Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoá tu học Phật pháp Úc châu kỳ thứ XI

10/05/201313:53(Xem: 7794)
Khoá tu học Phật pháp Úc châu kỳ thứ XI
Các Khóa Tu Học Tổ Chức Tại Úc Châu


Khoá Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ Thứ XI

Tu viện Quảng Đức
Nguồn: Tu viện Quảng Đức







khoa-tu-11-aTHÔNG BÁO THAY THƯ MỜI
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11
Của Giáo Hội PGVNTNHN Tại UĐL - TTL
Được Tổ Chức Tại Vùng Kyneton, Tiểu Bang Victoria
(Từ Ngày 30-12-2011 Đến Ngày 03-01-2012)
Melbourne 20-7-2011


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý Đồng Hương Phật tử xa gần,

Trong phiên họp Hội đồng điều hành của Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL-TTL nhân khóa tu học kỳ 10 tại Adelaide, Nam Úc vào ngày 2/1/2011, chúng con, chúng tôi được Giáo Hội giao phó trách nhiệm tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11, từ ngày 30-12-2011 đến ngày 03-01-2012. Sau mấy tuần tìm kiếm địa điểm tổ chức, đến nay Ban Tổ Chức đã chính thức chọn lại địa điểm cũ, nơi Giáo Hội đã tổ chức khóa tu kỳ 7 năm 2007, vì không thể tìm địa điểm nào có đủ tiện nghi như nơi này, đó là trung tâm sinh hoạt Campaspe Downs để tổ chức khóa tu kỳ 11 của Giáo Hội. Trung Tâm sinh hoạt Campaspe Downs tại vùng Kyneton (trên đường đi Bendigo, đây là địa điểm tổ chức khóa tu rất lý tưởng, cách phi trường quốc tế Melbourne 45 phút lái xe. Trung tâm sinh hoạt này tọa lạc tại khu rừng cây bạch đàn với phong cảnh hùng vĩ, thoáng mát, đẹp đẽ và nên thơ, có cây rừng, hồ nước, đường đi bách bộ, thiền hành, có sân chơi thể thao, điện thoại công cộng, đặc biệt có các phòng học rộng rãi, phòng ăn thoáng mát và nhiều tiện nghi khác. …. Nhìn chung trung tâm này cung cấp đầy đủ tiện nghi cần thiết cho hơn 500 người tham dự, (học viên không cần phải mang sleeping bag). Được biết, trung tâm sinh hoạt này là một trong những địa điểm nổi tiếng sạch sẽ, đẹp và vệ sinh tại tiểu bang Victoria, hằng năm có nhiều hội đoàn người Úc và sắc tộc hội tụ về nơi đây để sinh hoạt.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian gần đây, nên trung tâm sinh hoạt này đã tăng lệ phí. Trên tinh thần đó, để giúp cho ban tổ chức hoàn thành công việc thuê mướn trung tâm này, lệ phí cho mỗi học viên đến tham dự (bao gồm cả ăn ở trong 5 ngày ): xin quý đồng hương Phật tử xa gần ủng hộ với giá như sau:- Người lớn và thiếu nhi từ 15 tuổi trở lên tại tiểu bang Victoria: $190/người; ngoài tiểu bang Victoria: $160; Trẻ em từ 14 tuổi trở xuống 7 tuổi: $110/em; 6 tuổi trở xuống được miễn phí.

Kính mong Chư Tôn Đức Trụ Trì các Tự Viện trên toàn liên bang Úc hoan hỷ hỗ trợ, tiếp tay cùng Ban Tổ Chức phổ biến rộng rãi Thông báo và có lời khuyến tấn quý Phật tử địa phương ghi danh để tham dự khóa tu học này (download phiếu ghi danh) Hạn chót đăng ký và đóng tiền lệ phí: ngày 30-11-2011. Theo dự kiến, Chư Tôn Đức sẽ có phiên họp để chuẩn bị cho Lễ Khai Mạc và Chương trình giảng dạy cho Khóa Tu Học vào lúc 7pm ngày 29-12-11 (Tổng Vụ Hoằng Pháp sẽ gởi thư mời chính thức), do vậy, Kính thỉnh Chư Tôn Đức và quý Phật tử book vé máy bay đến Melbourne ngay lúc này (hãng Virginblue, đi sáng ngày 29-12-11, về chiều ngày 3-1-12, chưa tới $200). Xin quý vị tránh chọn vé máy bay đáp xuống phi trường Avalon, chỉ book vé đáp xuống phi trường Melbourne mà thôi.

Tóm lại, Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11 của Giáo Hội sẽ được tổ chức như sau:

Thời gian:30-12-2011 đến ngày 03-01-2012.
Địa điểm:Trung Tâm sinh hoạt Campaspe Downs, 1302 Trentham Rd, Kyneton, Victoria, Australia
Telephone:03. 5424 8383
Lệ phí:Người lớn và thiếu nhi từ 15 tuổi trở lên tại tiểu bang Victoria: $190/người; ngoài tiểu bang Victoria: $160; Trẻ em từ 14 tuổi trở xuống 7 tuổi: $110/em; 6 tuổi trở xuống được miễn phí.

Hạn chót đăng ký và đóng tiền lệ phí:ngày 30-11-2011. Xin Chư Tôn Đức gởi danh sách học viên về Ban Tổ Chức để tiện việc sắp xếp.

Học viên tại tiểu bang Victoria có thể di chuyển đến trại bằng 2 cách:
1/ Đi xe bus của Ban Tổ Chức ngay tại Tu Viện Quảng Đức: Xe khởi hành vào lúc 7am, ngày 30-12-2011
2/ Có thể đi xe cá nhân, trực tiếp từ nhà đến trại (khoảng 45 phút từ phi trường Melbourne).

Học viên ở phương xa ngoài tiểu bang Victoria trước khi đến, xin thông báo rõ (trước 3 tuần) với Ban Tổ chức.
- Đi theo đơn vị Chùa : - số lượng người :
- Phương tiện : - xe, máy bay số :
- Thời gian đến Melbourne: - rời Melbourne:

Ban Tổ Chức chỉ đón Phật tử học viên trọn ngày 29-12-2011, và đưa ra phi trường từ 1pm đến 9pm ngày 03-01-2012, Phật tử học viên đến và đi sớm hoặc trễ hơn thời gian nói trên xin sử dụng phương tiện tự túc.
Quý đồng hương Phật tử xa gần muốn tham dự khóa học này, xin liên lạc trực tiếp với các chùa địa phương mà mình đang sinh hoạt.

Mọi thắc mắc xin liên lạc Ban Tổ Chức:TT Thích Nguyên Tạng: 0412 794 254; ĐĐ Thích Viên Tịnh (Thư Ký) : 0431 574 197 ; ĐĐ Thích Thông Hiếu (Ban Vận Chuyển) : 0421 448 708. Email [email protected] hay vào trang web: www.phatgiaoucchau.com; www.quangduc.com để xem hình ảnh về địa điểm tổ chức khóa tu học sắp tới.
Ban tổ chức kính mong nhận được sự tiếp tay và ủng hộ của chư Tôn Đức Tăng Ni bằng cách vận động quý Phật tử tại địa phương của mình về tham dự khóa tu học này của Giáo Hội.

Kính chúc Chư Tôn đức Tăng Ni pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu và Phật sự viên thành. Cầu chúc quý Phật tử gần xa vô lượng an khang và sở cầu như nguyện.

Thay mặt ban tổ chức thành kính thông báo
Trưởng ban,
Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng



THÔNG BÁO SỐ 02
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11
Melbourne 17-10-2011

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư Tôn Thiền Đức,

Chúng con xin thành tâm đảnh lễ và vấn an sức khỏe của quý Ngài. Thứ đến, một lần nữa xin gởi lời kính thỉnh Chư Tôn Đức Trụ Trì tự viện thành viên trong Giáo Hội hoan hỷ vận động, kêu gọi và khuyến khích quý Phật tử địa phương của mình mạnh dạn ghi danh tham dự Khóa Tu Học năm nay.

Thời gian:30-12-2011 đến ngày 03-01-2012.
Địa điểm:Trung Tâm sinh hoạt Campaspe Downs, 1302 Trentham Rd, Kyneton, Victoria, Australia. Telephone: 03. 5424 8383.
Lệ phí:Người lớn và thiếu nhi từ 15 tuổi trở lên tại tiểu bang Victoria: $190/người; ngoài tiểu bang Victoria: $160; Trẻ em từ 14 tuổi trở xuống 7 tuổi: $110/em; 6 tuổi trở xuống được miễn phí.
Hạn chót đăng ký và đóng tiền lệ phí:ngày 30-11-2011. Xin Chư Tôn Đức gởi danh sách học viên về Ban Tổ Chức để tiện việc sắp xếp.

Về công việc tổ chức gây quỹ cho Khóa Tu Học, vừa qua Ban Tổ Chức Khóa Tu Học kết hợp cùng quý Phật tử ở Springvale đã tổ chức thành công buổi Văn Nghệ gây quỹ vào ngày 02-10-2011 và sắp tới đây, một Tiệc Chay gây quỹ (vào cửa tự do và tùy tâm ủng hộ) sẽ được tổ chức tại Hội Trường Tu Viện Quảng Đức vào lúc 12 giờ trưa chủ nhật, 11-12-2011, kính thỉnh chư Tôn Đức Trụ Trì các đơn vị tự viện tại tiểu bang Victoria phát vé mời đến Phật tử địa phương của mình ngay từ bây giờ để họ về tham dự ủng hộ. Chư Tôn Đức ở các tiểu bang khác, ngoài việc khuyến khích Phật tử tham dự khóa tu, xin quý Ngài vận động thêm tài chánh để giúp cho Ban Tổ Chức trang trải bớt gánh nặng chi phí cho khóa tu học năm nay.

Tin vui cần biết, sau khi Thông báo số 01 được phổ biến, tính đến nay, Ban Tổ Chức đã sơ khởi nhận được báo cáo số lượng học viên ghi danh như sau: Chùa Bảo Minh đã có 32 Phật tử ghi danh, Chùa Trúc Lâm (Sydney):15 vị; Chùa Giác Hoàng: 20 vị; Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh: 20 vị; Chùa Huệ Quang: 15 vị; Tu Viện Quảng Đức: 60.... BTC rất mong tiếp tục nhận được tin hồi báo sớm của chư Tôn Đức. Xin gởi danh sách về Ban Thư Ký (ĐĐ Viên Tịnh): [email protected]; tel: 03. 8555 0604 và: [email protected]

Kính chúc Chư Tôn đức Tăng Ni pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu và Phật sự viên thành. Cầu chúc quý Phật tử gần xa vô lượng an khang và sở cầu như nguyện.

TM. Ban Tổ Chức
Trưởng ban,
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng



THÔNG BÁO SỐ 3

Nam Mô A Di Đà Phật
Kính Bạch Chư Tôn Đức,
Chúng con xin thành tâm đảnh lễ và vấn an sức khỏe của quý Ngài.

Thứ đến, kính thông báo đến quý Ngài khóa tu học đến nay đã có 25 tự viện thành viên đăng ký, với tổng số là 363 Phật tử học viên và có 38 Tăng Ni về tham dự. Kèm đây là danh sách Tăng Ni và Phật tử, xin quý Ngài hoan hỷ xem lại một lần nữa, nếu có sai sót hoặc thêm bớt, xin email hồi báo ngay để chúng con điều chỉnh, và chúng con xin tuyên bố đóng sổ, không nhận đăng ký thêm học viên nào nữa sau 12 giờ trưa mai, 22-12-2011, để Ban Thư Ký và Ban Tiếp Trú hoàn tất công việc của mình.

Sau đây là một số thông tin cần thiết xin chư Tôn Đức phổ biến đến quý Phật tử về tham dự khóa tu:

Phương tiện di chuyển lên đất trại:
- Sáng ngày 30-12-2011, đúng 7am sáng, xe bus sẽ khởi hành ngay tại Tu Viện Quảng Đức, số 105 Lynch Road, Fawkner, VIC 3060 (Melway 17 J4), xin tất cả các phái đoàn trong và ngoài tiểu bang Victoria có mặt đúng ngày giờ trên. Những vị nào không đi xe bus, quý Ngài, quý vị hoan hỷ cho biết, bằng cách ghi chú " đi xe riêng" vào danh sách đính kèm, để BTC dễ dàng sắp xếp, có thể thêm và cũng có thể bớt xe bus, tùy theo số lượng người tự đi xe riêng lên đất trại. Xin Chư Tôn Đức hoan hỷ hỏi lại thành viên trong đoàn của mình và ghi chú cẩn thận dùm.

- Riêng quý Phật tử ở khu vực miền Đông tiểu bang Victoria, sẽ có một xe bus đến rước tại Chùa Bảo Minh (số 321-323 Kingston Rd, Clarinda, Vic 3169 ) và Chùa Giác Hoàng ( 20 Heritage Drive, Springvale, Victoria 3171), quý Phật tử Tu Viện Từ Ân (ĐĐ Hạnh Phẩm) đến một trong hai địa chỉ trên để lên xe bus, xe sẽ khởi hành lúc 7 giờ sáng, đi thẳng lên đất trại, chứ không cần tập trung về TV Quảng Đức. Xin lưu ý: xe bus chỉ có 48 chỗ, số người còn lại, xin quý Thầy Trụ Trì Thích Giác Tín, Thích Viên Tịnh, Thích Hạnh Phẩm hoan hỷ sắp xếp đi xe riêng.

Mang theo túi ngủ - Sleeping bag:
- Xin Chư Tôn Đức trụ trì các tự viện sau : Chùa Hưng Long, TV Vạn Hạnh, Chùa Bảo Minh, TV Minh Giác, Chùa Pháp Hoa, Chùa Pháp Bảo, Chùa Giác Hoàng, Chùa Huyền Quang, TV Quảng Đức, thông báo dùm đến các em (nam) có tên trong danh sách đính kèm ngay trong email này, mang theo túi ngủ (sleeping bag) để sử dụng, những chùa nào không có tên trong danh sách này thì không cần đem.

Nước uống:
- Ngày đầu tiên tại đất trại, BTC sẽ phát mỗi người một chai nước suối, sau đó giữ chai này và tự đến nhà bếp để lấy nước suối trong bình lớn để uống.

Internet:
- Khu vực chánh điện, hội trường chính và Cabin có thể sử dụng internet wifi, chi phí mỗi ngày $3, quý vị nào muốn sử dụng internet, xin đến office của trại, tự trả tiền để lấy username & password để sử dụng.

Telephone:
- Khu vực trại phần lớn, các hãng điện thoại lớn như Teltra, Optus, Vodafone... đều được phủ sóng và liên lạc dễ dàng. Ai không có mobile phone, có thể sử dụng điện thoại công cộng (trả tiền coin) ngay bên ngoài hội trường chính của trại

Head Projector:
- BTC đã chuẩn bị 2 head projector cho hai lớp học A & B, Chư Tôn Đức giảng sư nào sử dụng thì soạn bài giảng theo dạng powerpoint và mang laptop của mình theo để sử dụng . Trước buổi giảng, để không mất thời gian và đề phòng trục trặc, xin quý Ngài liên lạc gặp Đạo Hữu Steve Nguyên Thiện Bảo (0422 357 693) để cài đặt và chuẩn bị tốt cho buổi pháp thoại.

CD Mp3 & DVD Slideshow:
Ban Tổ Chức đã chuẩn bị máy in, sang đĩa CD-MP3 và DVD Photo Slideshow, tất cả những thời pháp thoại sẽ được thu âm và hình ảnh sinh hoạt của khóa tu sẽ được layout thành Slideshow, sẽ phát tặng tận tay Chư Tôn Đức và quý Phật tử học viên trong lễ bế mạc mỗi người 1 CD-Mp3 bài giảng & 1 DVD Slideshow.

* Vật dụng cần thiết khác:
Quý Phật tử nhớ mang theo để sử dụng khi cần thiết:
- Dầu gió
- Thuốc cảm
- Thuốc đau bụng
- Đèn pin
- Thuốc chống muỗi (kem thoa, nhang muỗi)
- Nón, mũ, kem chống nắng...

Kính chúc Chư Tôn Đức vô lượng an lạc.

Kính,
TM. Ban Tổ Chức
Thích Nguyên Tạng
Trưởng Ban




BAN ĐIỀU HÀNH KHÓA HỌC

Hội Đồng Chứng Minh: HT Huyền Tôn, HT Như Huệ, HT Bảo Lạc.
Hội Đồng Giáo Thọ: HT Bảo Lạc, TT Quảng Ba, TT Trường Sanh
Ban Giảng Huấn: (Lớp A-B): HT Bảo Lạc, HT Như Điển, TT Quảng Ba, TT Trường Sanh, HT Minh Hiếu, TT Nhật Tân, TT Tâm Minh, TT Tâm Phương, TT Nguyên Tạng, ĐĐ Giác Tín, ĐĐ Đồng Thanh, ĐĐ Phổ Huân, ĐĐ Đạo Thông, ĐĐ Thông Hiếu, ĐĐ Hạnh Tri, ĐĐ Viên Tịnh, NS Thích Nữ Như Tuyết, SC Thích Nữ Viên Thông
Ban Giám Thị: TT Thích Tâm Minh, ĐĐ Thích Giác Tín, SC TN Viên Thông
Trưởng Ban Tổ Chức: TT Thích Nguyên Tạng
Phó Ban Tổ Chức: ĐĐ Thích Viên Tịnh, ĐĐ Thích Nhuận Chơn, ĐĐ Thích Đồng Thanh, Sư Cô Thích Nữ Thể Viên, Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai
Ban Thư Ký: ĐĐ Thích Viên Tịnh, ĐĐ Phổ Huân, Đh Hải Hạnh, Đh Steve Nguyên Thiện Bảo.
Ban Thủ Quỹ: Sư Cô Thích Nữ Thể Viên, Đh Diệu Hòa, Đh Diệu Ánh
Ban Tài Chánh gây quỹ: ĐĐ Thích Nhuận Chơn
Ban nghi lễ: ĐĐ Thích Viên Trí, ĐĐ Thích Nhuận Chơn, ĐĐ Thích Viên Tịnh
Ban Xướng Ngôn: TT Thích Trường Sanh, TT Thích Nhật Tân, ĐĐ Thích Đồng Thanh
Ban Quản chúng: ĐĐ Thích Đồng Thanh; Trưởng chúng Ưu Bà Tắc: Đh Quảng Tiến, Trưởng chúng Ưu Bà Di: Đh Tâm Huệ
Tri Hiệu Lệnh: ĐĐ Thích Thanh Lương
Phụ trách lớp thiếu nhi : TT Quảng Ba, TT Nguyên Tạng, ĐĐ Viên Trí, ĐĐ Phổ Huân, ĐĐ Hạnh Hiếu, ĐĐ Hạnh Tri, ĐĐ Thanh Lương, SC Nguyên Khai
Ban Thiết Trí Trang Hoàng: ĐĐ Thích Đồng Thanh; SC Thích Nữ Huệ Khiết, SC Như Như, Đh Quảng Tuệ Duyên, Đh Tâm Quang; Đh Công Đạo; Đh Thiện Duyên; Đh Giác Định; Đh Xuân Thơm, Đh Quốc Phong, Đh Trung Trực, Đh Nhị Hưng, Đh Quảng Pháp Thành, Đh Trung Diệp
Ban Vận Chuyển: ĐĐ Thích Thông Hiếu, Đh Quảng Từ, Đh Huệ Tấn; Đh Quảng Minh, Đh Thiện Hải, Đh Tuệ Hoàng, Đh Huệ Tấn, Đh Nguyên Dũng, Đh Nhị Hưng, Đh Tuệ Pháp, Đh Tuệ Sơn, Đh Tuệ Tâm
Ban Trai Soạn: Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai (trưởng ban); Sư Cô Thích Nữ Hạnh Nguyên (phó ban); ban viên: Diệu Phước, Nguyên Như, Quảng Hạnh, Quảng Niệm, Nguyên Hỷ, Nguyên Đà, Tâm Hương, Quảng Hương, Quảng Tịnh, Nguyên Châu, Nguyên Nhật Thơ, Nguyên Nhật Chơn, Hoa Phước, Nguyên Giác, Diệu Hiền, Diệu Thanh.
Ban Hành Đường: SC Thích Nữ Viên Thông, SC TN Hạnh Chiếu, SC TN Phương Ngân, SC TN Tuệ Định, & Phật tử học viên khóa tu (Ban Quản Chúng sẽ đọc tên mỗi ngày)
Ban Hương Đăng: Sư Cô Thích Nữ Thể Viên, Đh Thanh Phi; Tâm Từ
Ban Cư Trú: Đh. Steve Nguyên Thiện Bảo, Đh Giác Thiện Duyên
Ban Y Tế: Đạo hữu Dr Chúc Hân
Ban Âm Thanh, Ánh Sáng: Đh Công Đạo, Đh Thiện Hưng,, Đh Giác Định,
Phụ trách Văn Nghệ thiền trà: TT Trường Sanh, ĐĐ Đồng Thanh, Đh Quảng Tịnh, Đh Giác Quý
Nhiếp ảnh & quay phim: Đh Thiện Hưng Đặng Đạo, Đh Giác Thiện Duyên Hoàng Lan, Đh Nguyên Nhật Khánh Mỹ Hạnh
Ban Thị Giả: Chú Đồng Công, Đh Quảng Hương, Đh. Quảng Hạnh
Ban Trà nước & Ban vệ sinh: Đh. Quảng Hạnh, Đh. Nguyên Đà, Đh Nguyên Thiện Bảo; Đh Nguyên Thiện Hạnh, Đh Tâm Hương, Đh Hoa Phước, Đh Hạnh Kim

Diễn Văn Khai Mạc
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11
(Thứ Sáu 30-12-2011 Tại Vùng Kyneton, Victoria)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Tăng Giáo Trưởng
Kính bạch Hòa Thượng Thích Như Huệ, Hội Chủ Giáo Hội
Kính bạch HT Thích Bảo Lạc, Phó Hội Chủ
Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni
Kính thưa quý Phật tử học viên thân mến,

Lời đầu tiên chúng con xin được thay mặt Ban Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 11 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi & Tân Tây Lan, thành kính đảnh lễ và tri ơn Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni đã hoan hỷ đáp lời cung thỉnh của chúng con, quang lâm chứng minh, tham dự, và giảng dạy trong khóa tu 5 ngày. Và chúng tôi cũng xin chào mừng 380 học viên Phật tử trên toàn liên bang Úc châu đã cùng về đây tham dự khóa tu học này.

Kính bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa liệt quý vị,

Mỗi lần vào dịp cuối năm, dường như đã trở thành một thông lệ, Phật tử trên toàn liên bang Úc Châu lại nô nức tập trung về một tiểu bang để cùng nhau tham dự khóa tu học. Năm nay, lại thêm một lần nữa, vùng Kyneton này lại được hân hạnh chào đón chư Tôn Đức và những người Phật tử ham tu hiếu học gần xa. Trong những ngày vừa qua, bầu không khí yên lặng của vùng ngoại ô Kyneton này, lại càng trở nên yên lặng hơn, có vẻ như để dấu kín sự nô nức, hồi hộp đón chờ một cuộc gặp gỡ chân tình và thiêng liêng giữa những người con Phật trên toàn quốc gia Úc Đại Lợi này.

Khóa tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 11 năm nay xảy ra đúng vào lúc mà toàn thể Phật Giáo Thế Giới đang nhộn nhịp mừng ngày Phật Thành Đạo lần thứ 2600. Cách nay đã hai mươi sáu thế kỷ, vào năm 589 trước Tây Lịch, Đức Từ Phụ Thích Ca đã đạt được Giác Ngộ. Sau đó từ cội Bồ đề tại Bodgaya, Ngài phải mất 14 ngày đường bộ để đến thành Ba La Nại và tại nơi đây Ngài đã lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp, thành lập Tăng Đoàn đầu tiên. Ngọn đuốc Chánh Pháp đã được thắp lên từ đó và vẫn còn rực sáng cho đến ngày nay. Trong suốt hai mươi sáu thế kỷ phát triển, Phật Giáo đã mang lại lợi lạc cho toàn thể hành tinh này.

Kính bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa liệt quý vị,

Phật giáo được truyền vào Úc Châu từ năm 1848 cùng với những người Á Châu đổ xô vào làm việc tại lục địa này, và đã trải qua bao thăng trầm của những thập niên từ 1960, 1970, đến đầu thập niên 1980 sự hiện diện của người Việt Tỵ Nạn, đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền Phật Giáo Úc Châu.

Cuối năm 1999 Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL được thành lập tại Chùa Pháp Bảo, thuộc tiểu bang NSW, và từ đó hằng năm Giáo Hội đều tổ chức 2 khóa tu định kỳ: khóa tu An Cư Kiết Đông giữa năm, 10 ngày, dành cho người xuất gia, và khóa tu cuối năm trong 5 ngày dành cho người Phật tử tại gia. Tính đến nay, 11 khóa tu học đã được tổ chức, trong đó 5 lần được tổ chức tại Sydney (2001, 2002, 2003, 2008 và 2009), 1 khóa tại Canberra (năm 2005), 2 khóa tại (Adelaide Nam Úc) năm 2006 và 2010, 3 kỳ tổ chức tại Victoria, năm 2004, 2007 và năm nay 2011. Mỗi lần tổ chức các khóa tu học, Giáo Hội & BTC đều gặp ít nhiều khó khăn và trở ngại, thế nhưng tất cả đều cố gắng vượt qua để hoàn thành chí nguyện và hoài bão "hoằng pháp là sự nghiệp, lợi sanh là lẽ sống".

Thay mặt BTC chúng con thành kính cảm tạ và niệm ơn chư Tôn Đức Trụ Trì các tự viện đã vận động các Phật tử học viên của mình tích cực tham dự khóa tu học năm nay. Chúng con cũng xin cảm tạ tri ơn sự cố vấn của Thượng Tọa Viện Chủ TV Quảng Đức Thích Tâm Phương cùng quý Thầy, quý Sư Cô trong Ban Tổ Chức và quý Phật tử Chùa Bảo Vương, Chùa Kim Cang, Chùa Thiên Bình, Chùa Bảo Minh, Chùa Kim Cang, Chùa Huệ Quang, Chùa Giác Hoàng, Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh, TV Quảng Đức….đã làm việc cật lực trong nhiều tháng qua để có kết quả của khóa tu hôm nay. Nếu không có sự gia tâm giúp sức của quý Ngài và quý vị, nhất định khóa học sẽ khó mà đạt được sự đông đảo như thế này.

Kính thưa quý học viên Phật tử

Sự hiện diện của quý vị tại khóa tu học này đã biểu lộ tinh thần hộ trì và bảo vệ Phật Pháp. Đức Phật dạy rằng "thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thị quán sát, tiệm ly sinh tử.", có nghĩa là: Đời sống vô thường, cõi nước mong manh, tứ đại khổ không, năm ấm vô ngã, sanh diệt biến đổi, giả dối không ngừng, tâm là nguồn ác, thân là rừng tội, những ai quán sát được như thế, sẽ sớm thoát khỏi sinh tử luân hồi".

Ý thức được điều ấy, người đệ tử của Phật phải cố gắng dành thời gian còn lại trong cuộc sống của mình để tu học. Mỗi người trong chúng ta phải luôn tâm nguyện tiến tu trên con đường tu học. Có tu học thì chúng ta mới có cơ may tiếp nhận được ánh sáng của chân lý, soi rạng thân tâm của mình hầu giúp mình không tin vào hoạ phước vô cớ, không bị rơi vào hố thẳm của tà ma ngoại đạo. Thực hiện được như vậy, thì chúng ta mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống của mình và của người khác.

Quý Phật tử học viên về tham dự lần này, không phải chỉ biết tìm thấy sự thỏa mãn vào việc thu góp một mớ giáo lý suông, để rồi vui thú trong hý luận, mà phải đem ra ứng dụng vào cu���c sống hằng ngày của mỗi người qua lời nói, ý niệm và sinh hoạt của mình. Thực hiện được như thế là cách góp phần giúp cho giáo lý của Phật Đà không trở thành những bài pháp khô cằn, lỗi thời mà biến những bài pháp ấy trở thành những gì thật sinh động ngay trong cuộc sống của chúng ta.

Kính bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý liệt vị,

Đức Thế Tôn đã từng cảnh giác chúng ta: "Nếu chỉ tin vào Ta mà không hiểu Ta thì không khác gì phỉ báng Ta. Lời dạy của Ta, không phải để tin mà đến để thấy, để hiểu và tu tập, hầu tìm lại sự an lạc, niềm hạnh phúc và sự giải thoát trong kiếp sống hiện tại này và cả về sau ".

Với tất cả tâm nguyện đó, thay mặt Ban tổ chức chúng con, chúng tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc khóa tu học Phật pháp Úc Châu kỳ thứ 11 ngay từ giờ phút này.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát Tác Đại Chứng Minh



Diễn Văn Bế Mạc
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11
(Thứ Ba 03-01-2012 Tại Vùng Kyneton, Victoria)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch HT Thích Huyền Tôn, tăng giáo trưởng Giáo hội
Kính bạch HT Thích Như Huệ, hội chủ giáo hội
Kính bạch HT Thích Bảo Lạc, phó hội chủ điều hành giáo hội
Kính bạch chư tôn Hoà thượng, chư Thượng toạ, đại đức tăng, ni

Kính thưa quý học viên thân mến.

Đức Thế Tôn chuyển bánh xe chánh pháp tại vườn Lộc Uyển cho 5 anh em Kiều Trần Như, với bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế đã mang lại cho nhân loại nguồn mạch chánh tín, tự tin vào chính mình. Kinh Di giáo là bài pháp cuối cùng tại rừng Ta la song thọ, là di ngôn sau cùng của Ngài sau 49 năm hoằng hoá. Tiếp bước con đường giác ngộ của đức Như lai, dưới sự hướng dẫn của chư tôn đức trong giáo hội, hơn 400 học viên khắp liên bang Úc châu và tân tây lan vân tập về đây tham dự khoá tu học lần thứ 11.

5 ngày trôi qua là chuỗi ngày đại chúng sống trong không khí của sự an lạc và giải thoát, muốn được chuỗi ngày an lạc ấy, các học viên, nhất là các phân ban của ban tổ chức chúng con đã bỏ ra công sức rất nhiều, để biến khu đất trại này trở thành đạo tràng thanh tịnh làm nơi tu học cho đại chúng.

Mùa hè năm nay đây là đợt nóng đầu tiên tại Melbourne, có ngày lên đến 36, 38 độ, nhưng cái nóng ấy không đủ sức lay chuyển sự kiên tâm cầu đạo của các học viên. 5 ngày qua, dưới cái nắng như thiêu đốt của Melbourne, với thời tiết 4 mùa trong một ngày, nóng, lạnh, gió, sương, thời tiết khắc nghiệt, muỗi bay trùng trùng, bông cỏ dại đã vô tình làm cho quý vị vất vả chống đỡ; cộng lối sống tập thể mà trong đời có nhiều vị chư từng trải qua, thật là sự khó khăn vô cùng. Nhưng vì tinh thần cầu học, vì muốn gieo duyên lành với Phật pháp mà quý phật tử đã bỏ tất cả những xa hoa tráng lệ nơi phố thị phồn hoa để về đây hoà mình với núi rừng cô tịch, cùng sống chung với đại chúng như thời kỳ đức Phật còn tại thế, là một việc làm hết sức ý nghĩa, xin tán thán tinh thần cầu đạo giải thoát của quý vị.

Cho dù cực nhọc trong những ngày qua nhưng chắc chắn đọng lại trong tâm khảm quý vị nhiều hương vị ngọt ngào từ những lời dạy của chư tôn đức, để lấy đó làm hành trang trên lộ trình giải thoát.

Nhờ thân giáo trang nghiêm của quý ngài, cho nên các học viên lớn nhất là 92 tuổi, nhỏ nhất là 3 tuổi, đã nhất nhất tuân hành theo những nội quy, thời khoá của khoá tu đã gặp hái những lợi lạc thật sự.

Chúng con trong ban tổ chức cũng cố gắng, nỗ lực hết sức mình để cho khoá học năm nay được thành công viên mãn. Sự thành công viên mãn này, là nhờ chư Phật gia hộ, chư tôn đức chứng minh, và sự cộng tác của quý học viên phật tử.

Kính bạch chư tôn đức kính thưa liệt quý vị,

Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải chia tay, trong giây phút dường như dừng lại này. Những cỏ cây hoa lá của núi đồi này sẽ nghiêng mình tiễn biệt chư tôn đức và toàn thể quý vị. Một chút nữa đây, khi quý ngài và quý vị dời gót, nhưng núi đồi nơi đây, mặt hồ tĩnh lăng nơi đây sẽ lưu lại hình ảnh quý ngài và quý vị trong những buổi sáng sáng chiều chiều kinh hành niệm Phật.

Trong giây phút này chúng con thay mặt ban tổ chức xin tuyên bố bế mạc khoá tu học Phật pháp Úc châu kỳ 11 tại Melbourne và xin hẹn gặp lại toàn thể quý vị khoá tu học Phật pháp kỳ 12 tại Sydney. Thay mặt ban tổ chức kính chúc chư tôn đức tăng ni đạo thọ miên trường, tuệ đăng miên viễn, Phật sự viên thành, và kính chúc toàn thể quý phật tử cùng gia quyến năm mới Nhâm Thìn vạn sự bình an, cát tường như ý và sống an lành hạnh phúc trong ánh hào quang của chư Phật.

Trân trọng kính chào liệt quý vị.



Phật Đạo Nhiệm Mầu

Khóa Tu Phật Pháp năm nay
Cũng như thường lệ năm ngày diễn ra
Nương theo Giáo lý Phật Đà
Thầy Trò dìu dắt về nhà Như Lai
Thời thời khắc khắc hòa hài
Thanh tao an lạc sương mai nắng chiều
Đạo mầu huyền nhiệm cao siêu
Phật Ân tế độ tiệm tiêu vi trần
Ô kìa giã ảnh phù vân !
Mặc cho "mưa Sở mây Tần" sá chi
Ngàn năm xưa, thật vô nghì
Ngàn năm sau, hỡi ai vì cho ai
Truyền trao kế thế miệt mài
Dấu son điểm ngọc hoa cài ngấn sương
Đan tay chia sẻ đoạn trường
Đan tâm đánh đổi nghê thường phù sinh
Ta Bà bẩn đục hư vinh
Người con Đức Phật giữ mình nguyên sơ
Đã từ vô thỉ đến giờ
Vô chung cũng thế không hề đổi thay
« Có, thì có tự mảy may
Không, thì cả thế gian này cũng không"
Anh hùng, nhẹ tựa lông hồng
Trượng phu, nào ngại tang bồng hay sao
Quẳng đi huyễn mộng chiêm bao
Cành Mai trước ngõ, Hoa Đào trổ bông.

Ngày 02-01-2012
Viết, nhân Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu 11
TNT Mặc Giang



Phật Giáo Úc Châu – 1

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan
Phật sự, hoạt động tương dung điều phối nhịp nhàng
Hành trình 12 năm đã 4 kỳ Đại Hội
Đại Hội 1 hội tụ tại Sydney – Pháp Bảo
Đại Hội 2 diễn ra t���i Pháp Quang – Brisbane
Đại Hội 3 Phổ Quang – Tây Úc chưa quên
Đại Hội 4 Pháp Hoa – Nam Úc đạo tình thắm thiết
Thuyền Giáo Hội cùng năm châu bốn biển
Vượt trùng khơi chống đỡ mọi ba đào
Vì Đạo pháp không quản ngại gian lao
Vì Quê hương quyết không màn khổ lụy
Đạo vì Đời thắm tô chân thiện mỹ
Đời vì Đạo mang năng lực hộ trì
"Từ năng dữ…" cứ như thế mà đi
"Bi năng bạt…" bát phong xô bất động
Hàng xuất gia vững tay chèo tay chống
Hàng tại gia góp tay tựa tay nương
Trên, đền ơn Thầy Tổ, Phật Pháp vương
Dưới, cứu khổ những Tam đồ uế trược
Và còn kia, nào Quê hương Đất nước
Nào Dân tộc mang hệ lụy lênh đênh
Ngoại "ách", nội "tai" ập phủ chông chênh
Non sông Việt lao linh đầy nguy biến
Bỗng nhớ câu hùm thiêng còn vang tiếng
"Trước khi làm Thầy Tu, tôi là Người Việt Nam"
Một câu thôi hơn son sắt chạm vàng
Quyết đi tới và không hề thối chuyển
Phật Giáo Úc Châu cùng nhau hòa quyện
Không những 10 năm, 20 năm, 30 năm
Mà đã đồng cam đến những mấy mươi năm
Và cọng khổ dung thừa theo lịch sử
Khi mang dòng Thích Tử
Đã biết phải làm gì
Là người Việt Nam nữa
Há điên đảo luận suy
Đội trời đạp đất trong đời
Đường đường chánh chánh một lời mà thôi
Dù cho núi ngã nghiêng đồi
Phong sương tuế nguyệt lở bồi phù sa
Dù cho bất nhẫn ta bà
Thế thời thời thế bóng tà tà dương
Ta mang cam lộ pháp vương
Ta mang Đạo pháp Quê hương bên mình
Chắc hơn "như cột đóng đinh"
Sá gì tình tội tội tình nhiêu khê
Vững hơn kết ước nguyện thề
Sá gì nào nễ não nề can qua
Úc Châu Phật Giáo một nhà
Nhìn đi mới biết mặn mà Úc Châu !!!

Viết cho Phật Giáo Úc Châu
và Đại Hội kỳ 4 tại Pháp Hoa Nam Úc.
Thích Nhật Tân



Phật Giáo Úc Châu - 2

Giáo Hội Hải Ngoại Úc Châu
Phật Giáo Thống Nhất hợp đầu tương quy
Băng thuyền Bát Nhã vô nghì
Ba chìm bảy nổi cũng vì độ sanh
Trên, nương Bóng Cả Cha Lành
Dưới, cứu khổ lụy vờn quanh Ta Bà
Cái thời : nhược pháp cường ma
Suy vi đạo đức, đẫy đà trầm luân
Cái thời : điên đảo nhiễu nhương
Thiện tâm khuất bóng, hiền lương bặt hình
Xa mờ Thánh Đức, Tánh Linh
Nhân, ngã, bỉ, thử rêm mình, quặn đau
Tóc kia, bạc trắng đỉnh đầu
Thân này, rã rượi vũng sâu tư lường
Lại còn Đạo Pháp, Quê Hương
Dân Tộc, Tổ Quốc cuối đường chưa ra
Ai, không thống nỗi nước nhà
Vời trông Đất Mẹ, Quê Cha não lòng
Con tim còn thở, đem hong
Ruột gan dẫu nát, chưa xong bản hoài
Người người con Phật ta ơi
Cưu mang gánh vác trọn đời mới nghe
Tăng Ni Phật Tử đề huề
Cùng nhau khôi phục, cùng về nhà xưa
Tâm can, tấc dạ, chưa vừa!!!

Ngày 02-01-2012
Viết, nhân Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu 11
TNT Mặc Giang




KỊCH: Bể Khổ Của Mẫu Hậu 3 Miền

Vì sao mà các Phật tử Ưu Bà Di lại đi chùa nhiều hơn và tu hành tinh tấn hơn các Phật tử Ưu Bà Tắc? Chúng con, Chúng tôi xin qúy Ôn, qúy Thầy, Cô cùng toàn thể Phật tử lắng nghe câu trả lời của các vị ấy qua vở kịch "Bể khổ của Mẫu hậu 3 Miền". Xin mời thưởng thức (phần nhạc đệm cho vở kịch: Lồng nhạc bài "Em đi Chùa Hương, Mưa trên phố Huế và Sài Gòn đẹp lắm khi 3 nhân vật 3 miền xuất hiện)

Thầy ĐT: Trước hết chúng tôi xin giới thiệu Mẫu hậu đến từ Thành Thăng Long Hà Nội đó là Mẫu Hậu "Trưng..... Tam", xin mời.....

TH: Dạ con là Trưng Tam, con cháu vô số đời, đếm không sao xuể của 2 bà, Trưng Trắc và Trưng Nhị, xin kính chào quý vị khán giả ạ!

TĐT: Ủa té ra Chị đây là con cháu còn sót lại của Hai Bà Trưng sao??? Nhưng sử sách nói hai Bà nhảy xuống Sông Hát tự tử hồi còn trẻ mất tiêu rồi, chứ tui có nghe hai Bà có con, có cháu gì đâu cà???

TH: Dạ chẳng giấu gì Thầy bởi vì Mẹ con rất ư là ngưỡng mộ Hai nữ Anh Thư ấy nhưng giời ơi, khổ lắm Thầy ạ, Mẹ con lại tin vào bói toán và mê tín dị đoan nên sợ con đây sát chồng như bà Trưng Trắc và sợ lọt vô cái cung.......cung gì nhỉ???... ờ cung cô đơn, cô độc như Bà Trưng Nhị, do đó không đặt là Trưng Trắc hay Trưng Nhị mà lấy tên là Trưng Tam đấy ạ!

TĐT: Thế à! Tiếp theo chúng tôi xin chào đón O (ý không phải) Mụ mới đúng, Mụ Công Tằng Tôn Nữ Bành thị Tẹt đến từ đất Thần kinh - Cố đô Huế, Xin mời....

QH: Dạ MụTẹt xứ Huế xin kính chào quý vị quan khách có mặt hôm nay hí!

TĐT: (lẩm bẩm) Con cháu Vua Chúa gì bộ sợ phạm húy hay sao mà đặt cái tên nghe phát ớn vậy không biết???

QH: Dạ thiệt ra con chẳng phải con Vua cháu Chúa chi mô. Dạ tên cúng cơm của con là Bành thị Tẹt nhưng bị vì cả xứ Huế chỉ mỗi một mình con can đảm ghi danh dự thi mà thôi nên Ban tổ chức khi nghe giọng nói trọ trẹ của con rứa là họ gán thêm họ Vua vô nghe cho sang trọng để gây ấn tượng cho Ban Giám Khảo đó Thầy nờ!

TĐT: Thì ra là vậy? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu Mẫu hậu cuối cùng đến từ thành phố đô thị phồn hoa, dập dìu tài tử giai nhân, thành phố Sài Gòn......đó chính là Mẫu hậu "Bùi......Cần" cháu 3 đời của ông dỡ hơi "Bùi .....Kiệm", xin mời.....

QT: Dạ con xin kính chào qúy vị khán giả. Dạ con tuy là cháu 3 đời của ông Bùi Kiệm nhưng ông ấy có câu nói bất hủ là: "Thần nấu chay ai ăn thì ăn, còn thần thì ăn mặn" riêng con tu hành tinh tấn lắm nên Con nấu mặn, con ép người ta ăn còn con đây thì nhất định ăn chay ạ!

QH: Thôi, O khỏi giới thiệu hí? Tui chộ (nhìn) mặt mày của O là tui biết tu hành tinh tấn dữ tợn lắm đây! Chắc là đệ tử ruột của mấy Ôn trên chùa Quảng Đức chứ chi?

TH: Vậy sao? Bộ bà chị đây biết coi tướng cơ à? Nhìn làm sao mà đoán ra được hay thế?

QH: Nghe giọng điệu O hỏi là biết O không phải Phật tử chùa Quảng Đức rồi. O biết răng không đệ tử của mấy Ôn trên nớ ai cũng giỏi dễ sợ lắm O nờ, cho nên Giáo hội mình mà có tổ chức chi thì cứ tin tưởng giao thẳng cho Quảng Đức là yên tâm thôi, tối ngủ thẳng cẳng khỏi lo âu, phiền não chi hết chứ mô!

TH: Thế cơ à? (quay qua QH nói) Ừ chị nói đúng đấy, tôi từ Chùa Bảo Minh là đệ tử của Ôn Viên Tịch... ối giời ơi, Mô Phật là Ôn Viên....Tịnh đấy ạ! (thở dài) Dạo này có lẽ bận bịu công việc nhiều quá, ít đến Chùa tụng kinh, lạy Phật hay sao mà cứ lẩm ca lẩm cẩm quên trước quên sau, nói ngọng nghịu thế này không biết. Rõ khổ thân tôi qúa đi mất!!!

QT: Mèn đét ơi, giàu có quý phái như chị Ba đây.... đeo vàng sáng cả người, ăn mặc sang trọng như vậy mà cũng than khổ sao hén?

TH: Ui giời ơi! Bà chị đây nhắc đến giàu có làm tôi đây nhớ lại: Ngày xửa, ông bà cụ nhà tôi cũng vì môn đăng hộ đối nên mới gả tôi vào gia đình giàu sang để trông mong con gái mình có một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc nhưng mà......khổôôô lắm!

QH: Răng rứa? Được ở trong nhà cao cửa rộng, xe đưa ngựa đón, kẻ hầu người hạ mà khổ chi hè?

TH: Hai bà chị biết không? Ngày đầu tiên mới chân ướt chân ráo về đến nhà chồng là Mẹ chồng tôi bảo ngay với ông nhà tôi "Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở mẹ cha đưa về" đấy con ạ! Con mà không khéo dằn mặt nó là nó "được đàng chân lân đằng đầu" mầy đấy nhé, con giai yêu quý của Mẹ!

QH: Chao, dễ sợ dữ rứa!

TH: Và quay sang tôi Bà liền bảo: Tôi rước Mợ vào nhà tôi. Mợ nhớ "nhập gia tùy tục" giùm tôi Mợ nhỉ! (Giọng buồn buồn) Thế là kể từ ngày đó tôi phải làm dâu cả dòng họ từ trên xuống dưới, không chừa một móng nào cả đấy hai chị ạ!

QT: Tội cho chị Ba đây ghê, đúng là ở trong chăn mới biết chăn có rận, có rệp hén.

TH: Chưa hết đâu nhé, khổ nhất là nhà chồng tôi rất quan trọng việc có con giai để nối dõi tông đường. Tôi nhớ khi tôi đẻ đứa con gái đầu lòng thì mẹ chồng đến thăm và bảo "Ối dào thị mẹt cơ à, thôi lo dưỡng sức mà tìm cho bằng được con giai cho dòng họ nhà tôi đấy chị nhé!"

QH: Ác rứa hè, làm như đàn bà mình là cái máy đẻ không bằng hí?

TH: Bà bảo tôi: Chị đây có ăn có học nên dư biết rằng "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" chứ nhỉ? Chị có đẻ 10 đứa con gái thì cũng coi như không đẻ đấy, còn chỉ cần có 1 thằng con giai thôi thì ối giời ơi quý hoá lắm đấy nhé! Và thế là Bà cụ bỏ về thẳng một nước không thèm liếc mắt tới đứa cháu Nội của mình nữa đó! Trời ơi mình đang đau đớn, mệt nhọc nghe Bà cụ nói mà chỉ muốn vãng sanh "Liên hiệp quốc" sớm như đệ tử của Ôn Tâm Minh cho rồi!

QH: Đó, mấy O thấy không, làm cái thân đàn bà mình răng mà khổ đủ cả trăm bề rứa không biết? Đẻ không được thì bị đồn đãi "Cây độc không trái, gái độc không con". Rồi đẻ thì phải cho ra con trai để nối dòng nối giống, nuôi dạy con không xong cũng trút lên đầu mình "Con hư tại Mẹ, cháu hư tại Bà".

QT: Chưa kể đâu nghe, Chồng mà không nở mày nở mặt với thiên hạ cũng chỉ trích tại Vợ vì "Người ta sang nhờ vợ mà nó bần qúa, mặt mày lúc nào cũng như mất sổ gạo thì làm sao mà chồng nó ăn ra làm nên cho đặng???...." .

QH: Ừ, đàn bà mình nghiệp chỗ mô đỗ xuống mà nặng dữ rứa hè? (quay sang TH) À rồi sau nớ răng nữa O?

TH: Lúc đấy tôi tuyệt vọng và đau khổ cùng cực hai chị ạ, sống không giống sống mà chết cũng không ra chết.... và cơ may thay tôi đã tìm đến cửa Phật, nhiếp tâm lo tu hành. Cũng nhờ vậy mà kể từ đó tôi đã tìm được sự an lạc trong đau khổ đấy! Bởi vậy hai bà chị đừng nghĩ cứ sống trong giàu sang, tiền rừng bạc bể là hạnh phúc, sung sướng đâu nhé!

QH: Ừ, thì Đức Phật mình đã dạy "Tiền là con rắn độc" mà O đây chung quanh đầy rắn độc thì sướng làm răng cho nỗi, khổ thì cũng đành đi hí? Chứ tui đây nì, trong nhà không có lấy một cái vảy của con rắn độc rứa mà cũng khổ vô hậu luôn O nờ! Nhớ lại ngày xưa, ngày mô tui cũng phải gánh chè lên ngồi ở dốc chùa Thiên Mụ để bán, lúc nớ mấy o biết răng không nghèo đến nỗi không có đủ tiền mua đường để nêm cho ngọt nồi chè nữa đó, cho nên mỗi khi khách ngồi xuống ăn cứ nơm nớp lo trong bụng, rứa là cứ luôn miệng nói: "ngọt Mệ hí?", "ngọt O hí?" "ngọt Anh hí?"..... .

QT: (Vổ cái bốp) Chèn ơi, thì ra Cô bán chè ngày xưa đó là chị đây sao? Tôi nhớ ngày đó chị nói với ông xã tôi y chang vậy đó, thế là lúc ăn xong tôi ngạc nhiên hỏi ổng:"Chè lạt nhách mà sao khi Cô ấy hỏi anh gật đầu lia liạ vậy???". Lúc đó ổng cười cười trả lời: "Anh gật là bởi vì giọng cô ấy ngọt như mía lùi chứ có phải gật vì chè ngọt đâu chớ."

QH: Ui cha Mạ ơi, ốt dột dữ chưa tề, rứa mà tui có hay biết chi mô?

TH: Nhưng mà kệ ăn chè lạt lạt vậy khỏi bị tiểu đường cũng tốt đấy chứ nhỉ?

QH: Hai O là cành vàng lá ngọc, sống trong giàu sang nên kkhông biết chứ Nghèo cũng là một cái tội đó hai O nờ. Tui nhớ ngày xưa vì nghèo rớt mồng tơi mà tui đi tới chỗ mô cũng bị khinh khi, họ thấy mình là lờ lờ bỏ đi chỗ khác bị vì sợ mình tới mượn tiền, vay nợ đó. Vừa tủi thân, vừa đau khổ nên nhiều hôm bán ế, ngồi ngó lên Tháp Phước Duyên của Chùa mà tui muốn đi tu quách cho xong cho rồi!

TH: Úi dào ơi, bà chị nghĩ sao mà đòi đi tu? Bỏ lại đàn con nheo nhóc nghèo khổ để cho người đời họ cười vô mặt cho sao? Họ bảo chắc trốn trách nhiệm hay trốn nợ mới vô chùa chứ tu gì mà tu? Chưa kể Sư Bà nào mà dám nhận để chồng con bà chị kéo nhau lên Chùa biểu tình cho banh Chùa đấy à!

QH: Ừ, thì tui cũng nghĩ như rứa mới từ bỏ ý định xuất gia nhưng có lẽ mình cũng đã từng có gieo chút nhân duyên chi với Phật , nên … hôm nớ trời mưa tầm tã, tui chạy vô đụt (núp) trong quán bún bò Huế thì gặp lúc bà chủ quán đang bật băng thuyết pháp do Ôn Nguyên Tạng bên Úc giảng, tui nhớ như in, Ôn ấy dạy như ri nì: "Các đệ tử cứ lo tu hành cho thiệt tinh tấn thì chắc chắn sẽ có được mũi dọc dừa, mắt bồ câu, miệng trái tim......" ui chao, tui nghe tới khúc nớ mà mừng bắt chết luôn tề, rứa là túi nớ về tui khoe với chồng tui là lần ni tui quyết tâm tu hành cho giỏi để có cho được cái lỗ mũi dọc dừa.

QT: Rồi Ông ấy bảo sao?

QH: Rứa mà Ông ấy lắc đầu nhìn tui với vẻ ngao ngán và nói: "Mụ nghĩ răng mà đòi tu hành để biến lỗ mũi củ tỏi như ri (chỉ vô mũi của mình) mà thành mũi dọc dừa như rứa (chỉ qua mũi của QT)? Mụ đúng là hết thuốc chữa rồi!". Ui chao ơi, tui nghe xong là nổi xung thiêng lên nói lại liền: "Được rồi, lần ni Ông chống mắt lên mà coi tui tu hí!!!"

QT: Tội nghiệp ghê, thì ra khi nghèo khổ, bị thua thiệt, kém cõi so với mọi người thì khổ quá há chị? Rồi sau khi miệt mài tu hành bao nhiêu năm nay bà chị có thấy lỗ mũi bà chị có nhích lên được phân nào hông?

QH: (Cười bẽn lẽn) Nói ra thì hổ ngươi lắm mấy O ơi, có cao lên chút mô nờ, tẹt vẫn hoàn tẹt, nhưng lạ kỳ và nhiệm mầu lắm nghe, tui càng tu thì càng thấy cái đầu mình ngày mỗi cao hơn, cao hơn và trái tim thì càng ngày hắn càng to ra ,to ra..... rứa tề!

TH: Bà chị Tu kiểu gì mà nghe rùng rợn thế? Tu kiểu đó có nước theo Diêm Vương cho sớm đấy, nói thế ai mà dám tu!

QT: Hổng phải đâu, chị Ba đây hiểu lầm rồi. Ý chị Hai đây muốn nói là càng tu thì trí tuệ của mình càng sáng ra và lòng từ bi, thương yêu mọi người càng rộng lớn, mênh mông hơn, phải hông chị Hai?

QH: Ừ, O ni đúng là thông dịch viên hí, tui nói tầm thường rứa mà dịch ra nghe hay ho ghê. (quay sang QT) Còn được vừa đẹp, vừa giỏi như O đây chắc không hề biết khổ đau là chi mô O hí???

QT: (Thở dài) Chị nghĩ sao mà nói như vậy? Nếu cuộc đời này không có đau khổ thì Đức Phật mình đi tu làm gì? Ở điạ vị như Ngài không sướng sao? Mấy Chị thấy đó vừa mới chào đời ai cũng cất tiếng khóc chứ có ai cười đâu? Tui cũng vì đau khổ quá, không biết làm sao nên mới tìm đến với Ngài đó chứ!

TH: Thế sự tình ra sao vậy? Có thể tâm sự loài chim biển cho chị em đây nghe được chăng?

QT: (ngập ngừng) Nói cho ngay, ngày xưa sắc đẹp của tôi cũng được liệt vào loại "sắc nước hương trời" "Nghiêng thùng (ý quên nghiêng thành) đỗ nước" ở đất Sài Thành, con trai đứng trồng cây si trước nhà tôi sắp hàng như thiên hạ xứ này sắp hàng mua đồ big sale vậy đó! Lúc đó tôi cứ nghênh nghênh cái mặt như vậy nè, coi đàn ông như cỏ rác và hay chọc quê m��y anh chàng ngố đó. (QT hò) "hò ơi,... ba đồng một mớ đàn ông, đem về dọn dẹp cửa nhà cho vui"

QH: Dễ sợ hí, nói y như thiệt! Trên đời ni răng lại có người tự tin về nhan sắc của mình dữ rứa hè?

TH: Rồi sao nữa hở chị?

QT: Thì cũng vì tánh tự cao tự đại qúa đáng nên tôi cứ lo nhìn trên Trời thôi có biết nhìn ngang, nhìn xuống là gì đâu chứ! Để rồi khi nghe cái anh chàng hào hoa phong nhã ấy tán tỉnh, ngon ngọt đủ điều, anh ta thầm thì với tôi vậy nè (QT hò tiếp) "Hò ơi.....Ước gì anh lấy được nàng, xây hồ Bán nguyệt cho nàng rửa chân"..... thì tôi phê quá, mơ mơ màng màng, nghe êm ru bà rù và nhắm mắt đưa chân lên xe bông về làm vợ anh ấy.... Mèn chét ơi, ai dè về tới mới chết điếng cả người vì phát hiện..... thì ra ổng là Hội trưởng c���a hội......

TH: Hội Sợ vợ à? Thế gặp được ông Chồng mà sợ vợ thì đàn bà mình còn gì sung sướng bằng mà bà chị đây lại than với thở cơ chứ?

QT: Nếu được vậy cũng đỡ cho tôi rồi, nhưng đây ổng lại là hội trưởng của hội...... "Chồng Chúa vợ tôi" mới khổ thân tôi chứ! Cứ hễ mở miệng ra là ổng bảo: "Đàn ông nam nhi chi chí đại trượng phu, chỉ lo việc lớn, còn việc nhỏ là chuyện của đàn bà" mà cả đời gia đình tôi có việc gì là lớn đâu chớ??? Vậy là một mình tôi quần quật lo từ trong bếp ra tới ngoài đường, từ trên xuống dưới. Hừ, còn chuyện lớn của ổng là....

TH: Là gì thế?

QT: Là "tứ đổ tường" ổng chơi láng hết không chừa món nào cả, (mếu máo) Ổng có hề đếm xỉa gì tới vợ con, có xây sông xây hồ cho tôi rửa chân rửa cẳng gì ráo trọi đâu chớ?

QH: Chao, O ni bị qủa báo tới liền trong đời ni chứ có để tới đời sau hay kiếp sau chi mô hè? Đó mấy O thấy không, suy cho cùng giàu cũng khổ theo đường giàu, nghèo cũng khổ theo nghèo, đẹp, xấu cũng khổ, giỏi, dỡ cũng khổ... Ai cũng có cái khổ riêng của họ hết. Cuộc đời ni đúng là bể khổ mấy O hí?

QT: Đều nói cho ngay chị em mình cũng nhờ phúc đức của ông bà cha mẹ để lại nên có phước duyên mà gặp được Phật pháp sớm, nương tựa đời sống tâm linh, có cơ hội tu tập để chuyển nghiệp chứ không thôi giờ này mình còn ngụp lặn trong bể khổ mà không hay không biết mới thê thảm dữ nữa hai chị hén!

TH: Ừ, biết tu sớm vẫn tốt hơn là để dấn thân vào đau khổ rồi mới bừng tỉnh thì nó uổng phí cuộc đời đi hai bà chị ạ. Chưa kể lúc đó mình già cả, lẩm cẩm quên trước quên sau thì khó mà học kinh thuộc kệ, lạy Phật, công quả ở Chùa lắm!

QT: Cho nên Chị em mình rút kinh nghiệm bản thân để bây giờ phải lo .......lo gì cà? À phải lo invest, đầu tư sự tu tập cho đám con cháu từ bây giờ hai chị hén?

QH: Nói thì nói rứa chứ không phải dễ mô, con tui mấy đứa hắn than phiền hoài, hắn nói đi tới chùa cứ phải nghiêm chỉnh, đạo mạo như mấy ông bà cụ non. Sư phụ mấy đứa hắn vài ba tháng mới nở được một nụ cười nên quở tụi nó cười ít ít thôi không thì làm mất vẻ trang nghiêm thanh tịnh của ngôi Chùa. Còn mấy Mệ thì hễ đến Chùa cứ bắt phải mặc áo quần màu sắc tối tăm như đêm 30, đã rứa còn phải kín cổng cao tường như ri (chỉ vô áo dài), rồi lại tụng kinh, niệm Phật và làm công qủa chứ chẳng cho tụi nó vui chơi chi hết, chán quá Mạ ơi!

TH: Cho nên chị em mình cũng nên phải "Cửu giả hằng thuận chúng sanh" mà du di cho bọn trẻ một chút, đừng qúa cổ lỗ sĩ, khó khăn mà mấy đứa nó chán tới Chùa. Cứ "phương tiện" trước cho tụi nó yêu thương ngôi Chùa, kính mến Thầy Cô rồi trong quá trình tu tập tự nhiên tụi nhỏ sẽ sáng lòng sáng dạ ra thôi! Chứ mấy đứa con tôi, chúng nó còn bảo bạn bè chúng nó nói Đạo Phật mình quê mùa qúa chứ không văn minh như Đạo người ta nữa đó, nghe đau lòng ghê hai chị ạ!

QT: Bởi vậy mà quý Ôn cứ khuyến khích, nhắc nhở chúng đệ tử mình phải show talent ra, ai có khả năng gì thì tận dụng cho hết khả năng của mình để phục vụ cho Đạo Pháp, chứ đừng như ông bà mình ngày xưa cứ một mực bắt con cháu phải học tánh khiêm nhường tới độ..... ngồi không, ngồi im re không chịu làm chi hết bị vì nếu làm thì sợ ....

TH: Sợ gì nhỉ?

QT: Thì sợ ng��ời ta biết mình có .... tài sao??? Rồi sợ bị mang tiếng là show off - khoe khoang nữa đó.

QH: Đừng nghĩ là khoe khoang mấy O nờ, mà mình cần phải chứng minh có rất nhiều Phật tử trẻ tuổi, đa tài, sống hạnh phúc nhưng vẫn tu hành tinh tấn, vẫn tôn Sư trọng Đạo..... chứ không thôi người đời luôn luôn nghĩ một cách lệch lạc, sai trái là chỉ có những ông già, bà lão không còn sức đi chơi ngoài đời nữa như Bà Tư, Dì Bảy đây nì (chỉ xuống dưới)... hay những người có hoàn cảnh đau khổ như chị em mình đây thì mới tìm tới cửa Chùa, đến với Phật thôi!

QT: Ừ, bà chị đây nói phải đó, như chị Quảng Tuệ Duyên, chuyên viên nổi tiếng nhổ răng không đau đâu à nghe. Con người chị ấy tài hoa, đẹp người, đẹp nết, vợ chồng con cái vô cùng hạnh phúc. Thấy chị ăn chay trường, siêng năng làm công quả và ngày ngày ngồi thiền, tu hành niêm mật.... vậy là bạn bè khắp nơi kinh ngạc điện thoại ì xèo hỏi chị ấy tới tấp, nào là "Bộ chồng mày có bồ nhí sao mà mầy tu dữ vậy? Hay mầy đang bị bệnh tuyệt chứng không chạy chữa được nữa nên lo tu? Ôi đủ thứ nan y hết..... chèn ơi, họ cứ làm như một người có một hoàn cảnh sống bình thường là không cần phải tu hành tinh tấn vậy!

TH: Thôi mình nên thông cảm mà thương cho họ đi, từ từ họ sẽ hiểu thôi hai chị ạ. Chị em mình dù gì cũng có phước báu lớn nên mới được như ngày hôm nay.

QH: Ừ, thì tui thấy mình bỗ (té) từ chỗ mô mình phải đứng dậy từ chỗ nớ. Cũng như mình thiếu sót, khiếm khuyết, hư xấu điểm mô thì mình phải bắt đầu tu từ điểm nớ. Ráng cố gắng đời này ơn ai, nợ ai lo đền, lo trả cho cạn tàu ráo máng hết đi hí, chỉ làm răng mắc nợ Chùa chiền, mắc nợ qúy Thầy quý Cô càng nhiều càng tốt thôi mấy O nghe!

TH: Ủa bà chị đây nói gì kỳ vậy? Tại sao lại đi mắc nợ Chùa chiền, quý Thầy quý Cô???

QT: Chèn ơi, có mắc nợ với Chùa, mắc nợ quý Thầy, quý Cô thì hy vọng đời sau mới có cơ duyên vô Chùa để tu hành chứ sao nữa mà hỏi? Mấy chị phải luôn luôn ghi nhớ rằng: "Một kiếp không tu muôn kiếp khổ. Một đời vô đạo vạn đời sầu" mấy chị nha.

(Nhạc trỗi lên........."Em đi Chùa Hương")

Thầy ĐT: Khoan, xin mấy Mẫu hậu dừng lại cho Thầy interview một chút. Thầy được biết 3 vị ở đây Vị nào cũng già cả, tuổi tác cũng được liệt vào gần đất xa Trời hết rồi và có 2,3,4 đứa con, nhưng nhờ tu tập pháp môn chi mà vị nào nhìn mặt mày lúc nào cũng hoan hỉ và được thon thả như vậy? Có thể cho qúy Phật tử ngồi dưới đây chút ít kinh nghiệm để tham khảo không?

TH: Dạ chẳng giấu chi Thầy và quý vị, cũng tại ngày xưa con theo bạn theo bè, tụi nó có tánh hay đâm thọc người này người khác, con thì muốn chơi trội hơn nữa nên không những đâm thọc - mà con còn đâm thẳng vô người ta luôn thế là bây giờ ngày đêm lo niệm Phật để tu khẩu nghiệp của mình. Niệm mệt qúa uống nước nhiều vô và thế là không ăn nổi , cũng chính nhờ thế mà (cười bẽn lẽn).... ối giào ơi đi tới đâu ai cũng khen con có tướng giống người mẫu ý quên giống Mẫu hậu qúa đấy ạ mà chẳng cần "đai ệt đai iếc" gì cả!

QH: Dạ còn con nói ra thì ốt dột quá chứ mô. Ngày xưa cũng vì thiếu tu tâm dưỡng tánh mà sanh tật ăn gian nói dối chè lạt mà cứ bảo ngọt, còn có cái tật l�� chuyện nhỏ xí như ri nè mà con xé cho bự ra, thậm chí chuyện không hề có con dựng lên cho có. Chừ biết tu hành rồi, ngày mô con cũng lạy xin sám hối tội lỗi năm xưa, lạy muốn soái cả tóc trán đây Thầy nờ và nhờ rứa mà được như ri đây.

Thầy ĐT: Còn vị này thì cho biết thêm có bí quyết chi để hát ngày càng hay được không?

QT: Dạ còn con thì Thầy biết rồi, gặp ông chồng như vậy nói không được thì chỉ có nước...... tụng kinh thôi chứ làm sao hơn đây? Cho nên con cứ vừa lau nhà cũng tụng kinh, rửa chén cũng tụng kinh, nấu ăn cũng tụng kinh..... tụng kinh riết.... mà giọng con trở nên thanh tao, trầm ấm như vậy chứ chẳng có bí quyết gì ráo trọi hết Thầy ạ! Qúy Phật tử dưới đây ai không tin cứ làm theo bảo đảm khóa tu năm sau gặp lại tất cả sẽ trở thành Ca sĩ, Người mẫu ráo trọi cho coi, hì hì hì....

CẢM NIỆM CÔNG ĐỨC

(Phật tử Tâm Huệ
đọc tại Lễ Bế Mạc
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11, ngày 3-1-2012)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ngưỡng bái bạch Hòa Thượng Tăng Giáo Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương.
Ngưỡng bái bạch Hòa Thượng Hội Chủ.
Ngưỡng bái bạch Hòa Thượng Phó Hội Chủ.
Ngưỡng bái bạch Hòa Thượng Tổng Thư Ký Giáo Hội Âu Châu.
Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni.
Kính thưa các đạo hữu Học viên.

Giờ phút này, con vô cùng xúc động được thay mặt toàn thể Học viên khóa tu Phật Pháp lần thứ 11 được tổ chức tại vùng Kyneton, Victoria để tỏ bày lòng thành kính biết ơn của toàn thể Học viên đối via Chư Tôn Đức.

Kính thưa Chư Tôn Thiền Đức.

Năm ngày tu học đã trôi qua tốt đẹp! Trên 40 Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni và 385 Phật tử (xem danh sách) già trẻ lớn bé đã trãi qua những ngày cuối năm và tâm niệm trong không khí già lam thanh tịnh nơi vùng núi rừng êm ả này.

Long Thần Hộ Pháp đã toả chiếu từ quang, ôm trùm lớp học Phật Pháp với một sức nóng gần 40oC mỗi ngày, khiến cho tứ đại của các vị cao niên không được điều hòa cho lắm! Tuy nhiên với tấm lòng kính quý Đức Từ Phụ, với nhiệt tâm ủng hộ Giáo Hội và biết ơn Chư Tôn Đức trong Giáo Hội, với sự ham mê học hỏi Giáo Pháp của Đức Bổn Sư, với tâm nguyện học hỏi và hành trì để hướng thiện bản thân… tất cả các Học viên lão niên, trung niên, thiếu niên đã hăng say, tinh tấn tuân thủ theo nội qui khóa tu một cách tốt đẹp!

Mỗi ngày, chúng con lắng đọng tâm tư theo giọng tán tụng trầm hùng của quý Thầy cùng âm thanh thanh thoát của của tiếng chuông, trống, mõ của buổi công phu sáng.

Mở đầu 5 ngày tu học, nhị vị Hòa Thượng Trưởng Lão tán thán công đức của chư Tăng Ni và Phật Tử đã bỏ nhiều công sức thực hiện cho Lễ khai mạc, Lễ bế giảng và suốt khóa tu; cùng khai thị và nhắc nhở đại chúng về nhân duyên mà Đức Bổn Sư thị hiện ta bà, cũng như đã "khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến". Đại chúng với số lượng đông đảo được chia làm 3 nhóm vào 2 lớp A và B cùng một lớp thiếu nhi nhiều lứa tuổi.

Chúng con đã được chư Tăng Ni giảng dạy với nhiều đề tài: "-Đạo Phật là gì? - Tứ Thánh Đế. - Phát Bồ Đề Tâm. - Tụng kinh, trì chú, niệm Phật, cùng là bổn phận và trách nhiệm của người Phật tử đối với Tam Bảo"

Chúng con còn được học hỏi và hiểu biết thêm nhiều kiến thức, nhiều vấn đề được chư Tôn Đức giải thích cặn kẻ, rành mạch, thông suốt và cởi mở trong 3 buội Hội thảo Phật Pháp.

Đặc bi���t năm nay, các để t�� già của chư Tôn Đức đã được trải qua giờ phút hồi hộp lo lắng của sĩ tử lều chõng đi thi của những ngày còn cắp sách đến trường!

Riêng các em thiếu nhi cũng được chư Tăng ưu ái, vừa được học Giáo Pháp, vừa được sinh hoạt vui chơi, nhất là vào đêm Giao Thừa Tết Tây Lịch.

Cũng như các khóa tu học những năm trước, tất cả Học viên đều náo nức chờ đợi Đêm Văn Nghệ Thiền Trà cuối khóa phong phú và hấp dẫn! Chúng con được thưởng thức giọng ngân, tiếng hát của quý Thầy Cô, những điệu múa và hợp ca của các em bé ngây thơ và đặc biệt có sự góp mặt của các thành viên của ban hợp ca "Tuổi Hạc" làm tươi mát thêm sân khấu. Và luôn luôn màn kịch "Lan và Điệp" xuất sắc bao giờ cũng đem lại những trận cười thoải mái của Tăng Ni Phật Tử.

Chúng con cũng nhớ mãi những buổi thiền hành nhẹ nhàng thanh thản trên làn cỏ xanh ướt đẫm sương mai và hình ảnh màu vàng rực rở cùng màu lam dịu hiền in bóng dưới làn nước biếc.

Nhưng tất cả rồi sẽ trở thành kỷ niệm! Chúng con sẽ tìm lại được sinh hoạt đạo vị này vào tháng 12 nữa cuối năm nay!

Trong giờ phút sắp chia tay này. Chúng con cảm thấy luyến tiếc phải xa rời nơi câu hội dưới bóng Từ Bi của đức Thích Ca Từ Phụ và xa rời bóng mát đại thọ của chư Tôn Đức để trở về với cuộc sống bận rộn đầy phiền lụy.

Chúng con xin đê đầu thành kính tri ân chư vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni đã cho chúng con được hòa mình vào dòng suối thanh lương, thanh tịnh, được tu tập Giới Định Huệ để hướng thiện bản thân.

Chúng con nguyện xin sẽ cố gắng trau dồi giới đức để đáp lại phần nào công ơn trời biển của chư Tôn Thiền Đức.

Chúng con thành tâm Kính chúc chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, phước trí nhị nghiêm và mãi mãi là ngọn hải đăng tỏa ánh sáng từ bi trí tuệ cho chúng con được ân triêm công đức.

Xin kính chúc tất cả các đạo hữu thân tâm được an lạc, bồ đề tâm kiên cố, tinh tấn hành trì để thăng tiến mãi trên bước đường tu học pháp giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.


Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11
Của GHPGVNTN Hải Ngoại Tại UĐL – TTL
Tổ Chức Tại Kyneton, Victoria
Thành Tựu Viên Mãn

Trên tinh thần học tu hoằng truyền giáo lý Như Lai, Giáo Hội PGVN Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan duy trì định kỳ tu học hằng năm và đến nay đã là năm thứ 11. Như đã sắp đặt trước cả năm, Khóa Tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 11 được tổ chức tại vùng Kyneton, cách phi trường quốc tế Melbourne 50 phút lái xe, thời gian từ ngày 30-12-2011 đến ngày 03 tháng 01 năm 2012. Khóa Tu Học được bắt đầu từ một phiên họp vào chiều29-12-2011 diễn ra tại Bát Nhã Đường Tu Viện Quảng Đức. Buổi họp bàn thảo phân ban điều hành, cung cử chư Tăng Ni đảm nhiệm phần vụ điều hành khóa học. Buổi họp kéo hơn một tiếng đồng hồ trong sự hòa hợp hoan hỷ.

Sáng thứ sáu hôm sau là ngày đầu khai giảng khóa học, đúng 7 giờ sáng, từ Tu Viện Quảng Đức, năm chiếc xe bus đã đưa Chư Tôn Đức và quý Phật tử về Kyneton (trên đường đi Bendigo), địa điểm nơi diễn ra khóa tu học. Như đã thông báo trước, khóa tu học năm nay sử dụng lại khu cắm trại Campaspe Downs mà Giáo Hội đã tổ chức khóa tu tại đây vào năm 2007. Toàn cảnh không gian nơi này tựa như một ngôi làng nhỏ, với cảnh trí sinh hoạt đầy đủ, như hội trường đa dụng, giảng đường, khu nhà trù, văn phòng hội họp, văn phòng y tế, văn phòng thư ký, v.v... Đẹp hơn nữa giữa đất trại có một hồ nước lớn, tạo nên một cảnh trí tươi mát làm dịu lại khí trời nóng nực cuối năm.

Sau khi ổn định mọi thứ, quý Phật tử tập trung về hội trường chính để dự lễ khai mạc. Đúng 10 giờ sáng, ba hồi chuông trống Bát nhã vang lên để báo hiệu giờ phút khai mạc bắt đầu, quý Thầy trong Ban Tổ Chức cùng các đoàn sinh GĐPT Quảng Đức và Quảng Đức Đạo Ca đã thành tâm cung nghinh Chư Tôn Đức quang lâm hội trường. Đó là một hội trường rộng lớn, vốn là sân đánh bóng rổ của khu trại, nhưng giờ đây đã được dựng lên một đài Phật thật trang nghiêm, với pho tượng Thích Ca bằng đồng mạ vàng, cao 1m7 ngồi thiền dưới cội Bồ đề; đó là nhờ tài nghệ của các vị trong ban thiết trí trang hoàng: ĐĐ Thích Đồng Thanh, ĐĐ Nhuận Chơn, Sư Cô Thể Viên, Đh Thanh Phi, Đh Tâm Quang; Đh Công Đạo; Đh Trung Trực...

TT Phó Hội Chủ Kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Thích Trường Sanh cùng TT Tổng Thư Ký Thích Nhật Tân phụ trách điều hợp lễ khai mạc đã giới thiệu 40 chư Tôn Đức Tăng Ni về chứng minh, giảng dạy cho khóa tu học. Tiếp đó là diễn văn khai mạc của Trưởng Ban Tổ chức, TT Thích Nguyên Tạng, TT đã ngỏ lời niệm ơn chư Tôn Đức về tham dự và giảng dạy cũng như chào mừng 385 Phật tử trên toàn liên bang Úc về tham dự khóa học. Trong diễn văn có đoạn viết: " Khóa tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 11 năm nay xảy ra đúng vào lúc mà toàn thể Phật Giáo Thế Giới đang nhộn nhịp mừng ngày Phật Thành Đạo lần thứ 2600. Cách nay đã hai mươi sáu thế kỷ, vào năm 589 trước Tây Lịch, Đức Từ Phụ Thích Ca đã đạt được Giác Ngộ. Sau đó từ cội Bồ đề tại Bodgaya, Ngài phải mất 14 ngày đường bộ để đến thành Ba La Nại và tại nơi đây, bánh xe Chánh Pháp bắt đầu lăn chuyển, Ngài đã thành lập Tăng Đoàn đầu tiên. Ngọn đuốc Chánh Pháp đã được thắp lên từ đó và vẫn còn rực sáng cho đến ngày nay.(...) Phật giáo được truyền vào Úc Châu từ năm 1848 cùng với những người Á Châu đến làm việc ở lục địa này, và PG đã trải qua bao thăng trầm của những thập niên từ 1960, 1970, đến đầu thập niên 1980 sự hiện diện của người Việt Tỵ Nạn, đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền Phật Giáo Úc Châu. Cuối năm 1999 Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL được thành lập tại Chùa Pháp Bảo, thuộc tiểu bang NSW, và từ đó hằng năm Giáo Hội đều tổ chức 2 khóa tu định kỳ: khóa tu An Cư Kiết Đông giữa năm, 10 ngày, dành cho người xuất gia, và khóa tu cuối năm trong 5 ngày dành cho người Phật tử tại gia. Tính đến nay, 11 khóa tu học đã được tổ chức. Mỗi lần tổ chức các khóa tu học, Giáo Hội & BTC đều gặp ít nhiều khó khăn và trở ngại, thế nhưng tất cả đều cố gắng vượt qua để hoàn thành chí nguyện và hoài bão "hoằng pháp là sự nghiệp, lợi sanh là lẽ sống". (...) Quý Phật tử học viên về tham dự lần này, không phải chỉ biết tìm thấy sự thỏa mãn vào việc thu góp một mớ giáo lý suông, để rồi vui thú trong hý luận, mà phải đem ra ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày của mỗi người qua lời nói, ý niệm và sinh hoạt của mình. Thực hiện được như thế là cách góp phần giúp cho giáo lý của Phật Đà không trở thành những bài pháp khô cằn, lỗi thời mà biến những bài pháp ấy trở thành những gì thật sinh động ngay trong cuộc sống của chúng ta. Đức Thế Tôn đã từng cảnh giác chúng ta: "Nếu chỉ tin vào Ta mà không hiểu Ta thì không khác gì phỉ báng Ta. Lời dạy của Ta, không phải để tin mà đến để hiểu và tu tập, hầu tìm thấy an lạc, niềm hạnh phúc và sự giải thoát trong kiếp sống hiện tại này và cả về sau ".

Kế đến là phần báo cáo của Ban Thư Ký, ĐĐ Thích Viên Tịnh cho biết số học viên tham dự toàn liên bang Úc đã lên đến 385 Phật tử, từ 25 tự viện của Giáo Hội, bao gồm: Tu Viện Quảng Đức - VIC: 102; Chùa Quan Âm - SA: 5 ; Chùa Hưng Long - SYD: 8 ; Chùa Thiên Bình -VIC: 9; Tu Viện Nguyên Thiều - SYD : 2; Tu Viện Vạn Hạnh - CANBERRA: 15; Chùa Giác Nhiên - NZ: 7; Chùa Bảo Minh - VIC: 32; Thiền Viện Minh Quang - SYD: 7 ; Tu Viện Minh Giác- SYD: 22 ; Chùa Pháp Hoa - SA: 42; Chùa Pháp Bảo - SYD: 37; Chùa Trúc Lâm -SYD: 14 ; Chùa Diệu Âm - VIC: 11; Chùa Bảo Vương - VIC: 4; Chùa Huệ Quang - VIC: 11; Chùa Giác Hoàng - VIC: 19;Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh - VIC: 16; Chùa Minh Giác - SYD: 2; Tu Viện Từ Ân - VIC: 7; Chùa Huyền Quang - SYD: 8 ; Chùa Pháp Quang - QLD: 2; cùng với 30 Phật tử phát tâm làm công quả và 40 chư Tôn Đức Tăng Ni về chứng minh và giảng dạy, tổng cộng có trên dưới 450 Tăng Ni & Phật tử tham dự khóa tu học lần này.

TT Thích Trường Sanh công bố Ban Điều Hành Khóa Tu Học năm nay, gồm có: Hội Đồng Chứng Minh: HT Huyền Tôn, HT Như Huệ, HT Bảo Lạc; Hội Đồng Giáo Thọ: HT Bảo Lạc, TT Quảng Ba, TT Trường Sanh; Ban Giảng Huấn: (Lớp A-B): HT Bảo Lạc, HT Như Điển, TT Quảng Ba, TT Trường Sanh, HT Minh Hiếu, TT Nhật Tân, TT Tâm Minh, TT Tâm Phương, TT Nguyên Tạng, ĐĐ Giác Tín, ĐĐ Đồng Thanh, ĐĐ Phổ Huân, ĐĐ Đạo Thông, ĐĐ Thông Hiếu, ĐĐ Hạnh Tri, ĐĐ Viên Tịnh, NS Thích Nữ Như Tuyết, SC Thích Nữ Viên Thông; Ban Giám Thị: TT Thích Tâm Minh, ĐĐ Thích Giác Tín, SC TN Viên Thông; Trưởng Ban Tổ Chức: TT Thích Nguyên Tạng; Phó Ban Tổ Chức: ĐĐ Thích Viên Tịnh, ĐĐ Thích Nhuận Chơn, ĐĐ Thích Đồng Thanh, Sư Cô Thích Nữ Thể Viên, Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai; Ban Thư Ký: ĐĐ Thích Viên Tịnh, ĐĐ Phổ Huân, Đh Hải Hạnh, Đh Steve Nguyên Thiện Bảo; Ban Thủ Quỹ: Sư Cô Thích Nữ Thể Viên, Đh Diệu Hòa, Đh Diệu Ánh; Ban Tài Chánh gây quỹ: ĐĐ Thích Nhuận Chơn; Ban nghi lễ: ĐĐ Thích Viên Trí; Ban Xướng Ngôn: TT Thích Trường Sanh, TT Thích Nhật Tân, ĐĐ Thích Đồng Thanh; Ban Quản chúng: ĐĐ Thích Đồng Thanh; Trưởng chúng Ưu Bà Tắc: Đh Quảng Tiến, Trưởng chúng Ưu Bà Di: Đh Tâm Huệ ; Tri Hiệu Lệnh: ĐĐ Thích Thanh Lương; Phụ trách lớp thiếu nhi : TT Quảng Ba, TT Nguyên Tạng, ĐĐ Viên Trí, ĐĐ Phổ Huân, ĐĐ Hạnh Hiếu, ĐĐ Hạnh Tri, ĐĐ Thanh Lương, SC Nguyên Khai; Ban Thiết Trí Trang Hoàng: ĐĐ Thích Đồng Thanh; SC Thích Nữ Huệ Khiết, SC Như Như, Đh Quảng Tuệ Duyên, Đh Tâm Quang; Đh Công Đạo; Đh Thiện Duyên; Đh Giác Định; Đh Xuân Thơm, Đh Quốc Phong, Đh Trung Trực, Đh Nhị Hưng, Đh Quảng Pháp Thành, Đh Trung Diệp; Ban Vận Chuyển: ĐĐ Thích Thông Hiếu, Đh Quảng Từ, Đh Huệ Tấn; Đh Quảng Minh, Đh Thiện Hải, Đh Tuệ Hoàng, Đh Huệ Tấn, Đh Nguyên Dũng, Đh Nhị Hưng, Đh Tuệ Pháp, Đh Tuệ Sơn, Đh Tuệ Tâm; Ban Trai Soạn: Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai (trưởng ban); Sư Cô Thích Nữ Hạnh Nguyên (phó ban); Ban Hành Đường: SC Thích Nữ Viên Thông, SC TN Hạnh Chiếu, SC TN Phương Ngân, SC TN Tuệ Định, & Phật tử học viên khóa tu (Ban Quản Chúng đọc tên mỗi ngày); Ban Hương Đăng: Sư Cô Thích Nữ Thể Viên,
Đh Thanh Phi; Tâm Từ; Ban Cư Trú: Đh. Steve Nguyên Thiện Bảo, Đh Giác Thiện Duyên ; Ban Y Tế: Đạo hữu Dr Chúc Hân ; Ban Âm Thanh, Ánh Sáng: Đh Công Đạo, Đh Thiện Hưng,, Đh Giác Định, Phụ trách Văn Nghệ thiền trà: TT Trường Sanh, ĐĐ Đồng Thanh, Đh Quảng Tịnh, Đh Giác Quý; Nhiếp ảnh & quay phim: Đh Thiện Hưng Đặng Đạo, Đh Giác Thiện Duyên Hoàng Lan, Đh Nguyên Nhật Khánh Mỹ Hạnh; Ban Thị Giả: Chú Đồng Công, Đh Quảng Hương, Đh. Quảng Hạnh; Ban Trà nước & Ban vệ sinh: Đh. Quảng Hạnh, Đh. Nguyên Đà, Đh Nguyên Thiện Bảo; Đh Nguyên Thiện Hạnh, Đh Tâm Hương, Đh Hoa Phước, Đh Hạnh Kim.

Tiếp đó HT Thích Bảo Lạc, thay mặt Ban Giáo Thọ, công bố chương trình tu học, và thành phần Ban Giảng Huấn phụ trách từng chủ đề giáo lý. Đây là phần quan trọng để khóa học có thể nhịp nhàng hoạt động và thành tựu như ý muốn. HT Bảo Lạc cho biết học viên sẽ được học và thi trắc nghiệm về các đề tài sau: Tứ Diệu Đế: Khổ Đế (ĐĐ Giác Tín); Tập Đế (NS Như Tuyết & SC Viên Thông); Diệt Đế (HT Minh Hiếu); Đạo Đế (ĐĐ Viên Tịnh); Quy Y Tam Bảo để làm gì ? (TT Nhật Tân); Thờ Phật, Lạy Phật & cúng Phật,Học giáo lý (ĐĐ Hạnh Tri); Tụng Kinh, Trì Chú & Niệm Phật (ĐĐ Thông Hiếu); Phát Bồ Đề Tâm (ĐĐ Đồng Thanh); 12 Nhân duyên (ĐĐ Đạo Thông);Lược Sử PGVN (HT Như Điển & TT Nguyên Tạng); Bổn Phận & trách nhiệm của Phật tử đối với Tam Bảo (TT Tâm Minh); Đạo Phật áp dụng được gì cho đời sống (TT Tâm Phương); Phong Trào Chấn Hưng PGVN (TT Quảng Ba).

Phần tiếp theo là công bố thời khóa hiệu lệnh và Nội Quy khóa học, Thượng Tọa Tâm Minh, Trưởng Ban Giám Thị đã nhắc nhở học viên phải tuân thủ các nguyên tắc: Nói năng hòa nhã, nhỏ nhẹ, đi đứng nhẹ nhàng; Giữ yên lặng sau 10.30 đêm; Không được vắng mặt trong các buổi học, tụng kinh và sinh hoạt chung; Cẩn thận lửa và mọi nguy cơ có thể gây cháy, như tàn thuốc v.v… Không được tự ý di chuyển đồ đạc, vật dụng trong trại; Tôn trọng tài sản chung và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; Sinh hoạt đúng giờ khi nghe hiệu lệnh; Không được hút thuốc trong Chánh Điện, Trai đường và Lớp học, Phòng Ngủ; Tắt điện thoại di động hoặc giữ im lặng trong các giờ sinh hoạt".

Tiếp theo là lời giáo từ của Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Tăng Giáo Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm, HT có lời tán thán công đức của chư Tôn Đức Tăng Ni trong Giáo Hội đã có mặt đông đủ trong khóa tu để cùng hướng dẫn, giảng dạy cho hàng Phật tử, đặc biệt HT đã có lời ngợi khen sức làm việc không mỏi mệt của chư vị Tăng Ni trẻ trong Ban Tổ Chức năm nay đã chuẩn bị mọi việc chu đáo cho mọi người về đây an tâm tu học. HT cũng hoan hỷ khi nhìn thấy đông đảo Phật tử học viên của 25 đơn vị tự viện phát tâm tham dự khóa tu học lần này. HT khuyến tấn đại chúng gìn giữ oai nghi tế hạnh, đi đứng nằm ngồi phải luôn ở trong chánh niệm, có chánh niệm sẽ có an lạc cho bản thân mình và cho người xung quanh.

Cuối cùng là lời đạo từ của Hòa Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ. HT cũng bày tỏ sự vui mừng vì nhìn thấy đông đảo Tăng Ni và Phật tử về tham dự khóa tu lần này. HT nhắc lại lời cảnh giác của Tổ Quy Sơn Linh Hựu trong việc ý thức được lẽ vô thường mà mọi người nên tinh tấn tu học " vô thường già bệnh không hẹn với bất cứ ai, sớm còn tối mất, trong một sát na là qua đời khác. Mạng người giống như giọt sương buổi ban mai, chốc lát đã không còn ; cây đứng bên bờ sông, dây leo miệng giếng, làm sao được bền lâu ?".

Sau lễ khai mạc là buổi thọ trai đầu tiên và buổi khai thị của nhị vị Hòa Thượng, HT Tăng Giáo Trưởng Thích Huyền Tôn và Hòa Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ, bắt đầu lúc 2.30pm. HT Huyền Tôn đã khai thị về một tập Kinh nhỏ, đó là Kinh Vô Thường, được Phật nói tại Tinh Xá Kỳ Viên Cấp Cô Độc ở Rừng Thệ Đa, Thành Thất La Phiệt. Đặc biệt trong Kinh này Đức Phật chỉ nhấn mạnh 3 điểm quan trọng là già, bệnh và chết. Vì sao Phật không nói về sanh khổ, vì sanh đã qua rồi, đã thuộc về quá khứ của đời người, không ai còn nhớ, còn biết gì về sanh khổ nữa, nên mình không mấy quan tâm, còn cái già, bệnh, chết là cái thường trực, cái có trước mắt mình, cái làm cho mình đau khổ cùng tận, cái mà mình đang thọ khổ, nếu mình ý thức được điều này để tu tập để chấm dứt tham, sân, si nghiệp chướng, vốn là nguyên nhân phát khởi nơi thân, miệng và ý; vì sao có tham, sân, si ? Đơn giản là vì có ba cái khổ già, bệnh và chết. Một khi già, bệnh, chết không còn là đại an lạc, đại an lạc là Niết Bàn tịch tĩnh. Nguyên văn của bản Kinh: "Ngoài thế gian lần hồi tiêu hoại, Trong thân người thay đổi giống như nhau, Duy có Chánh Pháp thường còn mãi, Hỡi người tri thức xét sáng soi, Già, bệnh, chết đều là nguy hiểm, Hình hài xấu xí khổ biết bao, Diện mạo trẻ trung dừng, ngắn ngủi, Thế gian rồi cũng hóa khô cằn, Dầu cho tuổi thọ đến trăm năm, Chung quy chẳng khỏi vô thường gọi, Khổ già bệnh chết hằng theo đuổi, Tác hại nào tha với chúng sanh'. (Ngoại sự trang thể hàm quy hoại, Nội thân ly biến diệc đồng nhiên. Duy hữu thắng pháp bất diệt vong, Tri hữu trí nhân ưng thiện sát, Thử lão bệnh tử giai cộng hiểm. Hình nghi xú ác cực khả yểm. Thiếu niên dung mạo tạm thời đình, Bất cửu hàm tất thành khô toái. Giả sử thọ mạng mãn bách niên, Chung quy bất miễn vô thường bức, Lão bệnh tử khổ thường tùy trục, Hằng dữ chúng sanh tác vô lợi).

Phần khai thị của HT Như Huệ, Ngài đã kể về một giai thoại đối đáp thơ văn trong triều đại Vua Lê Đại Hành, vào năm Ðinh Hợi (987) nhà Tống sai sứ Lý Giác đến Việt Nam. Khi đến Sách Giang, vua Lê Ðại Hành nhờ Thiền sư Pháp Thuận (914-990) cải trang làm người chèo đò đi đón sứ. Khi thuyền vừa rời bến, Lý Giác trầm ngâm ngắm phong cảnh hữu tình, chợt thấy hai con ngỗng bơi trên dòng nước biếc, Lý Giác liền ngâm lớn : "Nga nga lưỡng nga nga, Ngưỡng diện hướng thiên nha" (Song song ngỗng một đôi, ngửa mặt ngó lên trời). Sư Pháp Thuận khoan thai chèo đò, nghe thế liền đối lại: "Bạch mao phô lục thủy, Hồng trạo bãi thanh ba" (Lông trắng phơi dòng biếc, sóng xanh chân hồng bơi". Lông trắng là biểu trưng cho giáo lý thanh tịnh của Phật Giáo, chân hồng là tượng trưng cho dân tộc Lạc Hồng Việt Nam. Ý nói VN bây giờ không còn là tiểu quốc yếu hèn và phải triều cống như ngày trước mà dân tộc VN bây giờ đã lớn mạnh, sẽ dành lại nền độc lập tự chủ. Lý Giác nghe hai câu thơ giật mình kính phục và ngợi khen, ông cũng tự nghĩ rằng một người lái đò mà thơ văn thi phú tài tình như thế, chắc chắn xứ sở này lắm người hiền tài. Rồi qua những lần tiếp đãi lịch sự của Khuông Việt Thái Sư (đại diện cho triều đình) đối với sứ giả một nước lớn là Trung Hoa, sứ Lý Giác đã tỏ ra kính trọng vua nước VN, nên ông đã viết tặng bài thơ: "May gặp minh quân giúp việc làm, Một mình hai lượt sứ miền Nam, Mấy phen qua lại lòng thêm nhớ, Muôn dặm non sông mắt chửa nhàm, Ngựa đạp mây bay qua suối đá, Xe vòng núi chạy tới giòng lam, Ngoài trời lại có trời soi sáng, Vầng nguyệt trong in ngọn sóng đầm". (Hạnh ngộ minh thời tán thịnh du, Nhất thân lưỡng độ Sứ Giao Châu, Đông đô tái biệt tâm lưu luyến, Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu, Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch, Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu, Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu, Khê đàm ba tịnh kiến thiềm thu). Đặc biệt trong bài này có câu " Ngoài trời lại có trời soi sáng/Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu", tác giả có ý xưng tụng vua nước Việt cũng như vua của họ. Thật là thần tình, chỉ do khẩu khí thơ văn xướng họa của thiền sư VN mà đã làm chuyển đổi được vận mệnh của cả nước đang từ thế yếu sang hẳn một thế mạnh.

Sau giờ khai thị, học viên bắt đầu vào lớp học giáo lý từ 4 đến 5.30pm, lớp A do TT Tâm Phương giảng về đề tài : "Đạo Phật áp dụng được gì cho đời sống". TT đã nhấn mạnh rằng Đạo Phật là phương thức sống, lẽ sống, lối sốnggiúp cho con người có được hạnh phúc chân thật ngay trong đời này và đời sau. Đạo Phật giúp mình nhìn thấy cuộc đời vô thường biến đổi để chấp nhận thực tại khổ đau để vươn lên, Đạo Phật giúp mình mở rộng lòng từ bi và bao dung, xóa bỏ ranh giới ân oán của cuộc đời và học cách quan tâm, lắng nghe để làm vơi bớt khổ đau cho đời và Đạo Phật giúp mình nhận rõ đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, qua đó ta phát nguyện: sáng cho người niềm vui, chiều giúp người bớt khổ. Lớp B, ĐĐ Giác Tín hướng dẫn đại chúng đề tài "Khổ Đế", chân lý thứ nhất của Tứ Thánh Đế, bài giảng của Thầy sinh động qua hình thức chiếu projector minh họa những nổi khổ đau thực sự của kiếp người trong cõi đời, qua đó ta thấy có các loại khổ đau khác nhau như già nua là khổ, đau bệnh là khổ, chết chóc là khổ, yêu thương chia lìa là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ...

Sau hai thời giảng là giờ tiểu thực. Từ 8 đến 9.30pm là giờ giảng pháp cuối cùng trong ngày, L���p A do HT Thích Minh Hiếu phụ trách với đề tài: "Diệt Đế", chân lý mầu nhiệm thứ 3 của Tứ Diệu Đế, HT đã trình bày sơ lượt về kết quả cuối cùng của quá trình tu tập, đó là Niết Bàn an lạc rốt ráo. Niết bàn không phải là chỗ để mình đến khi chết mà Niết bàn là sự diệt tận tham ái và vô minh ngay trong kiếp sống này. HT cũng phân biệt sự khác nhau giữa Niết bàn và Thiên Đàng trong buổi giảng này. Lớp B do TT Tâm Minh hướng dẫn chủ đề:"Bổn Phận & trách nhiệm của Phật tử đối với Tam Bảo", TT nhắc nhở đại chúng về bổn phận và trách nhiệm của người đệ tử Phật là tinh tấn tu tập cho bản thân và hộ trì Phật Pháp, có trách nhiệm Phật hóa gia đình, nguyện giúp người hiểu Phật Pháp và nguyện giữ đạo kiên cường.

Ngày thứ hai của khóa tu, thứ bảy 31/12/2011, bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng thức chúng, công phu khuya, thiền hành sáng sớm và dùng điểm tâm. Tiếp đó, 9 giờ sáng buổi hội thảo Phật Pháp đầu tiên của Khóa Tu Học Phật Pháp Úc châu kỳ 11 do HT Bảo Lạc, HT Minh Hiếu, ĐĐ Viên Tịnh, ĐĐ Viên Trí, ĐĐ Hạnh Tri, ĐĐ Thông Hiếu, và ĐĐ Thanh Lương chủ trì. Có 54 câu hỏi xoay quanh về các vấn đề cơ bản giáo lý đến những ý nghĩa sâu xa vi diệu của giáo pháp, đã được chư Tôn Đức giải đáp thỏa đáng. Đặc biệt HT Bảo Lạc còn giải thích rõ 4 trạng thái Niết-Bàn gồm có: Hữu Dư Y Niết-Bàn, Vô Dư Y Niết-Bàn, Vô Trụ Xứ Niết-Bàn và Tự Tánh Thanh Tịnh Niết-Bàn.

Sau buổi ngọ trai do Chùa Huệ Quang & Ban Trai Soạn Khóa Tu cúng dường, và thời gian nghỉ trưa trong cái oi bức của mùa hè Melbourne với những làn gió hiếm hoi quanh bờ hồ đầy ắp nước, Phật tử vân tập vào giảng đường để học Phật Pháp. Lớp A do TT Nhật Tân giảng dạy, và lớp B do Đ�� Phổ Huân hướng dẫn. Đề tài nào cũng hấp dẫn, và niềm an ủi của hành giả là với phương tiện thu âm hiện đại, sau khóa tu học mỗi người nhận được một dĩa mp3 thu âm tất cả các buổi pháp thoại, nên bảo đảm không một ai "mất phần" học hỏi.

Buổi học bắt đầu từ 3.30 chiều, Lớp A do TT Nhật Tân giảng với đề tài "Quy Y Tam Bảo để làm gì?". TT giải rõ Quy Y Tam Bảo để làm Phật và có vị Phật của chính mình. TT nhấn mạnh ý nghĩa cao siêu, cao cả, thâm diệu của việc phát nguyện quy y, và khuyến tấn Phật tử hành trì nghiêm mật cho đến khi giác hạnh viên mãn. TT nêu gương hạnh của Bồ-tát Phổ Hiền xiển dương Chánh Pháp và hộ trì Phật Pháp. Người Phật tử cần phải nung đúc tâm tư ý chí thể hiện rèn luyện đức tính trượng phu quân tử qua hành động kế thừa truyền trao phát triển nền Phật Giáo Việt Nam. Lớp B do ĐĐ Phổ Huân phụ trách đề tài "Đạo Phật là gì ?", ĐĐ đã trình bày sơ lược về tiểu sử Phật Thích Ca và giáo pháp của Ngài.Thầy kết luận Đạo Phật là từ bi, tùy duyên bất biến, là trí tuệ, bất biến tùy duyên. Đạo Phật là đạo tỉnh thức cuộc đời, đưa cuộc đời từ bến mê sang bờ giác.

Sau buổi dược thực buổi chiều, khi ánh nắng đã dịu lại, làn gió mát làm mặt nước hồ gợn sóng và làm tung bay tà áo lam của các Phật tử đang tiến về hai giảng đường để dự buổi học cuối cùng trong ngày, và cũng là buổi học cuối cùng của năm 2011.

Buổi học b��t đầu từ 8 giờ tối do ĐĐ Hạnh Tri giảng về "Thờ Phật, Lạy Phật, Cúng Phật". ĐĐ nêu rõ thâm ý của việc Thờ Phật, giải rõ Thất chủng lễ và nhấn mạnh năm món cúng Phật cao cả nhất. lớp B do ĐĐ Thông Hiếu phụ trách với chủ đề "Tụng Kinh, Trì Chú & Niệm Phật", ĐĐ trình bày ý nghĩa của hai thời khóa tụng sáng, chiều và nhắc nhở đại chúng tinh tấn tụng kinh, trì chú và niệm Phật là pháp tu hành trì không thể thiếu trong một ngày của người đệ tử Phật.

Trong khi nơi thủ phủ các tiểu bang dân chúng đốt pháo hoa đón mừng năm mới, thì nơi khu rừng Kyneton yên tĩnh, các cháu thiếu nhi được Ban Tổ chức cho phép thức khuya hơn một chút để đón mừng năm mới với món pizza, nước coca cola và những bài hát hào hùng của gia đình Phật tử.

Ngày thứ ba của khóa tu là ngày mùng một tết Tây Lịch 01/01/2012, bắt đầu bằng thời hô canh tọa thiền và công phu sáng với những bài kinh chú trang nghiêm của gần bốn trăm Phật tử hành trì, trong âm điệu trầm hùng của những pháp khí do chư Tăng Ni gióng lên trong núi rừng tĩnh mịch. Chim ngưng hót để lắng nghe pháp âm vi diệu, và mây trời cũng ngừng trôi để che mát đoàn Tăng Ni Phật tử kinh hành quanh bờ hồ. Không gì cảm động bằng hình ảnh chư Tôn Đức đắp y vàng dẫn đầu đoàn Phật tử áo lam đi thong thả ung dung trong buổi sáng đầu năm yên bình, mặc cho những chướng ngại chồng chất lên Giáo Hội.

Buổi hội thảo Phật Pháp thứ hai của Khóa tu bắt đầu lúc 9 giờ sáng do HT Như Điển, TT Nhật Tân, TT Tâm Minh, TT Nguyên Tạng, ĐĐ Phổ Huân và ĐĐ Nhuận Chơn chủ trì. Có 57 câu hỏi về việc hành trì Phật Pháp như thế nào cho đúng với Chánh Pháp. Đáng chú ý là thao thức về việc làm sao cho Đạo Phật đến với tuổi trẻ, và nhất là làm sao có tuổi trẻ xuất gia. Điều làm cho mọi học viên hoan nghênh và quan tâm là tâm nguyện của TT Nguyên Tạng làm sao có một cơ sở rộng lớn để tu học hằng năm mà không phải lo mướn đất trại như từ trước đến nay. TT cũng cho biết mỗi khóa tu hằng năm chi phí trên dưới $100,000 Úc Kim, nếu Giáo Hội có cơ sở tu học riêng, con số chi phí này sẽ giảm xuống rất nhiều.

Sau buổi ngọ trai do Chùa Bảo Vương và Chùa Phật Quang cúng dường, các Phật tử lại đội nón che quạt đi trong cái nắng gay gắt của trưa hè Melbourne để tề tựu về hai giảng đường tiếp tục học Phật Pháp. Buổi học chiều bắt đầu lúc 3.30 do HT Như Điển và TT Nguyên Tạng chủ giảng về Lược sử Phật Giáo Việt Nam. Thì ra Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch qua hai đường biển và đường bộ. Các sử gia gần đây cho rằng vào thế kỷ 2 trước TL, có phong trào di dân rộng lớn tại Ấn từ xứ Kalinga sang phía Ðông và xuống phía Nam, có thể đưa một số tăng sĩ Phật giáo Ấn đến thẳng VN, chứ PG không truyền vào VN từ Trung Hoa. Theo truyền thuyết, hai vị Phật tử Việt Nam đầu tiên không ai khác hơn là Công chúa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử thời vua Hùng Vương với mối diễm tình cảm động. Từ đó tinh thần Phật Giáo đã thấm nhuần vào văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam trải qua bao triều đại thịnh suy của đất nước. Sôi nổi nhất là cuối buổi giảng là phần giới thiệu tác phẩm"Chuyện tình Liên Hoa Hòa Thượng", câu chuyện thật xảy ra vào triều đại nhà Nguyễn, do HT Như Điển phóng tác, trong đó không phải chỉ là một câu chuyện thường tình nhi nữ, mà hòa quyện triết lý Phật Pháp sâu xa. Tại lớp B do ĐĐ Đồng Thanh giảng đề tài " Phát Bồ Đề Tâm", ĐĐ đã ôn lại giáo lý căn bản này, phát tâm Bồ đề là phát khởi tuệ giác thanh tịnh nơi mỗi tự tâm của mỗi người để bắt đầu trong lộ trình tu tập. Nếu quên mất tâm Bồ Đề mà tu các pháp lành, đó là nghiệp ma.

Buổi học tối bắt đầu lúc 8 giờ tối do ĐĐ Đạo Thông trình bày về : "Quán 12 Nhân Duyên" qua powerpoint rất khúc chiết. ĐĐ giải rõ thế nào là căn bản vô minh và chi mạt vô minh. Lớp B do ĐĐ Viên Tịnh hướng dẫn đề tài: "Đạo Đế", là chân lý nhiệm mầu thứ tư, ĐĐ đã trình bày Đạo đế là một pháp tu đưa con người đến chứng quả vô lậu A La Hán, giải quyết tận gốc rễ sinh già bệnh chết, là đích đến cuối cùng của hành giả. Pháp tu đó là 37 phẩm trợ đạo, bao gồm Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần và Bát chánh đạo.

Buổi hội thảo Phật Pháp thứ ba cũng là cuối cùng của Khóa Tu vào lúc 9 giờ sáng ngày 02/01/2012 do TT Quảng Ba, TT Hạnh Niệm, TT Trường Sanh, TT Tâm Minh, ĐĐ Giác Tín, ĐĐ Hạnh Hiếu, ĐĐ Đạo Thông & ĐĐ Hạnh Phẩmchủ trì. Có 48 câu hỏi được giải đáp thỏa đáng. Những câu hỏi xoay quanh vấn đề thực hành Phật Pháp và những vấn nạn của Giáo Hội.

Sau buổi ngọ trai do Tu Viện Quảng Đức cúng dường, các học viên lại vượt qua cái nóng bất thường của mùa hè Melbourne để đến lớp học. Buổi học bắt đầu lúc 3.30 chiều do TT Quảng Ba giảng về "Chấn hưng Phật Giáo Việt Nam". TT nêu rõ những lý do ngoại tại cũng như nội tại vì sao Phật Giáo Việt Nam suy yếu. TT kể sơ lược về lịch sử thời cận đại và hiện đại, nêu lên ân đức của những bậc tiền bối Tăng-già đã cố gắng duy trì mạng mạch Phật Pháp qua bao thăng trầm của đất nước. TT cũng giảng rõ nên chấn hưng Phật Giáo như thế nào và nhấn mạnh đạo tâm đạo hạnh của Tăng Ni và Phật tử là quan trọng, góp phần gìn giữ và làm lớn mạnh Phật Pháp. TT giành khoảng 30 phút cuối cho câu hỏi thắc mắc, và Phật tử đã đặt nhiều câu hỏi nói lên sự quan tâm đến tiền đồ của Phật Pháp và Giáo Hội.

Trong khi lớp B do Ni Sư Như Tuyết và Sư Cô Viên Thông phụ trách đề tài " Tập Đế". Hai vị đã trình bày chân lý thứ hai của Tứ Thánh Đế như là nguyên nhân, gốc rễ đưa đến khổ đau cho chúng sanh, nguyên nhân đó bắt nguồn từ tham ái, do tham ái mà chấp thủ, bám víu vào các đối tượng của tham ái. Sự khao khát về dục lạc để rồi cuối cùng dẫn đến khổ đau, bởi vì lòng khao khát ấy không bao giờ thỏa mãn, cho nên khổ đau vẫn tiếp tục kéo dài trong cõi giới luân hồi này. Sau hai thời pháp thoại là phần thi trắc nghiệm cuối khóa của học viên để kết thúc chương trình tu học giáo lý của khóa tu.

Về phía lớp thiếu nhi có 100 em tuổi từ 6 đến 17, được chia thành hai lớp và được học 7 bài giáo lý căn bản như sau: 1/The Life of the Buddha; 2/ The Middle Way of Life (TT Quảng Ba); 3/ The theory of Rebirth (TT Nguyên Tạng); 4/The Five Moral Precepts (ĐĐ Viên Trí); 5/ The theory of Karma ( ĐĐ Hạnh Tri); 6/ The Threefold Refuge; 7/ The basic theory of Four Noble Truths (ĐĐ Thanh Lương). Ngoài giờ học các em được ĐĐ Thanh Lương và Huynh Trưởng Thiện Chơn hướng dẫn sinh hoạt ngoài trời như tập hát, chèo thuyền... tất cả các em đều vui thích và hẹn với nhau sang năm sẽ lại có mặt tại khóa tu ở Sydney.

Sự việc gì rồi cũng qua và kết thúc, chắc chắn ai cũng nhớ đến đêm cuối cùng trên đất trại, một đêm sôi nổi và trầm lắng qua buổi Thiền trà văn nghệ do sự sắp xếp tài tình của ĐĐ Đồng Thanh cùng Đh Quảng Tịnh & Đh Giác Quý, đã làm cho chương trình "Đại Nhạc Hội Cây Nhà Lá Rừng" mãi mãi khắc ghi vào lòng người xem, với những bản hợp ca hào hùng, những bài đơn ca thắm tình đạo vị, những màn ca vũ của các em thiếu nhi, và có lẽ nổi bật nhất là các tiết mục Liên khúc hợp ca " Oh! Suffering World " của Nhóm thiếu nhi lớn; "Buddha and I "Nhóm thiếu nhi nhỏ trình bày; " Bài kệ Niệm Phật " (Cụ Tâm Thái); Hợp ca: Đạo tràng Tịnh Độ (Nhóm hợp ca tuổi hạc trình bày); Kịch: Nỗi khổ của Mẫu Hậu Ba Miền (Quảng Hương, Quảng Tịnh & Tâm Hương trình diễn), Chuyện Tình Lan & Điệp (hài kịch nhiều tập của ĐĐ Đồng Thanh & ĐĐ Hạnh Tri); Hoạt cảnh thiếu nhi: Đức Thế Tôn thành đạo - Chuyển Pháp Luân (tác giả & đạo diễn: SC Nguyên Khai), Bước đi hành thiền (TT Nhật Tân & TT Hạnh Niệm sáng tác và trình bày)....

Dù có luyến tiếc, nhưng cái gì đến đã đến, nh�����ng gì tốt đẹp nhất c���a khóa tu sẽ chỉ là những kỷ niệm đẹp còn đọng lại trong lòng học viên. Lễ bế mạc đã diễn ra ở Hội Trường chính vào lúc 9.30 giờ sáng ngày 3-1-2012, điều hợp chương trình lễ vẫn là nhị vị TT Trường Sanh & TT Nhật Tân. Sau phần niệm Phật cầu gia bị là lời tuyên bố bế mạc của ĐĐ Phó Trưởng Ban Tổ chức, ĐĐ Nhuận Chơn đã nói: "5 ngày trôi qua là chuỗi ngày đại chúng sống trong không khí của sự an lạc và giải thoát, muốn được chuỗi ngày an lạc ấy, các học viên, nhất là các phân ban của Ban Tổ Chức chúng con đã bỏ ra công sức rất nhiều, để biến khu đất trại này trở thành đạo tràng thanh tịnh làm nơi tu học cho đại chúng. Mùa hè năm nay đây là đợt nóng đầu tiên tại Melbourne, có ngày lên đến 36, 38 độ, nhưng cái nóng ấy không đủ sức lay chuyển sự kiên tâm cầu đạo của các học viên. 5 ngày qua, dưới cái nắng như thiêu đốt của Melbourne, với thời tiết 4 mùa trong một ngày, nóng, lạnh, gió, sương, thời tiết khắc nghiệt, muỗi bay trùng trùng, bông cỏ dại đã vô tình làm cho quý vị vất vả chống đỡ; cộng lối sống tập thể mà trong đời có nhiều vị chưa từng trải qua, thật là sự khó khăn vô cùng. Nhưng vì tinh thần cầu học, vì muốn gieo duyên lành với Phật pháp mà quý Phật tử đã bỏ tất cả những xa hoa tráng lệ nơi phố thị phồn hoa để về đây hoà mình với núi rừng cô tịch, cùng sống chung với đại chúng như thời kỳ đức Phật còn tại thế, là một việc làm hết sức ý nghĩa, xin tán thán tinh thần cầu đạo giải thoát của quý vị".

Kế đó là lời tán thán công đức của Chư Tôn Đức Trưởng Lão, HT Huyền Tôn, HT Như Huệ, HT Bảo Lạc.... đã không từ lao nhọc, tuổi già sức yếu, đến chứng minh và giảng dạy cho khóa học. Rồi đến phần báo cáo các ban, thì ban nào cũng hoàn thành trách vụ một cách viên mãn. Sư Cô Nguyên Khai phụ trách ban Trai Soạn đã làm việc cật lực trong 5 ngày cùng với quý Sư Cô Hạnh Nguyên, SC Huệ Khiết, SC Như Như, SC Viên Thông, SC Hạnh Chiếu cùng nhiều Phật tử Tu Viện Quảng Đức, NPĐ An Lạc Hạnh, Chùa Huệ Quang, Chùa Phật Quang....để lo ẩm thực cho khóa tu gần 450 người, công việc tưởng chừng như không dễ dàng chút nào, nhưng cuối cùng cũng đã hoàn thành tốt đẹp. ĐĐ Thư Ký Thích Viên Tịnh cùng quý Đh Hải Hạnh, Steve Nguyên Thiện Bảo, Quốc Phong, Quảng Đức, Sư Chú Thông Lễ, Chú Đồng Công...đã làm việc nhọc nhằn để in cho kịp 385 Chứng chỉ, DVD hình ảnh và bài giảng để tặng cho học viên trong lễ bế mạc này. Riêng phần báo cáo của ban thủ quỹ chi thu là điều quan trọng mà ai cũng muốn biết, sau lời báo cáo của Sư Cô Thể Viên, Trưởng Ban Thủ Quỹ về ngân sách chi thu của khóa tu, mọi người nhẹ nhõm vỗ tay hoan hỷ vì số chi không vượt qua số thu: Tổng thu (tiền lệ phí, gây quỹ và cúng dường): $107,000; Tổng chi phí cho khóa tu: $100,000; còn dư lại: $7,000, (cúng dường vào ngân quỹ của Giáo Hội). Sư Cô Trưởng Ban Thủ Quỹ đã có lời tán thán công đức của Đh Diệu Hòa & Đh Diệu Ánh đã giúp cho Ban Thủ Quỹ làm việc hiệu quả trong 5 ngày của khóa tu.

Cuối cùng là phát phần thưởng và chứng chỉ tu học cho quý học viên; Ban Giáo Thọ và Ban Tổ Chức đã chuẩn bị 15 phần thưởng để trao tặng học viên xuất sắc của kỳ thi trắc nghiệm cuối khóa, Phật tử tham dự đầy đủ 11 khóa tu học, Phật tử lớn tuổi nhất khóa 92 tuổi và nhỏ tuổi nhất 3 tuổi...Phật đường trang nghiêm được thu dọn để trả lại cảnh trí ban đầu. Năm chiếc xe bus đã đưa học viên rời đất trại lúc 1giờ chiều, tất cả đều mến tiếc tạm biệt đất trại Kyneton thân thương để trở về với đời sống thường ngày, với những bận rộn lo toan của cuộc mưu sinh, nhưng chắc chắn trong lòng mỗi học viên còn vang đọng dư âm của lời kinh tụng buổi sáng, lời bái sám buổi chiều, cũng như những lời thuyết giảng tận tâm của quý vị giáo thọ, sẽ là món tư lương để cuộc sống an lạc hơn, hữu ích hơn. Hình ảnh của toàn khóa học đã được phổ biến tại trang nhà: www.phatgiaoucchau.com và www.quangduc.com, quý học viên và gia đình có thể vào xem.

Khóa tu học kỳ 11 đã khép lại trong niềm luyến tiếc, nhưng Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 12 lại mở ra và chuyển về tiểu bang New South Wales, khóa tu này sẽ diễn ra từ ngày 28-12-2012 đến ngày 01-01-2013, Giáo Hội đã công cử ĐĐ Thích Phổ Huân, Trụ Trì Chùa Pháp Bảo làm Trưởng ban tổ chức cùng với các vị phó ban khác như TT Thiện Hiền, ĐĐ Giác Tín, ĐĐ Hạnh Tri, ĐĐ Thông Tuệ, Sư Cô Huệ Khiết, Sư Cô Như Như, Sư Cô Giác Anh... Nhưng trước mắt, xin hẹn tất cả hành giả ham tu hiếu học về tham dự Khóa An Cư Kiết Đông của Giáo Hội sẽ tổ chức tại Tu Viện Vạn Hạnh (do TT Quảng Ba trụ trì, làm Hóa chủ) từ ngày thứ tư: 4-7 đến thứ bảy: 14-7-2012. Quý Phật tử tại gia xa gần có thể ghi danh để tùng chúng tu học, để có cơ hội nghe pháp, tụng kinh, hành thiền, làm công quả trong 10 ngày hoặc những ngày rảnh theo khả năng và điều kiện của mình. Xin liên lạc trực tiếp Tu Viện Vạn Hạnh: 02. 6257 5517, hoặc đăng ký trực tiếp ngay tại tự viện địa phương của mình. Chúc nguyện tất cả vô lượng an lạc trong niềm tin yêu thương của Chánh Pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật

Tịnh Tuệ - Tâm Quang - Tâm Huệ (ghi nhanh)
Thiện Hưng - Hoàng Lan (nhiếp ảnh)


banh-xe

Bấm vào đây để xem hình ảnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]