- Lời nói đầu
- Nghi thức tụng niệm
- Quyển thứ nhứt
- Phần chú giải quyển thứ nhất
- Quyển thứ hai
- Phần chú giải quyển thứ hai
- Quyển thứ ba
- Phần chú giải quyển thứ ba
- Quyển thứ tư
- Phần chú giải quyển thứ tư
- Quyển thứ năm
- Phần chú giải quyển thứ năm
- Quyển thứ sáu
- Phần chú giải quyển thứ sáu
- Quyển thứ bảy
- Phần chú giải quyển thứ bảy
- Quyển thứ tám
- Phần chú giải quyển thứ tám
- Quyển thứ chín
- Phần chú giải quyển thứ chín
- Quyển thứ mười
- Phần chú giải quyển thứ mười
- Phần phụ lục
- Mời xem phiên bản PDF với Scribd
Đức Phật nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám
Phần chú giải quyển thứ bảy
Nguồn: Việt dịch từ Dịch từ Tục Tạng Kinh (Ấn Độ soạn thuật)
Tội tham dục: Lòng ham muốn không chán đối với trần cảnh, tham ái vô độ, mọi sự sung sướng thường tình, như sắc đẹp, của cải, danh vọng v.v… ở thế gian. Tức là tham hưởng năm thứ dục lạc do ngũ căn mê thích ngũ trần. Tham dục thường có nghĩa: tham lam sắc dục mà tạo tội.
Ngũ dục lạc: Đã chú giải trong ở thứ Tư, số 21.
Núi Tỳ Phú La: Cũng gọi là Tỳ Bố La, có nghĩa là cảnh núi rộng lớn hai bên hông (Quảng bác hiếp sơn). Cảnh núi ấy ở tại nước Ma Kiệt Đà (Magadha) gần thành Vương Xá (Rajagriha), người thường ai cũng thấy, cho nên ở đâu Phật cũng đem núi ấy ra làm ví dụ. Kinh Niết Bàn quyển 22: Mỗi chúng sanh trong một kiếp, nếu tích trữ xương, cốt mình, thì bằng cảnh núi Tỳ Phú La ở thành Vương Xá.
Vương Xá Thành: Rajagriha (S) Demeure royale. Kinh đô nước Ma Kiệt Đà (Magadha), Vua Tần Bà Sa La (Bimbasara) trị vì hồi đức Phật Thích Ca ra đời. Lúc ấy, vua Tần Bà Sa La là Vua, chúa tể nước Ấn Độ và nuóc Ma Kiệt Đà là nước lớn hơn hết. Vương Xá là tiếng dịch nghĩa, còn La Duyệt là tiếng đọc theo Phạn.
Nước bốn biển: Nước bốn biển lớn, bốn vùng biển tại bốn phương núi Tu Di; núi Tu Di tại trung ương bốn biển lớn, trong mỗi biển lớn đều có một châu lớn, núi Thiết Vi bao vòng quanh phía ngoài bốn biển lớn…
Sáu hàng bà con: Đã chú giải ở quyển thứ Năm, số 1.
Với năm hạng đàn ông bất thường: Năm thứ người chẳng phải là hạng nam nhi; họ chẳng có cái hoàn toàn nam tánh: 1. Sanh bất nam. 2. Kiền bất nam. 3. Đố bất nam. 4. Biến bất nam, và 5. Bán bất nam.
Bậc sa môn: Sramana (S) là Phạn ngữ, dịch là cần lao: là bậc siêng tu giới, định, huệ, rất có công lao với nền đạo Vô Thượng. Là bậc tu hành kỹ lưỡng và hết lòng làm đạo.
Ba pháp y: Bộ áo có 3 cái, tức là bộ Cà Sa của nhà sư: 1. An đà hội = Y năm điều, áo may hiệp lại là năm miếng. 2. Uất đa la tăng: Y bảy điều, y may hiệp lại thành 7 miếng và 3. Y tăng già lê = áo ngoài, áo lớn là y chín điều, hoặc 25 điều…
Khởi tưởng phi pháp: Tức là khởi lòng tà vạy, mất chánh niệm, khởi vọng tâm theo vấn đề nam nữ luyến ái, sanh ra loạn động rồi gây thành si mê mờ tối.
Thân tứ đại: Đã chú giải ở quyển thứ Nhứt, số 51.
Sáu tình: Tức là sáu căn. Đã chú giải ở quyển thứ Nhứt, số 23.
Sáu trần: Đã chú giải ở quyển thứ Nhứt, số 28.
Ngũ dục: Đã chú giải trong quyển thứ Tư, số 21.
Mùi vị hương tích: Tức là mùi thơm của cơm ở nước Hương Tích do đức Phật A Súc Bệ làm giáo chủ ở phương đông. Đến đó chỉ hưởng mùi vị cơm Hương Tích là ngộ đạo, giải thoát.
Mặc áo Như Lai: Tức là pháp y giải thoát, mặc vào ‘tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự.’
Mang y nhẫn nhục: Áo nhẫn nhục, lời ví dụ. Ví như y phục che chở bên ngoài, ngăn cản những sự chướng ngại cho người ta; lòng nhẫn nhục cũng như thế, nó che ngăn cho cái tâm khỏi giận hờn, được yên ổn, nên gọi là mang y nhẫn nhục. Tiếng gọi là áo Ca-Sa của nhà sư, vì mặc áo ấy thì giải thoát khỏi sự phiền muộn giận hờn.
Ngồi tòa tứ thiền: Quatre degrés de meditation. Quatrième degré de meditation (F) Cũng gọi là Tứ Thiền Định, hay Đệ Tứ Thiền. Ngồi tòa bốn thiền: Sơ thiền ly sanh hỷ lạc địa. Nhị thiền định sanh hỷ lạc địa. Tam thiền ly hỷ diệu lạc địa và tứ thiền xả niệm thanh tịnh địa.
Mười tưởng: Mười tư tưởng; mười phép quán tưởng liên tiếp: 1. Vô thường tưởng. 2. Khổ tưởng. 3. Vô ngã tưởng. 4. Yểm ly thực tưởng. 5. Nhứt thiết thế gian bất khả lạc tưởng. 6. Tử tưởng. 7. Đa quá tội tưởng. 8. Ly tưởng. 9. Diệt tưởng và 10. Vô ái tưởng.
Năm minh: Năm môn học xưa của Ấn Độ, nhờ đó mà trí huệ phát sanh: 1. Thanh minh: Xiển minh về ngôn ngữ, về văn tự. 2. Công xảo minh: Xiển minh về hết thảy công nghệ, kỹ thuật, toán số, lịch số v.v… 3. Y phương minh: Xiển minh về phương thuốc trị bịnh. 4. Nhân minh: Xiển minh luận lý học, bàn luận lẽ chánh tà, chơn ngụy… và 5. Nội minh: Xiển minh tôn chỉ của học phái mình. Luận làm nội minh.
Quán sâu hai đế: Deux vérités (F) Hai chơn lý, hai cỡ hiểu biết: 1. Tục đế: Chơn lý của thế tục, hợp với người đời; chỗ hiểu biết của hạng phàm phu. Ấy là chơn lý cỡ thấp, còn khuyết điểm. Cũng gọi là thế đế. 2. Chơn đế: Chơn lý của hạng thoát ly, của bậc Thánh giả; chỗ hiểu biết của Phật, Thánh. Ấy là chơn lý cỡ cao, trọn vẹn. Cũng gọi là thắng nghĩa đế, đệ nhứt nghĩa đế.
Mười diệu hạnh: Mười nết hạnh, về việc lợi tha cần phải thật hành mười diệu hạnh: 1. Hoan hỷ hạnh. 2. Nhiêu ích hạnh. 3. Vô sân hận hạnh. 4. Vô tận hạnh. 5. Ly si loạn hạnh. 6. Thiện hiện hạnh. 7. Vô trước hạnh. 8. Tôn trọng hạnh. 9. Thiện pháp hạnh và 10. Chơn thật hạnh.
Vô sanh pháp nhẫn: Đức nhẫn nhục của người tu đắc đạo nhập chơn lý = Các pháp đều không sanh không diệt. Bực tu hiểu ra các pháp vốn không sanh diệt, tức là hiểu thật tướng của các pháp, thì đâu còn rầu lo, buồn giận, đâu còn phiền não đối với chúng sanh, sự vật. Được đức tánh ấy gọi là vô sanh pháp nhẫn; cũng kêu là Vô Sanh Nhẫn.
PHẦN CHÚ GIẢI QUYỂN THỨ BẢY
HẾT