- Lời nói đầu
- Nghi thức tụng niệm
- Quyển thứ nhứt
- Phần chú giải quyển thứ nhất
- Quyển thứ hai
- Phần chú giải quyển thứ hai
- Quyển thứ ba
- Phần chú giải quyển thứ ba
- Quyển thứ tư
- Phần chú giải quyển thứ tư
- Quyển thứ năm
- Phần chú giải quyển thứ năm
- Quyển thứ sáu
- Phần chú giải quyển thứ sáu
- Quyển thứ bảy
- Phần chú giải quyển thứ bảy
- Quyển thứ tám
- Phần chú giải quyển thứ tám
- Quyển thứ chín
- Phần chú giải quyển thứ chín
- Quyển thứ mười
- Phần chú giải quyển thứ mười
- Phần phụ lục
- Mời xem phiên bản PDF với Scribd
Đức Phật nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám
Phần chú giải quyển thứ năm
Nguồn: Việt dịch từ Dịch từ Tục Tạng Kinh (Ấn Độ soạn thuật)
Sáu hàng bà con: Ấy là: cha, mẹ, vợ, con, anh chị, em. Trong gia tộc, sáu hàng ấy là thân thích hơn hết. Kế tiếp với lục thân là quyến thuộc, tức là bà con bên chồng, bên vợ, bên nội, bên ngoại…
Địa ngục la hét: Địa ngục nầy gọi là Khiếu Hoán địa ngục, tra tấn tội nhân, la hét suốt ngày đêm, không bao giờ ngừng nghỉ.
Thân kim cương: Corps de diamant; corps de Bouddha (F). Thân kim cương, tức là thân của Phật, nghĩa là thân thể cứng chắc, bền bỉ như chất kim cương, chẳng khi nào nát vậy. Cũng gọi là kiên thân (thân kiên cố), chơn thân (thân chơn thật), Phật thân (cái thân thiệt của Phật). Kinh Niết Bàn, quyển 14: khi nghe xong bài kệ bốn câu do một La Sát đọc, nhà sư khổ hạnh bèn xả thân để đáp ơn Pháp Sư. Nhơn đó nhà sư khổ hạnh (tiền thân Phật Thích Ca) nói rằng: “Ví như có người kia thí cho kẻ khác món đồ bằng sành, liền được món đồ bằng thất bảo.” Tôi đây cũng thế, bỏ cái thân không bền chắc nầy, liền được thân kim cương.
Chánh pháp vi diệu: Đạo pháp chân chánh nhiệm mầu, cao siêu vi diệu. Chánh pháp có hai phần lý và thể: 1. Lý = Ý nghĩa không sai chạy, không tà, ngụy; đạo lý từ lúc ban sơ đến lúc cuối cùng đều có tánh cách trong sạch. Vì vậy nên kêu là chánh. 2. Thể = Pháp tức là nền pháp bảo ở trong Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thể của chánh pháp lại cũng gom vào trong bốn pháp (tứ pháp): a/ Giáo: tiếng nói câu văn của chư Phật, Thánh có tánh cách phá vô minh, trừ phiền não. b/ Lý= Nghĩa lý trong giáo pháp. c/ Hạnh = Y theo nghĩa lý trong giáo pháp mà thực hành: giới, định, huệ. d/ Quả = Nhờ thi hành giới, định, huệ mà chứng đắc những quả hữu vi và vô vi.
PHẦN CHÚ GIẢI QUYỂN THỨ NĂM
HẾT