- Cử tán thần chú của Bồ tát Tara - Tâm Tri
- Câu chuyện linh ứng khi niệm Đức Quán Thế Âm Bồ-tát - Tâm Quang
- Bồ Tát và trú xứ độ sinh
- Bồ Tát Tùng Địa Dũng Xuất - Hòa thượng Thích Trí Quảng
- Bồ Tát Quán Âm trong tín ngưỡng của người Nhật
- Bồ Tát Quán Âm qua thơ ca - Đào Nguyên
- Bồ Tát Địa Tạng theo truyền thống Nhật Bản
- Đạt Ma Dịch Cân Kinh - Mật Nghiêm
- Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma - Giáo sư Vũ Đức N.D.
- Tồ Sư Bồ Đề Đạt Ma với võ thuật - Thanh Tâm
- Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát - MK
- Cảm niệm về Bồ Tát Phổ Hiền - Hòa thượng Thích Trí Quảng
- Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm
- Đôi mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - Hạnh Chiếu
- Hạnh Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền - Hòa thượng Thích Trí Quảng
- Hành trạng của Bồ-tát Quán Thế Âm - Thượng Tọa Thích Phước Sơn
- Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm - Thích Đức Thắng
- Lễ Hội Quán Âm ở Houston - Diệu Trân
- Lễ hội Quán Thế Âm
- Lý tưởng của Bồ-Tát hay Bồ-Tát Đạo - Phạm Kim Khánh
- Lý tưởng Bồ Tát Một tia sáng trong bóng tối của thời đại chúng ta - Tổ dịch thuật Trúc Lâm
- Mười nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền - Thiện Kiến & Diệu Hà
- Ngôi Chùa mang trái tim Bồ Tát và lễ hội Quán Âm - Cư Sĩ Liên Hoa
- Quán Âm, cái đẹp về viên mãn - Thịnh Thạch Nghiên
- Quan Thế Âm Bồ Tát - Hòa Thượng Thích Trí Quảng
- Quán Âm Bồ Tát là huynh đệ của chúng ta - Hòa Thượng Tuyên Hóa
- Tiếng sóng hải triều âm đến từ bảo tượng Bồ Tát Quán Thế Âm - Cư Sĩ Liên Hoa
- Thập Bát La Hán - Thích Phước Sơn
- Tu theo hạnh Quán Âm - Thích Huyền Lan
- Tháng Bảy và Bồ Tát Địa Tạng - Tạ Duy Chân
- Vịnh Phổ Đà Sơn - Tâm Quang
Tu Tập Hạnh Bồ Tát
Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát
Câu Chuyện Linh Ứng Khi Niệm Đức Quán Thế Âm Bồ-tát
Nguồn: Tâm Quang
Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, sau khi ăn xong cũng nhớ xá đủa và niệm Phật. Lớn lên một chút, má phát cho xâu chuỗi niệm Phật, niệm siêng đến nỗi nửa đêm bật đèn dậy vì … xâu chuỗi bị đứt!
Khi còn ở trong nước, mỗi khi đi học rồi sau đó đi làm, con đều đi xe đạp, lên xe cũng chân trái đạp xuống Nam mô, chân phải đạp xuống A, chân trái Di Đà, chân phải Phật, cứ vậy vừa đi xe đạp vừa niệm Phật cho tới trường hay sở làm. Có lẽ nhờ vậy mà nhiều phen thoát hiểm khi di chuyển trong một thành phố đầy nguy hiểm, nhất là ban đêm, tai nạn giao thông và những tai nạn khác xảy ra thường xuyên chăng?
Sau này qua Úc, mỗi khi lái xe con cũng niệm Phật, dầu rằng chỉ còn có chân phải đạp ga thôi. Tuy nhiên cũng có sự mầu nhiệm không giải thích được, thí dụ như có lần lái xe đường trường, bị lạc tay lái, xe lao qua đường và đụng vào gốc cây, sườn xe bị hư không sửa được, mà người thì không sao, mắt kiếng rớt xuống cũng không bể! Đã vậy còn được bảo hiểm đền mua xe mới nữa!
Có lẽ vì quen niệm Phật, cho nên con không biết ứng phó lanh lợi được như nhiều người, khi gặp tình huống khó xử, con chỉ biết im lặng – không phải im lặng trong chánh niệm, mà là im lặng … ấm ức, sau này mới nghĩ ra, à, sao lúc đó không trả lời như vậy, hay sao không nói câu này để cho ra lẽ? Kế lại nghĩ tiếp, nếu nói như vậy cho … hả hơi hay đở tức, tranh hơn làm cho "đối thủ" tức chơi, rốt cuộc rồi có hay hơn là im lặng không? Thế là … tiếp tục im lặng và niệm Phật, rồi sóng gió cũng yên.
Thường thì con niệm Phật A Di Đà, và khi gặp việc khẩn cấp thì lại niệm Đức Quan Thế Âm, vì Ngài vẫn có bi nguyện cứu khổ cứu nạn, năng trừ nguy hiểm. Đây là câu chuyện có thật khi con còn ở Việt Nam, đường Duy Tân, gần nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi.
Hai chị em con ngủ trên gác, trước bàn thờ Phật - thờ Đức Quan Thế Âm (màu vàng), như hình 1. Sau này khi hai chị em lớn lên, ngủ trước bàn Phật không tiện, nên dời bàn Phật ra giữa nhà, như hình 2. Kể từ khi hai chị em ngủ sau lưng bàn Phật, lâu lâu con thấy hai ống chân trần thò vào cửa sổ, rồi thôi. Khi thấy như vậy thì con liền niệm Phật rồi ngủ tiếp. Có một đêm con thấy chẳng những hai chân trần thò vào, mà nguyên hình người nhảy cái đụi vào trong nhà, đi về phía giường con, con hoảng quá hai tay liền bắt ấn Tý ấn Sửu và niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng. Khi đó con thức dậy, tiếp tục niệm chú rồi ngủ lại đến sáng, cũng không có gì lạ. Khi kể lại cho má nghe, thì hóa ra em gái con cũng thấy hai chân trần thò vào cửa sổ như con thấy vậy. Thế là chúng con xoay bàn Phật nhìn ra cửa sổ như hình 3, và hai chị em ngủ sau lưng bàn Phật không thấy gì lạ nữa.
Sau đó có lệnh dời mộ và dẹp bỏ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, ban đêm trong giấc ngủ con thường thấy người ta ngồi trên nóc nhà hàng xóm đông lắm, và khi kể lại thì em con cũng thấy như vậy. Tuy nhiên, có lẽ vì trong nhà có thờ Phật nên không thấy ai vào nhà. Kế đó Sư Bà ra tụng kinh và rước linh về chùa, thì không thấy người ta ngồi trên nóc nhà nữa.
Qua câu chuyện này, con không muốn khẳng định là có ma hay không có ma, dầu rằng trong thế giới vô hình mắt phàm không thấy được vẫn hiện hữu những chúng sinh đang lang thang đau khổ. Cho nên trong chùa vẫn có nghi thí thực, chẩn tế, … Con chỉ xin nêu ra một điển hình là khi tâm không định, dễ thấy những việc lạ làm cho sợ hãi, nhưng sau đó nhiếp tâm trở về với Phật thì tâm trở lại an ổn, khi thức cũng như khi ngủ được an lành.
Hơn nữa trong nhà có thờ Phật thì sẽ được an ổn, nhờ thần lực của mười phương chư Phật gia trì, cho nên ma quỷ không dám quấy phá. Nếu có quý vị nào không muốn tin vào tha lực, mà chủ trương tự lực, thì sẽ hiểu rằng trong nhà có thờ Phật, như sự nhắc nhở về ông Phật sẵn có của mình, cho nên luôn giữ tâm an định thì sẽ không bị "điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn".
Con thiết nghĩ lúc bình thường niệm Phật, niệm ánh hào quang vô lượng của Đức Phật A Di Đà, hay ánh mắt từ bi cứu khổ ban vui của Đức Bồ-tát Quan Thế Âm, thì khi cấp nạn xảy ra, hay có những lúc yếu đuối lo lắng sợ hãi, tự nhiên liền nhớ nghĩ đến Phật, Bồ-tát, liền nương nhờ câu niệm Phật, hồng danh hay mật chú của Bồ-tát mà thoát khỏi ách nạn, thân tâm an ổn. Vì thế cho nên quý Thầy Cô thường hay nhắc Phật tử huân tu niệm Phật, là một phương pháp thực hành có ý nghĩa thiết thực trong đời sống tại gia nhiều chướng ngại vậy.
Nam mô A Di Đà Phật,
Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ-tát,