- Ăn chay (Hòa thượng Sri Dhammananda)
- Đức Phật đã nói gì về việc ăn thịt?
- Ăn chay (Tỳ kheo S. Dhammika)
- Đạo Phật và vấn đề ăn chay
- Có tâm linh cao thượng gì khi là một người ăn chay?
- Ăn chay, ăn mặn (T. Trí Siêu)
- Có phải tất cả Phật tử đều ăn chay? (John Kahila)
- Có phải tất cả các Phật tử đều là người ăn chay? (John Bullitt)
- Phật giáo và vấn đề chay mặn, phân tích quan điểm của đức Phật về việc sử dụng thịt
- Ăn mặn, ăn chay (Cư sĩ Chính Trực)
- Vấn đề ẩm thực trong đạo Phật
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật
Vấn Đề Ẩm Thực Trong Đạo Phật
Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt
Nguyên tác: Jan Sanjivaputta, "
Are you herbivore or carnivore?",
England, 1992
Nguyên tác: Jan Sanjivaputta, "
Are you herbivore or carnivore?",
England, 1992
5. Thịt cá nấu chín có còn sự sống không?
Hiện tại, nếu có người nào hỏi điều khác nhau cơ bản giữa tu sĩ Nguyên thủy và tu sĩ Ðại thừa là ở chỗ nào, người ta sẽ trả lời ngay: là tu sĩ Ðại Thừa không ăn cá thịt, còn các tu sĩ Nguyên Thủy tự do ăn bất cứ món gì mà các vị muốn. Câu trả lời này chắc chắn là sai lầm và không có căn cứ. Nói như vậy chẳng khác nào tu sĩ Nguyên thủy là người sát sinh thú vật.
Trong kinh Quán tưởng thực phẩm (Catuppaccaya paccavekkhana patha) [16] dạy năm điều luật mà bậc xuất gia cần phải biết đến về thực phẩm cúng dường. Trước khi thọ lãnh, bậc xuất gia phải biết thực phẩm cúng dường chỉ là vật chất (dhatuso), ghê tởm (patikkulato), giả tạo (nissato), không có sự sống (nijjivo), và là hư vô (sunno). Trong khi ăn và sau khi ăn bậc xuất gia phải quán năm điều này.
Ðối với tu sĩ Nguyên thủy, không có sự khác nhau giữa cá thịt và rau trái. Hai loại thực phẩm này có cùng chức năng, là để nuôi mạng sống, góp phần làm cho đời sống thanh cao, duy trì sức khỏe tốt, làm hết cơn đói, dừng cơn đau đớn, và làm cho đời sống nhẹ nhàng hơn. Thực phẩm không nên dùng để vui thích, mê hoặc, làm cho thân mập mạp và đẹp đẽ.
Cá thịt nấu chín là loại thực phẩm được Ðức Phật tổ Gotama cho phép các tu sĩ thọ dụng. Lý do là cá thịt nấu chín không còn sinh vật sống nữa. Ngay khi thú vật chết, tâm thức này sự sống tâm linh không sinh khởi và hiện hữu trong nó. Chỉ có người nào cố chấp vào bản ngã vĩnh hằng mới có thể phân biệt được cá và thịt nấu chín với con thú còn sống. Người không có ý niệm minh bạch về thân tâm, và không thể nào thực thi được sự trong sạch cho mình.
Nên giải thích thêm ở đây là trong Phật giáo không có tin tưởng rằng thịt thú vật đã chết có chứa đựng những sự rung cảm huyền ảo mà sẽ làm cho người ăn thịt trở nên mắc các chứng bệnh thần kinh, ưu phiền và lo âu. Ðây là niềm tin sai lầm dựa trên các tôn giáo cổ xưa ở Ấn Ðộ [17]. Sự giận hờn (patigha) hay sân hận (dosa) là một trong năm mươi hai tâm sở (cetasika) không thể nào phát sinh trong những sinh vật chết. Mà cũng không có tâm sở nào tồn tại, độc lập, không thể nào đi quanh quẩn hay thế vào bất cứ hình thể vật chất nào.
Gửi ý kiến của bạn