đề giải quyết giới luật mà thôi. Tuy thế tăng đồ cũng chia làm hai phái rõ rệt:

· Phái theo Ngài Yasa: Giữ đúng giới luật của Phật, gọi là phái Nguyên Thủy (Theravadins) hay Thượng Tọa Bộ.

· Phái theo Ngài Vajjiputra: Sửa đổi 10 điều luật của Phật, gọi là Phái Tiến Thủ hay là Đại Chúng Bộ (Mahasanghikas)

CHƯƠNG THỨ NHÌ

LỄ ĐẠI GIỚI ĐÀN THIỆN HÒA

_____________________________________________________________________

I- Chương trình Đại Giới Đàn

II- Diễn Văn Khai Mạc

III- Đạo danh Tam Sư; thất chứng; Tuyên luật sư

IV- Danh sách Giới tử:

a) Thọ Tỳ Kheo giới

b) Thọ Thức Xoa Ma Na giới

c) Thọ Sa Di giới

d) Thọ Bồ Tát giớI

V- Tiểu sử Tam Sư thất chứng.

1. Tiểu sử Hòa Thượng Thích Huyền Vi

2. Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiền Định

3. Tiểu sử Thượng Tọa Thích Đức Niệm

4. Tiểu sử Thượng Tọa Thích Mãn Giác

5. Tiểu sử Thượng Tọa Thích Thiện Thanh

6. Tiểu sử Thượng Tọa Thích Thắng Hoan

7. Tiểu sử Thượng Tọa Thích Minh Tâm

8. Tiểu sử Thượng Tọa Thích Trí Chơn

9. Tiểu sử Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt

10. Tiểu sử Thượng Tọa Thích Thiện Trì

11. Tiểu sử Thượng Tọa Thích Bảo Lạc

VI- Nhận định về Đại Giới Đàn

CHƯƠNG TRÌNH

ĐẠI GIỚI ĐÀN “THIỆN HÒA”

Chương trình ngày thứ sáu 2 tháng 9 năm 1983

Chư Giới Tử vân tập về Phật Học Viện Quốc Tế

04giờ30: Hô canh tảo thức, tọa thiền.

05giờ00: Công phu

07giờ00: Điểm tâm

09giờ00: Chư Tăng họp mặt, vấn an, đàm đạo Lược duyệt chương trình và chức vụ Giới Đàn.

12giờ00: Thọ trai

02giờ00: Chỉ tịnh

03giờ00: Chất vấn luật nghi

06giớ00: Điểm tâm

07giớ00: Trao đổi kinh nghiệm hành đạo

- Nghĩ về một Giáo HộI PGVN Hải Ngoại

- Nghĩ về một Giảng sư đoàn.

10giờ00: Hô canh chỉ tịnh

Chương trình ngày thứ bảy 3 tháng 9 năm 1983

04giờ30: Hô canh tảo thức, tọa thiền

05giờ00: Công phu

07giờ00: Điểm tâm

11giờ00: Lễ Khai Mạc Đại Giới Đàn “THIỆN HÒA”

12giờ00: Thọ trai

02giờ00: Chỉ tịnh

03giờ00: Khai đạo giới tử thọ Tỳ Kheo giới

04giờ00: Tấn đàn truyền giới Tỳ Kheo

06giờ00: Điểm tâm

07giờ30: Khai đạo giới tử thọ Sa Di và Thức Xoa Ma Na giới

08giờ00: Tấn đàn truyền giới Sa Di và Thức Xoa Ma Na

10giờ00: Khai đạo giới tử thọ Bồ Tát giới

10giờ30: Tấn đàn truyền Bồ Tát giới

Chương trình ngày chủ nhật 4 tháng 9 năm 1983

04giờ30: Hô canh tảo thức, tọa thiền

05giờ00: Công phu

07giờ00: Điểm tâm

08giờ00: Thăm viếng Thiền Sơn và các thắng cảnh

11giờ00: Thuyết pháp

12giờ00: Cúng dường trai tăng

03giờ00: Lễ Quy Y cho hàng Phật tử tại gia

05giờ00: Dâng đàn chẩn tế bạt độ cô hồn

07giờ00: Lễ tạ Phật và Giới tử lễ tạ thập sư

08giờ00: Lễ tất.

ĐẠO DANH THẬP SƯ:

· Đàn đầu Hòa Thượng: Hòa Thượng Thích Huyền Vi

· Yết Na A-xà-lê Sư: Hòa Thượng Thích Thiền Định

· Giáo thọ A-xà-lê Sư: Thượng Tọa Thích Đức Niệm

Đệ nhất Tôn chứng Sư: Thượng Tọa Thích Thiện Thanh

Đệ nhì Tôn chứng Sư: Thượng Tọa Thích Thắng Hoan

Đệ tam Tôn chứng Sư: Thượng Tọa Thích Minh Tâm

Đệ tứ Tôn chứng Sư: Thượng Tọa Thích Trí Chơn

Đệ ngũ Tôn chứng Sư: Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt

Đệ lục Tôn chứng Sư: Thượng Tọa Thích Thiện Trì

Đệ thất Tôn chứng Sư: Thượng Tọa Thích Bảo Lạc

· Chứng Minh Sư: Thượng Tọa Thích Mãn Giác

TUYÊN LUẬT SƯ:

· Thượng Tọa Thích Đức Niệm

· Đại Đức Thích Như Điển

· Đại Đức Thích Pháp Châu

CÔNG VĂN:

· Thượng Tọa Thích Tín Nghĩa

DẪN THỈNH SƯ:

· Đại Đức Thích Viên Lý

· Đại Đức Thích Nguyên An

· Đại Đức Thích Minh Hạnh

· Đại Đức Thích Nguyên Trí

TẢ GIÁM ĐÀN:

· Đại Đức Thích Minh Mẫn

HỮU GIÁM ĐÀN

· Đại Đức Thích Thiện Quang

TRƯỞNG BAN TIẾP TÂN VÀ ĐIỀU HÀNH

· Thượng Tọa Thích Tín Nghĩa

DANH SÁCH GIỚI TỬ THỌ GIỚI:

TỲ KHEO GIỚI: Gồm 3 vị

Trần Đại Hòa, 23 tuổi Pháp danh Quảng Bình; Pháp tự: Thế Hiển

Nguyễn Văn Thành 33 tuổi Pháp danh Nguyên Thành; Pháp tự: Minh Đức

Nguyễn Trung Thuận 30 tuổi Pháp danh Nguyên HảI; Pháp tự: Khế Đạo

SA DI GIỚI: Gồm 11 vị

Nguyễn Hữu Tuấn 13 tuổi; Pháp danh Minh Tuấn

Hà Kim Dung 16 tuổi; Pháp danh Minh Đức

Phạm Đắc Phong 15 tuổi; Pháp danh Quảng Nhuận

Trần Bảo Quốc 15 tuổi; Pháp danh Minh Trí

Trương Hồng Hải 30 tuổi; Pháp danh Trí Viên

Trần Thị Bạch Huệ 28 tuổi; Pháp danh Diệu Tánh

Trần Thị Xuân Lan 22 tuổi; Pháp danh Quảng Tánh

Nguyễn Thị Mai Trang 14 tuổi; Pháp danh Quảng Nghiêm

Trần Thị Bích Đào 12 tuổi; Pháp danh Quảng Hiền

Hứa Thị Bổn 71 tuổi; Pháp danh Diệu Hỷ

Trần Thị Phú 60 tuổi; Pháp danh Đức Thường

THỨC XOA MA NA GIỚI: Gồm 01 vị

· Hà Thị Chí Thiện 34 tuổi; Pháp danh Quảng Tâm

BỒ TÁT GIỚI: Gồm 27 vị:

Mai Hồng Nhung; sanh năm Canh Dần; Pháp danh Diệu Hiếu

Phạm Thị Ty 73 tuổi; Pháp danh Diệu Phổ

Nhâm Tường Thụy; Sanh năm Bính Tý; Pháp danh Quảng Diệu

Hồ Ngọc Hiếu; Sanh năm Tân Dậu; Pháp danh Diệu Hiền

Bùi Thị Mai; Sanh năm Canh Ngọ; Pháp danh Diệu Mai

Nguyễn Thị Thanh 59 tuổi; Pháp danh Diệu Quan

Phạm Thị Liên; Sanh năm Giáp Dần; Pháp danh Thanh Tịnh

Huỳnh Kim Hiếu; Sanh năm Giáp Ngọ; Pháp danh Ngọc Anh

Đỗ Thị Định 59 tuổi; Pháp danh Nguyên Bình

Cao Thị Minh 49 tuổi; Pháp danh Châu Ngọc

Nguyễn Hữu Đức 64 tuổi; Pháp danh Nguyên Hạnh

Phan Triệu Cầu 36 tuổi; Pháp danh Minh Nguyên

Nguyễn Thị Lệ Tâm 36 tuổi; Pháp Danh Diệu Tánh

Trương Thanh Nghĩa; Sanh năm Tân Tỵ; Pháp danh Ngộ Thông

Trần Thị Tỵ 74 tuổi; Pháp danh Diệu Thuận

Nguyễn Thị Thơm 76 tuổi; Pháp danh Diệu Trâm

Cung Thị Phụng 61 tuổi; Pháp danh Chí Tâm

Ông Mỹ Nguyệt 29 tuổi; Pháp danh Diệu Mỹ

Nguyễn Thị Quý 74 tuổi; Pháp danh Diệu Liên

Nguyễn Hữu Vũ 60 tuổi; Pháp danh Minh Phát

Dart Man

Phạm Đình Khoát 64 tuổi; Pháp danh Viên Minh

An Thiện

Bùi Quang Tuấn 20 tuổi; Pháp danh Nhứt Tu

Trần Tiễn Huyến 45 tuổi; Pháp danh Nguyên Hiển

Trịnh Diệu Huệ 65 tuổi; Pháp danh Diệu Huệ

Huỳnh Diệu Quý 53 tuổI; Pháp danh Diệu Quý

TIỂU SỬ:

TAM SƯ:

· Hòa Thượng Thích Huyền Vi

· Hòa Thượng Thích Thiền Định

· Thượng Tọa Thích Đức Niệm

NIỆM HƯƠNG LỄ KHAI MẠC

· Thượng Tọa Thích Mãn Giác

THẤT CHỨNG SƯ:

1. T.T. Thích Thiện Thanh, đệ nhất tôn chứng sư

2. T.T. Thích Thắng Hoan, đệ nhị tôn chứng sư

3. T.T. Thích Minh Tâm, đệ tam tôn chứng sư

4. T.T. Thích Trí Chơn, đệ tứ tôn chứng sư

5. T.T. Thích Nguyên Đạt, đệ ngũ tôn chứng sư

6. T.T. Thích Thiện Trì, đệ lục tôn chứng sư

7. T.T Thích Bảo Lạc, đệ thất tôn chứng sư

_____________________________________________________________________

Tiểu sử chư Hòa Thượng, Thượng Tọa chủ lễ trong Đại Giới Đàn Thiện Hòa sau đây do chư vị cung cấp. Mục đích biện tập là để các nhà nghiên cứu lịch sử PGVN hải ngoại và các Phật tử tìm hiểu chính xác và đầy đủ.

Tuy nhiên, để tôn trọng nguyên tắc “biên soạn súc tích và cân đối giữa các tiểu sử” mà PHVQT đề ra, chúng tôi xin được rúc gọn, nhưng vẫn giữ được ý nghĩa chính.

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH HUYỀN VI

Hòa Thượng Thích Huyền Vi sinh năm 1926 tại Ninh Thuận, xuất gia năm 1935, thọ giới Sa di năm 1940 và giới Tỳ Kheo năm 1946, tốt nghiệp tại Phật Học Viện Ấn Quang. Năm 1950, làm giảng viên Phật Học đường Ấn Quang, đảm nhiệm chủ tịch Nghi Lễ Giáo Hội Tăng Già Việt Nam. Năm 1955, giữ chức phó Tổng Vụ Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, kiêm Giám Đốc Phật Học Đường Ấn Quang.

Từ 1962-1972 sang du học tại Ấn Độ, tốt nghiệp văn bằng Pali Achariya Examination, cử nhân Anh Văn (1955) tiến sĩ Triết Học Phân Khoa Văn Học tại Đại Học đường Maghadhi (Ấn). Năm 1972 về nước, nhậm chức Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Pháp Sư Giáo Hội PGVNTN, Giáo sư Đại Học Vạn Hạnh.

Năm 1975, làm HộI Chủ Linh Sơn tự tại Pháp. Hòa Thượng từng là Hội Chủ Linh Sơn tự tại Hawaii (1977) Detroit (1978) Paris (1978) Bruxelles (1979) Đài Bắc (1980) Luân Đôn (1981) Austin (1981) Hòa Thượng cũng là Chủ Tịch W.F.B Trung phần nước Pháp, Giáo Sư Phật Học Viện Như Lai tại Talmage (Cali) được chính phủ Pháp bổ nhiệm chức vụ Giám Đốc Quốc Tế Phật Tự Vicennes (Paris), Giám Đốc Tập San “Hoằng Pháp” và Tạp Chí “Nghiên Cứu Phật Học”.

Ngày 23 tháng 4 năm 1983, được suy cử vào Hội Đồng Lãnh Đạo PGVN tại Hải Ngoại. Ngày 24 tháng 4 năm 1983, Hội Đồng tấn phong Ngài lên ngôi vị Hòa Thượng.

Là một tu sĩ Phật giáo, nói được 5 ngôn ngữ (Anh, Việt, Pali, Trung Hoa và Pháp) Hòa Thượng THÍCH HUYỀN VI đã pháp đại nguyện cống hiến trọn đời mình phục vụ Như Lai nói riêng, và cho Hạnh phúc toàn thể nhân loại nói chung.

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỂN ĐỊNH

Hòa Thượng Thích Thiền Định là một trong những nhà lãnh đạo PGVN trong nước trước đây, cũng như ở hải ngoại. Ngài xuất thân và tốt nghiệp tại Phật Học Đường Ấn Quang. Ngày 13 tháng 1 năm 1964, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, được công cử vào chức vụ Ủy Viên Xã Hội Vụ thuộc Tổng Vụ, Pháp Sư. Về sau, nhậm chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Kiến Thiết của Hội Đồng Viện Hóa Đạo.

Ngài đã từng sang du học tại Nhật bản. Sau năm 1975 đến nay, Ngài là Viện Chủ chùa Pháp Hoa (Maseille) và là một trong những nhà lãnh đạo PGVN tại Âu Châu. Ngày 23 tháng 4 năm 1983, được công cử vào Hội Đồng Lãnh Đạo Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại. Ngày 24 tháng 4 năm 1983 được Hội Đồng suy tôn lên ngôi vị Hòa Thượng.

Tại Đại Giới Đàn Thiện Hòa đầu tháng 9 năm 1983, Ngài giữ chức vụ Yết Ma A-xa-lê-sư; Giảng sư đoàn PGVN hải ngoại cung thỉnh Hòa Thượng ở ngôi vị cố vấn.

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH ĐỨC NIỆM

Thượng Tọa Đức Niệm sanh trong một gia đình trung lưu. Khi còn bé đã thích xem tranh ảnh và truyện cổ tích Phật Giáo. Đến mười ba tuổi đã bỏ nhà một mình đi tham bái các Thiền Lâm Tự Viện để tìm Thầy học đạo. Tinh thần cầu học, ý chí tiến tu của Người không ngừng trước mọi nghịch cảnh trái duyên.

Về phương diện học đạo, Thượng Tọa đã từng tham cứu tu học ở các Phật Học Viện danh tiếng như: Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, Phật Học Viện Ấn Quang Sàigòn v…v… Người đã tốt nghiệp chương trình Đại Học Phật Giáo. Do đó, Thượng Tọa đã có nhiều thiện duyên gần gũi cầu học nhiều năm với các vị Cao Tăng Việt Nam cũng như ở Trung Hoa.

Về phương diện học đời, Thượng Tọa Đức Niệm là học sinh của Trường Trung Học Petrus Ký Sàigon; là sinh viên Đại Học Văn Khoa Sàigòn và Đại Học Vạn Hạnh. Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa, Thượng Tọa Đức Niệm được học bổng Quốc Gia đi du học Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Thượng Tọa đã đổ Cao Học và Tiến Sĩ Quốc Gia về Văn Chương.

Về phương diện công tác phục vụ; khi còn ở Việt Nam Thượng Tọa vốn là một giảng sư nổi tiếng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Sau khi đổ Cử Nhân Văn Khoa vào năm 1965, Thượng Tọa đã được Giáo HộI bổ nhiệm làm Giám Đốc Trường Trung Học Bồ Đề Tỉnh Bình Dương. Tiếp theo đó, được Bộ Quốc Gia Giáo Dục và Giáo HộI đề cử giữ chức vụ Hiệu Trưởng Trường Trung Học Quận Chợ Mới tỉnh Long Xuyên.

Trong hạnh nguyện đào tạo tăng tài hoằng truyền Chánh Pháp, Thượng Tọa đã đảm nhiệm chức Tổng Thư Ký Phật Học Vụ đặc trách về các Phật Học Viện toàn quốc, đã từng làm đệ giáo thọ các Phật Học Viện Lưỡng Xuyên Vĩnh Bình,Giác Sanh Sàigòn và Phật Học Ni Trường Dược Sư Gia Định. Đã từng làm đệ lục tôn chứng Giới Đàn Ấn Quang 1962, Đệ nhứt tôn chứng Giới Đàn Vạn Phật Thành 1980 tại San Francisco.

Trong thời gian du học ở Đài Loan, sau khi Thượng Tọa tốt nghiệp Tiến Sĩ Quốc Gia, Thượng Tọa làm Chủ Tịch Hội Cứu Trợ Người Tỵ Nạn Vượt Biển để yểm trợ chiếc tàu “Cho Người Tỵ Nạn Việt Nam” do Pháp quốc tổ chức để cứu vớt thuyền nhân. Đến năm 1978, Hòa Thượng Thiên Ân sang Đài Loan mời Thượng Tọa đến Mỹ cộng tác trong việc giáo dục ở Viện Đại Học Đông Phương và chung lo việc hoằng dương Chánh Pháp với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ở đây, Thượng Tọa đã sáng lập Phật Học Viện Quốc Tế để đào tạo nhân tài Phật Giáo và đồng thời đã cho xuất bản nhiều Kinh, Sách, báo chí Phật Giáo trong ý nguyện duy trì và phát triển nền Văn Hóa Giáo Dục và Tư Tưởng truyền thống ngàn đời của dân tộc, trong tinh thần tình đồng bào ruột thịt trong tình Đạo Từ Bi Giác Ngộ của Đức Phật.

Mùa thu 1981, đáp lời mời của Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới, Thượng Tọa đã hướng dẫn một phái đoàn đi tham dự Hội Nghị Kỳ III tại Đài Bắc - Thủ đô Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan. Trong dịp này, với tư cách Trưởng Phái Đoàn Phật Giáo Tăng Già Việt Mỹ, Thượng Tọa đã đọc một bài diễn từ trước Đại Hội với năm điểm đề nghị bằng hai thứ tiếng Anh và Trung Hoa. Sau đó nhiều báo chí Việt Hoa đều có đăng tải. Hiện nay Thượng Tọa là Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Đông Phương Hoa Kỳ.

Trong thời gian còn ở Việt Nam, lúc du học ở Đài Loan cũng như những ngày hành đạo hoằng pháp ở Hoa Kỳ, Thượng Tọa đã tận dụng hết tất cả khả năng và phương tiện trong công cuộc duy trì phát triển văn hóa đạo đức và hoằng pháp lợi sanh bằng: Giáo dục đào tạo Tăng tài; bằng xuất bản kinh sách; bằng đi khắp đó đây để thuyết pháp. Nhờ vậy mà nguồn sống Đạo Pháp và Văn Hóa Dân Tộc ngày một thêm lan tràn khắp nơi.

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH MÃN GIÁC

Pháp danh Nguyên Cao, Pháp từ Thích Mãn Giác, Pháp hiệu Huyền Không, sanh năm 1929 tại Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị xuất gia năm 1940, thọ giới Sa Di năm 1944, Thọ Giới Tỳ Kheo năm 1948; tốt nghiệp Đại Học Phật Giáo Phật Học Đường Báo Quốc niên khóa 1951-1952.

Năm 1954, được công cử đảm nhiệm chức vụ Giảng sư Cao Nguyên Trung Phần, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Đồng Nai Thượng (1954) Hội Trưởng Hội Phật Giáo Lâm Viên (1956).

Năm 1960 sang du học tại Nhật Bản, tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết năm 1966. Trở về nước, làm nhân viên giảng huấn Đại Học Văn Khoa Huế, Khoa Trưởng Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương Viện Đại Học Vạn Hạnh. Năm 1969, được chánh phủ Hoa Kỳ mời đi quan sát bốn tháng về các Đại Học Hoa Kỳ khắp nước Mỹ. Năm 1972, làm Giảng sư Đại Học Văn Khoa Sàigòn, và là Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Về Giáo Hội, Thượng Tọa từng làm Phụ Tá Tổng Vụ Trưởng Thanh Niên (1966) Quyền tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên (1969) Năm 1972, đảm nhiệm chức vụ Tổng Vụ Trưởng Văn Hoá. Năm 1977, quyền Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo.

CuốI tháng 6 năm 1977 đã vượt biên tị nạn đến thành phố Mersing của Mã Lai đầu tháng 7, tháng 10 năm 1977 đến Paris. Sau đó được các cơ quan ngôn luận, nhân quyền mời đi khắp Âu Châu và đoạn đầu được cơ quan Amnesty International, đài BBC London mời sang Anh Quốc để đàm đạo, năm 1978 đến Hoa Kỳ và được các cơ quan nhân quyền của Chánh Phủ, của Tư Nhân và Tôn Giáo Washington D.C. New York và New Jersy mời tiếp xúc, sau đó, vào tháng 2 năm 1978 đến Los Angeles cho đến bây giờ.

Hiện giữ chức vụ Viện Chủ Giáo Hội Liên Hữu PGVN tại Mỹ quốc, Hội Chủ Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ trong 3 nhiệm kỳ 78-79,80-82 và 82-84.

Tác phẩm của Thượng Tọa Mãn Giác: Đạo Phật Của Quán Chúng (1953); Phật Phát Qua Nhận Thức Khoa Học (1957); Giá Trị Luận Lý Đạo Phật (1960); Khảo Sát Duy Thức Học (1965) Lịch Sử Triết Học Ấn Độ (1967) Phật Giáo Và Nền Văn Hóa Việt Nam (1967) Nhân Bản và Nhân Bản Phật Giáo (1968) Đạo Đức Học Đông Phương (1974) Đại Cương Đạo Đức Học Phật Giáo (1981) Tứ Diệu Đế (1983) Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh (1983).

Thi phẩm: Không Bến Hạn (1952; Hưong Trần Gian (1953) Không Gian Thành Chiếc Áo (1959); Kẻ Lữ Hành Cô Độc (1972) Câu Chuyện Thi Ca (Khảo luận) (1981).

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN THANH

Thượng Tọa Thích Thiện Thanh sinh năm 1934. Từng du học tại Ấn Độ, tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học. Sang Hoa Kỳ vào năm 1978, được tấn phong ngôi vị Thượng Tọa, Giảng sư Đại Học Đông Phương, Giảng sư và là Phó Hội Chủ Tổng Hội PGVN tạI Hoa Kỳ. Thượng Tọa là Viện Chủ Chùa Phật Tổ (Long Beach, Cali).

Thượng Tọa trong Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn Thiện Hòa, làm đệ nhất tôn chứng sư, Đại Diện Ban Điều Hành Giảng Sư đoàn tại Mỹ Châu, Ban Viên Ban Soạn Thảo Quy Chế Giảng Sư đoàn.

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH THẮNG HOAN

Phương danh của Thượng Tọa Thích Thắng Hoan là Nguyễn văn Đồng, sanh năm 1928 tại Cần Thơ. Tốt nghiệp Đại Học Vạn Hạnh làm Phó Tổng Vụ Tài Chánh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Thượng Tọa vừa đến Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 1983, hiện là Giảng sư của Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ, lãnh đạo tinh thần Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Arizona. Thượng Tọa cũng là Soạn giã những tài liệu về Duy Thức Học; là Giảng sư những lớp Duy Thức tại Việt Nam cũng như tại Phenix hiện nay. Một công trình biên soạn khác là: Tinh Thần Phật Giáo qua ca dao.

Thượng Tọa giữ chức vụ Đệ Nhị tôn chứng sư trong Đại Giới Đàn Thiện Hòa, tham gia giảng sư đoàn.

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH MINH TÂM

Phương danh của Thượng Tọa là Lê Minh Tâm, sanh ngày 18 tháng 1 năm 1940 tại Bình Thuận. Trong thời gian ở Việt Nam, Thượng Tọa từng là Giảng sư Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, làm Hiệu Trưởng trường Bồ Đề thuộc hội Phật Giáo Phú Yên (Bình Định) Thượng Tọa đã từng du học tại Nhật Bản.

Thượng Tọa là trú trì chùa Khánh Anh (Pháp). Hiện nay, Thượng Tọa là một nhân vật có ảnh hưởng trong Phật Giáo, không những trong nước Pháp mà còn khắp Âu Châu nữa. Thượng Tọa là đại diện Giảng Sư đoàn Âu Châu. Giữ chức vụ Đệ Tam tôn chứng sư Đại Giới Đàn Thiện Hòa.

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ CHƠN

Phương danh của Thượng Tọa là Trương Xuân Bình, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1937 tại Quận Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. Thượng Tọa thọ giới Tỳ Kheo tại Đại Giới Đàn Vạn Hạnh, chùa Từ Hiếu Huế năm 1964. Thời kỳ còn ở Việt Nam Thượng Tọa từng là Giảng Sư Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên đồng thời là Giáo sư Văn Chương và Phật Pháp các trường Trung Học Bồ Đề tại Huế. Năm 1966, Thượng Tọa sang du học tại Ấn Độ, tốt nghiệp Văn bằng Tiến sĩ Triết học. Năm 1977, Thượng Tọa sang Hoa Kỳ. Hiện là trú trì của Vạn Hạnh Santee (San Diego) lãnh đạo tinh thần Hội Phật Giáo Việt Nam San Diego, Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Năm 1982, Thượng Tọa cùng phái đoàn Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ do Thượng Tọa Thích Đức Niệm dẫn đầu sang tham dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới tại Đài Bắc; cũng trong năm đó, Thượng Tọa cùng phái đoàn PGVN do Thượng Tọa Thích Mãn Giác cầm đầu tham dự Hội Nghị các nhà học giả và văn hóa Phật Giáo tại Tích Lan. Là dịch giả nhiều sách, báo Phật Giáo, từ Anh văn ra Việt văn, cho các tạp chí Phật Giáo Việt Nam như: Liên Hoa (Huế) Từ Quang (Sài Gòn).

Trong Đại Giới Đàn Thiện Hòa, Thượng Tọa giữ chức vụ: Đệ tứ tôn chứng sư.

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH NGUYÊN ĐẠT

Thượng Tọa Nguyên Đạt có tên Trần Lê Chiến, sinh năm 1937 tại quận Sông Cầu Phú Yên cùng quê Tổ Liễu Quán, xuất gia năm 1948 với Hòa Thượng Thích Liên Châu là bào huynh của Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, được Bổn sư cho theo đoàn thanh niên tăng 10 người (trong đó có thầy Viên Đức, đã tịch) theo tu học chương trình Trung Cao Đẳng Phật Giáo tại Tổ Đình Chùa Thập Tháp Qui Nhơn từ năm 1952.

Đến năm 1954 hiệp định Genève ký kết, chiến tranh Việt Pháp chấm dứt, Hòa Thượng Bổn sư lại cho vào Phật Học Đường Nha Trang, theo chương trình thu nhận học tăng của Trường do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm làm đốc giáo, lúc học tăng ở Phú Yên chỉ có hai người vào học; thầy Viên Đức (đã viên tịch) là một. Phật Học Đường Nha Trang đặt tại chùa Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa, lấy tầng lầu thứ hai của Trường Trung Học Bồ Đề làm nơi cư ngụ cho tăng sinh và Thượng Tọa Thích Huyền Quang làm Giám Đốc thấy Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (vì bận Phật sự tại Thừa Thiên). Sau đó Phật Học Đường Nha Trang và Phật Học Đường Báo Quốc Huế (do Hòa Thượng Thích Trí Thủ làm Giám Viện) sát nhập lại một và lấy tên là Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang dời về chùa Hải Đức và tổ chức Đại Giới Đàn cho tăng chúng và chư tăng toàn quốc. Khi tu viện Quảng Hương chùa Già Lam của Phật Học Viện Nha Trang được mở rộng và xây cất, thì T.T. vào Già Lam cho tới năm 1969, thọ giới cụ túc trước đó một năm, về Thiền Tịnh Thủ Thêm của Hòa Thượng Hành Trụ để chuẩn bị việc giấy chiếu khán học Nhật và sang Nhật vào mùa thu năm 1970.

Vào năm 1977, Cố Hòa Thượng Thiên Ân mời sang Mỹ giúp Phật sự làm Trú Trì, giảng sư chùa Phật Giáo Việt Nam Los Angeles. Một năm sau nhận trù Trì và chủ tịch cộng đồng Phật Giáo tiểu bang Washington State, Seattle.

Hiện giờ (1983) đang có những công tác sơ khởi nhỏ trong việc xây dựng tu viện Liễu Quán tại phía Bắc San Diego, cách chùa Vạn Hạnh 1 giờ lái xe hơn.

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN TRÌ

Phương danh của Thượng Tọa Thích Thiện Trì là Nguyễn Duy Hiển sanh vào ngày 19 tháng 2 năm 1934 tại thị xã Qui Nhơn tỉnh Bình Định. Thọ giới đàn tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang vào năm 1968; sau đó làm Giáo Thọ Phật Học Viện Hải Đức (Nha Trang) và Ni Viện Diệu Quang Nguyên Hương .

Hiện nay, Thượng Tọa lãnh đạo tinh thần Phật Giáo tại thủ Phủ Sacramento (California) là Ủy Viên Cư Sĩ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thượng Tọa cũng là dịch giã nhiều bộ Kinh Phật Giáo.

Thượng Tọa là đệ lục tôn chứng sư Đại Giới Đàn Thiện Hòa vừa qua.

TIỂU SỬ THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO LẠC

Phương danh của Thượng Tọa là Lê Bảo Lạc sinh ngày 26 tháng 4 năm 1946 tại tỉnh Quảng Nam (Trung Phần) trong thời kỳ còn ở Việt Nam từng là Giáo Sư Việt Văn và Anh Văn. Sang Nhật du học vào năm 1974. Hiện nay là Tọa chủ chùa Pháp Bảo và là Hội Trưởng Hội Phật Giáo Việt Nam tại N.S.W. (Úc Châu).

Thượng Tọa đã ấn hành hai tác phẩm:

Kiến Thức Căn Bản Phật Giáo (P.G.V.Q.T. xuất bản).

Như Dòng Ý Thức

Trong Đại Giới Đàn Thiện Hòa, Thượng Tọa là Đệ thất tôn chứng sư.

TRÍCH THƯ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH CHÂN THƯỜNG (Pháp)

“(….) Đại Lễ Giới Đàn vào mùa Vu Lan năm Quý Hợi (1983) là để cho quý vị Phật tử phát tâm xuất gia và tại gia thụ giới tu hành; đó là một sự rất quan trọng cho Phật Pháp tương lai.

“Thưa Thượng Tọa; Vì sự quốc gia biến cố, nên Phật Pháp cũng bị ảnh hưởng chung! Nay Thượng Tọa nghỉ tới các chúng sanh đời này và đời sau gắng sức tạo lập Phật Học Viện Quốc Tế và đào tạo tăng tài, để duy trì giáo lý Phật Pháp tương lai; Thật là đại phúc cho chúng sanh còn đang chìm đắm trong bể khổ không bờ. Việc đó rất là quý báu, tôi xin thành tâm tuỳ hỷ công đức.

“Thưa Thượng Tọa! Còn về phần tôi, ngày nay, tuổi già sức yếu. Năm ngoái tôi bị 4 lần gần đất xa trời! Đầu năm nay, lại bị đau nặng phải đi bệnh viện điều trị, tới ngày nay mới bình phục, nhưng còn phải tịnh dưỡng một thời gian nữa, không biết đến ngày Thượng Tọa tổ chức Đại Lễ Giới Đàn cho quý vị xuất gia thọ giới tu hành, tôi có tới dự được không? Vì tuổi già, bệnh tật bất thường, và lại đường sá xa xuôi sức khỏe đòi hỏi, vậy kính mong Thượng Tọa thông cảm và miện thứ cho. Thưa Thượng Tọa! Tôi thành tâm cúng dường vào Phật Học Viện Quốc Tế số tịnh tài là một nghìn dollars ($1,000) để Thượng Tọa thêm vào việc ấn tống kinh sách; kính mong Thượng Tọa chứng minh và nhận tấm lòng thành của tôi. Và tôi xin kính tặng Thượng Tọa một bản Thần Chú Đại Phật Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm phạm tử, để cho các Phật tử được chiêm bái cúng dường. Và mấy tấm ảnh Phật, ảnh Chùa, để Thượng Tọa lưu niệm”

(Thư đề 27-6-1983)

TRÍCH BỨC THƯ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM CHÂU

“Thành thực cám ơn Thượng Tọa có nhã ý mời tôi chứng minh Đại Giới Đàn vào ngày 3 tháng 9 năm 1983 tại Quý Phật Học Viện. Tôi vô cùng hoan hỷ và tán dương công đức của Thượng Tọa đã nghĩ đến tương lai Phật Pháp, thiết lập Đại Giới Đàn này. Tôi hy vọng rằng đây là cơ bản lấy lại niềm tin và làm đà tiến cho Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại sau này.

“Sau kỳ tâm niệm an cư ba tháng tại Canada, có Phật sự khẩn thiết tại Nice, nên tôi không thể tới chứng minh Giới Đàn được. Nhưng, từ phương xa, tôi nhất tâm tùy hỷ và cầu nguyện cho Giới Đàn được kết quả tốt đẹp, chư giới tử được giới thể chu viên, làm rường cột cho Phật Pháp, làm quy-kinh cho tương lai.

Cầu nguyện Tam bảo gia hộ Thượng Tọa thân tâm viên tịnh phúc huệ trang nghiêm.

(Thư đề 19-07-1983)

NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ ĐẠI GIỚI ĐÀN “THIỆN HÒA”

Ý KIẾN

Thượng Tọa Thích Minh Tâm

Tọa chủ chùa Khánh Anh, Pháp Quốc

Đệ tam Tôn chứng sư:

Chúng tôi nghĩ rằng: Đây là một Đại Giới Đàn được tổ chức trong hoàn cảnh khó khăn cho nên không thể nào đầy đủ như ở trong nước được; tuy nhiên, chúng tôi rất hài lòng và vui mừng, vì có được như thế, mới tạo được duyên lành cho con em xuất gia, hậu học có nơi nương tựa. Chúng tôi hy vọng rằng: Trong tương lai, Đại Giới Đàn không phải chỉ tổ chức ở Hoa Kỳ mà thôi, mà Đại Giới Đàn phải được tổ chức các nơi trên thế giới. Chúng tôi thành tâm tán thán công đức Thượng Tọa Giám Đốc Phật Học Viện Quốc Tế Thích Đức Niệm với việc làm hy hữu này.

Ý KIẾN

Của Thượng Tọa Thích Bảo Lạc

Tọa chủ chùa Pháp Bảo, Úc Châu

Lãnh đạo tinh thần cộng đồng PGVN tại Úc

Đệ Thất Tôn chứng sư:

Người xuất gia là Trưởng tử Đức Như Lai. Đối với giới luật là mạng mạch của Phật Giáo. Do đó, Giới luật còn thì đạo pháp hưng thịnh. Tôi rất lấy làm hãnh diện và hoan hỷ đáp lời mời của Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn Thiện Hòa tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế từ 2, 3 và 4 tháng 9 năm 1983, nên, dù đường sá xa xôi từ Úc sang Hoa Kỳ, tôi cũng không quản ngại vì đây là Đại Giới Đàn đầu tiên được tổ chức tại hải ngoại, không những nói lên được truyền thống cơ hữu của Phật Giáo Việt Nam, mà còn là một hướng đi sáng giá cho nền Phật Giáo Việt Nam hải ngoại trong tương lai; đồng thời, các giới tử có dịp noi gương các bậc tôn đức trong sứ mạng thừa truyền của Đức Như Lai.

Ý KIẾN:

Của Thượng Tọa Thích Trí Chơn

Trú trì chùa Vạn Hạnh, San Diego, California

Lãnh đạo tinh thần Cộng Đồng PGVN tại San Diego

Đệ tứ Tôn chứng sư:

Đức Phật dạy: “Khi ta nhập Niết Bàn rồi, các con y theo giới luật mà tu tập” trong tinh thần đó, người tăng sĩ dù ở đâu, ở Việt Nam cũng như ở Hải Ngoại, được trường tồn hay không, là do Giới Luật.

Nay, Phật Học Viện Quốc Tế dám làm việc hy hữu này, nên chúng tôi thành tâm tán thán công đức.

Ý KIẾN:

Của Đại Đức Thích Như Điển

Tọa Chủ Chùa Viên Giác

Lãnh đạo tinh thần cộng đồng PGVN tại Đức quốc

Tuyên Luật sư trong Đại Giới Đàn

Tổ chức Đại Giới Đàn tại hải ngoại là một Phật sự hết sức khó khăn. Nay Phật Học Viện Quốc Tế đã làm được việc đó, tôi thành tâm tán thán công đức. Tôi nghĩ rằng: Đây là một cơ hội tốt để chư Tôn tức, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni trẻ gặp gở hàn huyên, tâm sự. Đây cũng là nơi nương tựa vững chắc cho chư giới tử xuất gia hậu học; đồng thời, để cho đồng bào Phật tử thấy rõ trong hàng tăng sĩ có sự thống hợp. Tôi thành tâm tán thán công đức đó.

Ý KIẾN:

Của Đại Đức Thích Pháp Châu

Trú trì chùa Phật Giáo Việt Nam, Santa Ana

Lãnh đạo tinh thần cộng đồng PGVN tại Orange County

Tuyên Luật sư trong Đại Giới Đàn:

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã trãi qua ba tăng kỳ kiếp mới đắc Phật quả. Ngài đã khai đạo, đem giáo pháp vi diệu độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử, luân hồi. Nhưng, lưu truyền và gìn giữ ngọn đèn Chánh Pháp của Như Lai là công lao chư lịch đại Tổ sư, từ Đệ Nhất Tổ Ma Ha Ca Diếp cho đến ngày nay. Muốn cho ngọn đèn Chánh Pháp được lưu truyền mai hậu, chúng ta cần có người thừa kế. Ý thức được trách nhiệm quan trọng của hàng ngũ Tăng Già cho mai hậu, Thượng Tọa Đức Niệm, Giám Đốc Phật Học Viện Quốc Tế đã đào tạo tăng tài, thành quả tốt đẹp cụ thể nhất của Phật Học Viện Quốc Tế là: Đại Giới Đàn Thiện Hòa. Tôi luôn luôn tán thán và tùy hỷ công hạnh của Thượng Tọa Thích Đức Niệm.

Ý KIẾN:

Của Đại Đức Thích Thiện Quang

Trú trì chùa Quang Minh

Lãnh đạo tinh thần Hội Phật Giáo ở Chicago

Hữu Giám đàn trong Đại Giới Đàn

Nhằm điều kiện cho Đại Hội sắp tới, Đại Giới Đàn Thiện Hòa được tổ chức. Sự có mặt của tôi là là bằng chứng đầy đủ “tre tàn, măng mọc” Hy vọng, tương lai Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại không đen tối. Tôi cũng tự hào rằng: Con đường Phật Giáo Việt Nam đang đi; nay Phật Học Viện Quốc Tế đã và đang đi, trong việc hoằng hóa chánh pháp. Tôi thành tâm tán dương Thượng Tọa Giám Đốc Thích Đức Niệm; cầu nguyện Đại Giới Đàn thành công mỹ mãn.

Ý KIẾN:

Của Đại Đức Thích Minh Mẫn

Tọa chủ chùa Huệ Quang, Santa Ana

Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Văn Hóa PG Huệ Quang

Tả Giám đàn:

Lần đầu tiên tại Hoa Kỳ tổ chức một Đại Giới Đàn; tôi cảm nghĩ: Đây là sự trường tồn của Phật Giáo và sự xiển dương Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại, vẫn còn có người tiếp nối Chánh Pháp. Vì Đại Giới Đàn là môi trường để tăng ni trẻ có dịp thọ trì giới, để làm phương châm tu tập. Trong hoàn cảnh ly hương, sống ở xứ người, Đại Giới Đàn còn là một biểu tượng, nhắc nhở cho hàng tăng sĩ, sách tấn tu tập, Đại Tăng có câu: “Giới Luật còn là Phật Pháp còn”. Tôi thành tâm tán thán công đức đó.

Ý KIẾN:

Của Đại Đức Thích Thông Hải

Cố Vấn Giáo Lý GĐPT Long Hoa

Hộ dẫn trong Đại Giới Đàn

Hay tin Đại Giới Đàn Thiện Hòa do Thượng Tọa Thích Đức Niệm tổ chức; chúng tôi nghĩ: Ở hải ngoại, mà tổ chức được một Đại Giới Đàn không phải chuyện dễ dàng, vì Đại Giới Đàn gồm đủ: Sa Di, Sa Di ni, Thức Xoa Ma Na, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni điều nầy chứng tỏ Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại vẫn còn lứa tuổi pháp tâm xuất gia, nối truyền chánh pháp chứ không như mọi người chúng ta đã từng nghĩ: “Tre tàn, mà măng chưa mọc!” Để tán thán việc làm đó của Thượng Tọa Thích Đức Niệm, chúng tôi về đây tham dự và để đóng góp phần nào cho Đại Giới Đàn được thành tựu viên mãn.

Ý KIẾN:

Của Đại Đức Nguyên Trí

Lãnh đạo tinh thần cộng đồng PHVN tại Vancouver

Lần đầu tiên, tôi được tham dự Đại Giới Đàn Thiện Hòa tại Phật Học Viện Quốc Tế. Tôi rất đổi vui mừng.

Tôi thiết nghĩ: Tại trời Tây này, một xã hội đầy vật chất và trụy lạc, khó có thể có những tăng, ni giới xuất gia, để truyền thừa giới luật của Đức Thế Tôn. Nhưng hôm nay, tôi rất vui sướng được nhìn thấy các đàn em vượt tất cả và bỏ tất cả những gì vui sướng của đời, để dấn thân vào cuộc sống tu hành, khổ hạnh thật là một vấn đề hiếm có!

Ý KIẾN:

Của Sư Bà Đàm Lựu

Trú Trì Chùa Đức Viên

Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni đã lao tâm tạo lập Đại Giới Đàn để đào tạo sứ giả Như Lai trong xã hội vật chất, thật là một việc làm rất khó và hiếm có. Chúng con xin kính tùy hỷ công đức xin Thần lực Tam Bảo gia hộ và Long Thần Hộ Pháp gia trì cho tất cả Sứ giả Như Lai được tinh tấn tiến tu, thân tâm thanh tịnh.

Nguyện cầu Phật Pháp hưng long để chúng sanh hết khổ, giải thoát.

Ý KIẾN:

Của Sư cô Diệu Từ:

Đại Giới Đàn Thiện Hòa được tổ chức trong hòan cảnh khó khăn và đã thành tựu xứng đáng với sự khó khăn đó. Thiết nghĩ đây là công tác vượt bực của Thượng Tọa Viện Chủ Thích Đức Niệm và Chư Đại Đức để tạo một điểm son, trong việc hoằng truyền Phật Pháp. Nguyện cầu chư Phật gia hộ Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại pháp triển mạnh trong tinh thần từ bi, hỷ xả.

Ý KIẾN:

Của Đạo hữu Trần Quang Thuận

Tổng Thư Ký Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ

Lần đầu tiên, một Đại Giới Đàn gồm đủ Tam sư thất chứng được Phật Học Viện Quốc Tế tổ chức tại Hoa Kỳ, để chư Tăng, Ni, Phật tử thọ giới. Thật là một cơ hội hiếm có. Chúng tôi xin thành tâm cầu nguyện Đại Giới Đàn thành công và Giới, Định, Huệ vẫn luôn luôn là nền tảng căn bản cho mọi hoạt động Phật sự, nhất là hoạt động thống nhất Phật Giáo và phát triển Đạo Pháp tại Hải ngoại.

Ý KIẾN

Của Đạo hữu Chơn Quang:

Khi nghe tin Thượng Tọa Thích Đức Niệm tổ chức Đại Giới Đàn vì: Khó khăn quy tụ chư tôn túc Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức về Phật Học Viện Quốc Tế.

Kinh tế Hoa Kỳ xuống dốc, có ảnh hưởng lớn cho đồng bào Phật tủ điều này có thể làm trở ngạI cho sự đóng góp trong công tác Phật sự. Nhưng vì đạo pháp, vì chăm sóc đàn hậu học “Tre tàn, măng mọc” nên Thượng Tọa đã cố gắng khắc phục vượt qua mọi khó khăn, để hoàn thành sứ mạng hoằng pháp lợi sanh. Để tán thán công đức nầy, nên tôi không quản ngại đường sá xa xôi về đây, trước để thăm viếng chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni sau thăm viếng những bạn bè xa xưa thân mến.

Đồng thời, cũng xin được đóng góp phần nào cho Đại Giới Đàn được thành tựu viên mãn.

Kính chúc Đại Giới Đàn thành công.

Ý KIẾN:

Của Cụ Nguyễn Phước Bửu Bang

Đại diện Nguyễn Phước Tộc, tại tiểu bang California

Chúng tôi rất vui mừng được tham dự Đại Giới Đàn Thiện Hòa tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế, tiểu bang California, tháng 9 năm 1983. Được thấy: Chư vị Hòa Thượng, thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni các nước, các châu vân tập chủ trì và tham dự Đại Lễ truyền trao giới pháp cho Giới tử xuất gia và tại gia.

Lễ Đại Giới Đàn này do Phật Học Viện Quốc Tế tổ chức lần đầu tiên tại Mỹ quốc, đã đuợc chư vị cao tăng thiền đức, cư sĩ và đồng bào Phật tử khắp nơi hưởng ứng, ủng hộ, vì là một nghi lễ rất hệ trọng của chư vị tu sĩ xuất gia và tại gia, tự nguyện lãnh thọ giới pháp làm đường lối căn bản, để tu tâm sửa tánh.

Chúng tôi vui mừng thấy: Tinh thần đoàn kết của Phật Giáo Việt Nam tại hải Ngoại; thấy đa số đồng bào vẫn duy trì nền nếp đạo đức luân lý, bảo vệ thuần phong, mỹ tục Việt Nam…

Những người cốt cách đạo đức, khiêm nhường, có tâm hồn từ bi hỷ xả, hạn chế tự ái, tự tôn, bỏ bớt dèm pha, chỉ trích, để gây tinh thần ái, đoàn kết thật sự; có lòng bác ái vị tha, thì mới hội đủ tinh thần yêu nước, thương nòi, mới dám hy sinh quyền lợi riêng tư để phụng sự cho tổ quốc và dân tộc.

Mong rằng: Chư quý vị lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại làm tấm gương sáng chói để hướng dẫn cho tín đồ noi theo, dẫn dắt tín đồ, truyền bá, khuyến khích mọi người: Ngoài công phu tự tu sửa, tự cứu bản thân mình, cũng nên lưu ý một phần nào nghĩ đến sứ giải cứu bà con, đồng bào ruột thịt của mình đang bị đọa đày, khồn khổ cùng cực tại quê nhà; nghỉ đến những oan hồn uổng tử đã bỏ mình trong lao đen, ngục tối, nơi rừng thiêng nước độc và trong lòng Đại Dương.

Ý KIẾN:

Của Đại Đức Thích Minh Hạnh

Hội Trưởng Hội Phật Học Việt Nam tại Hoa Kỳ

Trú trì chùa Xá Lợi (Hoa Kỳ)

Đây là Đại Giới Đàn đầu tiên tại Hoa Kỳ do Thượng Tọa Thích Đức Niệm, Giám Đốc Phật Học Viện Quốc Tế tổ chức . Từ Pháp, Canada, Úc Châu, Tây Đức… khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ, các vị tôn túc đều về tham dự thật đầy đủ. Tôi xin ca ngợi và tán thán công đức vô lượng vô biên. Tôi thiết nghĩ việc làm này còn ảnh hưởng lâu dài trong tinh thần phát triển Phật giáo tại hải ngoại trong nhiều năm tháng tới.

Ý KIẾN:

Của Giáo Sư Hoàng Hà Thanh

Một biến cố Phật giáo quan trọng nhất, kể từ ngày bỏ nước ra đi; không những quan trọng tại Hoa Kỳ, mà còn khắp cả thế giới nữa. Đại Giới Đàn đã đánh dấu một bước tiến vĩ đạI trong việc pháp triển Phật giáo tạI hảI ngoại.

Đại Giới Đàn đã biểu lộ một mối ưu tư về việc phát triển Phật Giáo của chư vị cao tăng Phật Giáo Việt Nam hải ngoại. Một thành công lớn. Phật giáo còn được phát triển mạnh hơn nữa, trong việc đào tạo tăng ni ở hải ngoại.

Ý KIẾN:

Ba Tôn Thất Đỉnh (Westminster)

Tôi hoan hỷ được tham dự Đại Giới Đàn Thiện Hòa tại Phật Học Viện Quốc Tế, truyền trao giới pháp cho các giới tử làm phương châm tu luyện, để đào tạo tăng tài, nối nghiệp hành đạo của chư vị tôn túc cao tăng.

Ý KIẾN:

Của Đại Diện Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Nam Cali

Với tư cách là thành viên trong Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Miền Nam California được mời tham dự Đại Lễ Giới Đàn Thiện Hòa, chúng tôi vô cùng hoan hỷ, tán thán công đức. Hoan hỷ vì trong tổ chức Gia Đình Phật Tử ở hải ngoại trong tương lai cần nhiều vị Cố Vấn Giáo Hạnh, mà chính Đại Giới Đàn là khởi đầu cho việc đào tạo những giảng sư Phật Giáo trong tương lai. Tổ chức Giới Đàn này rất quy mô, vân tập được nhiều cao tăng, nhiều giáo phái PGVN khác nhau; ngoài ra, cũng trong Đại Lễ Giới Đàn, đã bước đầu hình thành Giảng Sư Đoàn, tiến đến thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hải ngoại. Thống nhất Phật Giáo là điều mà ai cũng mong ước nguyện cầu cả.

Ý KIẾN:

Của Đại Đức Thích Viên Lý

Tổng Thư Ký Tập San Phật Giáo Việt Nam

Đại Giới Đàn là một pháp duyên thù thắng và công đức vô lượng. Tôi thành tâm tán thán và nhiệt tình đóng góp.

Ý KIẾN:

Của Giáo Sư Lê Khắc Nhẫn

Giám Đốc Hội Nghiên Cứu Đông Dương

Đứng trên phương diện phát triển Phật Giáo Việt Nam tại nước ngoài, cùng với những tổ chức Phật Giáo Á Châu khác, thì tổ chức Đại Giới Đàn Thiện Hòa quả là một công trình xây dựng Tăng Chúng nhiều ý nghĩa. Hiện nay, Phật Giáo Trung Hoa và Tây Tạng đang chú tâm về việc đào tạo những tăng, ni trong phạm vi của họ, thì về phần Việt Nam, sự đóng góp của Đại Giới Đàn này là một giá trị vững chắc trong việc truyền đạo và hành đạo.

CHƯƠNG THỨ BA

GIẢNG SƯ ĐOÀN

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

I) Những nhu cầu chính:

a) Vấn đề giới luật

b) Tổ chức Phật Học Viện quy mô

c) Vấn đề đối ngoại

d) Giáo dục thanh thiếu niên

e) Tình trạng phân hóa Phật Giáo Việt Nam hải ngoại

II) Vấn đề hoằng pháp:

a) Phiên dịch vụ

b) Trước tác vụ

c) Truyền bá vụ

d) Kiểm duyệt vụ

III) Hội nghị về Giảng Sư Đoàn vừa qua

IV) Đường hướng chính của Giảng Sư Đoàn

V) Nhận Định về Giảng Sư Đoàn

CHƯƠNGTHỨ BA

GIẢNGSƯ ĐOÀN

NHỮNG NHU CẦU:

Trong những năm vừa qua, trên báo chí cũng như trong những đại hội hoằng pháp, đại hội tổ chức Giáo Hội thuộc nhiều hệ phái Phật giáo khác nhau, vấn đề thành lập giảng sư đoàn là ưu tư hàng đầu, có nhiều nguyên nhân chính:

a) Vấn đề giới luật: GiớI luật là bậc thầy của việc tu hành. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà những tổ chức tăng chúng ở khắp nơi chưa đủ điều kiện để thành lập Tăng đoàn, việc giám định giới luật chưa bảo toàn, nên, giới luật cho đến nay vẫn chưa được nghiêm trì đúng mức. Nói đến giới luật là nói đến kiểm soát, đến hàng ngũ hoá, đến sự kiểm điểm, đến tổ chức. Tấ`t cả những yếu tố vừa nói trên đây cho đến nay, chỉ đặt ra trên một vài nguyên tắc lý thuyết thuần túy mà thôi. Ở Việt Nam trước đây, có Viện Giám Định giới luật, có Tăng đoàn, việc trừng giới rất được nhắc nhở, Nguồn gốc của sự phân hóa hiện nay, những đố kỵ, chống báng, đã kích, gây mâu thuẩn, thực chất của vấn đề bắt nguồn từ giới luật cá nhân đã không nghiêm minh. Tôn ty trật tự mà không thứ bậc, ngôi vị không được chánh danh, thật khó lòng có một kỷ luật tinh thần nào ràng buộc được cả. Sự phân hóa ra nhiều giáo hội, tự do tổ chức, tự do tôn xưng cũng bắt nguồn từ đó.

b) Tổ chức Phật Học Viện: Người xưa thường nói: “Hổ ly sơn, hổ bại; tăng ly chúng tăng tàn”. Theo bảng thống kê của những cơ quan giám định xã hội Mỹ, tính đến năm 1983 có vào khoảng 212 tăng ni Việt Nam trú ngụ trên đất Hoa Kỳ, cũng có đến trên 100 chùa chiền lớn nhỏ, nhưng vẫn chưa có một Phật Học Viện qui mô tương tự như Phật Học Viện Vạn Phật Thành của Giáo Hội Trung Hoa tại San Fancisco, của Tây Tạng ở Colorado. Phật Học Viện chính là nơi đào tạo tăng tài có một trình độ tự tu chứng và học hỏi có hệ thống. Phật Học Viện quy định những giá trị đạo đức và hành trì. Trong tình trạng hiện nay, số người xuất gia lại ít hơn số người xuất giới, nếu không có những Phật Học Viện tổ chức giáo huấn nghiêm minh, có những cao tăng giảng dạy, thì khó lòng nói đến chuyện đào tạo tăng tài sau này. Chùa chiền xây dựng cơ sở, mà lại lơ là đến việc tu học là một khuyết điểm vô cùng lớn lao. Chức năng của Phật Học Viện mới thực là môi trường đào tạo tăng ni vững chắc và có hiệu quả nhất. Những nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam hiện nay đều được đào luyện từ các Phật Học Viện. Không riêng gì Việt Nam mà ngay cả các nhà lãnh đạo Phật Giáo các quốc gia trên thế giới cũng đếu xuất thân từ các Phật Học Viện: Phật Học Viện chính là nơi nung đúc rèn luyện thành những mẩu người chân tu thật học kỷ cương rường cột cho Phật Giáo. Chúng ta có một Phật Học Viện Quốc Tế, tuy còn thô sơ, nhưng đã thực hiện nhiều việc đáng kể, sao chúng ta không chung lòng gom sức để cho ngôi nhà Phật Học Viện này thêm phát triển vững chắc.

c) Vấn đề đối ngoại: Phật Giáo Việt Nam phát triển trên xứ người ít nhiều cũng bị chi phối bởi ảnh hưởng của nền văn minh ngoại quốc. Việc nghiên cứu xã hội mới dễ hội nhập và truyền bá cũng là một trong những nhu cầu bức thiết hiện nay. Mặt khác, hiện nay tổ chức Phật Giáo trên đất Hoa Kỳ (cũng như trong những quốc gia Tây phương khác) thường phải tiếp xúc trong những Phật sự chung với Phật giáo Hoa Kỳ, Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản, Thái Lan, Tích Lan, Đại Hàn, Ấn Độ…Thành thử,

dù Phật giáo đại thừa, hay tiểu thừa Việt Nam, trong hoàn cảnh hiện nay thường có những vấn đề trao đổi văn hóa, thuyết giảng, lễ lượt chung hoặc giả, Phật Giáo Việt Nam cũng cần nghĩ đến việc truyền bá chánh pháp cho người ngoại quốc trong những giai đoạn sau nầy. Những nhu cầu ấy đòi hỏi những giáo hội Phật Giáo phải hòa mình trong sinh hoạt cộng đồng ấy.

d) Giáo dục thanh, thiếu, nhi: Một giảng sư đoàn trong tương lai còn có chức năng giáo dục đạo lý cho lớp thanh thiếu nhi. Những tổ chức đó hiện nay như: Sinh viên Phật Tử, Thanh niên Phật Tử, Gia Đình Phật Tử, Thanh Niên Thiện Chí (Phật Giáo) cần có những giảng sư, vừa thâm hiểu giáo lý, vừa có tinh thần trẻ trung hóa. Những tổ chức này thiếu nhiều vị Cố Vấn Giáo Hạnh, cho nên, phần đông chỉ nghiêng về mặt hoạt động thanh niên và văn mỹ nghệ hơn là Giáo Lý nhà Phật. Đây cũng là vấn đề bức thiết.

e) Sự phân hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay: Trên những danh xưng, hiện nay, trên đất nước Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác có đông đảo người Việt tỵ nạn, Phật Giáo Việt Nam đã có cơ năng bành trướng. Nhưng tình trạng phân hóa cũng rõ rệt. Theo bản thống kê của cơ quan nghiên cứu tôn giáo thuộc Thượng Viện Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1983 đã có những hệ phái PGVN như sau:

Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới; Giáo Hội Phật Giáo Khất Sĩ Thế Giới; Hội Đồng Lãnh Đạo Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại; Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ; Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ; Giáo Hội Phật Giáo Nam Tông; Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn; những cơ quan truyền thống còn cho biết nhiều danh xưng khác nữa. Tình trạng phân hóa như vậy có từ lâu đời, nhưng trong trường hợp này, không có một tổ chức vững chắc quy tụ những vị cao tăng thiền đức,khả dĩ dung hợp mọi tông phái với những tiểu tiết khác nhau, để tìm về tinh thần đại đồng. Từ phân hóa, thường gây ra những ngộ nhận đáng tiếc; công việc tổ chức một giảng sư đoàn, một Phật Học Viện quy mô như Phật Giáo Trung Hoa, Đại Hàn, Tây Tạng, Tích Lan… hiện nay tiến hành trên đất Mỹ, chúng ta hiện nay vẫn chưa thực hiện được. Đó cũng là nỗi khổ tâm của những vị lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng. Thành thử, thường có những cuộc vận động, cổ súy, luận bàn và tiến đến việc thống nhất Phật giáo thường được nói đến, trên lý thuyết và còn thực tiễn, vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

VẤN ĐỀ HOẰNG PHÁP:

Theo nội dung bản Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngày 4 tháng 1 năm 1964, chương Bốn, điều thứ 14, thì Tổng Vụ Hoằng Pháp phân chia ra thành nhiều vụ như sau:

Phiên dịch vụ

Trước tác, báo chí vụ

Truyến bá vụ

Kiểm duyệt vụ

Nhiệm vụ chủ yếu của phiên dịch vụ: là dịch thuật những kinh điển Phật giáo, để tiến đến thành lập Việt tạng, đủ để cho Phật giáo đồ, các hàng tăng sĩ cũng như những nhà nghiện cứu Phật học có đủ tài liệu nghiên cứu học hỏi. Những ấn bản cũ cũng cần san định lại hay bổ khuyết, chú thích tùy theo giá trị thời đại tính.

Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ Trước tác: báo chí: Là phổ biến những tin tức sinh hoạt, trình bày những vấn đề cần thiết của Phật giáo, ứng dụng trong hoàn cảnh và đời sống tinh thần của con người. Báo chí Phật Giáo dùng làm phương tiện liên lạc truyền thống, giới thiệu và đoàn kết Phật giáo. Ở một quốc gia quá rộng lớn, tình trạng người Việt rãi khắp các tiểu bang, thì báo chí đã đóng một vai trò quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Báo chí thường hướng dẫn dư luận quần chúng trước những vấn đề có tính chất thời sự.

Nhiệm vụ của Truyền bá vu: là trình bày những giáo lý Phật giáo trong quảng đại quần chúng. Đây là chức năng chính của Giảng Sư Đoàn. Những vị có chân trong Giảng Sư Đoàn cần được phân bố đồng đều khắp nơi, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau, nhất là khi truyền bá Phật Giáo Việt Nam trong một môi trường mới, xã hội mới, phong tục tập quán mới.

Nhiệm vụ của Kiểm Duyệt vụ: là tinh lọc, kiểm điểm những công trình về văn hóa, kinh điển Phật giáo cần quảng bá trong Phật giáo đồ. Trong thời gian vừa qua, trong báo chí, dư luận, những phương tiện truyền thông, thường thấy những nguồn tin có phần bất lợi cho việc phát triển Phật giáo. Chính phiên họp thứ hai của Giảng sư đoàn ngày 4 tháng 9 năm 1983 tại chùa Phật Giáo Việt Nam (Santa Ana) trong dịp đại lễ Giới Đàn Thiện Hòa cũng đã đề cập đến những sự kiện đáng buồn này, gây tác hại không ít cho uy tín của Phật giáo Việt Nam hải ngoại.

Xem như vậy, bốn chức năng chính của cơ quan hoằng pháp trong tương lai rất quan trọng. Nếu tổ chức đúng theo nội dung, danh nghĩa, giá trị còn phải đòi hỏi nhiều nhân lực, nhiều phương tiện , nhiều chương trình họat động tích cực, hữu hiệu và sâu rộng hơn trước nhiều!

HỘI NGHỊ VỀ GIẢNG SƯ ĐOÀN:

Phiên họp thứ nhất diễn ra vào lúc 7 giờ (địa phương) đến 8 giờ tối ngày 2 tháng 9 năm 1983, trong dịp dự Đại Lễ Giới Đàn Thiện Hòa. Địa điểm họp tại chùa Phật Tổ Gotama, số 905 Orange Ave, Long Beach CA 90813. Trong phiên họp này, có sự hiện diện đông đủ chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng của nhiều quốc gia : Hòa Thượng Thích Huyền Vi, Viện chủ chùa Linh Sơn Pháp Quốc, Hòa Thượng Thích Thiền Định, Viện chủ chùa Pháp Hoa Marseille, Pháp; Thượng Tọa Thích Đức Niệm Giám Đốc Phật Học Viện Quốc Tế; Thượng Tọa Thích Trí Chơn, Lãnh đạo tinh thần Hội Phật Giáo San Diego, Hoa Kỳ; Thượng Tọa Thích Thiện Thanh, Viện chủ chùa Phật Tổ Long Beach, Hoa Kỳ; Thượng Tọa Thích Thắng Hoan Giảng sư chùa Phật Giáo Việt Nam ở Los angeles, Hoa Kỳ; Thượng Tọa Thích Minh Tâm, Viện chủ chùa Khánh Anh, Pháp; Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt Hoa Kỳ; Thượng Tọa Thích Thiện Trì, Lãnh đạo tinh thần Hội Phật Giáo Sacramento, thủ phủ California, Hoa Kỳ; Thượng Tọa Thích Bảo Lạc, Tọa chủ chùa Pháp Bảo, Úc ĐạI Lợi; Thượng Tọa Thích Tín Nghĩa Giáo thọ sự Phật Học Viện Quốc Tế, tọa chủ Tổ Đình Từ Đàm, Dallas, Hoa Kỳ, Đại Đức Thích Như Điển, Tọa chủ chùa Viên Giác, kiêm lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam ở Đức Quốc; Đại Đức Thích Pháp Châu, trú trì chùa Phật Giáo Việt Nam Orange County, Hoa Kỳ; Đại Đức Thích Nguyên An, trú trì chùa Cổ Lâm, kiêm lãnh đạo tinh thần cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Washington State, Hoa Kỳ; Đại Đức Thích nguyên Trí, lãnh đạo tinh thần cộng đồng Phật giáo Việt Nam Vancouver B.C Canada; Đại Đức Thích Thiện Quang, ở Chicago; Đại Đức Thích Minh Mẫn, tọa chủ chùa Huệ Quang Orange County, Hoa Kỳ; Đại Đức Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Báo Phật Giáo Việt Nam ở Los Angeles; Đại Đức Thích Đồng Trung, Lãnh chúng Phật Học Viện Quốc Tế; Đại Đức Thích Khế Đạo, Phó trú trì chùa Phật Giáo Việt Nam Orange County; Đại Đức Thích Minh Tuyên, chùa Phật Giáo Việt Nam ở Orange County.

Danh xưng: lấy tên là Giảng Sư Đoàn Phật Giáo Việt Nam hải ngoại, là một kết hợp cá thành viên giảng sư trong vai trò hoằng pháp lợi sanh, danh xưng được viết tắt là G.S. Đ.P.G.V.N.H.N

Nhân sự điều hành gồm có hai ban:

a) Ban Cố Vấn: Nhị vị Hòa Thượng Thích Huyền Vi và Hòa Thượng Thích Thiền Định chủ tọa trong phiên họp đã hứa khả ngôi vị cố vấn của Giảng sư đoàn Phật giáo Việt Nam hải ngoại còn sẽ xin cung thỉnh những vị Hòa Thượng Phước Huệ, Thượng Tọa Mãn Giác, Thượng Tọa Hộ Giác và các vị Hòa Thượng, Thượng Tọa vắng mặt vào ban Cố Vấn Giảng sư đoàn

b) Ban điều hành: thành phần Giảng sư đoàn đại diện của bốn châu:

Mỹ châu: Thượng Tọa Giám Đốc Phật Học Viện Quốc Tế Thích Đức Niệm; Thượng Tọa Viện Chủ Chùa Phật Tổ Long Beach Thích Thiện Thanh.

Âu Châu: Thượng Tọa Viện Chủ chùa Khánh Anh Thích Minh Tâm.

Úc Châu: Thượng Tọa Viện Chủ chùa Pháp Bảo Thích Bảo Lạc.

Á Châu: Thượng Tọa Thích Tịnh Hạnh

Canada: Thượng Tọa Viện Chủ chùa Tam Bảo Thích Thiện Nghị

Thượng Tọa Thích Tịnh Hạnh và Thượng Tọa Thích Thiện Nghị vắng mặt; tuy nhiên nhị vị Hòa Thượng Chủ Tọa sẽ có văn thư chính thức mời vào những chức vụ nói trên.

Ủy viên điều hợp: Vị ủy viên này sẽ thừa hành các công việc của Ban Đại Diện của Giảng Sư Đoàn Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại, Thượng Tọa Thích Nguyên Đạt được đại tăng trong phiên họp giao phó chức vụ Ủy viên điều hợp; Thượng Tọa Thích Tín Nghĩa làm phụ tá Ủy viên điều hợp; Đại Đức Thích Pháp Châu, giữ vai thủ quỷ.

Trụ sở: Trụ sở được chọn là chùa Phật Tổ, số 905 Orange Ave, Long Beach, CA. 90813; điện thoại (213) 599-5100 trong giai đoạn tạm thời.

Tài chánh: Toàn hội nghị quy định: Mỗi thành viên trong Giảng Sư Đoàn đóng niên liễm là 100.00 mỹ kim (mỗi năm 100.00 đô la Mỹ). tất cả chư liệt vị hiện diện trong các phiên họp ngày 2 và ngày 4 tháng 9 năm 1963 về Giảng sư đoàn đều là thành viên của Giảng sư đoàn. Để có tài chánh điều hành, trong phiên họp thứ hai (4 tháng 9 năm 1963) chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng tuỳ tâm đóng góp ngay trong phiên họp này số tiền mặt là $850.00 Mỹ kim.

Thông tin: Các hoạt động trong Giảng sư đoàn phải được thông tin rộng rãi.

“Bản tin Giảng Sư đoàn” là nhịp cầu nốI liền giữa các châu và các Giảng sư. Trong giai đọan mới hình thành tổ chức, tài chánh là một điểm then chốt để phát triển, nên cần phải có bài gửi đăng báo và kêu gọi sự tiếp tay đóng góp cụ thể của đồng bào Phật tử.

Ban soạn thảo Quy Chế: Hội nghị cũng đề cử một Ban Soạn Thảo Quy Chế gồm có những vị sau đây:

· Thượng Tọa Thích Thiện Thanh

· Thượng Tọa Thích Trí Chơn

· Thượng Tọa Thích Thiện Trì

· Thượng Tọa Thích Tín Nghĩa

Những điều kiện minh định tạm thời: Trong khi chờ đợi Bản Quy Chế chính thức được soạn thảo và công bố những điều kiện minh định tạm thời về việc mời tham gia Giảng Sư đoàn như sau:

Giảng sư phải có đủ tư cách trong việc diễn giảng

Giảng sư chỉ lo thuần túy về việc hoằng pháp

Giảng sư giữ thanh danh Giảng sư đoàn và tôn trọng tinh thần của Giảng sư đoàn, qua kết quả của các biên bản nồng cốt đều thỏa thuận.

Ý NGHĨA VỀ VIỆC THÀNH LẬP GIẢNG SƯ ĐOÀN:

Theo như nhận định của chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng trong những phiên họp vừa qua, thì đây, có thể nói là những cuộc bàn thảo về công việc hoằng pháp có tính chất lịch sử, quy tụ được hầu hết các giảng sư nồng cốt, của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại, với một tinh thần vì đạo pháp, tương lai Phật Giáo Việt Nam hải ngoại.

Nếu chưa có thể thực hiện được những chương trình hoằng pháp to lớn, rộng rãi, trong giai đoạn này, thì ít ra cũng là sự chuẩn bị cho những công tác hoằng pháp sắp đến với sự đồng tâm nhất trí của chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, sau lần gặp gở Đại Giới Đàn Thiện Hòa.

ĐƯỜNG HƯỚNG CHÍNH CỦA GIẢNG SƯ ĐOÀN:

Nhận định: Trong vòng tám năm nay, kể từ khi phong trào người Việt bỏ nước ra đi, phân tán khắp nơi trên thế giới, thì PGVN hải ngoại cũng được hình thành. Nhiều chủa chiền đã được kiến tạo; nhiều Giáo Hội Phật Giáo được thiết lập; nhiều vị giảng sư uy tín đã có công gây lại niềm tin, trao truyền chánh pháp, hoằng pháp lợi sanh. Tuy nhiên, nhìn tổng quát, thì việc hoằng pháp vẫn còn nhiều vấn đề phải tu chính: Thiếu giảng sư, thiếu phương tiện, thiếu đoàn kết, thiếu tổ chức hợp nhất.

Đường hướng chính: Mục đích chủ yếu của việc hoằng pháp là truyền bá giáo lý, chỉ dẫn cho Phật giáo đồ hành đạo. Với nhu cầu đó, trong Đại Giới Đàn Thiện Hòa tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế, đã có những phiên họp quan trọng đi đến những kết quả đáng khích lệ:

Thành lập một giảng sư đoàn. Từ giảng sư đoàn sẽ đi đến Viện Hoằng Pháp trong tương lai, làm nền tảng cho việc thống nhất.

Tổ chức nhân sự điều hành, gồm có cả ban cố vấn và ban đại diện. Một ủy viên điều hợp được công cử, có phụ tá và thủ quỷ.

Hai phiên họp này cũng giải quyết những vấn đề: danh xưng, trụ sở, tài chánh, thông tin, đồng thời cũng nêu những khó khăn trong việc hoằng pháp.

Tinh thần của phiên họp, căn cứ theo bản Thông bạch của Ủy viên điều hợp đề ngày 15 tháng 10 năm 1983 ghi rõ: Phiên họp về Giảng sư đoàn cũng đã thảo luận công cuộc hoằng pháp, vai trò của hàng trưởng tử Như Lai, đối với việc hoằng dương chánh pháp, không phân biệt tôn phái, tổ chức, đoàn thể, địa phương. Như vậy, tổ chức Giảng sư đoàn không phải bị ràng buộc vào một hệ phái nào, Giáo Hội nào, chỉ nhằm vào mục đích hoằng pháp thuần túy mà thôi.

Cũng trong tinh thần của Thông Cáo và Thông Bạch nói trên, (nguyên văn) đây là một nhu cầu Phật Pháp càng ngày càng đòi hỏi và cấp thiết cho đời sống tinh thần của đồng bào Phật tử tỵ nạn hải ngoại.

Vấn đề bảo vệ uy danh tăng giới: Hai vấn đề căn bản mà phiên họp Giảng sư đoàn nói trên nêu ra là:

a) Bảo vệ uy danh của tăng giới, như có vài trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, trong cộng đồng người Việt, liên quan đến tu sĩ Phật Giáo.

b) Thư nặc danh: Tìm những biện pháp cần thiết, ngân chận những thư từ, truyền đơn nặc danh, mang tính chất mạ lỵ, tố cáo, vu khống cá nhân nhưng lại có phương hại trầm trọng đến uy tín chung của Phật Giáo. Cần nên đề cao cảnh giác, để tránh những hiểu lầm tai hại, trong hàng ngũ Phật giáo đồ.

VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ GIẢNG SƯ ĐOÀN:

Ngày xưa, khi Đức Phật còn tại thế, Ngài thường hay vân du hóa độ đó đây trên nước Ấn Độ, để thuyết pháp độ sanh, nhằm gieo hạt giống giác ngộ vào lòng người đang sống trầm luân trong bể khổ. Kể từ khi Ngài nhập diệt cho đến nay, đã hơn 2000 năm, nhưng tinh thần ấy vẫn còn giữ mãi, đối với người tăng sĩ trong bổn phận “Tác Như Lai sử; hành Như Lai sự”.

Hôm nay, nhân Đại Lễ Giới Đàn Thiện Hòa do Phật Học Viện Quốc Tế tổ chức – chư tôn túc của Phật Giáo Việt Nam hải ngoại vân tập về đây, để chứng minh và dự lễ cũng nhân cơ hội này, chư tôn túc đã đồng ý với nhau, để thành lập một giảng sư đoàn của Phật Giáo Việt Nam hải ngoại.

Giảng sư đoàn này có nhiệm vụ: Hoằng pháp lợi sanh và hợp nhất, thành một khối để tuyên dương giáo pháp của Đức Phật, trong tinh thần lợi tha cho đồng bào, Phật tử Việt Nam tại hải ngoại.

Mong rằng: Ý niệm này được thực hiện một cách hữu hiệu, để xứng đáng là những “Trưởng Tử Như Lai” trên con đường hoằng pháp lợi sanh, trong hiện tại, hay dẫn đến tương lai nữa.

Để xứng đáng với lời phát nguyện của một tăng sĩ khi đi làm việc đạo, chúng ta cũng không quên lời thệ nguyện này:

“Con là Trưởng Tử Như Lai

Phát nguyện: Trọn đời hy sinh cho đạo

Chỗ nào chúng sanh cần, con đến

Chỗ nào Đạo Pháp gọi, con đi

Chẳng hề gian lao, chẳng nề gian khổ”

…Với tinh thần đó, một GIẢNG SƯ ĐOÀN của Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại rất là cần thiết; nhằm mang giáo lý giác ngộ của Đức Phật đến với mọi người, trong lúc “No vật chất, đói tinh thần” như trong hiện tại.

TẤN PHONG NĂM VỊ THƯỢNG TỌA:

Ngày 02 tháng 09 năm 1983, Phật lịch 2527, trong dịp Đại Giới Đàn “Thiện Hòa” dưới sự chứng minh của chư Hòa Thượng: Thích Huyền Vi, Thích Thiền Định; Chư Thượng Tọa: Thích Đức Niệm, Thích Thiện Thanh, Thích Trí chơn, Thích Thắng Hoan cùng với sự hiện diện của chư Đại Đức Tăng Ni, Thượng Tọa Thích Đức Niệm, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Giới Đàn đã đệ trình lên Đại Tăng, 5 Đại Đức sau đây về Hạ Lạp, Giới hành “đã dày công tu niệm và hết lòng phụng sự Đạo Pháp và Dân tộc”. Chư đại tăng xét rất chu đáo, và đồng thanh tấn phong lên ngôi vị Thượng Tọa:

Đại Đức Thích Minh Tâm - Trụ trì chùa Khánh Anh (Pháp)

Đại Đức Thích Nguyên Đạt - Ủy viên Điều hợp Giảng sư đoàn

Đại Đức Thích Thiện Trì - Trụ trì chùa Kim Quang (Sacramento, USA)

Đại Đức Thích Bảo Lạc Trú trì chùa Pháp Bảo (Úc)

Đại Đức Thích Tín Nghĩa - Tọa chủ Tổ Đình Từ Đàm (Texas)

Chư Đại Tăng đồng đứng dậy trang nghiêm niệm danh hiệu Phật, nhận định không có gì trở ngại.

Sắc phong này cũng được công bố các Tự Viện khắp nơi trong tổ chức Phật Giáo Việt Nam hải ngoại, và có giá trị bắt đầu từ ngày tấn phong vừa nêu trên.

Chư Thượng Tọa vừa được tấn phong đã giữ những chức vụ quan trọng trong Đại Lễ Giới Đàn và đảm trách những chức vụ chính yếu trong Giảng Sư Đoàn.

CHƯƠNG THỨ TƯ

NHỮNG ĐẠI GIỚI ĐÀN TRONG LỊCH SỬ PGVN

Những đặc tính chung

I- Những giai đọan lịch sử Đại Giới Đàn

II- Đại Giới Đàn đời nhà Lý:

a) Đại giới đàn nhà Lý

b) Chế độ Tăng thống

c) Những vị quốc sư

d) San định kinh điển

III- Đại giới đàn đời nhà Trần

a) Tổ chức Tăng chúng

b) Truyền giới và thọ giới

c) San định kinh điển

d) Giòng Yên Tử

e) Giòng Lâm Tế

IV- Thời đại Phật Giáo suy đồi:

a) Nhà Hồ

b) Minh Thuộc

c) Nhà Hậu Lê

V- Phật Giáo trùng hưng

a) Phái Tào Động

b) Phái Lâm Tế

c) Phái Nguyên Thiều

d) Phái Liễu Quán

VI- Phật Giáo đời nhà Nguyễn

VII- Phật giáo cận đại và hiện tại

a) Công cuộc truyền giới, truyền đạo miền Nam

b) Công cuộc truyền giới, truyền đạo miền Trung

c) Công cuộc truyền giới, truyền đạo miền Bắc

VIII- Những ý nghĩa chính yếu.

CHƯƠNG TƯ:
| LỊCH SỬ NHỮNG ĐẠI GIỚI ĐÀN TRONG LỊCH SỬ

NHỮNG ĐẶC TÍNH CHUNG:

Chịu ảnh hưởng của Giáo lý và tổ chức Phật giáo Đại Thừa công cuộc truyền giới và thọ giới là việc kiện toàn, bảo vệ thống Tăng đoàn trong chức năng củng cố Phật GiáoViệt Nam. Lịch sư Phật Giáo đã trãi qua bao nhiêu thời kỳ hưng thịnh và suy vong. Những biến chuyển đó có nhiều nguyên nhân về xã hội và giáo hội, thì những đại giới đàn cũng theo thăng trầm lịch sử mà phát triển thêm hay suy yếu, lụn bại dần. Tuy rằng, những tôn phái Phật giáo tiểu thừa hay đại thừa , Thiền Tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Duy thức tông, Hoa Nghiêm tông có những lối truyền thụ đặc thù của mỗi hệ phái. Tuy nhiên mục đích trì giới và bảo vệ giá trị của Tăng đoàn vẫn là một “Giới luật còn thì đạo pháp còn”. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng chùa chiền, ấn hành, phiên dịch kinh sách, tổ chức giảng sư đoàn, thiết lập hội đồng Tăng Thống, Hóa Đạo… thì đại giới đàn là một trong những tổ chức hàng đầu của Phật Giáo…

NHỮNG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ ĐẠI GIỚI ĐÀN:

Ngoài tính chất chung, như vừa kể trên, mỗi thời đại có những sự phát triển và lề lối, phạm vi tổ chức riêng biệt.

Ví dụ: Triều đại đời Lý, nhiều cuộc đại giới đàn tổ chức ngay trong triều đình cho những vương công, hầu tước và quan lại thọ giới, xuất gia hay tại gia, tùy theo hạnh niệm của mình.

Đến đời Trần, nhất là thời kỳ phái Trúc Lâm (vua Trần Nhân Tôn) núi Yên Tử phát triển mạnh, thì những đại giới đàn tổ chức dồn dập và thu hút hàng chục ngàn giới tử. Việc phát triển nhiều về chiều rộng cũng gây trở ngại cho cơ cấu điều hành và tổ chức, thậm chí đệ nhị sư tổ Trúc Lâm Yên Tử là Ngài Pháp Loa phải lập sách tịch Tăng đoàn, chỉnh đốn Tăng phái. Theo bản thống kê của những nhà nghiên cứu sử liệu, trong thời đại nhà Trần, nếu đem so với thời thịnh vượng nhất Phật giáo Trung Hoa vào đời Nguyễn, thì Việt Nam đã vượt xa. Dù rằng có nhiều trở ngại về tổ chức, nhưng nhìn chung, đây là thời đại cực thịnh của Phật giáo, trở thành địa vị độc tôn.

Đến đời nhà Hồ, nhà Mạc, chiến tranh triền miên, hơn nữa, khi nhà Minh sang xâm chiếm nước ta, tịch thu hầu hết kinh sách Phật giáo, thì tình trạng suy đồi đó kéo luôn cả những tổ chức hành đạo, truyền đạo,. Phật giáo trong thời này đã biến thể thành Mạt-Na giáo và Phù-Chú giáo. Thời đại vàng son Lý Trần đến lúc này không còn một âm hưởng nào, trong triều đình, cũng như ngoài nhân gian. Sau đó, đến thời Nam, Bắc phân tranh, nước nhà qua phân, đến Tây Sơn khởi nghĩa, Chúa Nguyễn xưng vương, 300 năm chiến tranh ròng rã, khó có một cơ hội để chấn hưng Phật giáo. Tuy thế, vẫn có những hệ phái Phật Giáo ra đời; Thiền Tào Động và Thiền Lâm Tế trong lúc này đã bành trướng sang Việt Nam; giòng Nguyên Thiều và giòng Liễu Quán đã đem lại cho Phật Giáo Việt Nam những tánh chất thuần túy dân tộc. Cả bốn hệ phái đó đã lần lượt kế tiếp nhau củng cố địa vị của Phật giáo, bên cạnh Khổng Giáo và Lão Giáo từng được triều đình nâng đỡ. Những đại giới đàn trong giai đoạn này cũng đã được tổ chức khắp nơi, dù trong hoàn cảnh chiến tranh. Đại nạn Phật Giáo xảy ra từ khi nhà Minh tịch thu hết kinh sách vẫn còn trầm trọng ảnh hưởng sau này. Những vị cao tăng thuộc phái Nguyên Thiều và phái Liễu Quán đã cố gắng tổ chức những phái bộ Phật giáo cao cấp sang tận Trung Hoa để thỉnh Tam Tạng kinh điển, thỉnh cao tăng sang truyền giới, nhưng mọi việc cũng đều bị hạn chế. Phải mất cả một thời gian dài, Phật giáo từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ 19 mới lấy lại quân bình đây có nghĩa là ổn định lại khả năng truyền đạo và hành đạo của thời đại Lý, Trần. Phải đợi cho đến thời gian gần đây, khi Phật giáo bắt đầu cuộc chấn hưng vào thập niên 1930, khắp ba miền trong nước mới trở lại những tổ chức đạIi giới đàn quy mô lớn, theo đúng truyền thống kế thừa. Những vị cao tăng nhu: Ngài Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang, ở trong Nam,; Ngài Thuyền Tôn, Pháp Sư Trí Độ. Hòa Thượng Giác Tiên…ở miền Trung; Ngài Vĩnh Nghiêm, Ngài Phương Trượng, Ngài Tam Lai ở miền Bắc. Tất cả những vị này đã có công lớn trong việc chỉnh đốn hàng ngũ tăng già, đồng thời nhiếp pháp cho đàn hậu tấn.

Nội dung tổ chức: Trừ những thời kỳ Phật giáo suy đồi dưới thời Minh thuộc và Hậu Lê,còn ngoài ra, những đại giới đàn suốt trong lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam, từ nguyên thủy, đến cận đại và hiện đại, luôn luôn chú trọng đến hình thức nghi lễ và tuyển chọn giới tử rất nghiêm nhặt. Vì chính những ảnh hưởng đến việc trú trì sau nầy, mà còn gây tác dụng sâu xa trong dân chúng. Giới luật của những Tăng sĩ và cư sĩ Việt Nam, nếu so với nhiều nước Phật Giáo khác, đến nay vẫn bảo vệ được tính chất thuần khiết. Vì chính đó là tinh túy của Đạo pháp.

Giá trị lịch sử: Việc nghiên cứu lại những tổ chức Đại Giới Đàn suốt trong quá trình lịch sử Phật Giáo Việt Nam, đã giúp cho những nhà biên khảo và thuyết minh có được một lối nhìn thấu triệt. Nội dung tổ chức phản ảnh đến tinh thần đạo pháp từng thời, từng giai đoạn thăng trầm. Bài học lịch sử ấy cho chúng ta thấy rằng: Bước nhập môn của Tăng chúng và cư sĩ trong mỗi giai đoạn đều rất cần thiết.

GIỚI ĐÀN NHÀ LÝ:

Trong đời nhà Lý, đã có những phong trào khuyến khích dân chúng xuất gia (theo Trần Văn Giáp, Le Bouddhisme en Annnam) Vào đầu năm 1010, khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã cho chọn những người xuất sắc trong lớp trí thức, sĩ phu đương thời cho xuất gia. Bốn năm sau đó (1014) Tăng Thống Thẩm Văn Uyên lập GIỚI ĐÀN tại chùa Vạn Thọ, để tăng đồ thọ giới. Vào thượng tuần tháng 8 năm 1016, có hơn 1,000 người ở kinh đô Thăng Long được tuyển chọn để thọ giới đàn làm Tăng sĩ (Phật) cũng như làm đạo sĩ (Lão giáo) năm 1019 lại một lần nữa, độ dần làm tăng sĩ (Tài liệu của L. Cadière).

NHỮNG VỊ QUỐC SƯ:

Dưới đời nhà Lý, những vị Tăng sĩ được xem như lãnh đạo tinh thần cho triều đình và khắp trong nước thì được gọi là “Quốc Sư”. Theo tài liệu của Thomas, danh từ Quốc Sư ở đây không có nghĩa là chức vụ cố vấn chính trị của triều đình và vua quan, mà chỉ có nghĩa là: Bậc thầy dạy đạo Lý (Phật giáo) cho cả nước. Cũng cần nói thêm, những vị thiền sư trong thời kỳ này chẳng những am thông kinh điển Phật giáo mà còn nghiêm khảo tư tưởng Nho giáo (về hình nhi thượng học và hình nhi hạ học) tư tưởng Lão giáo (thanh tịnh, vô vi) Những vị Quốc sư nổi danh bấy giờ, thường được mời làm đầu đàn Hòa Thượng cho những đại giới đàn, như Vạn Hạnh Thiền sư, các vị Khô Đầu, Không Lộ, Thông Biện và Viên Chiếu…Hầu hết những nhà nghiên cứu văn học sử Việt Nam thời đại Lý Trần, đều xác định: những vị Quốc sư này đều có một nguồn học vấn uyên bác tinh thông, các vị còn là những luận lý gia nổi tiếng.

CHẾ ĐỘ TĂNG THỐNG:

Theo tài liệu Le Bouddhisme au Việt Nam của Mai Thọ Truyền (Sài gòn 1962) có viết: Chính từ đời vua Đinh Tiên Hoàng, đã bắt đầu định lệ giai cấp cho tăng lữ. Vào tháng 9 năm 971, một vị thiền sư, tên là Ngô Chân Lưu đạo hiệu là Khuông Việt Quốc Sư (933-1011) được phong làm Tăng Thống. Chế độ Tăng Thống tại Việt Nam cũng đã bắt đầu từ năm ấy.

Trong đời nhà Lý, các vị vua thỉnh thoảng cũng đã đặt lại giai cấp tăng sĩ và đạo sĩ, nhưng vẫn theo những quy định pháp lý từ đời nhà Đinh. Những chức vụ như: Tăng Thống, Tăng Lục, Tăng Chính, Đại Hiền quan… có giá trị thiết yếu về phương diện tổ chức Giáo Hội Phật Giáo, có những liên hệ chặt chẻ với chính quyền và sinh hoạt xã hội đương thời; chứ không phải là những chức vụ liên hệ đến đời sống hành đạo trong nội bộ tu viện như: Hòa Thượng, Yết Ma, Giáo Thọ, Giám Viện, Trú Trì…

VỀ KINH ĐIỂN:

Năm 1011, cũng trong kỳ Đại Giới Đàn tại chù Vạn Thọ, Vua Lý Thái Tổ đã cho dựng lên Tăng Kinh Trần Phúc, để chứa tam tạng kinh điển, được cung thỉnh từ Trung Hoa sang nước ta. Năm 1018, nhà vua đã công cử hai vị: Nguyễn Thành và Phạm Hạc sang Trung Hoa một lần nữa để thỉnh kinh, mời đại tăng, thỉnh pháp cụ và chiêm bái.

Theo tài liệu Lịch Sử Phật Giáo, ấn bản tam tạng kinh điển ở đây xuất hiện từ đời nhà Tống năm 972, gồm cả thảy đến 13,000 bản khắc gỗ, tổng số lên đến 1,076 bộ kinh . Khi đại sư Phi-Trí được công cử ra phân loại và quản lý, nhà vua lại cho xây dựng thêm Tăng kinh Bát Giác để chứa Đại Tạng. Về sau những Tàng kinh khác như: Đại Hưng, Trung Hưng cũng được kiến lập.

ĐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO ĐỜI LÝ:

Suốt trong năm thế kỷ, Phật giáo Việt Nam đã tạo dựng những cơ sở vững chắc để đào tạo tăng tài, ấn hành kinh sách xây dựng chùa chiền, tu viện, có ảnh hưởng lớn đối với triều chính, đối với văn hóa nước nhà, đối với sự nghiệp Phật giáo Việt Nam.

Vào thế kỷ thứ năm: Hai vị thiền sư nổi danh đầu tiên trong việc truyền giáo và tổ chức hệ thống tăng già là Ngài Dharmadeva và Ngài Huệ-Thắng. Tăng tín đồ theo thọ giáo rất đông.

Vào thế kỷ thứ sáu: Lịch sử Phật giáo thường ghi tên tuổi hai vị thiền sư là Quán Duyên và Pháp Hiền. Chính trong thời kỳ này, thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã đến Việt Nam, và đã lập ra một thiền phái mang tên Ngài. Những giới đàn nổi tiếng

tổ chức khắp nơi ở Đàng ngoài cũng như ở kinh thành Thăng Long bấy giờ.

Vào những thế kỷ thứ bảy, thứ tám, thứ chín: Thời kỳ lệ thuộc nhà Đường, cho nên ảnh hưởng tôn giáo cũng gây tác dụng. Nền chính trị của nhà Đường tại đất Giao Châu rất hà khắc; Tuy vậy, vẫn có nhiều cao tăng truyền trao giới pháp cho tăng ni. Ngoài những tên tuổi của những vị tăng sĩ từng qua giảng kinh tận kinh đô nhà Đường. Những vị này thông hiểu Hán ngữ lẫn Phạn ngữ.

LỊCH SỬ TĂNG CHÚNG,

THỌ GIỚI VÀ TRUYỀN GIỚI ĐỜI TRẦN

TỔ CHỨC TĂNG CHÚNG:

Nhìn tổng quát, Phật giáo đời Trần quy tụ thành một tông phái hợp nhất; đó là núi Yên Tử; Những vị Quốc sư Phật Giáo dưới đời Trần, nhiều người đã phát xuất từ sơn môn Yên Tử; chẳng hạn như: Đại sư Viên Chứng, Đại Đăng, Tống Cảnh, Bảo Phác, Phù Vân, Vô Trước, Quốc Nhật… có 3 vị Quốc sư tuy không xuất từ nguồn gốc Yên Tử, nhưng căn cơ những liên hệ chặt chẻ: đó là Quốc sư Nhật Thông, Liễu Minh và Đạo Nhật. Hằng năm, núi Yên Tử thường là nơi tập trung nhiều vị cao tăng, những tổ chức đại giới đàn, an cư kiết hạ, Giáo Hội Yên Tử cũng có những chi nhánh rãi rác khắp nơi như: Chùa Bảo Ân, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Quỳnh Lâm, Chùa Thanh Mai và Chùa Côn Sơn. Riêng Chùa Vĩnh Nghiêm ở Lưỡng Giang thì được chọn làm tổ chức Trung Ương của Giáo Hội Yên Tử, năm 1313, Ngài Pháp Hoa đã làm việc nơi đây, để quy định mọi chức vụ trong giáo đoàn giảng sư đoàn và kiểm tra những tu viện khắp trong nước . Vào đời Ngài Pháp Loa đã sáng chế ra loại “Đồ Điệp”, vị tăng nào di chuyển có mang theo đồ điệp, thì không bị trở ngại; đến tu viện nào xuất trình đồ điệp, thì được tiếp đón ân cần.

TRUYỀN GIỚI VÀ THỌ GIỚI:

Tài liệu dẫn giải trong cuốn “Truyền Kỳ Mạn Lục” của Nguyễn Dữ có chép như sau: Những ngôi chùa lớn nhất được xây dựng lên như: chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa Phổ Minh, chùa Ngọc Thanh…Những người xuống tóc, tu hành làm tăng ni nhiều bằng nữa số dân thường. Nhất là vùng Đông Triều, sự sùng thượng thì lại còn mạnh mẽ hơn: chùa chiền dựng lên, nhiều làng lớn có đến 10 ngôi chùa (!) làng nhỏ cũng đến 5, 6 ngôi chùa.

Điều này cho chúng ta thấy, việc xuất gia tu hành trong thời kỳ này (nhà Trần) đã lên cao một mức độ chưa từng thấy.

Chính vì tăng sĩ quá đông đảo như vậy, cho nên Hội Trúc Lâm Yên Tử mới tổ chức việc kiểm tra lại các tu viện, đồng thời cũng làm “Sổ tăng tịch”. Tài liệu của cụ Trần Văn Giáp còn cho thấy: Chích vì số tăng sĩ bấy giờ quá đông, cho nên, Ngài Pháp Hoa mới hạn chế tổ chức GIỚI ĐÀN thọ giới, ba năm mới có một lần. Mỗi lần như vậy đã loại ra hàng ngàn giới tử xin thọ giới. Giáo Hội Trúc Lâm sợ rằng: Tăng sĩ đông quá như vậy mà không học tập và thụ trì giới luật, tình trạng Phật giáo sẽ nguy ngập. Hai việc làm cấp bách trong giai đọan bấy giờ là:

a) Ấn hành và cho phổ biến sâu rộng Tứ Phần Luật

b) Tổ chức những lớp học tập về GIỚI LUẬT cho tăng sĩ.

Ghi chú: Tứ Phần Luật đời nhà Trần (thế kỷ (14) đã cho in lần đầu tiên đến 5,000 cuốn (vào giữa năm 1322).

Song song với công việc ấy, Tăng Thống đã cũng cố. Những vị cao tăng trong thời bấy giờ như: Quốc sư Tống Cảnh và Quốc sư Bảo Phác được triệu về, để mở ra những lớp giảng dạy nghiêm minh về giới luật cho hàng Tăng sĩ.

Tổng số tăng sĩ thọ giới: “Tam tổ thực lục” chép rằng: Chỉ riêng Ngài Pháp Loa trong thời gian bấy giờ cũng đã đứng ra đôn đốc tạo dựng lên có đến 200 tăng đường, để có nơi cư trú và học tập cho hàng tăng sĩ. Số tăng sĩ được xuất gia từ năm 1313, tức là năm khởi đầu việc hạn chế tăng sĩ, cho đến năm 1329, tức là trong 16 năm, đã có 15,000 người xuất gia được công nhận. Đó là số lượng người xuất gia trong khuôn khổ giáo hội Trúc Lâm, và cũng đã được quy định thật rõ rệt. Như vậy, cứ mỗi kỳ có Đại Giới Đàn, có vào khoảng từ 3,000 đến 4,000 người thọ giới. Hiện nay chưa có một tài liệu nào nói rõ con số tăng sĩ hồi đó, nhưng ta cũng có thể nói rằng: Ít nhất cũng hơn 30,000 vị.

So sánh: Tuyên Chính Viện nhà Nguyễn cho biết: Trong thờI gian này, tạI Trung Quốc, (năm 1291) có tới 213,418 tăng sĩ và có 42,318 ngôi chùa. Nhưng nếu đem so sánh giữa dân số và tăng sĩ, thì tỷ số tăng sĩ nước Đại Việt ( Quốc hiệu hồi đó) đã cao hơn tỷ số tăng sĩ nhà Nguyên Trung Hoa)

SAN ĐỊNH ĐẠI TẠNG KINH:

Dưới đời vua Trần Anh Tông khi mà Phật giáo lên cao nhất, có 3 sự kiện phát triển Phật sự quan trọng:

Giáo sản: Bất động sản được trao tặng cho các chùa chiền trong thời kỳ bấy giờ rất nhiều. Chẳng hạn: Chùa Quỳnh Lâm đã có trên 1,000 mẩu đất, và cũng đã nuôi đến 1,000 người lo việc canh tác. Lợi tức này đã cung ứng đầy đủ cho Phật sự và tăng sự khắp trong toàn quốc.

San định đại tạng kinh: Cũng nhờ sự quan tâm sâu sắc của chính quyền, cho nên việc san định tam tang kinh điển, công trình văn hóa lớn nhất của Phật giáo đời Trần được hoàn tất, nhưng nay, đã bị mai một. Đại tạng kinh đời Trần đã được thực hiện trong 24 năm, kể từ 1295-1319.

Phật giáo hộ quốc: Trong thời kỳ bấy giờ, vua Trần Anh Tông đã muốn bắt chước A Dục Vương tại Ấn Độ, để trở thành một vị Nhân Vương Hộ Quốc. Vua đã nhờ Ngài Pháp Loa viết cho một cuốn sách chỉ dẫn về “Đời sống của một vị Bồ Tát”. Nhan đề của cuốn sách là : Hộ Quốc Nhân Vương Nghi Quý” Nhưng vua chưa kịp xuất gia thì đã mất. Nếu không thì Giáo Hội Trúc Lâm Yên Tử còn tiến xa hơn thế nữa, trên con đường hoằng pháp lợi sanh.

PHÁI YÊN TỬ:

Dưới đời nhà Trần, Phật giáo rất hưng thịnh. Nhiều vị vua đã phát nguyện thọ giới, gây nên một phong trào học Phật sâu rộng, trong triều đình cũng như ngoài nhân gian. Người khởi xướng môn phái Trúc Lâm là vua Trần Nhân Tôn (đệ nhất tổ); đệ tử của Ngài là Pháp Loa Tôn sư là đệ nhị tổ; Huyền Quang tôn sư là đệ tam tổ.

TRÚC LÂM ĐỆ NHẤT TỔ:

Năm 1278, Thái tử Trần Khâm lên ngôi vua tức là Nhân Tôn. Vốn là người sùng mộ đạo Phật, ngài muốn truyền ngôi cho em, định vào núi Yên Tử học đạo, nhưng Thái Thượng Hoàng sai người đưa về trị nước. Sau 15 năm tức vị, vua Nhân Tông nhường ngôi vua cho con là Anh Tôn, vào tu ở chùa Yên Tử, tự hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, lập trường giảng dạy đồ tăng, môn đồ của Ngài có đến 10,000 người.

Truyền Bồ Tát giới cho Anh Tôn: Năm 1304, vua Anh Tôn thỉnh Ngài Trúc Lâm vào đại nội và xin thọ Tại Gia Bồ Tát Tam giới. Trên nguyên tắc, những vị vua thọ Bồ Tát giới tại gia là: Phát nguyện đúng khả năng và quyền hạn của mình, phục vụ nhân sinh, theo đại nguyện độ sinh của Bồ Tát; khi thấy vua Anh Tông phát nguyện, mọi người trong kinh đô cũng xin phát nguyện thọ tam quy, ngũ giới. Do đó, đã gây một phong trào học Phật sâu rộng, trong triều đình và ngoài nhân gian. Như vậy, truyền thống Phật giáo Yên Tử đến đời Ngài Trúc Lâm đã mang nặng tính cách xã hội và nhập thế.

TRÚC LÂM ĐỆ NHỊ TỔ:

Ngài họ Đồng, thiên tư đĩnh ngộ. Năm 21 tuổi gặp ngài Diều Ngự (Vua Nhân Tôn) khen là có pháp nhẫn, liền thâu làm đệ tử, hiệu là Pháp Loa. Năm 25 tuổi, ngài phụng mệnh làm Lễ Khai giảng ở chùa Siêu Loại có vua và đình thần đến dự. Ngài đăng đàn thuyết pháp, sau được kế thế trú trì chùa Siêu Loại, tiếp tục nghiên cứu và san định 200 bộ kinh điển. Ngài có phụng sắc truyến giới xuất gia cho Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu và Thiên Trinh trưởng Công Chúa. Ngài phụng chiếu định chức các Tăng đồ trong nhân dân; do đó, Tăng chúng đã có sổ sách đầy đủ. Trong một đời Ngài, đã đúc 1,300 tượng Phật, dựng 2 đài giảng đạo, 5 ngôi tháp và xây dựng 200 tăng đường. Ngài lập đàn truyền giới, tổng cộng đến 3,000 người xuất gia theo phái Trúc Lâm.

Giới đàn trong triều đình: Dưới ảnh hưởng của Ngài Trúc Lâm đệ nhất tổ và Pháp Loa đại sư trong thời kỳ bấy giờ, đã có nhiều vị vương công, hoàng tử xin thọ giới và xuất gia.

Năm 1323: Văn Huệ Vương và Uy Huệ Vương đến chùa Bảo Ân xin thọ Bồ Tát tam giới và pháp quán định. Bảo Vân công chúa rồi sau đó, Bảo Tự Hoàng Thái Hậu và Văn Huệ Vương cung thỉnh Pháp Loa đại sư đến giảng kinh Hoa Nghiêm.

Năm 1324: Chiêu Từ Hoàng Thái Phi xuất gia, thọ Bồ Tát giới; cũng trong dịp này, những cung phi theo hầu bà cũng đồng loạt xin thọ giới.

Năm 1329: Tuyên Chân công chúa (con của Quốc Chân) và Lê Bảo công chúa (con của Chiêu Huân Vương) cũn đến xin xuất gia.

Những vị xuất gia nỗi tiếng: Ngài Pháp Loa có rất đông đệ tử, suốt trong thời gian truyền giới tại triều đình cũng như trong nhân gian. Trong số trên 15,000 người xuất gia trong các giới đàn của Giáo Hội Trúc Lâm Yên Tử thời bấy giờ, có hơn 3,000 vị tới cầu pháp và đắc pháp với ngài. Những vị đệ tử làm giảng sư nổi danh nhất thời bấy giờ gồm có: Ngài Tuệ Nhiên, Ngài Hoằng Tế, Ngài Huyền Giác, Ngài Tuệ Chúc, Ngài Hải Ân. Ngoài ra, còn có những vị xuất gia khác đều là đệ tử xuất sắc của Ngài như: Ngài Quế Đường, Ngài Cảnh Ngung, Ngài Tuệ Quán, Ngài Huyền Quang (đệ tam tổ) là đệ tử xuất gia của ngài Bảo Phác, có học với Trúc Lâm nhưng sau này cũng cầu pháp với ngài Pháp Loa.

THỌ GIỚI VÀ TRÌ GIỚI CỦA THIỀN LÂM TẾ:

Thiền học đời Trần tiếp nối thiền học đời Lý; trong suốt thời gian xây dựng và phát triển nền Phật giáo Thống Nhất vào thời bấy giờ, cũng đã tiếp nhận những khuynh hướng mới. Thiền học đời Trần trong buổi đầu, chú trọng đến sự nghiên cứu các cổ tắc, những thiền ngữ, những kệ tụng. Sự thực, hành thiền trong thế kỷ thứ 13 ở Việt Nam được thể hiện rõ nét bằng những tổ chức sau đây: Thọ giới cư sĩ, tỳ kheo và bồ tát giới; thực hành sám hối để thanh lọc tâm ý, tham cứu thoại đầu, cổ tắc hay công án; cầu pháp với một vị cao tăng đắc đạo, để được đắc pháp; học những bộ ngữ lục như: Tuyết đầu ngữ lục, Đại tuệ ngữ lục, Bích nham lục…Phương pháp dùng tiếng hét, gậy đánh, thỉnh thoảng cũng được áp dụng (tài liệu của Maspéro).

Ghi chú: Theo tài liệu của Cụ Trần Văn Giáp trong cuốn Bouddisme en Annam thì: Trong thời kỳ này, chỉ mới thọ Bồ Tát tam giới, chứ chưa ràng buộc cụ thể về phương diện hình thức vào 58, giới điều của Bồ Tát. Thành thử những vị: Tuệ Nhãn đại vương và Quốc Phụ Thượng Thế đều thọ Tại Gia Bồ Tát Giới (Tám Giới).

Nhà Hồ: Triều đại này chỉ lên ngôi được hai đời, chưa chỉnh đốn được một công trình gì về chính trị, văn hóa, xã hội có kết quả tốt đẹp, thì đã bị nhà Minh đem quân sang đánh và xâm chiếm.

Thời kỳ Minh thuộc: Nhà Minh sang cai trị nước ta trong vòng 13 năm (1414-1427) Người Tàu sang đây, đã tịch thu hầu hết những kinh sách trong nước đưa về Kim Lăng, đốt phá chùa chiền, Phật giáo trãi qua một thời Pháp nạn. “Việt Sữ Lược) chép rằng: “ Nhà Minh không những lo mở mang Nho học mà thôi, lại còn lập ra hai tổ chức gọi Tăng Cường Ty và Đạo Ký Ty với mục đích chính là : Quản lý chặt chẻ đạo Phật và đạo lão trong sĩ phu, chùa chiền cũng như trong quần chúng”. Việt Nam Phật Giáo Sử lược chép: Từ cuối nhà Trần, trong đám Tăng đồ đã ít người sáng suốt, lại còn bị quyền thế của bọn Nho sĩ. Chừng đó, cũng cho ta thấy sự hoang phế của nền đạo lý (trang 170, in lần thứ tám).

Nhà Hậu Lê:

Đại cương: Trong 10 triều vua nhà Hậu Lê, chỉ trừ vua Thái Tổ và vua Thánh Tôn là những người lớn tuổi, còn hầu hết những vị lên kế nghiệp sau này đều nhỏ tuổi. Trong tình trạng đó, vua thì bị những quyền thân tìm đủ cách để lung lạc; những vị vua hơi lớn tuổi thì đâm ra kiêu sa, sống xa xỉ hoang dâm vô độ, nên dân chúng bất mãn, giặc cướp nổi lên khắp nơi.

Tình hình Phật Giáo: Trong tình hình như vậy, Phật giáo cũng không thể nào mà trùng hưng lên được. Nhất là kinh điển đã bị nhà Minh mang đi hết, dù cho có những người mộ đạo đến đâu chăng nữa, thì cũng không biết căn cứ vào đâu để nghiên cứu. Nhưng Tăng đồ lúc đó, lợi dụng nước nhà độc lập cố gắng để trùng tu, chân chính, nhưng với tình huống thiếu thốn đó, chẳng qua chỉ vụ lấy hình thức mà thôi. Nho học độc thịnh, khiến cho lớp trí thức, sĩ phu đổ xô nhau vào con đường cử nghiệp, theo công danh. Chỉ những người ưu thời, mẫn thế mới tìm nơi thanh tịnh để tiêu dao tháng ngày. Thiếu những người am thông đạo lý, dẫn dắt đoàn hậu tấn, nên tình trạng Phật giáo không có một cơ sở nào để vươn mình lên được.

Những sự kiện suy thoái: Ảnh hưởng của Mật Na Giáo và Phù Chú Giáo trong giai đoạn này, đã biến Phật giáo thành một lối mê tín của vua quan, triều thần. Sử chép:

Năm thuận Thiên thứ hai (1429) đời vua Lê Thái Tổ, mở ra một kỳ khảo hạch Tăng đạo. Người nào trúng tuyển thì được ở chùa tu hành; người nào hỏng thì phải hoàn tục. Điều đó cho chúng ta nhận thức rằng: vào đời Hậu Lê số tăng đồ phần nhiều ít học, tu hành vụ lấy hình thức, không thực chứng. Kinh điển thì hoàn toàn thiếu thốn.

Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434) Đời Lê Thái Tôn trời đại hạn, vua sắc rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân về kinh đô để làm lễ cầu mưa. Đây là một hình thức của Lạt Ma Giáo và Phù chú giáo.

Năm Thiệu Bình thứ hai (1435) Vua Thái Tôn sai đúc tượng của bà Thái Hoàng Thái Hậu, đến khi đúc xong, mời Huệ Tông thiền sư vào làm lễ điểm nhãn, như vậy, thiền sư nghiễn nhiên là một thầy phù thủy ở chùa.

Năm Thái Hòa thứ bảy (1449) Vua Lê Nhân Tôn, gặp khí trời đại hạn, vua sắc bộ Lễ cầu mưa, làm lễ “đảo vũ” tại chùa Bảo Ân. Đồng thời, lại rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân về chùa Bảo Thiên, mời các tăng sĩ để tụng kinh, do Hoàng Thái Hậu chủ lễ.

Năm Quang Thuận nguyên niên (1460) sắc của nhà vua cấm: Tăng đạo không được qua lại với dân chúng trong thành. Năm sau (1461) cấm không cho dân chúng xây thêm chùa.

Xem như vậy, vào thời Hậu Lê, sinh hoạt Phật giáo chỉ còn lại sự cúng kiếng cầu đảo, không có kinh sách, truyền đạo, thọ giới, như những giai đoạn khác. Tăng đồ trong lúc đó chỉ còn là tay sai cho vua quan hoặc những nhà quyến quý muốn còn là tay sai cho vua quan hoặc những nhà quyền quý muốn cầu đảo. Sự suy vi băt nguốn từ việc thiếu một nền thực học Phật giáo.

PHẬT GIÁO TRÙNG HƯNG

Suốt trong thế kỷ 15 và bán thế kỷ 16, Phật giáo Việt Nam suy vi; phải đợi đến hậu bán thế kỷ thứ 16, nhiều nhà sư từ Trung Hoa sang truyền bá, những cuộc thỉnh kinh, lập chùa chiền bắt đầu phát triển, nên đã bắt đầu cuộc trùng hưng. Lần lược, những phái Phật giáo mới bành trướng như: Phái Tào Động, Phái Liên Tôn (Lâm Tế) phái Nguyên Thiều và phái Liễu Quán.

1) Phái Tào Động: Truyền vào Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 16 do đại sư Trung Hoa là Tri Giáo Nhứt Cú; những vị kế thừa sau này là Ngài Thủy Nguyệt, Ngài Tôn Điển. Những vị sư trú trì tại các chùa: Hòa Giai, Hàm Long, Trấn Quốc miền Bắc đều theo môn phái Tào Động.

2) Phái liên Tôn: (Lâm Tế) truyền sang Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ thứ 17 do hai vị sư Lân Giác và Nguyệt Quang. Ngài Lân Giác trú trì chùa Liên Phái (Bạch Mai, Hà Nội) Ngài Nguyệt Quang trú trì chùa Kiến An.

PHÁI NGUYÊN THIỀU:

Ngài họ Tạ, quê ở Trinh Hương, Triều Châu xuất gia năm 19 tuổi, thọ giáo với ngài Bổn Khảo Khoán Viên Hòa Thượng. Vào năm 1665, theo tàu buôn Trung Hoa, Ngài sang Việt Nam ở Đàng Trong đến trú tại Phủ Quỳ Ninh (Bình Định) lập ra chùa Thập Tháp Di Đà, mở trường truyền dạy chánh pháp: sau đó ra Thuận Hóa lập chùa Hạ Trung (thuộc Huyện Phú Lộc) rồi lên kinh đô Huế, lập chùa Quốc Ân và dựng tháp Phổ Đồng.

Đại Giới Đàn Thiên Mụ: Vào cuối thế kỷ thứ 17, Ngài Nguyên Thiều phụng mệnh chúa Nguyễn Anh Tôn trở về lại Trung Hoa, để mời danh tăng, cung thỉnh pháp tượng, pháp khí. Ngài về Quảng Đông, mời được Ngài Thạch Liêm Hòa Thượng và các vị danh tăng khác, cung thỉnh được nhiều kinh điển tượng khí mang về. Chúa Nguyễn nghe tin này, liền xuống sắc chỉ, mở đàn truyền giới rất long trọng tại chùa Thiên Mụ; Ngôi chùa này được xây cất vào năm 1601, đời chúa Nguyễn Hoàng và được trùng tu vào năm 1665 đời chúa Nguyễn Phúc Tần.

Đại giới đàn chùa Từ Đàm và chùa Chúc Thánh: Hai đại sư từ Trung Hoa sang dự giới đàn này là ngài Minh Hoằng và ngài Minh Hải có công lớn trong việc xây chùa, lập giới đàn sau này. Ngài Minh Hoằng lập ra chùa An Tôn (tức chùa Từ Đàm) ngài Minh Hải lập ra chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam; một vị khác là Ngài Minh Hạnh lập Nhận Tháp Sơn ở miền Bắc. Sau khi hoàn tất việc kiến tạo, hai Ngài Minh Hoằng và Minh Hải đã lập những đại giới đàn tại Từ Đàm và Chúc Thánh. Theo tài liệu của Thượng Tọa Mật Thể, giới tử được tuyên thọ giới sa di và tỳ kheo lên đến 1,000 người; trong số có nhiều vị nổi danh, đắc đạo sau nầy.

PHÁI LIỄU QUÁN:

Ngài Liễu Quán họ Lê, húy Thiên Diệu, quê ở tỉnh Phú Yên; xuất gia từ lúc 6 tuổi với Ngài Tế Viên Hòa Thượng; được bảy năm Hòa Thượng viên tịch, Ngài ra Thuận Hóa học với Giác Phong Lão tổ ở chùa Báo Quốc; năm 1691 trở về cố hương phụng dưỡng cha già; khi thân sinh ngài qua đời ngài ra Thuận Hóa rồi lên Long Sơn, cầu học pháp tham thiền với ngài Từ Dung Hòa Thượng.

Những Đại Giới Đàn: Phật Giáo sử chép rằng: về phần hóa đạo, ngài rất tinh tấn, không nề khó nhọc. Ngài thường lập Giới Đàn truyền giới (4 lần tại kinh đô Huế cho các vương tôn). Năm 1740, lại lập đàn Long Hoa Phong giới. Từ đó, ngài trở về núi Thiên Thai, lập thảo am, ẩn náu tu hành (tức là chùa Thuyền Tôn hiện nay). Năm 1742, ngài làm đầu đàn Hòa Thượng tại Đại Giới đàn chùa Viên Thông.

Những ngôi chùa lớn ở miền Trung như chùa Thuyền Tôn (Huế) chùa Cổ Lâm (Phú Yên) chùa Bảo Tịnh (Phú Yên) đều thuộc hệ phái Liễu Quán.

PHẬT GIÁO ĐỜI NGUYỄN:

Hoàn cảnh xã hội: Qua những thời kỳ Nam Bắc phân tranh, tiếp đến nhà Tây Sơn dấy nghiệp, rồi chúa Nguyễn Ánh khởi binh đánh, để lập nên cơ nghiệp nhà Nguyễn, thì nước nhà suốt trên 300 năm ròng rã rơi vào cuộc chiến tranh tương tàn triền miên. Tình trạng xã hội cũng trở nên băng hoại, cho nên Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn đó cũng chịu ảnh hưởng theo. Số lớn chùa chiền, bửu tháp được xây dựng lại trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, thì đến nay, đều bị ngọn lửa chiến tranh đốt phá.

Vua Gia Long năm 1802, khi vua Gia Long thống nhất sơn hà, thì công việc trước tiên phải lo ổn định nền tảng chính trị trong nước, tạo điều khiện sanh hoạt kinh tế cho dân, không còn thì giờ nghĩ đến những tổ chức khác. Phật giáo trong chùa chiền cũng như ngoài nhân gian cũng chưa có cơ hội kiến tạo.

Dưới hai triều vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị: Bắt đầu đã có những cuộc trùng tu những Tổ đình chính yếu. Trong nhân gian, theo Thượng Tọa Mật Thể (Việt Nam Phật Giáo Sử Lược) ảnh hưởng đạo Phật ngày một lu mờ, phai nhạt dần. Những vị cao tăng nổi tiếng trong giai đoạn nầy là: Ngài Phổ Tịnh Hòa Thượng, Ấn Thuyền Đại Sư, Diệu Giác Hoà Thượng, Giác Ngộ Hòa Thượng. Nhưng số người tu hành còn ít, ảnh hưởng Phật Giáo vẫn chưa có cơ hội để trùng hưng.

Pháp đô hộ: Trong giai đoạn của chế độ thuộc địa Pháp, ngoại bang chỉ muốn áp dụng chính sách ngu dân để tiến hành việc cai trị, nên Phật giáo không thể nào vươn lên được. Trong quần chúng, chỉ còn những lối cúng tế cầu đảo, mục đích là đáp ứng tệ trạng mê tín dị đoan; phải đợi đến giai đoạn chấn hưng từ năm 1932 trở đi, mới chuyển mình sang một giai đoạn mới.

PHẬT GIÁO CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI

Vào những năm đầu thế kỷ hai mươi cùng với những tư trào chung của nhân loại, Phật giáo khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu có những cuộc chấn hưng. Ảnh hưởng cuộc chấn hưng của Thái Hư Đại Sư (Trung Hoa) của Đại Đức Dharmapala (Ấn Độ) đã lan rộng khắp các nước, nhất là trong khu vực Đông Nam Á. Cuộc chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, tuy dưới thời Pháp đô hộ, bị chèn ép đủ điều, nhưng vẫn tìm đủ cách vươn cao.

Công cuộc truyền đạo, truyền giới miền nam: Tình hình Phật giáo Miền Nam trong những năm 1920-1930 chưa có gì sáng sủa, tuy nhiên đã có những đạo tràng, những Phật học Viện, những giới đàn theo quy mô nhỏ, hạn định cũng đã được tạo dựng trong bước đầu này.

Những đại giới đàn miền nam:

Đại giới đàn Giác Hải: Tổ chức vào ngày 23 tháng 06 năm 1922, do thiền sư Từ Phong làm đầu đàn Hoà Thượng, Thiền sư là người có công đầu tiên trong việc chấn hưng Phật giáo tại miền Nam. Ngài thường mở những cuộc diễn giảng, những lớp học Phật Pháp. Ngoài ra, Ngài cũng tổ chức việc khắc những bản kinh để truyền bá khắp nơi, dịch thuật kinh sách ra Việt văn.

Đại giới đàn Tiên Lĩnh: Tổ chức tại chùa Tiên Lĩnh thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, do Ngài Khánh Hòa Hòa Thượng hướng dẫn, Ngài là vị cao tăng, đào tạo được nhiều tăng tài ở Miền Nam.

Đại giới đàn Phi Lai: Tổ chức tại chùa Phi Lai, thuộc tỉnh Châu Đốc, ngày 13 tháng 9 năm 1924, do Ngài Chí Thiện hướng dẫn đầu đàn, quy tụ đến 200 giới tử thọ Sa Di, Tỳ Kheo và Bồ Tát Giới.

Đại giới đàn Long Hoa: Tổ chức tại chùa Long Hoa, tỉnh Trà Vinh do Ngài Huệ Quang làm đầu đàn Hoà Thượng và Ngài Khánh Anh làm giáo thọ (vào ngày 12 tháng 5 năm 1926)

Như vậy, phong trào truyền giới, thọ giới và cũng cố tăng sĩ trong bước đầu của công cuộc chấn hưng đã có phần khởi sắc.

Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học: Tổ chức này được hình thành vào trung tuần tháng giêng năm 1932, do Ngài Viên Chiếu khởi xướng. Ngài đã từng đi khắp các chùa chiền, tu viện, Phật học. đường miền Nam để vận động thành lập Nam kỳ nghiên cứu Phật học. Công việc chính của Hội này là in kinh sách, tổ chức giảng dạy và phát hành báo chí Phật giáo. Trong những bước đầu, Hội được sự giúp đỡ nồng nhiệt của Thiền sư Huệ Quang (Trà Vinh) và thiền sư Khánh Hòa (Bến Tre). Những vị trưởng lão ngày trước từng tham gia trong Hội Lục Hòa cũng đã tham dự Hội này. Ngoài ra cũng có những nhà tân học như : Trần Nguyên Chấn, Phạm Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Cẩn.

Công cuộc truyền giới, truyền đạo miền Trung: Trong giai đoạn phát triển Phật giáo miền Trung, nhiều giới đàn cũng được long trọng tổ chức: Đại giới đàn Từ Hiếu, đại giới đàn Quốc Ấn, đại giới đàn Tây Thiên, đại giới đàn Tiến Hưng. Những vị danh sư nổi tiếng như: Ngài Tuệ Pháp, Ngài Thanh Thái, Ngài Đắc Ấn, Ngài Tam Tỉnh được cung thỉnh vào Tam sư thất chứng của những đại giới đàn trên. Theo tài liệu của cụ Ngô Tất Tố, có đến hàng nghìn giới tử, thuộc nhiều đàn tử miền Trung đã thọ giới. Chính những đại giới đàn này đã mở đầu cho những Phật Học Đường miền Trung được tổ chức sau này, tại Tây Thiên, Báo Quốc, Từ Đàm, Túy Ba, Vạn Phước.

Hội An Nam Phật Học ra đời: Ảnh hưởng của phong trào thành lập những Hội Phật Giáo miền Nam đã lan rộng Trung Phần, người đứng ra điều động việc thành lập An Nam Phật học hội là Ngài Giác Tiên, cùng với một số cư sĩ nổi tiếng như: Bác Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Nguyễn Khoa Tân, Đinh Văn Chắp. Những công tác đầu tiên của Hội là: Cổ động Tăng, Cư sĩ tham gia những hoạt động hành đạo và truyền đạo; tổ chức những cuộc diễn giảng thường xuyên tại chùa Từ Quang. Cơ quan truyền bá Phật Pháp đầu tiên của Hội là Nguyệt San Viên Âm, số ra mắt vào ngày 1 thnág 12 năm 1933. Sau này những thanh niên trí thức trong Đoàn Phật Học Đức Dục cũng đã cộng tác đắc lực với Tạp chí và Hội này.

Công cuộc truyền giới và truyền đạo ở miền Bắc:

Đại giới đàn: Những đại giới đàn nổi tiếng ở miền Bắc trong thời gian này là: Đại Giới Đàn Vĩnh Nghiêm do Ngài Thanh Hạnh làm đầu đàn và Đại giới đàn Linh Quang, do Ngài Phương Trượng làm đầu đàn, Cụ Trần Văn Giáp trong cuốn Bouddhisme en An Nam có viết: Nhờ những vị thiền sư nỗi tiếng này mà Thiền Tào Động và Thiền Lâm Tế đã được phát huy toàn vẹn.

Hội Phật Giáo Bắc Kỳ : Sau khi Tăng sinh đã được củng cố tổ chức Phật giáo củng được hình thành : vào trung tuần tháng chín năm 1934, ba vị thiền sư nổi tiếng ở miền Bắc: Tâm Lai, Tâm Ứng và Tâm Bảo đã tìm gặp những cư sĩ Phật giáo nổi tiếng như Sở Cuồng Lê Dư, Tùng Vân Nguyễn Trọng Thuật, Cụ Nguyễn Hữu Khả đứng ra tổ chức Hội Phật Giáo Bắc Kỳ. Trụ sở của Hội đặt tại chùa Quán Sứ, đường Richard Hà Nội. Hội đã suy cử Ngài Thanh Hạnh (chùa Vĩnh Nghiêm) làm Pháp sư ; ông Nguyễn Năng Quốc làm Hội Trưởng.

NHỮNG Ý NGHĨA CHÍNH YẾU:

Những công cuộc truyền giới và truyền đạo được tổ chức khắp nơi trong nước trong giai đoạn chấn hưng Phật Giáo của thập niên 1930 mang những ý nghĩa sau đây:

a) Cao trào chấn hưng: Các vị cao tăng khắp nơi trong nước, được Phật Giáo đồ mến mộ, trọng vọng đã đứng lên đề xướng và xây dựng một tự trào chấn hưng Phật giáo, ăn nhịp với đà tiến triển Phật giáo trong vùng Đông Nam Á. Tuy việc liên kết này, bước đầu chưa sâu rộng lắm, nhưng ít ra, cũng đạt được nền tảng vững chắc, để cho những lớp người sau kế thừa.

b) Những công trình chính yếu: Đã ảnh hưởng sâu rộng trong giai đoạn này là mở ra những đạo tràng, ấn hành và phiên dịch kinh sách, lập những cơ quan báo chí để rộng đường ngôn luận, để vận động mọi giới tham gia.

c) Nội dung giảng dạy: Những ảnh hưởng tư tưởng canh tân của Thái Hư Đại Sư, của Ngài Dhamapala cùng những nhà tân học của Phật giáo đã dần dà cải tổ phương pháp giảng dạy, để thích nghi với hoàn cảnh mới.

d) Đối tượng: Công việc truyền giới và truyền đạo nhằm vào lớp Tăng ni cùng cư sĩ và khắp trong quảng đại quần chúng. Lần lượt những kinh sách đều được phiên dịch; những vấn đề nhận thức, nhân sinh quan, thế giới quan, nhân minh học đều được giảng giải theo một lối nhìn ngày càng mới.

Tác giả “Việt Nam Phật Giáo Sử Lược” có nhận định: “Ở Bắc, có Cụ Tổ Vĩnh Nghiêm (Thanh Hạnh) Sư cụ Tế Các (Phan Trung Thứ), Sư cụ Bằng Sở (Dương Văn Hiền) ở Trung có Ngài Tam Tỉnh, Ngài Huệ Pháp, Ngài Phước Huệ; Ở Nam có Ngài Khánh Hòa, đều mở đạo tràng giảng dạy. Đạo Pháp nhờ vậy được phát triển.

Những Phật Học Đường nổi tiếng ở miền Trung vào khoảng thập niên 1930, do những vị cao tăng và những nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng như: Ngài Phước Hậu, Pháp Sư Trí Độ, Ngài Trú Trì chùa Hải Đức, Chùa Vạn Phước, Chùa Từ Quang, Bác Sĩ Lê Đình Thám đã được cung thỉnh vào Ban Giảng Huấn. Khi Đại Học Phật Học Tây Thiên được tổ chức. Hòa Thượng Thập Tháp làm chủ giảng; Ngài Thánh Duyên, Quốc Ân và Ngài Tường Vân trong Ban Giảng Huấn; lớp giành cho ni sinh cũng được tổ chức tại chùa Từ Đàm do sư bà Diệu Hương làm Đốc Giáo. Khi chùa Từ Đàm trở thành trụ sở của An Nam Phật Học Hội thì lớp ni sinh này được dời về chùa Diệu Đức. Năm 1944, Đại Giới Đàn tổ chức tại chùa Thuyền Tôn, Tổ Đình của dòng Liễu Quán, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên được cung thỉnh làm đầu đàn Hòa Thượng.

KẾT LUẬN

Đến đây thì chúng ta đã có một lối nhìn tổng quát về Đại Giới Đàn Thiện Hòa, một biểu trưng cho việc trùng hưng Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại.

· Về phần lịch sử: Sau khi trình bày qua một “biểu nhất lãm” về những đại giới đàn từng tổ chức trong quá trình biến chuyển của lịch sử PGVN, có 3 yếu tố chính để quy định giá trị của một Đại Giới Đàn.

Uy tín cần thiết của cơ quan giáo hội đứng ra đảm trách việc tổ chức Đại Giới Đàn.

Thành phần chư Tăng trao truyền giới luật.

Thành phần giới tử được chọn lựa.

Vì rằng, nói đến Đại Giới Đàn tức là khởi đầu cho việc tổ chức một lớp tăng ni mới, chuẩn bị rèn luyện để sau này trở thành Trưởng Tử của Như Lai trong việc hoằng pháp độ sanh.

· Về phần nội dung, Đại Giới Đàn Thiện Hòa: Qua những nhận định và cảm nghĩ của chư Tăng, của Phật tử, của Báo chí, ngoài những nhận thức về giá trị và ý nghĩa của công cuộc tổ chức đại lễ này, còn gợi lên những hình ảnh phát triển PGVN tại hải ngoại trong tương lai. Dù gì chăng nữa, Giới đàn vẫn là môi sinh của giới đức, thực chất của tâm linh đạo hạnh, mạch sống của Đạo Pháp phát triển.

· Về phần Giảng Sư Đoàn: Đây quả là một cuộc thử thách mới. Thử thách là vì tổ chức này đã quy tụ được số lớn Tăng sĩ tiêu biểu, nhưng phải chờ những hoạt động, đường lối tiến hành trong tương lai, sao cho hữu hiệu và tăng tiến, mới là quan trọng.

Lần đầu tiên trong lịch sử Đại Giới Đàn được in thành tài liệu để phổ biến, vì chúng tôi nghĩ rằng: Trong tình trạng xây dựng lại từ đầu những cơ sở Phật Giáo tại hải ngoại, chúng ta vẫn thiếu những chất liệu và tài liệu cần thiết. Viết ra, chúng tôi chỉ nuôi một hy vọng: trong tương lai, sẽ có những tổ chức phát triển Phật giáo tương tự.

Trong những công việc “phụng trần sát” để “báo Phật ân” xét cho cùng, đây là một công năng có giá trị lịch sử đích thực.

KIÊM ĐẠT

Viết về Tri Túc

CHUNG

PHẦN PHỤ LỤC

_____________________________________________________________________

I. TỲ KHEO GIỚI: Gồm có 250 giới

250 giới Tỳ Kheo phân chia như sau:

- 4 pháp cực ác

- 13 pháp hữu dư

- 2 pháp bất định

- 30 pháp xả đọa

- 90 pháp tội đọa

- 4 pháp hương bỉ hối

- 100 pháp chúng học

- 7 pháp dứt sự tranh cải

II SA DI GIỚI: Gồm có 10 giới

- Giới thứ nhất: Chẳng sát sanh

- Giới thứ hai: Chẳng trộm cắp

- Giới thứ ba: Chẳng tà dâm

- Giới thứ tư: Chẳng nói dối

- Giới thứ năm: Chẳng uống rượu

- Giới thứ sáu: Chẳng đeo trang hương hoa, chẳng lấy hương thoa vào mình

- Giới thứ bảy: Chẳng ca múa hát xướng, chẳng đi xem nghe

- Giới thứ tám: Chẳng ngồi giường cao tốt rộng lớn

- Giới thứ chín: Chẳng ăn phi thời

- Giới thứ mười: Chẳng cầm giữ vàng bạc, châu báu

III BỒ TÁT GIỚI: Gồm có 58 giới

Phần A: 10 giới trọng

1. Giới sát sanh

2. Giới trộm cắp

3. Giới dâm

4. Giới vọng

5. Giới bán rượu

6. Giới rau lỗi của tứ chúng

7. Giới tự khen mình chê người

8. Giới bỏn xẻn, thêm mắng đuổi

9. Giới giận hờn không nguôi

10. Giới hủy báng Tam Bảo

Phần B: 48 giới khinh

1. Giới không kính thầy bạn

2. Giới uống rượu

3. Giới ăn thịt

4. Giới ăn ngũ tân

5. Giới không dạy người sám hối

6. Giới không cúng dường thỉnh pháp

7. Giới không đi nghe pháp

8. Giới có tâm trái bỏ Đại Thừa

9. Giới không khám bệnh

10. Giới chứa khí cụ sát sanh

11. Giới đi sứ

12. Giới buôn bán phi pháp

13. Giới hủy báng

14. Giới phóng hỏa

15. Giới dạy giáo lý ngoài Đại Thừa

16. Giới vì lợi mà giảng pháp lớn lao

17. Giới cậy thế lực quyên tội

18. Giới không hiểu mà làm Thầy truyền giới

19. Giới lưỡng thiệt

20. Giới không phóng sanh

21. Giới đem sân báo sân, đem đánh trả đánh

22. Giới kiêu mạn không thỉnh pháp

23. Giới khinh ngạo không tận tâm dạy

24. Giới không tập học Đại Thừa

25. Giới tri chúng vụng về

26. Giới riêng thọ lợi dưỡng

27. Giới thọ biệt thỉnh

28. Giới biệt thỉnh Tăng

29. Giới tà mạng nuôi sống

30. Giới quản lý cho bạch y

31. Giới không mua chuộc

32. Giới tổn hại chúng sanh

33. Giới tà nghiệp giác quan

34. Giới tạm bỏ Bồ Đề

35. Giới không phát nguyện

36. Giới không phát thệ

37. Giới vào chổ hiểm nạn

38. Giới trái thứ tự tôn ty

39. Giới không tu phước huệ

40. Giới không bình đẳng truyền giới

41. Giới vì lợi làm thầy

42. Giới vì người ác giảng giỏi

43. Giới có mống tâm phạm giới

44. Giới không cúng đường kinh luật

45. Giới không giáo hóa chúng sanh

46. Giới thuyết pháp không đúng pháp

47. Giới chế hạn phi pháp

48. Giới phá diệt Phật Pháp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bản tin 1, 2, 3 Phật Học Viện Quốc Tế phát hành Los Angeles 2, 3, 4-9-1983

Đào Duy Anh. Việt Nam Văn Hóa Sử Cương Bốn Phương Sàigòn 1960

Kiêm Đạt; Lịch Sử Tranh Đấu Phật Giáo Việt Nam Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản 1981

Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Lá Bối 1977

Thích Đạt Hương dịch Sa Di Luật Yếu Lược Pháp Vạn – 1978

Thích Thiện Hoa dịch Tỳ Kheo Giới Kinh Sàigòn 1960

Thích Trí Tịnh dịch Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Sàigòn – 1961

Toan Ánh. Tín Ngưỡng Việt Nam Sàigòn – 1972

Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược Tân Việt Sàigòn 1955

Trần Văn Giáp Bouddhisme en Annam Sàigòn 1924

Trần Văn Giáp Esquisse d’une Histoire du Bouddhisme au Tonkin Hà Nội 1915

---o0o---

Vi tính: Diệu Khánh
Trình bày: Tịnh Tuệ

___

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]