- Lời nói đầu
- Nghi thức tụng niệm
- Quyển thứ nhứt
- Phần chú giải quyển thứ nhất
- Quyển thứ hai
- Phần chú giải quyển thứ hai
- Quyển thứ ba
- Phần chú giải quyển thứ ba
- Quyển thứ tư
- Phần chú giải quyển thứ tư
- Quyển thứ năm
- Phần chú giải quyển thứ năm
- Quyển thứ sáu
- Phần chú giải quyển thứ sáu
- Quyển thứ bảy
- Phần chú giải quyển thứ bảy
- Quyển thứ tám
- Phần chú giải quyển thứ tám
- Quyển thứ chín
- Phần chú giải quyển thứ chín
- Quyển thứ mười
- Phần chú giải quyển thứ mười
- Phần phụ lục
- Mời xem phiên bản PDF với Scribd
Đức Phật nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám
Phần chú giải quyển thứ sáu
Nguồn: Việt dịch từ Dịch từ Tục Tạng Kinh (Ấn Độ soạn thuật)
Một A tăng-kỳ kiếp: Asamkhya (S). Innombrable (F) Tên số theo bên Thiên Trúc. Dịch ra chữ Hoa là vô số; A là vô; Tăng kỳ là số, một A tăng kỳ kiếp. Một thời hạn vô số kiếp. Một kiếp có cả trăm vạn năm. Trong Kinh Di Đà có chép: Đời sống của đức Phật A Di Đà với nhơn dân trong nước của Ngài thật là vô lượng, vô biên, vô số (a-tăng-kỳ) kiếp. Thế nên gọi Ngài là Phật A Di Đà. Muốn cho rõ hơn thì nên giải như vầy: Một a-tăng-kỳ là con số một có theo sau 47 con số 0 (zéros).
Vào đường ác: Tức là vào ba đường ác: địa ngục, quỷ đói và súc sanh.
Địa ngục: Niraya (S). Naraka (P); Enfer (F). Chỗ trừng trị, hành phạt những ai phạm tội hồi ở dương thế. Địa ngục có những nghĩa sau đây: 1. Bất lạc, bất khả lạc: ấy là nơi chẳng vui, chẳng có thể vui được, vì có đủ mọi thống khổ. 2. Bất khả cứu tế: Không thể cứu cho thoát khỏi được, vì cảm ứng các sự ác đã làm. 3. Âm minh: Nơi tối tăm, chúng sanh ở cảnh ấy không hề nghe biết đạo lý, chánh pháp. 4. Địa ngục: Cảnh ngục thất, cảnh hành phạt ở cõi âm…
Tăng chúng bốn phương: Các vị tu hành ở bốn phương cũng gọi là Chiêu Đề Tăng. Những đồ vật cúng cho chư Tăng bốn phương kêu là chiêu đề tăng vật; những nơi trú của Tăng chúng bốn phương gọi là chiêu đề Tăng phường…
Công đức: Mérites (F). Công phu và đức hạnh cùng hợp với nhau. Sự nghiệp của mình có ích cho người ta, tự mình ra sức làm điều lành, gọi là công. Nết na chứa ở trong mình, lòng dạ mình mộ điều lành, gọi là đức. Trong Kinh Phật thường nói: các việc tụng Kinh, niệm Phật, tọa thiền v.v… gọi là công đức; còn làm phước bố thí bên ngoài gọi là phước đức…
Như ý châu ngọc: Cintamani (S). Ngọc châu như ý, một thứ châu báu, nhờ nó mà cầu lấy mọi vật đều được theo như ý mình, nên gọi là như ý châu ngọc.
Bảy thứ báu: Đã chú giải ở quyển thứ nhất, số 33.
Bố thí ba la mật: Dana Paramita (S). Générosité (F). Giúp cho đến bờ kia. Bố thí có 3 cách: 1. Tài thí: cho tiền bạc của cải. 2. Pháp thí: Cho giáo pháp tức là giảng kinh, thuyết Pháp. 3. Vô úy thí: Cho các việc chẳng sợ… Bố thí không cần sự báo đáp của người được bố thí, mà cũng chẳng cần cầu phước báo của việc bố thí. Bố thí mà không còn chấp trước. Ấy gọi là bố thí ba la mật. Tam luân không tịch: năng thọ nhơn; năng thí nhơn và trung gian vật đều không.
PHẦN CHÚ GIẢI QUYỂN THỨ SÁU
HẾT