Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II - D. Pháp kính kinh hậu tự

04/04/201320:44(Xem: 9101)
II - D. Pháp kính kinh hậu tự
Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2

D. Pháp Kính Kinh Hậu Tự

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tiến sĩ Lê Mạnh Thát


Tựa nói: Hễ không soi gương sáng thì không thấy bóng mình. Không khen kinh thánh thì không thấy tình mình. Tình có chân ngụy, tính có cương nhu, chí có thuần dữ, ý có tốt sáng, biết có sâu cạn, không thể đồng nhất. Không thấy kinh thánh thì không gì để tự làm sáng mình. Cho nên, đức Phật viết kinh, tên gọi là Pháp kính, trao cho các vị thượng thủ Bồ tát truyền dạy thiên hạ, để bậc hiền lương hữu thức, học giả thông đạt, hành giả chí ngay mau được đạt đạo thành vô thượng.

Họ Khương đức lớn, lòng thông bát đạt, đã viết chú giải, diễn bày ý nghĩa, lời văn nhã đẹp, rực rỡ sáng tươi, để lại giáo huấn cho đàn hậu tấn, khai đạo mới học. Đối với việc học, có ích để dâng trình, ý tứ chặt chẽ, thật đáng ca ngợi.

Nhưng diệu chỉ của thượng thánh, mục đích sâu thẳm, không thể tìm hết. Tôi xét nghĩa lớn, có nhiều sai khác, sợ kẻ hậu học lấy đó làm đúng, mà đánh mất nghĩa chính. Cả hai đều có lỗi. Tôi trải qua suy nghĩ kỹ càng, xử lý chỗ thiếu sót, có bảy mươi tám việc, kính dẫn các kinh, so định nghĩa nó, hầu khiến ứng hợp, không còn tỳ vết.

Lại nữa, câu chữ bản kinh phần lớn lần mất do tước bỏ cải dịch chữ dịch chữ nó, khiến câu đọc không khớp, âm vận không sánh, nghĩa lý sai lầm, không tiếp liền nhau, mất nhiều thích đáng. Hễ thánh thượng chế kinh, lời gọn nghĩa đúng, đầy đủ không có tỳ vết, không thể lại thêm bớt. Nó giống như tay chân con người, nhận từ cha mẹ, dài ngắn đẹp xấu, mỗi do gốc cội, há có thể lại canh cải được ư? Đó gọi là thêm thì gây tỳ vết, bớt thì đục khoét vết thương.

Vả lại, thi thơ lễ nhạc thế tục, chữ sót ngày xưa, tuy chẳng phải chính thể, đám hậu học chẳng dám cải đổi, mà đều tôn kính sách xưa, chuyền nhau vâng thuận. Huống nữa là kinh này rõ ràng do thánh thần chế ra, mọi tiên thánh trên trời dưới trời chẳng ai là chẳng cúi đầu vâng nhận để làm mẫu sáng. Người học thêm trí, kẻ hành được độ, số là không kể.

Thế mà người học muôn đời mạt tục này, thấy nghe chưa rộng, lại đem ý riêng mình, bỏ bớt lời đúng, trái phạm sách kinh, há không lầm lạc ư? Tiếng nói học Phật, mà trái lời Phật dạy, thế muốn cầu gì?

Xưa thời Phật Duy Vệ có người trái tên Phật một chữ, sau mắc phải tội mù năm trăm năm, mờ mờ mịt mịt, khốn khổ lâu lắm. Đến thời Phật Thích Ca Văn, người ấy nghe đức Thánh, nên đến tự quy, hầu được cứu giúp. Đức Phật xa thấy ông và gọi, mắt ông liền sáng. Bèn gieo mình hối lỗi, xin được chữa lành. Đức Phật bảo: “Tội con xong rồi, nay không có lo gì khác”. Xem đó thì không thể không thận trọng. Hễ người nếu có thể phục thiện thứ lỗi ăn năn, cải lỗi qua, làm tốt tới, đó cũng là ý của bậc hiền giả.




CHÚ THÍCH

[9] Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Mâu Tử tập 1, Tu thư Vạn Hạnh, 1982, tr. 70-83.
[10] Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Mâu Tử tập 1, Tu thư Vạn Hạnh, 1982, tr. 231-293.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]