Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHỤ LỤC G- Appendix G

09/05/201312:49(Xem: 12915)
PHỤ LỤC G- Appendix G
TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
ENGLISH-VIETNAMESE
SANSKRIT/PALI-VIETNAMESE

THIỆN PHÚC

PHỤ LỤC (APPENDICES)

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Ða:

Lư hương sạ nhiệt.

Incense heats up in the censer.

Pháp giới mông huân.

The fragrance premeates all space.

Chư Phật hải hội tất điêu văn.

Buddhas in all universes are aware.

Tùy xứ kiết tường vân.

Everywhere, there gathers auspicious clouds.

Thành ý phương ân.

Be sincere and solemn.

Chư Phật hiện toàn thân.

Buddhas appear in the midst of fragrant clouds.

Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Let’s take refuge with the Bodhisattva in the cloud of incense (3 times).

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Let’s take refuge with our teacher Sakyamuni Buddha.

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh

The Vajracchedika Prajna Paramita Sutra.

---Như thị ngã văn. Nhứt thời Phật tại Xá Vệ Quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc viên, dữ đại Tỳ Kheo chúng, thiên nhị bá ngũ thập nhơn câu. Nhĩ thời Thế Tôn, thực thời, trước y trì bát, nhập Xá Vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung, thứ đệ khất dĩ. Hoàn trí bổn xứ, phạn thực ngật thâu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa (Chính tôi được nghe: “Một thời Ðức Phật cùng với một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ Kheo hội họp tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc thuộc thành Xá Vệ. Khi bấy giờ đến bữa ăn, Ðức Thế Tôn mặc áo mang bát đi vào thành Xá Vệ khất thực. Ở trong thành đó Ngài lần lượt đi khất thực từng nhà, rồi trở về nơi cũ, thọ trai xong Ngài thu bát gấp áo và rữa chân, rồi trải tòa ra ngồi)—Thus I have heard. Once, Buddha was preaching in the Kingdom of Shravasti, while staying in the Jetavana Park. In his company, there were one thousand two hundred and fifty elder Bhikshus. At meal time, Bhagavan put on his robe and took his bowl. He entered the city of Shravasti to beg for food. Upon enterning, he begged from door to door. Afterward, he returned to the dwelling. After his meal, he put away his robe and bowl. He washed his feet, lay out a mat and sat down.

---Nhĩ thời Trưởng lão Tu Bồ Ðề, tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa hiệp chưởng cung kính nhi bạch Phật ngôn: “Hi hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát ! Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?” (Bấy giờ trong đại chúng ngài Tu Bồ Ðề từ chỗ ngồi của mình đứng dậy, hở áo vai hữu, gối hữu quỳ sát đất, chấp tay cung kính mà bạch Phật rằng: “Thật hi hữu thay, bạch Ðức Thế Tôn! Ðức Như Lai hộ niệm cho các Bồ Tát thật là khéo léo! Phó chúc cho các Bồ Tát thật là khéo léo! Bạch Ðức Thế Tôn! Kẻ thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào phát tâm vô thượng chánh giác, tâm phải an trụ như thế nào? Và phải nén dẹp dục vọng như thế nào?”)—Then, elder Subhuti who was in the assembly stood up, beared his right shoulder and knelt down on his right knee. He held his palms together and reverently asked the Buddha, “Honorable, the most precious one. The Tathagata is well mindful of Bodhisattvas. He well instructs Bodhisattvas. Honorable ! A good man or woman who seeks the Anuttara Samyak Sambodhi, what should one rely on, and how can one pacify the mind ?”

---Phật ngôn: “Thiện tai ! Thiện tai ! Tu Bồ Ðề ! Như nhữ sở thuyết, Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát. Nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ! phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm, ưng như thị trụ, như thị hàng phục kỳ tâm.” (Ðức Phật bảo ngài Tu Bồ Ðề rằng: “Hay lắm! Phải lắm! Ðúng thật như lời ông nói; Như Lai hộ niệm cho các Bồ Tát thật là khéo léo! Phó chúc cho các Bồ Tát thật là khéo léo! Ông nay lắng nghe cho rõ, tôi sẽ vì ông mà nói cho nghe. Nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhơn nào phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác ấy, tâm phải nên trụ như thế nầy, và phải nén dẹp vọng tâm như thế nầy)—The Buddha replied: “Good, good indeed! Subhuti ! As you say, the Tathagata is well mindful of Bodhisattvas, and well instructs Bodhisattvas. Listen carefully, I will teach you. What a good man or woman who seeks Anuttara Samyak Sambodhi (The Supreme Enlightenment) should rely on, and how one can pacify one'’ mind."

---Duy nhiên Thế Tôn! Nguyện lạc dục văn (Dạ: Bạch Ðức Thế Tôn! Con muốn được nghe lắm)—“Yes, Honorable, I will be honored to hear your teaching.”

---Phật cáo Tu Bồ Ðề: “Chư Bồ Tát Ma Ha Tát, ưng như thị, hàng phục kỳ tâm, sở hữu nhứt thiết chúng sanh chi loại, nhược noản sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng; nhược phi hữu tưởng, phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô Dư Niết bàn, nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng vô số, vô biên chúng sanh, thiệt vô chúng sanh, đắc diệt độ giả” (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề rằng: “Các Bồ Tát và đại Bồ Tát, phải nên nén dẹp vọng tâm như thế nầy. Nghĩa là có hết thảy những loài chúng sanh, dù là loài sinh ra trứng, loài sinh ra thai, loài sinh ở nơi ẩm ướt, hay loài hóa sinh, loài có sắc, loài không có sắc, loài có tưởng, loài không có tưởng, loài không phải có tưởng, loài không phải không có tưởng, ta đều khiến cho vào cõi Vô Dư Niết Bàn mà được diệt độ. Những chúng sinh đó tuy được diệt độ vô lượng vô biên, mà thật ra coi như không có một chúng sinh nào được diệt độ cả)—The Buddha discoursed to Subhuti, “Bodhisattva Mahasattvas should pacify their mind this way. All beings, whether they born from eggs, wombs, spawned, or metamorphosis; whether they have forms or not; have consciousness or not; I will lead them to the liberation of Parinirvana. Although I have emancipated countless immeasurable beings, in actuality, no beings was emancipated. Why ?”

---Hà dĩ cố? Tu Bồ Ðề ! Nhược Bồ tát hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ Tát ( Tại vì sao? Ông Tu Bồ Ðề! Nếu Bồ Tát còn chấp vào chỗ có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, nư thế tức không thể gọi là Bồ Tát được)—Subhuti ! Bodhisattvas, who are attached to the concept of self, others, afflictions and incessantness are not Bodhisattvas.

---Phục thứ Tu Bồ Ðề ! Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hàn ư bố thí. Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Tu Bồ Ðề ! Bồ Tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng. Hà dĩ cố ! Nhược Bồ Tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lượng (Lại nữa, ông Tu Bồ Ðề! Bồ Tát thực hành phép bố thí phải nên “Vô sở trụ.” Nghĩa là không nên trụ vào sắc mà làm bố thí, không nên trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà làm bố thí. Ông Tu Bồ Ðề! Tại sao mà Bồ Tát không nên trụ vào sắc tướng mà bố thí như thế? Vì nếu Bồ Tát không trụ vào hình sắc mà bố thí, thì phúc đức đó không thể suy lường được)—Also, Subhuti ! Bodhisattvas in truth have no attachment in acts of charity. One should not attach to sight while giving. One should not attach to sound, smell, taste, touch, or conciousness in giving. Subhuti ! Bodhisattvas should give without attachment. Why ? If they do, the merits and virtues are immeasurable.”

---Tu Bồ Ðề ! Ư ý vân hà ? Phương Ðông hư không, khả tư lượng phủ ?” (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông nghĩ sao? Cõi hư không về phương Ðông có thể suy lường được chăng?)—Subhuti, tell me, can you qualify the space to the East ?”

---Phất dã. Thế Tôn ! (Dạ, bạch Ðức Thế Tôn! Cõi hư không về phương Ðông, không thể suy lường được)—“I cannot, Honorable.” 

---Tu Bồ Ðề. Nam Tây Bắc phương. Tứ duy thượng hạ hư không khả tư lượng phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Cõi hư không về phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương bàng, và phương trên phương dưới có thể suy lường được chăng?)—“Subhuti, then can you qualify the spaces to the South, to the West or North; to the four corners, to directions above or below.”

Phất dã. Thế Tôn! (Dạ, bạch Ðức Thế Tôn! Không thể suy lường được)—“I cannot, Honorable.”

---Tu Bồ Ðề! Bồ tát vô trụ tướng bố thí, phước đức diệt phục như thị bất khả tư lượng (Ông Tu Bồ Ðề! Bồ Tát không trụ vào hình tướng mà bố thí, thì phúc đức đó cũng nhiều như thế, không thể suy lường được)—Subhuti! Bodhisattvas who give without attachment have equal amounts of merit and virtue. It is incomprehensible and immeasurable.

---Tu Bồ Ðề! Bồ Tát ưng đản như sở giáo trụ (Ông Tu Bồ Ðề! Bồ Tát những nên theo như chỗ sở giáo mà trụ)—Subhuti ! Bodhisattvas should be mindful of this teaching.

---Tu Bồ Ðề ! Ư ý vân hà. Khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai phủ (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Có thể dùng thân tướng mà thấy được Như Lai chăng?)—Subhuti ! In your opinion, can the Tathagata be identified by the physical bodily attributes?

---Phất dã. Thế Tôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố ? Như Lai sở thuyết thân tướng, tức phi thân tướng (Dạ, bạch Ðức Thế Tôn! Không thể dùng thân tướng mà thấy được Ðức Như Lai. Tại vì sao? Vì Ðức Như Lai nói ‘Thân tướng kia tức không phải thật là thân tướng của Như Lai.’)—No Honorable ! One cannot identify the Tathagata by physical attributes. Why ? The Tathagata says that physical form has no actuality.

---Phật cáo Tu Bồ Ðề: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.” (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề: “Bất cứ vật gì hễ có hình tướng đều là giả dối.” Nếu thấy các tướng không phải hình tướng, như thế mới tạm gọi là thấy được Như Lai)—The Buddha said to Subhuti, “All forms and phenomena are illusive. If one can see beyond forms, one sees the Tathagata.”

---Tu Bồ Ðề bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Phả hữu chúng sanh, đắc văn như thị ngôn thuyết chướng cú, sanh thiệt tín phủ?” (Ông Tu Bồ Ðề bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Vả lại, nếu có các chúng sanh được nghe lời lẽ chương cú như thế, họ khởi lòng tin chân thật chăng?”)—Subhuti asked the Buddha, “Honorable! Can there be anyone, upon hearing this words, believe sincerely in them?”

---Phật cáo Tu Bồ Ðề: “Mạc tác thị thuyết. Như Lai diệt hậu, hậu ngũ bá tuế, hữu trì giới tu phước giả, ư thử chướng cú, năng sanh tín tâm, dĩ thử vi thiệt. Ðương tri thị nhơn, bất ư nhứt Phật, nhị Phật, tam, tứ, ngũ Phật nhi chủng thiện căn, dĩ ư vô lượng, thiên vạn Phật sở, chủng chư thiện căn. Văn thị chương cú, nãi chí nhứt niệm, sanh tịnh tín giả.” (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề: “Ông đừng khởi ra ý nghĩ như thế, sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm, nếu có người nào trì giới tu phước, hoặc đối với chương cú kinh nầy, sinh lòng tin thanh tịnh mà cho đó là thật, thì nên biết người đó, không phải họ trồng căn lành ở chốn một Ðức Phật, hai Ðức Phật, ba, bốn, năm Ðức Phật, mà họ đã trồng căn lành ở chốn vô lượng vô biên muôn nghìn Ðức Phật, nghe được một chương, một câu kinh nầy, nhẫn đến một khoảng giây lát sinh khởi lòng tin thanh tịnh)—“The Buddha replied to Subhuti, “Do not say such words. Even after another five hundred years, there still are those who follow precepts and cultivate merit. Upon hearing these words, they will develop firm and sincere faith. One should be aware that they have planted virtue, not with one Buddha, two Buddhas, three, four, or five Buddhas, but countless trillions of Buddhas. Upon hearing these words, in an instant, they develop pure faith.” 

---Tu Bồ Ðề! Như Lai tất tri tất kiến, thị chư chúng sanh, đắc như thị vô lượng phước đức (Ông Tu Bồ Ðề! Những chúng sinh đó, được vô lượng phước đức như thế, Như Lai đều thấy đều biết hết cả)—Subhuti! The Tathagata knows and sees all. These beings have immeasurable merit.

—Hà dĩ cố? Thị chư chúng sanh vô phục ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, vô pháp tướng, vô pháp tướng, diệc vô phi pháp tướng (Tại vì sao? Vì những chúng sanh ấy, không chấp vào tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, tướng vô pháp, và cũng không chấp vào tướng không phải là phi pháp)—Why? They are not attached to the concept of self, others, affliations and incessantness, not to the concept of doctrines, nor no doctrines.

---Hà dĩ cố ? Thị chư chúng sanh nhược tâm thủ tướng, tắc vi trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả; nhược thủ pháp tướng, tức trước ngã nhơn, chúng sanh thọ giả (Tại vì sao? Nếu tâm còn chấp vào tướng, tức là chấp có ta, có người, có chúng sinh, có thọ giả. Nếu cố chấp vào pháp tướng, cũng tức là chấp có ta, chấp có người, chấp có chúng sinh, và chấp có thọ giả)—Why? One who grasps a concept is attached to the self, others, affiliations and incessantness. One who grasps doctrine is attached to the self, others, affiliations and incessantness.

---Hà dĩ cố ? Nhược thủ phi pháp tướng tức trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Thị cố, bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp (Bởi vậy không nên chấp là pháp, không nên chấp là phi pháp)—One who grasps no-doctrines is attached to the self, others, affiliations and incessantness. Therefore, do not attach to the concept of doctrines or no-doctrine.

---Dĩ thị nghĩa cố, Như Lai thường thuyết: “Nhữ đẳng Tỳ Kheo, tri ngã thuyết pháp, như phiệt dụ giả. Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp! (Vì lẽ đó, cho nên Như Lai thường nói: “Tỳ Kheo các ông nên hiểu rằng ‘Pháp của ta nói ra, cũng ví như cái bè khi sang qua sông, chính pháp có khi còn nên bỏ, huống là phi pháp.’”)—Thus, the Tathagata always says: “You, Bhikshus, should be aware that my teaching is a raft. It can be cast aside. How much more should you cast aside non-Buddhist teachings?”

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như Lai đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề da? Như Lai hữu sở thuyết dã? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như Lai được đạo vô thượng Chính Ðẳng Chính Giác chăng? Như Lai có nói pháp chỗ nào chăng?)—Subhuti! What do you think ? Has the Tathagata obtained Anuttara Samyak-Sambodhi? Does the Tathagata expound the Dharma?

---Tu Bồ Ðề ngôn: “Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp danh A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề, diệc vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết (Ông Tu Bồ Ðề bạch Phật rằng: “Như chỗ con hiểu nghĩa Phật dạy thì không có pháp nào nhứt định gọi là vô thượng chính đẳng chính giác, cũng không có pháp nào nhất định Ðức Như Lai nói ra.”)—Subhuti replied, “From my understanding of the Buddha’s teaching, there is no absolute Dharma known as Anuttara Samyak Sambodhi. There is no fixed teaching for the Buddha to expound.

---Hà dĩ cố ? Như Lai sở thuyết pháp, giai bất khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp (Tại vì sao? Vì những pháp Ðức Như Lai nói ra đều không thể chấp, và cũng không thể nói là phi pháp, hay không phải phi pháp)—Why? None of the Tathagata’s teachings should be attached to. Truth is inexpressible. It is neither doctrine nor non-doctrine. Why?

---Sở dĩ giả hà? Nhứt thiết Hiền Thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt (Sở dĩ vì sao? Vì hết thảy các bậc Hiền Thánh đều lấy pháp vô vi mà tu hành mới có ra sai biệt)—The saints differ on account of their understanding of the Asamskrta Dharma. 

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà ? Nhược nhơn mãn tam thiên đại thiên thế giới thất bửu, dĩ dụng bố thí, thị nhơn sở đác phước đức ninh vi đa phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Nếu có người dùng bảy báu ở khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới, đem ra bố thí, người đó được phước đức, há phải nhiều chăng?)—Subhuti! What do you think? If someone fills the universe with the seven treasures, and give them up for charity. Has this person gotten much merit?

---Tu Bồ Ðề Ngôn: “Thậm đa, Thế Tôn. Hà dĩ cố? Thị phước đức tức phi phước đức tánh, thị cố Như Lai thuyết phước đức đa.” (Ông Tu Bồ Ðề thưa:”Bạch Ðức Thế Tôn! Người đó được phước đức rất nhiều.” Tại vì sao? Vì phước đức đó nó không phải là phước đức tính, bởi vậy Ðức Như Lai mới nói là được nhiều phước đức)—Subhuti replied, “Very much indeeds, Honorable! Why? This merit is tangile. It has no real nature of merit. Speaking only from a worldly angle, the Tathagata says that there is much merit.”

---Nhược phục hữu nhơn, ư thử kinh trung thọ trì nãi chí tứ cú kệ đẳng, vị tha nhơn thuyết, kỳ phước thắng bỉ (Nếu lại có người thụ trì đọc tụng ở trong kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu, hoặc diễn nói cho người khác nghe, thì phước đức ấy nhiều hơn phước đức bố thí trên kia)—Yet, if one follows as little as four verses from this sutra, and teaches them to others, the merit would surpass that of the charity giver.

---Hà dĩ cố ? Tu Bồ Ðề ! Nhứt thiết chư Phật cập chư Phật A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề pháp, giai tùng thử kinh xuất. Tu Bồ Ðề! Sở vị Pháp pháp giả tức phi Phật pháp (Tại vì sao? Ông Tu Bồ Ðề! Vì hết thảy chư Phật và pháp vô thương chính đẳng chính giác của chư Phật, đều từ nơi kinh nầy mà ra. Ông Tu Bồ Ðề! Phật pháp đó tức không phải là Phật pháp, như thế mới tạm gọi là Phật pháp)—Why? Subhuti! All the Buddhas and their Anuttara Samyak Sambodhi are from this sutra. Subhuti! The Buddha’s teaching has no actuality. It too is names and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà ? Tu Ðà Hoàn năng tác thị niệm “Ngã đắc Tu Ðà Hoàn quả phủ?” (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Bậc Tu Ðà Hoàn hay nghĩ như thế nầy ‘Ta được quả Tu Ðà Hoàn chăng?’)—Subhuti! What do you think ? Can a Srota-apanna have the notion that I am to achieve Srota-apanna-phala?

---Tu Bồ Ðề ngôn, “No Honorable! Hà dĩ cố? Tu Ðà Hoàn danh vi Nhập Lưu, nhi vô sở nhập, bất nhập sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, thị danh Tu Ðà Hoàn (Ông Tu Bồ Ðề thưa, bạch Ðức Thế Tôn! Không ạ. Tại vì sao? Vì quả Tu Ðà Hoàn còn gọi là Nhập Lưu, mà thật ra không có chỗ nào là chỗ sở nhập. Vì nó không chấp vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, như thế mới gọi là Tu Ðà Hoàn)—Subhuti replied, “No, Honorable! Srota-apanna is the stream enterer. However, one enters into the stream of non-entrance. One does not enter sight, sound, smell, taste, touch or concept. For this reason, one is a Srota-apanna. 

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Tu Ðà Hoàn năng tác thị niệm “Ngã đắc Tu Ðà Hoàn quả phủ?” (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Bậc Tư Ðà Hàm hay nghĩ như thế nầy, ‘Ta được quả Tư Ðà Hàm chăng?’)—Subhuti! What do you think? “Can a Sakradagasmi have the notion that I am to achieve Sakradagasmi-phala?”

---Tu Bồ Ðề ngôn: “Phất dạ, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tư Ðà Hàm danh Nhứt vãng lai, nhi thiệt vô vãng lai, thị danh Tư Ðà Hàm.” (Ông Tu Bồ Ðề thưa, “dạ không, bạch Ðức Thế Tôn! Tại vì sao? Vì quả Tư Ðà Hàm còn gọi là Nhứt Lai, mà thật ra nó không còn có chỗ nào là chỗ đi lại, như thế mới gọi là Tư Ðà Hàm)—Subhuti replied, “No, Honorable! Sakradagasmi is the once returner. However, one has no notion of returning. For this reason, one is Sakradagasmi.”

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? A Na Hàm năng tác thị niệm: “Ngã đắc A Na Hàm quả phủ?” (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Bậc A Na Hàm hay nghĩ như thế nầy, ‘Ta được quả A Na Hàm chăng?’)—Subhuti! What do you think? Can an anagami have the notion that I am to achieve Anagami-phala?

---Tu Bồ Ðề ngôn, “Phất dã, Thế Tôn! Hà dĩ cố? A Na Hàm danh vi Bất Lai, nhi thiệt vô bất lai, thị cố danh A Na Hàm (Ông Tu Bồ Ðề thưa, “Dạ không, bạch Ðức Thế Tôn! Tại vì sao? Vì quả A Na Hàm còn gọi là Bất Lai, mà thật ra không nơi nào là nó không tới, như thế mới gọi là A Na Hàm)—Subhuti replied, “No, Honorable! Anagami is the no-comer. However, one has no notion of no-coming. Thus, one is a Anagami.”

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? A La Hán năng tác thị niệm “Ngã đắc A La Hán đạo phủ?” (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Bậc A La Hán hay nghĩ như thế nầy, ‘Ta được đạo A La Hán chăng?’)—Subhuti! What do you think? Can an Arhat have the notion that I am to achieve Arhat-phala?

---Tu Bồ Ðề ngôn, “Phất dã, Thế Tôn Hà dĩ cố? Thiệt vô hữu pháp danh, A La Hán. Thế Tôn! Nhược A La Hán tác thị niệm: “Ngã đắc A La Hán đạo, tức vi trước ngã, nhơn chúng sanh, thọ giả.” (Ông Tu Bồ Ðề thưa, “Dạ không, bạch Ðức Thế Tôn! Tại vì sao? Vì thật ra không có pháp nào gọi là A La hán. Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu bậc A La Hán nghĩ như thế nầy, ‘Ta được đạo A La Hán, tức là chấp vào tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh, tướng thọ giả)—Subhuti replied, “No, Honorable! There is no actual Dharma named Arhat. Honorable! If an Arhat thinks that he, himself, has achieved Arahatship, he is attached to the self, others, affiliations and incessantness.”

---Thế Tôn! Phật thuyết ngã đắc Vô Tránh tam muội, nhơn trung tối vi đệ nhứt, thị đệ nhứt ly dục A La Hán. Thế Tôn! Ngã nhược tác thị niệm, “Ngã đắc A La Hán đạo, Thế Tôn, tức bất thuyết. Tu Bồ Ðề! Thị nhạo A-Lan-Na hạnh giả. Dĩ Tu Bồ Ðề thiệt vô sở hành, nhi danh Tu Bồ Ðề, thị nhạo A-Lan-Na hạnh.” (Bạch Ðức Thế Tôn! Phật bảo con được pháp Vô Tránh Tam Muội, là bậc nhất trong hàng người, và là người lìa dục bậc nhất trong hàng A La Hán, mà con không khởi ra ý nghĩ là con lìa dục A La Hán. Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu con khởi ra ý nghĩ con là người được đạo A La Hán, thì Ðức Thế Tôn không bảo Tu Bồ Ðề con là người ưa làm hạnh A Lan Nhã (hạnh sống nơi tĩnh mịch lặng lẽ) ấy, vì Tu Bồ Ðề con thật không có làm chỗ nào mà gọi là Tu Bồ Ðề, là ưa làm hạnh A Lan Nhã)—Honorable! The Buddha declares that I have achieved the ‘No Discord Samadhi.’He says that I have surpassed all men, as the supreme desireless Arhat. Honorable! I never consier myself as a desireless Arhat. Honorable! If I do, you would not declare me as an Aranyaka. It is because I do not attach to any such concept. The Honorable declares that Subhuti lives as an Aranyaka.

---Phật cáo Tu Bồ Ðề: “Ư ý vân hà? Như Lai tích tại Nhiên Ðăng Phật sở, ư pháp hữu sở đắc phủ?” (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề, ý ông thế nào? Như Lai xưa kia ở chốn Ðức Phật Nhiên Ðăng, có sở đắc pháp nào chăng?)—Buddha asked Subhuti, “What do you think? Did the Tathagata acquire any Dharmas from Dipamkara Buddha in the past?”

---Phất dã, Thế Tôn! Như Lai tại nhiên Ðăng Phật sở, ư pháp thiệt vô sở đắc (Dạ không, bạch Ðức Thế Tôn! Ðức Như Lai xưa kia ở chốn Ðức Phật Nhiên Ðăng thật ra không có sở đắc pháp nào cả)—No, Honorable! The Tathagata has not gotten anything from the Dipamkara Buddha.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Bồ Tát trang nghiêm Phật độ phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Bồ Tát có làm trang nghiêm cõi Phật chăng?)—Subhuti! What do you think? Is a Bodhisattva motivated to adorn the Buddha Land?

---Phất dã, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm (Dạ không, bạch Ðức Thế Tôn! Tại vì sao? Làm trang nghiêm cõi Phật ấy, tức không phải là trang nghiêm cõi Phật, như thế mới gọi là trang nghiêm cõi Phật)—No, Honorable! Why? One can truly adorn the Buddha Land only if one is not attached to such a concept. Adornment too is only names and concepts.

---Thị cố Tu Bồ Ðề! Chư Bồ Tát Ma Ha Tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm; bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm (Ông Tu Bồ Ðề! Vì thế nên các Bồ Tát Ma Ha Tát phải sinh khởi tâm thanh tịnh như thế. Nghĩa là không nên sinh tâm trụ vào sắc, không nên sinh tâm trụ vào thanh, hương, vị, xúc, Pháp. Nên sinh tâm Vô Sở Trụ, tức là không trụ vào chỗ nào)—Therefore, Subhuti! Bodhisattva-Magasatva should be pure in heart. Do not act on sight. Do not act on sound, smell, taste, touch or Dharma. One should act without attachments.

---Tu Bồ Ðề! Thí như hữu nhơn thân như Tu Di Sơn vương. Ư ý vân hà? Thị thân vi đại phủ (Ông Tu Bồ Ðề! Ví như có người thân như núi Tu Di Vương vậy ý ông thế nào? Thân đó có phải là lớn chăng?)—Subhuti! For example, someone has the stature of Mount Sumeru. What do you think? Would this body be huge?

---Tu Bồ Ðề ngôn: “Thậm đại, Thế Tôn! Hà dĩ cố ? Phật thuyết phi thân, thị danh đại thân.” (Ông Tu Bồ Ðế thưa, “Bạch Ðức Thế Tôn! Thân đó rất lớn. Vì sao? Ðức Phật bảo không phải thân, như thế mới gọi là thân lớn)—Subhuti replied, “Huge indeed, Honorable! Why? The Buddha expounds that the real body is beyond forms. However, it can be called a huge body in the realms of names and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Như hằng hà trung sở hữu sa số, như thị sa đẳng hằng hà. Ư ý vân hà? Thị chư hằng hà sa, ninh vi đa phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Như số cát có ở trong sông Hằng, vậy những số cát trong những sông Hằng ấy, với ý ông những số cát ở sông Hằng đó, há phải nhiều chăng?)—Subhuti! Let’s imagine all the sands in the River Ganges, then for each sand there is another Ganges. What do you think? Would all the sands from thse rivers be enormous?

---Tu Bồ Ðề ngôn: “Thậm đa, Thế Tôn! Ðản chư hằng hà, thượng đa vô số, hà huống kỳ sa.” (Ông Tu Bồ Ðề thưa, “Bạch Ðức Thế Tôn rất nhiều. Vì những sông Hằng còn nhiều vô số! Huống chi là số cát của các sông Hằng)—Subhuti replied, “Enormous indeed, Honorable! Just counting the number of rivers would be enormous. It would be much more so for the sands in the rivers.”

---Tu Bồ Ðề! Ngã kim thiệt ngôn cáo nhử. Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, dĩ thất bảo mãn nhĩ sở hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới dĩ dụng bố thí, đắc phước đa phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Tôi nay thành thật hỏi ông: “Nếu có thiện nam thiện nữ nào, dùng bảy báu nhiều như số cát của các sông ấy, ở khắp cả ba nghìn đại thiên thế giới đem ra bố thí, thì người đó được phước đức nhiều chăng?)—Subhuti! I am saying this sincerely. If a good man or woman gives all the treasures in the universes numbered to the sands in all these rivers for charity, have they gotten much merit?

---Tu Bồ Ðề ngôn, “Thậm đa, Thế Tôn!” (Ông Tu Bồ Ðề thưa, “Bạch Ðức Thế Tôn! Người đó được phước đức rất nhiều)—Subhuti replied, “Very much indeed, Honoable!”

---Phật cáo Tu Bồ Ðề: “Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhơn ư thử kinh trung, nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhơn thuyết, nhi thử phước đức, thắng tiền phước đức.” (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu có người thiện nam thiện nữ nào, thụ trì đọc tụng kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu, hoặc diễn nói cho người khác nghe, thì phước đức của người đó nhiều hơn phước đức trên kia)—The Buddha discoursed to Subhuti, “A good man or woman who follows the teachings in this Sutra, even for only four verses, and teaches them to others, they will receive more merit and virtue than the aforementioned charity giver.”

---Phục thứ Tu Bồ Ðề! Tùy thuyết thị kinh, não chí tứ cú kệ đẳng, đương tri thử xứ, nhứt thiết thế gian; thiên, nhơn, a tu la giai ưng cúng dường như Phật tháp miếu. Hà huống hữu nhơn tận năng thọ trì đọc tụng! Tu Bồ Ðề! Ðương tri thị nhơn, thành tựu tối thượng đệ nhứt hi hữu chi pháp. Nhược thị kinh điển sở tại chi xứ, tức vi hữu Phật, nhược tôn trọng đệ tử.” (Lại nữa, ông Tu Bồ Ðề! Tùy theo chỗ nào diễn nói kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu, thì nên biết nơi đó được hết thảy cõi trời, cõi người, A Tu La, thảy đều cung kính cúng dường như nơi tháp miếu thờ Phật, huống chi có người hay thọ trì đọc tụng hết cả kinh nầy. Ông Tu Bồ Ðề! Nên biết người đó được thành tựu pháp hi hữu bậc nhất hơn cả. Nếu kinh nầy để ở nơi nào, thì tức là nơi ấy có Phật, và như kẻ đệ tử tôn trọng)—Also, Subhuti! Whenever the Sutra is preached, even for as little as only four verses, you should know the ground becomes sacred. It is the Buddha’s stupa. All celestials, human beings, and Asuras should pay homage. How much more pious if one recites and abides by the teachings? Subhuti! Know that this person has achieved what is most supreme and precious. Where the Sutra is, Buddhas dwell, all the faithful show their proper respect.”

---Nhĩ thời Tu Bồ Ðề bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ðương hà danh thử kinh, ngã đẳng vân hà phụng trì.” (Bấy giờ ông Tu Bồ Ðề bạch Phật rằng, “Bạch Ðức Thế Tôn! Kinh nầy nên đặt tên là kinh gì? Và chúng con phải tụng trì kinh nầy như thế nào?)—At this point, Subhuti asked the Buddha, “Honorable! What should this Sutra be named? How should we be mindful of it’s teaching?”

---Phật cáo Tu Bồ Ðề: “Thị kinh danh vi Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, dĩ thị danh tự, nhữ đương phụng trì. Sở dĩ giả hà? Tu Bồ Ðề! Phật thuyết Bát Nhã Ba La Mật, tức phi Bát Nhã Ba La Mật, thị danh Bát Nhã Ba La Mật. Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu sở thuyết pháp phủ?” (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề rằng: “Kinh nầy nên gọi là Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật; và các ông nên dùng những danh tự như thế mà phụng trì. Sở dĩ vì sao? Ông Tu Bồ Ðề! Phật nói Bát Nhã Ba La Mật, tức là không phải Bát Nhã Ba La Mật, như thế mới gọi là Bát Nhã Ba La Mật. Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như Lai có nói pháp chỗ nào chăng?)—The Buddha replied, “This Sutra is named Vajracchedika Prajna Paramita. By this name, you should abide. Why? Subhuti, the Prajna Paramita taught by the Buddha has no actuality. It is names and concepts. Subhuti! What do you think? Does the Tathagata expound any Dharma?”

---Tu Bồ Ðề bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Như Lai vô sở thuyết.” (Ông Tu Bồ Ðề thưa, “Bạch Ðức Thế Tôn! Ðức Thế Tôn không có nói pháp chỗ nào)—Subhuti replied to the Buddha: “Honorable! The Tathagata has not expounded anything.”

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Tam thiên đại thiên thế giới sở hữu vi trần, thị vi đa phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Những hạt bụi nhỏ ở trong ba ngàn đại thiên thế giới, há phải nhiều chăng?)—Subhuti! What do you think? Will all the dust in this universe be enormous ?

---Tu Bồ Ðề ngôn: “Thậm đa, Thế Tôn.” (Ông Tu Bồ Ðề thưa, “Bạch Ðức Thế Tôn! Những hạt bụi nhỏ ấy, là nhiều vô số kể)—Subhuti replied, “They would be, Honorable!”

---Tu Bồ Ðề! Chư vi trần Như Lai thuyết phi vi trần, thị danh vi trần, Như Lai thuyết thế giới, phi thế giới, thị danh thế giới. Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tường kiến Như Lai phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Những hạt bụi nhỏ ấy, Như Lai nói không phải là bụi nhỏ, như thế mới tạm gọi là bụi nhỏ. Như Lai nói thế giới nhưng không phải là thế giới, như thế mới tạm gọi là thế giới. Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Có thể dùng ba mươi hai tướng thấy được Như Lai chăng?)—Subhuti! Dust has no actuality. It is names and concepts. The Tathagata teaches that the universe also has no actuality. It is names and concepts. Subhuti! What do you think? Can one identify the Tathagata by his thirty-two holy features?”

---Phất dã, Thế Tôn. Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức phi tam thập nhị tướng, thị danh tam thập nhị tướng? (Bạch Ðức Thế Tôn! Không thể dùng ba mươi hai tướng mà thấy được Như Lai. Tại vì sao? Vì Ðức Thế Tôn nói, ‘Ba mươi hai tướng đó, không phải ba mươi hai tướng, như thế mới gọi là ba mươi hai tướng.’)—No, Honorable! One cannot. Why? The thirty-two holy features have no actuality. They are just names and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, dĩ hằng hà sa đẳng thân mạng bố thí. Nhược phục hữu nhơn ư thử kinh trung, nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhơn thuyết, kỳ phước thậm đa (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu người thiện nam thiện nữ nào, dùng thân mệnh như số cát sông Hằng đem ra bố thí, và lại có người thọ trì đọc tụng kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu, hoặc diễn nói cho người khác nghe, thì người đó được phước đức rất nhiều).

Subhuti! If a good man or woman sacrifices one’s life as many times as sands in the Ganges, the merit is less than one who abides by only four verses of this Sutra and preaches them to others.

---Nhĩ thời Tu Bồ Ðề văn thuyết thị kinh, thâm giải nghĩa thú, thế lệ bi khấp, nhi bạch Phật ngôn: “Hi hữu Thế Tôn! Phật thuyết như thị thậm thâm kinh điển, ngã tùng tích lai sở đắc huệ nhãn, vị tằng đắc văn như thị chi kinh. Thế Tôn! Nhược phục hữu nhơn đắc văn thị kinh tín tâm thanh tịnh tức sanh thiệt tướng. Ðương tri thị nhơn, thành tựu đệ nhứt hi hữu công đức. Thế Tôn ! Thị thiệt tướng giả, tức thị phi tướng, thị cố Như lai thuyết danh thiệt tướng. Thế Tôn! Ngã kim đắc văn như thị kinh điển, tín giải thọ trì, bất túc vi nan. Nhược đương lai thế, hậu ngũ bá tuế kỳ hữu chúng sanh đắc văn thị kinh, tín giải thọ trì, thị nhơn tức vi đệ nhứt hi hữu (Bấy giờ ông Tu Bồ Ðề được nghe Phật nói rõ nghĩa sâu xa của kinh nầy rồi, liền sụt sùi bi cảm sa lệ mà bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Thật hi hữu thay! Ðức Thế Tôn diễn nói kinh nầy cao siêu tuyệt vời như thế, con từ xưa được con mắt tuệ cho tới ngày nay, cũng chưa từng được nghe kinh nào cao siêu mầu nhiệm như thế. Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu lại có người nào, được nghe kinh nầy, mà tín tâm thanh tịnh, liền sinh ra tướng chân thật, thì nên biết người ấy, được thành tựu công đức hi hữu bậc nhất. Bạch Ðức Thế Tôn! Tướng chân thật ấy, tức là không phải tướng, cho nên Ðức Như Lai mới nói là tướng chân thật. Bạch Ðức Thế Tôn! Con nay được nghe và tin hiểu, thọ trì đọc tụng kinh nầy, cũng chưa phải là việc khó, nếu về đời sau nầy, năm trăm năm sau, có chúng sanh nào được nghe kinh nầy, tin hiểu đọc tụng thọ trì, thì người ấy mới là bậc hi hữu bậc nhất)—Honorable! When I heard this Sutra, it is easy for me to believe and accept the teaching. In the future, say another five hundred years, those hearing this teaching will develop faith and acceptance. They are indeed precious and superior.

---Hà dĩ cố? Thử nhơn vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Sở dĩ giả hà? Ngã tướng tức thị phi ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức thị phi tướng. Hà dĩ cố? Ly nhứt thiết chư tướng, tức danh chư Phật (Tại vì sao? Vì người đó không còn chấp vào tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh, tướng thọ giả. Vì sao? Vì tướng ta, tức không phải là tướng; tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, cũng tức không phải là tướng. Vì sao? Vì nó lìa hết thảy mọi tướng, như thế mới gọi là chư Phật)—Why? They have broken the attachment to self, others, affiliations and incessantness. Why? The concept of self has no actuality. The concept of others, affiliations and incessantness have no actuality. Why? A Buddha is one without attachment.

---Phật cáo Tu Bồ Ðề: “Như thị! Như thị! Nhược phục hữu nhơn, đắc văn, thị kinh, bất kinh, bất bố, bất úy, đương tri nhơn, thậm vi hi hữu. Hà dĩ cố? Tu Bồ Ðề! Như Lai thuyết đệ nhứt Ba La Mật, tức phi đệ nhứt Ba La Mật, thị danh đệ nhút Ba La Mật. Tu Bồ Ðề! Nhẫn nhục Ba La Mật, Như Lai thuyết phi nhẫn nhục Ba La Mật, thị danh nhẫn nhục Ba la mật. Hà dĩ cố? (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề: “Ðúng thế! Nếu lại có người được nghe kinh nầy không kinh hãi sợ sệt, thì nên biết người đó mới là hiếm có. Vì sao, ông Tu Bồ Ðề? Như Lai nói đệ nhất Ba La Mật, mà không phải đệ nhất Ba La Mật; như thế mới gọi là đệ nhất Ba La Mật.” Ông Tu Bồ Ðề! Nhẫn nhục Ba La Mật, Như Lai nói không phải nhẫn nhục Ba La Mật. Tại vì sao?)—The Buddha affirmed Subhuti, “Yes! Yes! If one hears this Sutra and is not afraid, dreads or is alarmed, this person is most precious. Why? Subhuti! The Tathagata teaches that Dana Paramita has no actuality. It is names and concepts. Subhuti! Ksanti Paramita has no actuality. It, too, is names and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Như ngã tích vị Ca Lợi Vương cát triệt thân thể, ngã ư nhỉ thời vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Hà dĩ cố? Ngã ư vãng tích, tiết tiết chi giải thời, nhược hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, ưng sanh sân hận (Ông Tu Bồ Ðề! Như xưa kia tôi bị vua Ca Lợi Vương, cắt xẻo thân thể, mà ngay khi ấy, tôi cũng không chấp có tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh, tướng thọ giả. Là tại vì sao? Nếu thời xa xưa kia tôi bị cắt xẻo chi tiết thân thể, mà nếu tôi còn chấp vào tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh, tướng thọ giả ấy, thì tất nhiên tôi phải sinh ra tâm sân hận)—Why? Subhuti! In my past life while being mutilated by King Kaliraja, I had no attachment to self, others, affiliations and incessantness. Why? When I was mutilated, if I had such attachments, I would had intense hatred.

---Tu Bồ Ðề! Hựu niệm quá khứ, ư ngũ bá thế, tác nhẫn nhục tiên nhơn. Ư nhĩ sở thế, vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng (Ông Tu Bồ Ðề! Tôi lại nhớ về đời quá khứ, chừng năm trăm năm , khi ấy tôi là một vị tiên tu hạnh nhẫn nhục, mà ở ngay trong thời đó, đã không có tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh, tướng thọ giả).

Subhuti! Even five hundred lives ago as a Ksantyrsi, I was already unattached to the concept of self, others, affiliations and incessantness.

---Thị cố, Tu Bồ Ðề! Bồ Tát ưng ly nhứt thiết tướng, phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng sanh, vô sở trụ tâm. Nhược tâm hữu trụ, tức vi phi trụ. Thị cố, Phật thuyết Bồ Tát tâm bất ưng trụ sắc bố thí (Ông Tu Bồ Ðề! Bởi thế cho nên Bồ Tát phát tâm vô thương chánh đẳng chánh giác, phải nên lìa hết thảy tướng, không nên sinh khởi tâm trụ vào sắc; không nên sinh khởi tâm trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nên sinh khởi tâm “Vô Sở Trụ.” Nếu tâm còn có chỗ sở trụ thì tức là không phải trụ. Bởi thế cho nên Phật nói: “Tâm của Bồ Tát không trụ vào sắc mà làm bố thí.”)—Therefore, Subhuti! Bodhisattvas should be unattached to concepts while seeking the Anuttara Samyak-Sambodhi. They should not attach to form. They should not attach to sound, smell, taste, touch or cognition. They should seek without attachments. If they have attachments, they rely on erroneous foundations. Therefore, the Buddha teaches that Bodhisattvas should not give and attach to forms.

Tu Bồ Ðề! Bồ Tát vị lợi ích nhứt thiết chúng sanh cố, ưng như thị bố thí. Như Lai thuyết nhứt thiết chư tướng, hựu thuyết nhứt thiết chúng sanh tức phi chúng sanh (Ông Tu Bồ Ðề! Bồ Tát vì làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, thì phải nên bố thí như thế. Như Lai nói: “Hết thảy chư tướng tức chẳng phải là tướng,” và lại nói, “Hết thảy chúng sanh tức không phải là chúng sanh.”)—Subhuti! Bodhisattvas work for the benefits of all. They should practice charity accordingly. The Tathagata teaches that all concepts have no actuality. Beings also have no actuality.

Tu Bồ Ðề! Như Lai thị chơn ngữ giả, thiệt ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả. Tu Bồ Ðề! Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thiệt vô hư (Ông Tu Bồ Ðề! Như Lai là bậc chân ngữ, là bậc thật ngữ, là bậc như ngữ, là bậc bất cuống ngữ, là bậc bất vọng ngữ. Nghĩa là chư Phật Như Lai là bậc Chân Như Bình Ðẳng, lời nói không có mảy may dối trá)—Subhuti! The Tathagata is honest, sincere, fair, never lies or exaggerates. Subhuti! The Tathagata has the truth. It is neither real nor unreal.

Tu Bồ Ðề! Nhược Bồ tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố thí, như nhơn nhập ám, tức vô sở kiến. Nhược Bồ tát tâm bất trụ pháp nhi hành bố thí, như nhơn hữu mục, nhựt quang minh chiếu kiến chủng chủng sắc. Tu Bồ Ðề! Ðương lai chi thế, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, năng ư thử kinh thọ trì đọc tụng, tức vi Như Lai, dĩ Phật trí huệ tất tri thị nhơn, tất kiến thị nhơn giai đắc thành tựu, vô lượng vô biên công đức (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu tâm của Bồ Tát còn trụ vào pháp sự tướng mà làm hạnh bố thí, thì cũng ví như người ở chỗ tối tăm, không thể trông thấy gì hết, còn nếu Bồ Tát làm hạnh bố thí mà tâm không trụ trược vào sự tướng, thì như người có con mắt sáng, lại được ánh sáng của mặt trời, trông thấy rõ cả hình sắc sự vật. Ông Tu Bồ Ðề! Ðời mai sau, nếu có người thiện nam thiện nữ nào, hay thọ trì đọc tụng kinh nầy, tức là Như Lai dùng trí huệ của Phật, đều biết người đó, đều thấy người đó, được thành tựu vô lượng vô biên công đức)—Subhuti! If Bodhisattvas give with attchments, they are walking in darkness and see nothing. If Bodhisattvas give without attachments, they are walking under the sun and everything is clear. Subhuti! In the future, any good man or woman who follows or studies this Sutra, the Tathagata will confer on this person wisdom and insight. Such a person has achieved boundless and immeasurable merit.

---Tu Bồ Ðề ! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, sơ nhựt phần dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí, trung nhựt phần dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí, hậu nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí; như thị vô lượng bá thiên vạn ức kiếp, dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhơn văn thử kinh điển tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ. Hà huống thơ tả, thọ trì, đọc tụng, vị nhơn giải thuyết! (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu có người thiện nam thiện nữ nào, buổi sáng dùng thân mệnh bố thí, như số cát sông Hằng; buổi trưa dùng thân mệnh bố thí như số cát sông Hằng; và buổi chiều dùng thân mệnh bố thí như số cát sông Hằng. Cứ dùng thân mệnh bố thí như thế, đến trăm ngàn muôn ức kiếp. Nhưng lại nếu có người được nghe kinh nầy, một lòng tin theo không hề ngang trái, thì phước đức của người đó, nhiều hơn phước đức trước kia)—Subhuti! A good man or woman sacrifies one’s life for others as many times as sands in the Ganges every morning, afternoon and evening. One who continues to practice such charity for countless hundred thousand millions kalpas. One’s merit will be less than someone, who studies and follows the Sutra with firm faith. How much more merit if one copies, learns, abides and preaches the Sutra to others.

---Tu Bồ Ðề! Dĩ yếu ngôn chi, thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xứng lượng vô biên công đức. Như Lai vị phát Ðại thừa giả thuyết, vi phát tối thượng thừa giả thuyết. Nhược hữu nhơn năng thọ trì đọc tụng, quảng vị nhơn thuyết. Như Lai tất tri thị nhơn, tất kiến thị nhơn, giai đắc thành tựu bất khả lượng, bất khả xứng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức. Như thị nhơn đẳng tác vi hà đảm Như Lai A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề (Ông Tu Bồ Ðề! Nói tóm lại người đó có vô lượng công đức, không thể nghĩ bàn, không thể lường tính được. Như Lai vì người phát tâm Ðại thừa mà nói ra, vì người phát tâm tối thượng thừa mà nói ra, nếu có người nào hay thọ trì đọc tụng, hoặc vì người khác nói rộng ra, Như Lai đều biết người đó, đều thấy người đó, được thành tựu vô biên công đức, không thể lường tính, không thể nghĩ bàn được. Những người như thế, tức là người mang đội đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Như Lai)—Subhuti! To summarize, this Sutra has unimaginable and immeasurable merit. The Tathagata discourses it for the disciples of the big vehicle. Those who study and abide by this teaching and preach it to others, the Tathagata predicts and affirms them, as achieving indestructible, immeasurable and unimaginable merit. They will inherit the Tathagata’s Anuttara Samyak Sambodhi. Why? 

---Hà dĩ cố? Tu Bồ Ðề! Nhược nhạo tiểu pháp giả, trước ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức ư thử kinh bất năng thính thọ, đọc tụng vị nhơn giải thuyết (Tại vì sao? Ông Tu Bồ Ðề! Nếu người nào ham ưa pháp Tiểu thừa, chấp trước vào ‘ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến,’ thì đối với kinh nầy không hay nghe theo thọ trì đọc tụng, hoặc giải nói cho người khác nghe.’)—Those satisfied with the limited teachings have attachment to self, others, affiliations and incessantness. They cannot follow and preach this teaching to others.

---Tu Bồ Ðề! Tại tại xứ xứ nhược hữu thử kinh, nhứt thiết thế gian, thiên, nhơn, A tu la sở ưng cúng dường. Ðương tri thử xứ, tức vi thị tháp, giai ưng cung kính, tác lễ vi nhiễu, dĩ chư hoa hương, nhi tán kỳ xứ (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu ở nơi chốn nào có kinh nầy, thì nơi chốn đó được hết thảy cõi trời, cõi người, a tu la, cúng dường, và nên biết nơi đó tức là tháp, miếu thờ Phật, hãy nên vây quanh lễ bái, cung kính, cúng dường, và dùng các thứ hoa thơm rãi khắp nơi đó)—Subhuti! Where this Sutra is, all celestials, human beings and Asuras should pay homage. They should know that this is the Buddha’s stupa. They should respectfully make offerings and circumambulate. They should adorn the ground with flowers and incense.

---Phục thứ, Tu Bồ Ðề! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì đọc tụng thử kinh, nhược vị nhơn kinh tiện, thị nhơn tiên thế tội nghiệp, ưng đọa ác đạo, dĩ kim thế nhơn kinh tiện cố, tiên thế tội nghiệp tức vi tiêu diệt, đương đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề (Lại nữa ông Tu Bồ Ðề! Nếu có người thiện nam thiện nữ nào, thọ trì đọc tụng kinh nầy, đáng lẽ được người cung kính, nhưng lại bị người khác khinh rẻ, là vì người đó do tội nghiệp đời trước phải sa đọa vào đường hiểm ác, dĩ chí ngày nay bị người khinh rẻ, thì tội nghiệp đời trước kia liền được tiêu tan và sẽ được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác)—Furthermore, Subhuti! A good man or woman who studies and abides by this Sutra, but is slighted by others. It is because of sinful karma of the past, one should be fallen into an evil realm, now, because of one is being slighted, the sinful karma has dissipated. One will be certain to achieve Anuttara Samyak Sambodhi.

---Tu Bồ Ðề! Ngã niệm quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp ư Nhiên Ðăng Phật tiền đắc trị bát bá tứ thiên vạn ức na-do-tha chư Phật, tất giai cúng dường thừa sự, vô không quá giả. Nhược phục hữu nhơn, ư hậu mạt thế, năng thọ trì đọc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ư ngã sở cúng dường chư Phật, công đức bá phần bất cập nhứt, thiên vạn ức phần, nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập (Ông Tu Bồ Ðề! Tôi nhớ về đời quá khứ, vô lượng a tăng kỳ kiếp, tôi tu ở trước Ðức Nhiên Ðăng, được gặp tám trăm bốn ngàn muôn ức na do tha chư Phật, tôi hết đều thừa sự cung kính cúng dường, không để bỏ lỡ luống qua. Nếu đời sau nầy, lại có người nào hay thọ trì đọc tụng kinh nầy, thì đối với công đức cúng dường của tôi trăm phần chẳng bằng một phần, ngàn muôn ức phần, cho đến tính đếm thí dụ cũng không thể kịp được)—Subhuti! I recall countless kalpas before the Dipamkara Buddha, I met eight hundred and four trillion Buddhas. I served and paid homage to every Buddha. Anyone, in the future, who studies and abides by this Sutra. They will have achieved more merit than my service and homage to the Buddhas, more than a hundred, thousand, million times, beyond calculation.

---Tu Bồ Ðề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhơn ư hậu mạt thế, hữu thọ trì đọc tụng thử kinh, sở đắc ông đức, ngã nhược cụ thuyết giả, hoặc hữu nhơn văn, tâm tắc cuồng loạn, hồ nghi bất tín. Tu Bồ Ðề! Ðương tri thị kinh nghĩa bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị (Ông Tu Bồ Ðề! Về đời sau nầy, nếu có người thiện nam thiện nữ nào, thọ trì đọc tụng kinh nầy, thì công đức ấy sẽ được, tôi dù có nói đủ, nhưng thảng hoặc có người nghe rồi chẳng tin. Ông Tu Bồ Ðề! Nên biết nghĩa của kinh nầy không thể nghĩ bàn xiết được)—Subhuti! If a good man or woman in the future, studies and abides by this Sutra, I can fully explain their merit. It will create derangement, doubt and disbelief amongst some listeners. Subhuti! Be aware that this Sutra has meanings beyond comprehension. Its reward is also beyond comprehension.

---Nhĩ thời, Tu Bồ Ðề bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn, phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?” (Bấy giờ ông Tu Bồ Ðề bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Kẻ thiện nam thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, vậy tâm phải trụ như thế nào? Và phải nên dẹp vọng tâm như thế nào?)—Then, Subhuti asked the Buddha, “Honorable! Good men and women seeking Anutara Samyak Sambodhi. What should they rely on, and how can they pacify their mind?”

---Phật cáo Tu Bồ Ðề: “Thiện nam tử, thiện nữ nhơn, phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm giả, đương sanh như thị tâm: Ngã ưng diệt độ nhứt thiết chúng sanh diệt độ nhứt thiết chúng sanh, diệt độ nhứt thiết chúng sanh dĩ, nhi vô hữu nhứt thiết chúng sanh diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu Bồ Ðề! Nhược Bồ tát hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, tức phi Bồ tát. Sở dĩ giả hà? Tu Bồ Ðề! Thiêt vô hữu pháp, phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm giả (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề: “Nếu có người thiện nam thiện nữ nào, phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác ấy, phải nên sinh khởi tâm như thế nầy, ‘Ta nên diệt độ cho hết thảy chúng sanh, hết thảy chúng sanh được diệt độ rồi, mà coi như không có một chúng sanh nào được diệt độ cả.’ Tại vì sao? Ông Tu Bồ Ðề! Nếu Bồ Tát còn chấp có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức không phải là Bồ Tát. Ông Tu Bồ Ðề! Sở dĩ vì sao? Vì thật ra không có pháp nào là pháp phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác)—The Buddha teaches Subhuti, “Good men or women seeking Anuttara SamyakSambodhi should make the following vows: I will emancipate all beings, and when they have been emancipated, no one has actually ben emancipated. Why? Subhuti! If one is attached to self, others, affiliations and incessantness, one is not a true Bodhisattva. Subhuti! There is no actuality of doctrines for Anuttara Samyak Sambodhi.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như Lai ư Nhiên Ðăng Phật sở, hữu pháp đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như Lai ở chốn Ðức Phật Nhiên Ðăng có pháp nào là pháp được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng?)—Subhuti! What do you think? Did the Tathagata actually receive the doctrine for the attainment of the Anuttara Samyak Sambodhi from Dipamkara Buddha?

---Phất dã, Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, Phật ư Nhiên Ðăng Phật sở, vô hữu pháp đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề (Dạ không, bạch Ðức Thế Tôn! Như chỗ con hiểu nghĩa Phật dạy, thì Phật ở chốn Ðức Phật Nhiên Ðăng không có pháp nào là pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác)—No, Honorable! If I understood your teaching, the Buddha did not receive any doctrine on the atainment of Anuttara Samyak Sambodhi from Dipamkara Buddha.

---Phật ngôn: “Như thị! Như thị! Thiệt vô hữu pháp, Như Lai đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề. Tu Bồ Ðề! Nhược hữu pháp Như Lai đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề giả, Nhiên Ðăng Phật tức bất dữ ngã thọ ký: ‘Nhữ ư lai thế, đương đắc tác Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni.’ Dĩ thiệt vô hữu pháp, đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề, thị cố Nhiên Ðăng Phật dữ ngãõ thọ ký, tác thị ngôn: ‘Nhữ ư lai thế, đương đắc tác Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni’ Hà dĩ cố? Như Lai giả, tức chư pháp như nghĩa (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu có pháp nào là pháp làm cho Như Lai được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác ấy, thì Ðức Phật Nhiên Ðăng chẳng thọ ký cho ta rằng ‘Về đời sau nầy ông sẽ được thành Phật đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.’ Bởi vì không có pháp nào là pháp được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, cho nên Ðức Phật Nhiên Ðăng mới thọ ký cho ta; ngài nói, “Về đời sau nầy ông sẽ được thành Phật đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.” Bởi vì sao? Ông Tu Bồ Ðề! Vì Như Lai đó tức là nghĩa như như của các pháp)—The Buddha replied: “Correct! Subhuti! There is no actual dogma by which the Tathagata attainsAnuttara SamyakSambodhi. Subhuti! If there was, Dipamkara Buddha would not foretell me, ‘In your next life, you will be a Buddha named Sakyamuni.’ Since there was no actual dogma for the attainment, Dipamkara Buddha predicted, I would be a Buddha named Sakyamuni in the next rebirth. Why? Tathagata means the Suchness of all Dharma.” 

---“Nhược hữu nhơn ngôn: ‘Như Lai đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề.’ Tu Bồ Ðề! Thiệt vô hữu pháp Phật đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề. Tu Bồ Ðề! Như Lai sở đắc A Nậu Ða La tam Miệu Tam Bồ Ðề, ư thị trung vô thiệt vô hư, thị cố Như Lai thuyết nhứt thiết pháp, giai thị Phật pháp. Tu Bồ Ðề! Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố danh nhứt thiết pháp. Tu Bồ Ðề! Thí như nhơn thân trường đại.” (Nếu có người nói rằng, ‘Như Lai được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.’ Ông Tu Bồ Ðề! Thực ra không có pháp nào khiến cho Phật được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ông Tu Bồ Ðề! Chỗ sở đắc của Như Lai được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác ấy, ở trong đó ‘không thực cũng không hư.’ Vì thế cho nên Như Lai nói: “Hết thảy các pháp đều là Phật pháp.” Ông Tu Bồ Ðề! Cái mà ta nói là hết thảy các pháp đó, tức không phải hết thảy các pháp, mới gọi là hết thảy các pháp. Ông Tu Bồ Ðề! Lẽ đó cũng ví như người thân hình to lớn)—Can one says, ‘the Tathagata has obtained the Supreme Enlightenment?’ Subhuti? There is actually no doctrine to attain the Supreme enlightenment. Subhuti! The Anuttara Samyak Sambodhi attained by the Tathagata is neither real nor unreal. Therefore, the Tathagata says that all doctrines are the Buddha’s teachings. Subhuti! Truth cannot be embraced within conceptual limitations. Dogmas have no actuality. They are just names and concepts. Subhuti! Suppose there is a giant.”

---Tu Bồ Ðề ngôn: “Thế Tôn! Như Lai thuyết: Nhơn thân trường đại, tức vi phi đại thân, thị danh đại thân.” (Ông Tu Bồ Ðề bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Như Lai nói người thân hình to lớn ấy, tức không phải thân hình to lớn, mới được gọi là thân hình to lớn)—Subhuti interrupted, “Honorable! The Tathagata teaches that a giant body is only a concept. It carries only imaginary meanings.”

---Tu Bồ Ðề! Bồ tát diệc như thị. Nhược tác thị ngôn: Ngã đương diệt độ vô lượng chúng sanh, tức Bất Danh Bồ Tát. Hà dĩ cố? Tu Bồ Ðề! Thiệt vô hữu pháp, danh vi Bồ Tát. Thị cố Phật thuyết nhứt thuyết pháp, vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả (Ông Tu Bồ Ðề! Bồ Tát cũng ví như thế. Nếu Bồ Tát lại khởi ra ý nghĩ rằng ‘Ta nên diệt độ cho vô lượng chúng sanh, như thế thì không thể gọi là Bồ Tát được. Vì sao? Ông Tu Bồ Ðề! Thực ra không có pháp nào gọi là Bồ Tát. Vì vậy Phật nói hết thảy các pháp, không có ta, không có người, không có chúng sanh, không có thọ giả”—Subhuti! Bodhisattvas should behave likewise. Those who pledge ro emancipate countless beings can never be a Bodhisattva. Why? Bodhiattva, too, is an arbitrary concept. Therefore, the Buddha says all teachings have no actuality of self, others, affiliations and incessantness.

Tu Bồ Ðề! Nhược Bồ Tát tác thị ngôn: Ngã đương trang nghiêm Phật độ. Thị Bất Danh Bồ Tát. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm. Tu Bồ Ðề! Nhược Bồ Tát thông đạt vô ngã pháp giả, Như Lai thuyết danh chơn thị Bồ Tát (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu Bồ tát nói như thế nầy, ‘Ta nên làm cho trang nghiêm cõi Phật,’ như vậy thì không thể gọi là Bồ Tát được. Vì sao? Vì Như Lai nói, “Trang nghiêm cõi Phật đó, tức không phải là trang nghiêm cõi Phật, như thế mới gọi là trang nghiêm cõi Phật.” Ông Tu Bồ Ðề! Nếu Bồ Tát thông đạt được pháp vô ngã, thì Như Lai mới gọi họ là Chân Thật Bồ Tát)—Subhuti! Those who vow to adorn the Buddha Land. They are not Bodhisatvas. Why? The Tathagata says those who truly adorn the Buddha Land will not consider themselves adorning. Subhuti! Those who understand the meaning of no actuality of self and dogma, the Tathagata says that they are the true Bodhisatvas..

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu nhục nhãn phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như Lai có nhục nhãn chăng?)—Subhuti! What do you think? Does Tathagata have human eyes?

---Như thị, Thế Tôn! Như Lai hữu nhục nhãn (Thật vậy, bạch Ðức Thế Tôn! Như Lai ngài có nhục nhãn)—Yes, Honorable! The Tathagata has human eyes.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu thiên nhãn phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như Lai có thiên nhãn chăng?)—Subhuti! What do you think? Does the Tathagata have celestial eyes?

---Như thị, Thế Tôn! Như Lai hữu thiên nhãn (Thật vậy, bạch Ðức Thế Tôn! Như Lai Ngài có thiên nhãn)—Yes, Honorable! The Tathagata has celestial eyes.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu huệ nhãn phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như Lai có tuệ nhãn chăng?)—Subhuti! What do you think? Does the Tathagata have eyes for wisdom?

---Như thị, Thế Tôn! Như Lai hữu huệ nhãn (Thật vậy, bạch Ðức Thế Tôn! Như Lai có tuệ nhãn)—Yes, Honorable! The Tathagata has eyes for wisdom.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu pháp nhãn phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như Lai có pháp nhãn chăng?)—Subhuti! What do you think? Does the Tathagata have eyes for truth?

---Như thị, Thế Tôn! Như Lai hữu pháp nhãn (Thật vậ, bạch Ðức Thế Tôn! Như Lai có pháp nhãn)—Yes, Honorable! The Tathagata has eyes for truth. 

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu Phật nhãn phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như Lai có Phật nhãn chăng?)—Subhuti! What do you think? Does the Tathagata have the eyes of the Buddha?

---Như thị, Thế Tôn! Như Lai hữu Phật nhãn (Thật vậy, bạch Ðức Thế Tôn! Như Lai Ngài có Phật nhãn)—Yes, Honorable! The Tathagata has eyes of the Buddha.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như hằng hà trung sở hữu sa, Phật thuyết thị sa phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như những số cát trong sông Hằng, Phật nói đó phải là cát chăng?)—Subhuti! What do you think? Does the Buddha say that the sands in the Ganges are indeed sand grains?

---Như thị, Thế Tôn! Như Lai thuyết Thị sa (Thật vậy, bạch Ðức Thế Tôn! Cái mà Như Lai nói đó chính là cát vậy)—Yes, Honorable! What the Buddha says are indeed sand grains. 

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như nhứt hằng hà trung sở hữu sa, hữu như thị đẳng hằng hà. Thị chư hằng hà sở hữu sa số Phật thế giới, như thị ninh vi đa phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như những số cát có trong một sông Hằng, mà số sông Hằng bằng với số cát đó, vậy thế giới của Phật bằng với số cát ở những sông Hằng kia, như vậy há phải nhiều chăng?)—Subhuti! What do you think? If there were as many River Ganges as sand grains in the Ganges, and if there are Budha relams as numerous as sands in all these rivers, would that be a lot?

---Thậm đa, Thế Tôn! (Dạ, bạch Ðức Thế Tôn! Rất nhiều)—That would be a lot! Honorable!

---Phật cáo Tu Bồ Ðề: “Nhĩ sở quốc độ trung, sở hữu chúng sanh, nhược cang chủng tâm, Như Lai tất tri. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tâm, giai vi phi tâm, thị danh vi tâm. Sở dĩ giả hà? Tu Bồ Ðề! Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề: “Có bao nhiêu thứ tâm của chúng sanh, ở trong ngần ấy thế giới, Như Lai thảy đều hay biết.” Tại vì sao? Vì Như Lai nói những thứ tâm đó, đều chẳng phải tâm, như thế mới gọi là tâm. Vì sao ông Tu Bồ Ðề? Vì tìm tâm quá khứ không thể được, tìm tâm hiện tại không thể được, và tìm tâm vị lai cũng không thể được)—The Buddha discoursed to Subhuti, “Every being in all these realms, their minds are fully known to the Tathagata. Why? The minds that the Tathagata speaks of have no actuality. They are just names and concepts. Why? Subhuti! One cannot locate the mind from the past, present or future.”

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Nhược hữu nhơn mãn tam thiên đại thiên thế giới thất bảo, dĩ dụng bố thí, thị nhơn dĩ thị nhơn duyên, đắc phước đa phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Như nếu có người dùng bảy báu bằng khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới đem ra bố thí, người đó vì nhân duyên ấy được phước nhiều chăng?)—Subhuti! What do you think? If one gives the seven treasures of the entire galaxy in acts of charity, by this action, would one gain much merit?

---Như thị, Thế Tôn! Thử nhơn dĩ thị nhơn duyên, đắc phước thậm đa (Thật vậy, bạch Ðức Thế Tôn! Người đó làm được nhân duyên như thế, nên được phước rất nhiều)—Of course, Honorable! One would have gained much merit.

---Tu Bồ Ðề! Nhược phước đến hữu thiệt, Như Lai bất thuyết đắc phước đức đa. Dĩ phước đức vô cố, Như Lai thuyết đắc phước đức đa (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu như phước đức có thật, thì Như Lai không nói được nhiều phước đức. Vì lẽ phước đức không có thật, cho nên Như Lai mới nói là được nhiều phước đức)—Subhuti! Merit with attachment is tangible. The Tathagata would not consider it as much. Merit with unattachment is intangible, thus it is indeed plentiful.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Phật khả dĩ cụ túc sắc thân kiến phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Có thể dùng sắc thân đầy đủ thấy được Như Lai chăng?)—Subhuti! What do you think? Can the Buddha can be conceived by his perfect physical form?

---Phất dã, Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc sắc thân kiến. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết cụ túc sắc thân, tức phi cụ túc sắc thân, thị danh cụ túc sắc thân (Dạ, bạch Ðức Thế Tôn! Không thể dùng sắc thân đầy đủ mà thấy được Ðức Như Lai. Tại vì sao? Vì Ðức Như Lai nói sắc thân đầy đủ đó, tức không phải là sắc thân đầy đủ, như thế mới gọi là sắc thân đầy đủ)—No, Honorable ! The Tathagata cannot be conceived by physical form. Why? The perfect physical form has not actuality. It is only names and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Như Lai khả dĩ cụ túc chư tướng kiến phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Có thể dùng mọi tướng tốt đẹp mà thấy được Như Lai chăng?)—Subhuti! What do you think? Can the Tathagata be identified by his perfect physical features?

---Phất dã, Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc chư tướng kiến. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tướng cụ túc, tức phi cụ túc, thị danh chư tướng cụ túc (Dạ, bạch Ðức Thế Tôn! Không thể dùng mọi tướng tốt đẹp mà thấy được Như Lai. Tại vì sao? Vì Ðức Như Lai nói, “Ðầy đủ mọi tướng tốt đẹp, tức là không phải đầy đủ, như thế mới gọi là đầy đủ mọi tướng)—No, Honorable! The Tathagata cannot be identified by the physical features of perfection. Why? The Tathagata says that physical features have no actuality. They are only names and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Nhữ vật vị Như Lai tác thị niệm: Ngã đương hữu sở thuyết pháp. Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Nhược nhơn ngôn; Như Lai hữu sở thuyết pháp, tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyết cố. Tu Bồ Ðề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp (Ông Tu Bồ Ðề! Ông đừng bảo rằng Như Lai nghĩ như thế nầy ‘Ta sẽ nói pháp.’ Ðừng nghĩ như thế là vì sao? Vì nếu có người nói rằng, ‘Như Lai có nói pháp,’ tức là người đó báng Phật, vì họ không hiểu nghĩa ta nói. Ông Tu Bồ Ðề! Thuyết pháp đó, mà thực ra không có pháp nào có thể thuyết cả, như thế mới gọi là thuyết pháp)—Subhuti! Do not say that the Tathagata is planning to expound the truth. Do not harbor such ideas. Why? It slanders the Budha to make such statements. Whoever speaks thus, does not understand my teachings. Subhuti! Truth cannot be expounded. Words only describe names and concepts.

---Nhĩ thời, Huệ mạng Tu Bồ Ðề bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Phả hữu chúng sanh, ư vị lai thế, văn thuyết thị pháp, sanh tín tâm phủ?” (Bấy giờ Huệ mệnh Tu Bồ Ðề bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Về đời sau nầy, có những chúng sanh được nghe nói pháp nầy, họ lại sinh khởi ra lòng tin chăng?)—Then, Subhuti, the wise one said to the Buddha, “Honorable! In the future, those who hear such profound teachings, will they believe in them?”

---Phật ngôn: “Tu Bồ Ðề! Bỉ nhi chúng sanh, phi bất chúng sanh. Hà dĩ cố? Tu Bồ Ðề! Chúng sanh chúng sanh giả, Như Lai thuyết phi chúng sanh, thị danh chúng sanh (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề: “Những người đó họ không phải là chúng sanh, không phải là không chúng sanh. Tại vì sao? Ông Tu Bồ Ðề! Chúng sanh và chúng sanh ấy, Như Lai nói không phải là chúng sanh, như thế mới gọi là chúng sanh)—The Buddha said: “Subhuti! Living beings are neither destined to be enlightened or deluded. Why? Subhuti! Delusion has no actuality. It is merely names and concepts. 

---Tu Bồ Ðề bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Phật đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề, vi vô sở đắc gia?” (Ông Tu Bồ Ðề bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Phật không có sở đắc chỗ nào là được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng?)—Subhuti then asked the Budha, “Honorable! Is it true that the Buddha has actually gained nothing upon the atainment of the Anuttara Samyak-Sambodhi?

---Phât ngôn: “Như thị! Như thị! Tu ồ Ðề! Ngã ư A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề, nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danh A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề (Ðức Phật dạy: “Ðúng thế, đúng thế! Ông Tu Bồ Ðề! Ta đối với pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác, nhẫn đến không được mảy may pháp nào, như thế mới gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác)—The Buddha replied: “Exactly! Exactly! Subhuti! I have not gained a minute trace of anything upon attaining the Supreme Enlightenment. Anutara Samyak Sambodhi, too, is just names and concepts.

---Phục thứ, Tu Bồ Ðề! Thị pháp bình đẳng vô hữu cao hạ, thị danh A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề. Dĩ vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả. Tu nhứt thiết thiện pháp, tức đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề! Sở ngôn thiện pháp giả. Như Lai thuyết tức phi thiện pháp, thị danh thiện pháp (Lại nữa ông Tu Bồ Ðề! Pháp đó bình đẳng, không có cao thấp, như thế mới gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vì nó là pháp vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả, mà do chỗ tu hết thảy pháp lành, tức là được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ông Tu Bồ Ðề! Nói về pháp đó, Như Lai nói không phải pháp lành, như thế mới gọi là pháp lành)—Furthermore, Subhuti! Anuttara Samyak Sambodhi is equal and just. It is attained by abiding with the concept of no self, no others, no affiliations, and no incessantness, while practicing all virtuous deeds. Good deeds also have no actuality. They are just names and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Nhược tam thiên đại thiên thế giới trung, sở hữu chư Tu Di sơn vương, như thị đẳng thất bảo tụ, hữu nhơn trì dụng bố thí. Nhược nhơn dĩ thử Bát Nhã Ba La Mật Kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì đọc tụng, vị tha nhơn thuyết, ư tiền phước đức, bá phần bất cập nhứt, bá thiên vạn ức phần, nãi chí toán số thí dụ, sở bất năng cập (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu có người nào dùng bảy thứ báu chứa góp cả lại, bằng núi Tu Di Vương, ở khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới, đem ra bố thí. Nhưng lại nếu có người lấy ở trong kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu, thọ trì đọc tụng, hoặc diễn nói cho người khác nghe, so với phước đức đó, thì trăm phần không kịp một phần, trăm ngàn vạn ức phần, nhẫn đến tính đếm thí dụ cũng thể kịp được)—Subhuti! If one takes the seven treasures of the entire universe, pile them up as high as Mount Sumeru, and give as acts of charity, if someone else studies, abides and preaches this Prajna Paramita Sutra, even as little as only four verses, the former’s merit cannot even be compared with one hundredth, one trillionth, or an infinitesimal minute portion of the latter.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Nhữ đẳng vật vị Như Lai tác thị niệm: Ngã đương độ chúng sanh. Tu Bồ Ðề, mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Thiệt vô hữu chúng sanh, Như Lai độ giả. Nhược hữu chúng sanh Như Lai độ giả, Như Lai tức hữu ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Tu Bồ Ðề? (Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Các ông đừng bảo rằng Như Lai nghĩ như thế nầy ‘Ta sẽ độ cho chúng sanh.’ Ông Tu Bồ Ðề! Ðừng nghĩ như thế là vì sao? Vì thực ra không có chúng sanh nào mà Như Lai độ cho cả. Nếu thực có chúng sanh được nhờ Như Lai độ cho ấy, tức là Như Lai còn chấp có ngã, có nhân, có chúng sanh, có thọ giả)—Subhuti! What do you think? Never say that the Tathagat is thinking: Oh! I should emancipate all beings. Subhuti! You should not think such! Why? There is no actual beings for the Tathagata to emancipate. If the Tathagata has such a thought, he is attched to the concept of self, others, affiliations and incessantness.

---Tu Bồ Ðề! Như Lai thuyết hữu ngã giả, tức phi hữu ngã, nhi phàm phu chi nhơn, dĩ vi hữu ngã. Tu Bồ Ðề! Phàm phu giả, Như Lai thuyết tức phi phàm phu, thị danh phàm phu (Ông Tu Bồ Ðề! Như Lai nói có ngã đó, tức không phải là có ngã, mà kẻ phàm phu thì cố chấp cho là có ngã. Ông Tu Bồ Ðề! Phàm phu mà Như Lai nói đó, tức không phải là phàm phu, mới gọi là phàm phu)—Subhuti! The Tathagata talks of egoistic self. In actuality, there is no self. The deluded consider the self as real. Subhuti! But even delusion has no actuality. It is just names and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quan Như Lai phủ? Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Có thể dùng ba mươi hai tướng quán được pháp thân Như Lai chăng?—Subhuti! What do you think? Can the Tathatagata be recognized by his thirty-two features?

---Tu Bồ Ðề ngôn: “Như thị! Như thị! Dĩ tam thập nhị tướng quan Như Lai (Ông Tu Bồ Ðề thưa: “Thật đúng như thế! Bạch Ðức Thế Tôn! Có thể dùng ba mươi hai tướng quán được pháp thân của Như Lai)—Subhuti replied, “Yes! He can.”

---Phật ngôn: “Tu Bồ Ðề! Nhược dĩ tam thập nhị tướng quan Như Lai giả, chuyển Luân thánh vương tức thị Như Lai? (Ðức Phật bảo ông Tu Bồ Ðề: “Nếu dùng ba mươi hai tướng mà quán được pháp thân Như Lai ấy, thì vua Chuyển Luân Thánh Vương tức là Như Lai sao?)—The Buddha said, “Subhuti! If the Tathagata is identifiable by his thirty-two physical features, then a world emperor would be Tathagata. 

---Tu Bồ Ðề, bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quan Như Lai.” (Ông Tu Bồ Ðề chợt tỉnh ngộ, bèn bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Như chỗ con hiểu nghĩa Phật nói, thì không thể dùng ba mươi hai tướng mà xem thấy pháp thân của Như Lai)—Subhuti corrected himself, “Honorable! If I understand the Buddha’s teaching correctly, the Tathagata is not identifiable by the thirty-two features.

---Nhĩ thời Thế Tôn nhi thuyết kệ ngôn: 

“Nhược dĩ sắc kiến ngã,

Dĩ âm thanh cầu ngã,

Thị nhơn hành tà đạo,

Bất năng kiến Như Lai.”

(Bấy giờ Ðức Thế Tôn nói bài kệ rằng:

“Nếu dùng sắc thấy ta,

Dùng âm thanh cầu ta,

Người đó theo tà đạo,

Không thể thấy Như Lai.”)

At such time, Bhagavan discoursed the following rhymes,:

“He who identifies me with appearance

And seeks me in sound,

Has walked off the path,

Can never find the Tathagata.”

---Tu Bồ Ðề! Nhữ nhược tắc thị niệm, Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề.Tu Bồ Ðề! Mạc tác thị niệm: Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố, đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu ông nghĩ thế nầy ‘Như Lai không cần dùng tướng tốt đầy đủ, cho nên được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.’ Ông Tu Bồ Ðề! Ðừng nên nghĩ như thế; Như Lai không cần dùng tướng tốt đầy đủ, cho nên được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác)—Subhuti! If you think, ‘Tathagata attains Anuttara Samyak-Sambodhi by no having the perfect features.’

---Tu Bồ Ðề! Nhữ nhược tác thị niệm: phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm giả, thuyết chư pháp đoạn diệt. Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm giả; ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu ông khởi ra ý nghĩ đó, mà phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác thì mọi pháp là đoạn diệt hết. Ông đừng khởi ra ý nghĩ đó, là vì sao? Vì đã phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì đối với pháp không có nói cái tướng đoạn diệt)—Subhuti! Banishe such ideas, otherwise all doctrines are annihilated. Do not harbor such thoughts! Why? One who seeks Anuttara Samyak Sambodhi does not advocate annihilation.

---Tu Bồ Ðề! Nhược Bồ Tát dĩ mãn hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo trì dụng bố thí. Nhược phục hữu nhơn, tri nhứt thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn. Thử Bồ tát thắng tiền Bồ tát, sở đắc phước đức. Hà dĩ cố? Tu Bồ Ðề! Dĩ chư Bồ Tát bất thọ phước đức cố (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu Bồ Tát dùng bảy báu nhiều như số cát sông Hằng, ở khắp các cõi thế giới đem ra bố thí; nhưng nếu lại có người hiểu biết hết thảy các pháp là ‘vô ngã’ được thành tựu pháp nhẫn, thì công đức của Bồ tát nầy, thù thắng hơn công đức của Bồ Tát trước. Tại vì sao? Ông Tu Bồ Ðề! Vì các Bồ Tát đó, không hưởng thụ phước đức vậy)—Subhuti! If a Bodhisattva gives the seven treasures as numerous as sands in the Ganges in an act of charity, if someone else understands the teaching of no-self, and has perfected the teaching of tolerance, this second Bodhisattva has more merit than the first. Why? Subhuti! This Bodhisattva would not accept any merit.

---Tu Bồ Ðề bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Vân hà Bồ Tát, bất thọ phươc đức?” (Ông Tu Bồ Ðề bạch Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Vì sao mà các Bồ tát đó không hưởng thụ phước đức?)—Subhuti asked the Buddha, “Honorable! What do you mean by the Bodhisattva not accepting any merit?”

---Tu Bồ Ðề! Bồ tát sở tác phước đức, bất ưng tham trước, thị cố thuyết bất thọ phước đức (Ông Tu Bồ Ðề! Vì phước đức của các Bồ tát làm, mà các ngài không ưng tham chấp vào đó, cho nên gọi là không hưởng thụ phước đức)—Subhuti! Bodhisattva should not attach to merit. Therefore, we say, ‘One does not accept merit.’

---Tu Bồ Ðề! Nhược hữu nhơn ngôn: “Như Lai, nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhơn bất giải ngã sở thuyết. Hà dĩ cố? Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.” (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu có người nói rằng ‘Như Lai là như lui, như tới, như ngồi, như nằm,’ thì người đó thật không hiểu nghĩa ta nói. Tại vì sao? Vì Như Lai có nghĩa là không phải do từ nơi đâu mà lại, cũng không phải do từ nơi nào mà đi, như thế mới gọi là Như Lai)—Subhuti! If someone says, ‘The Tathagata comes or goes, sits or lies,’ he does not understand my teachings. Why? The Tathagata is one who comes from nowhere and goes nowhere. That is the reason he is known as the Tathagata.

---Tu Bồ Ðề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhơn, dĩ tam thiên đại thiên thế giới, toái vị vi trần. Ư ý vân hà? Thị vi trần chúng, minh vi đa phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu có người thiện nam thiện nữ nào, đem ba ngàn đại thiên thế giới, nghiền nát như bụi nhỏ, vậy ý ông nghĩ thế nào? Những hạt bụi nhỏ ấy, há phải nhiều chăng?)—Subhuti! If a good man or woman crushes the entire galaxy and grinds it into dust, what do you think? Would it make a lot of dust?

---Tu Bồ Ðề ngôn: “Thậm đa, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Nhược thị vi trần chúng thiệt hữu giả, Phật tức bất thuyết vị vi trần chúng. Sở dĩ giả hà? Phật thuyết vi trần chúng, tức phi vi trần chúng, thị danh vi trần chúng. Thế Tôn! Như Lai sở thuyết tam thiên đại thiên thế giới, tức phi thế giới, thị danh thế giới. Hà dĩ cố? Nhược thế giới hữu thiệt giả, tức thị nhứt hiệp tướng. Như Lai thuyết nhứt hiệp tướng, tức phi nhứt hiệp tướng, thị danh nhứt hiệp tướng.” (Ông Tu Bồ Ðề thưa: “Bạch Ðức Thế Tôn! Những hạt bụi nhỏ đó rất nhiều. Tại vì sao? Nếu những hạt bụi nhỏ đó có thực, thì Ðức Thế Tôn không nói đó là những hạt bụi nhỏ. Sở dĩ Phật bảo những hạt bụi nhỏ đó, tức không phải những hạt bụi nhỏ, như thế mới gọi là những hạt bụi nhỏ.” Bạch Ðức Thế Tôn! Ðức Như Lai nói, ‘ba ngàn đại thiên thế giới, tức không phải là ba ngàn đại thiên thế giới, như thế mới gọi là ba ngàn đại thiên thế giới.’ Tại vì sao? Nếu thế giới kia có thực, thì chỉ là một hình tướng hợp lại, Ðức Như Lai nói một hình tướng hợp lại, tức không phải là một hình tướng hợp lại, như thế mới gọi là một hình tướng hợp lại)—Subhuti replied, “A lot indeed! Honorable! If the dust has actually, the Budha would not say there is a lot of dust. Why? The Buddha says that dust has no actuality. It is Also names and concepts. Why? If the galaxy has actuality, it cannot be decomposed to aggregates. That which is complosed has no actuality, It is only names and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Nhứt hiệp tướng giả, tức thị bất khả thuyết, đản phàm phu chi nhơn, tham trước kỳ sự (Ông Tu Bồ Ðề! Một hình tướng hợp lại ấy, tức là ‘không thể nói được.’ Vì những kẻ phàm phu còn tham đắm chấp trước vào sự tướng, cho nên không thể nói được)—Subhuti! The teaching of aggregation is profound and cannot be explained in words. The deluded always crave and attach to illusive aggregation.

---Tu Bồ Ðề! Nhược nhơn ngôn: Phật thuyết ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Tu Bồ Ðề! Ư ý vân hà? Thị nhơn giải ngã sở thuyết nghĩa phủ? (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu có người nói rằng Phật nói ‘Ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.’ Ông Tu Bồ Ðề! Ý ông thế nào? Người đó có hiểu nghĩa ta nói chăng?)—Subhuti! If one says, ‘Buddha speaks of the attachment to self, others, affiliations and incessantness. Subhuti! What do you think? Does this person understand my teachings?

---Phất dã, Thế Tôn! Thị nhơn bất giải Như Lai sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Thế Tôn thuyết, ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức phi ngã kiến, thọ giả kiến, thị danh ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến (Dạ, bạch Ðức Thế Tôn! Người đó không hiểu nghĩa của Ðức Như Lai nói. Tại vì sao? Ðức Thế Tôn nói ‘ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến,’ mà không phải là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, như thế mới gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến)—No, Honorable! This person does not understand the Tathagata’s teaching. Why? Honorable’s talk of attachment to the self, others, affiliations and incessantness does not have actuality. It too is forms and concepts only.

---Tu Bồ Ðề! Phát A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề tâm giả, ư nhứt thiết pháp, ưng như thị tri, như thị kiến, như thị tín giải, bất sanh pháp tướng. U Bồ Ðề! Sở ngôn pháp tướng giả, Như Lai thuyết tức phi pháp tướng, thị danh pháp tướng (Ông Tu Bồ Ðề! Người phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, phải nên biết như thế, thấy như thế, và tin hiểu như thế; không nên sinh lòng chấp trước vào pháp tướng. Ông Tu Bồ Ðề! Nói về pháp tướng mà Như Lai nói đó, tức không phải là pháp tướng, như thế mới gọi là pháp tướng)—Subhuti! Those seeking Anutara Samyak Sambodhi sould look at all teachings with such awareness , views and understanding. Do not attach to any dogma. Subhuti! Doctrines have no absolute actuality. They are only forms and concepts.

---Tu Bồ Ðề! Nhược hữu nhơn dĩ mãn vô lượng a tăng kỳ thế giới thất bảo trì dụng bố thí. Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn phát Bồ Ðề tâm giả, trì ư thử kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì đọc tụng, vị nhơn diễn thuyết, kỳ phước thắng bỉ (Ông Tu Bồ Ðề! Nếu có người dùng bảy báu bằng khắp cả vô lượng a tăng kỳ thế giới đem ra bố thí. Nhưng nếu lại có người thiện nam thiện nữ nào, phát tâm Bồ Ðề giữ gìn kinh nầy, nhẫn đến thọ trì đọc tụng một bài kệ bốn câu, hoặc diễn nói cho người khác nghe, thì phước đức của người đó thù thắng hơn phước đức của người trước)—Subhuti! If one offers the seven treasures from countles galaxies as charity, when compared to a good man or woman who pledges the Bodhicitta, abides by this Sutra, even for as little as only four verses, studies, follows and preaches it to others, the latter would have more merit.

---Vân hà, vị nhơn diễn thuyết? Bất thủ ư tướng, như như bất động. Hà dĩ cố?

Nhứt thiết hữu vi pháp,

Như mộng, huyễn, bào, ãnh,

Như lộ diệc như điển

Ưng tác như thị quán.

(Tại vì sao? Vì người diễn nói kinh nầy không chấp vào tướng, như như bất động. Bởi vậy nên nói:

“Hết thảy pháp hữu vi,

Như chiêm bao, bọt nước,

Như bóng, chớp, sương mai,

Nên quán tưởng như thế.”) 

How should we preach it to others? By not attaching to concepts and names, immovable as suchness. Why? Everything that is phenomenal, is like a dream, hallucination, bubble, or shadow. It is like dew and lightening. One should always sees it as such.

---Phật thuyết thị kinh dĩ, Trưởng Lão Tu Bồ Ðề, cập chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bá Tắc, Ưu Bà Di, nhứt thiết thế gian: Thiên, Nhơn, A Tu La...văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành (Phật nói kinh nầy rồi, trưởng lão Tu Bồ Ðề, và hết thảy các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, cùng hết thảy cõi trời, cõi người, a tu la, được nghe Phật nói rồi, thảy đều hoan hỷ, tin theo, vâng làm)—When the Buddha completed the discourse, Elder Subhuti, all Bhikshus, Bhikshunis, Upasakas, Upasikas, and all celestial and human bengs and Asuras, listening to the Buddha’s teaching rejoiced in great happiness. They all faithfully abide by his teachings.

KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT KINH. 

The Vajracchedika Prajna Paramita Sutra.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]