Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần chú giải quyển thứ hai

13/05/201319:20(Xem: 12626)
Phần chú giải quyển thứ hai

Đức Phật nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám

Phần chú giải quyển thứ hai

Hòa thượng Thích Huyền Vi

Nguồn: Việt dịch từ Dịch từ Tục Tạng Kinh (Ấn Độ soạn thuật)

Châu Diêm Phù Đề: Đã giải ở quyển thứ nhất cột số 14.

Đà La Ni: Dharani, dịch là Tổng trì: Tổng thiện bất thất, trì ác bất sanh. Cũng dịch là năng trì hay năng già. Có sức gìn giữ, nhóm họp tất cả các pháp lành, chẳng để cho tản lạc. Ví như một món đồ tốt có sức chứa nước, nước chẳng chảy ra. Có 4 loại Đà La Ni: Văn-đà-la-ni; Nghĩa đà-la-ni; Chú đà-la-ni; và Nhân đà-la-ni.

Độc Giác: Pratyeka Buddha (S) Vị tự tỏ ngộ lấy mình chớ không ra đi giáo hóa chúng sanh. Cũng gọi là Duyên Giác. Cũng kêu là Bích Chi Phật. Độc Giác thường vui với sự tịch tĩnh, một mình lo tu hành; tu hành được thành công nhằm lúc không có Như Lai ra đời, tự mình giác ngộ lấy, dứt khỏi vòng sanh tử luân hồi. Thế nên gọi là Độc Giác.

Phiền não: Klésa (S). Passions (F). Mê dục, lầm lạc, xao xuyến, gây ra bởi ba mối chánh. Tham lam, giận tức, si mê. Ba độc nầy làm cho chúng sanh lo buồn, vọng động, xao xuyến, bất an, gọi là phiền não. Phiền não khiến cho thân, khẩu, ý của chúng sanh làm sái quấy, gây tội lỗi để chịu đau khổ về sau. Phiền não cũng gọi là cấu, lậu, nhiễm, kiết, sử, hoặc…

La Hớn: Arhat (S). Kêu tắt chữ A-La-Hớn. Người tu Phật xuất gia, dứt tuyệt các phiền não ở trong lòng. La-Hớn có ba nghĩa: Ứng cúng, sát tặc và vô sanh.

6&7. Niết Bàn diệu quả của Như Lai: Tức là quả vị Phật. Quả nhiệm mầu tịch tĩnh trở về với Như Lai tạng tánh của mỗi người thật sự sáng suốt, giác ngộ và giải thoát.

Đệ tử: Disciple (F) Con em về đạo lý. Đệ là em. Vì trí mình kém hơn trí thầy, phải theo thầy mà học đạo, cũng như em nương theo anh. Tử là con, vì sự hiểu biết về đạo lý của mình do nơi thầy mà được phát sanh, cũng như con khôn là nhờ cha dạy bảo. Trên đường đạo lý quy y thọ giáo với vị sư nào thì đối với vị sư ấy, mình tự nhận là đệ tử….

Thiên nhãn: Oeil (Vue) céleste: Mắt trời, mắt thần tiên, tự thấy do thần thông. Một thứ nhãn trong ngũ nhãn: nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Với thiên nhãn, người ta có thể thấy mọi vật, các chúng sanh trong sáu đường luân hồi. Mắt ấy thấy từ chỗ xa xôi ngàn dặm, cho nên cũng gọi là thiên lý nhãn.

U hiển: U uẩn và hiện hiện, tối tăm và rõ rệt. Tức là âm phủ và dương gian, thiên đạo và nhơn đạo, kẻ thác người sống, kẻ thần hồn, người thể xác.

Vua Diêm La: Yama (S) Roi des Ombres (F) Vua Diêm La thống lãnh cõi âm, có quyền thưởng phạt những vong hồn. Cũng gọi là Diêm Ma La, Diêm Ma Pháp Vương của Diêm Vương.

Chấp đoạn: Người ta cho rằng con người chết rồi là mất hẳn, không còn sanh tử luân hồi và không có kiếp sau.

Chấp thường: Cho rằng chết rồi linh hồn còn mãi, người sinh làm người mãi, thú sinh làm thú mãi…

Kiến thủ: Chấp theo ý kiến của mình. Nghĩa là ôm lấy ý kiến phi lý về những thân kiến, cố chấp cái tà kiến thiệt ngã ở trong mình…

Giới thủ: Nói đủ là giới cấm thủ kiến, ý kiến khư khư chấp nệ giới cấm. Ấy là một ý kiến, một sở kiến quấy trong ngũ kiến. Ấy là ý kiến của hạng tu chấp khư khư, tự trói buộc mình trong các sự cấm chế, mà chẳng biết phương tiện độ sanh.

Chấp nhơn, chấp ngã: Lòng chấp nệ có người có mình thiệt rồi tạo tội. Đó là chỉ kẻ chẳng hiểu rằng cái thân người cũng như thân ta vốn do năm uẩn tạo thành, rồi khư khư chấp rằng có thật cái thân thể của mình của người.

Sáu tình: Giống như lục căn tức là nhãn tình, nhĩ tình, tỷ tình, thiệt tình, thân tình và ý tình.

Tám ngọn gió đời: Huit vents (F) Tám ngọn gió có thể làm lay động lòng người thương ghét của thế gian, nên gọi là bát phong: 1. Lợi. 2. Suy: Thương thảm. 3. Hủy: Nói xấu. 4. Dự: Khen. 5. Xưng: Khen tặng. 6. Cơ: chê. 7. Khổ: Hoạn nạn. 8. Lạc: vui sướng.

Hai chơn lý: Tức là hai chơn như: Một là bất biến chơn như. Hai là tùy duyên chơn như.

Mười hai nhơn duyên: Pratiyasamutpada (S) Paticcasamuppada (P) Douze causes, douze Nidanas (F) Mười hai nhơn duyên cũng gọi là duyên khởi. Chính 12 nhơn duyên nầy níu kéo nhau từ vô thỉ đến nay và mãi về sau, nên con người ta phải luân hồi mãi trong 6 nẻo, có vui, có buồn, có khổ, có sướng lẫn lộn nhau, nhưng sự buồn khổ đau đớn thì có phần lấn hơn: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão, tử.. rồi ưu, bi, khổ, não.

Trụ cốt vô minh: Tức là vô minh gốc, vô minh cha. Lòng mê tối và lòng tham ái, hai món ấy hòa hiệp mà sanh ra ta. Nên gọi vô minh là cha, tham ái là mẹ.

Bốn trụ địa: Đó là sự phiền não về mắt thấy, lòng nghĩ trong 3 cõi: 1. Kiến nhứt thiết trụ địa. 2. Dục ái trụ địa. 3. Sắc ái trụ địa và 4. Hữu ái trụ địa.

Bát chánh đạo: Aryatangamarga (S) Ariyoatthangikomaggo (P): Noble voie octuples (F) Cũng gọi bát chánh đạo. Đạo bát chánh tức là con đường chánh trong Phật giáo, thuộc tứ diệu đế, trong đế thứ tư: Đạo đế. Ai đi theo tám con đường đó thì được khỏi khổ, an lạc: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Ba mươi bảy phẩm trợ đạo: Đã giải ở quyển thứ nhất số 31.

Mười ba la mật: Dasaparamita (S) Dix vertus cardinals (F) Mười đại hạnh của Bồ Tát:

Bố thí ba la mật

Trì giới ba la mật

Nhẫn nhục ba la mật

Tinh tấn ba la mật

Thiền định ba la mật

Bát nhã ba la mật

Phương tiện thiện xảo ba la mật

Nguyện ba la mật

Lực ba la mật

Trí ba la mật

PHẦN CHÚ GIẢI QUYỂN THỨ HAI

HẾT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]