Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạp A-hàm quyển 48 (1267 - 1280)

09/05/201311:48(Xem: 15695)
Tạp A-hàm quyển 48 (1267 - 1280)

Kinh Tạp A Hàm

Tạp A-hàm quyển 48 (1267 - 1280)

Tỳ kheo Thích Đức Thắng

Nguồn: Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ

KINH 1267. SỬ LƯU[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử này bạch Phật:

“Thế Tôn, Tỳ-kheo[2], Tỳ-kheo vượt qua dòng xiết chăng?”

“Thiên tử! Đúng vậy.”

Thiên tử lại hỏi:

“Không chỗ vin duyên, cũng không chỗ trụ, mà vượt qua dòng xiết chăng?”

Phật bảo:

“Thiên tử! Đúng vậy.”

Thiên tử lại hỏi:

“Không chỗ vin duyên, cũng không chỗ trụ mà vượt qua dòng xiết, ý nghĩa ấy thế nào?”

Phật bảo:

“Này Thiên tử, Ta ôm chặt như vậy, như vậy, tiến thẳng như vậy, như vậy; không bị nước cuốn trôi. Không ôm chặt như vậy, như vậy, không tiến thẳng như vậy, như vậy, thì bị nước cuốn trôi[3]. Thiên tử, như vậy gọi là không chỗ vin duyên, cũng không chỗ trụ mà vượt qua dòng xiết.”

Khi ấy Thiên tử kia nói kệ:

Lâu thấy Bà-la-môn
Đã đạt Bát-niết-bàn;[4]
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.[5]

Thiên tử kia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1268. GIẢI THOÁT[6]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia bạch Phật:

“Này Tỳ-kheo, biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng[7] của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi chăng?”

Phật bảo Thiên tử:

“Ta tất biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi.”

Thiên tử bạch Phật:

“Tỳ-kheo, làm thế nào để biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi?”

Phật bảo Thiên tử:

“Ái, hỷ diệt tận, tâm Ta giải thoát. Do tâm đã giải thoát nên biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi.”

Khi ấy Thiên tử kia nói kệ:

Lâu thấy Bà-la-môn,
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1269. CHIÊN-ĐÀN[8]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử ấy bạch Phật:

Ai vượt các dòng thác,
Ngày đêm siêng tinh tấn;
Không vin cũng không trụ,
Nhiễm gì mà không dính?[9]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Tất cả giới đầy đủ,
Trí tuệ, khéo chánh thọ;[10]
Trong tư duy, buộc niệm,
Qua nạn, vượt các dòng.
Nơi dục tưởng không ham,
Nơi sắc kết vượt qua;
Không bám cũng không trụ,
Nơi nhiễm cũng không dính.[11]
Khi ấy Thiên tử lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Sau khi Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1270. CÂU-CA-NI (1)[12]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Câu-ca-ni là con gái của Quang minh thiên[13], dung sắc tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp Sơn cốc.

Lúc ấy, Thiên nữ Câu-ca-ni nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Phật bảo Thiên nữ:
“Đúng vậy! Đúng vậy!”
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Thiên nữ Câu-ca-ni nghe Phật nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

Bấy giờ, Thế Tôn, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, vào giữa Tăng, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, có Thiên nữ Câu-ca-ni, dung sắc tuyệt diệu đến chỗ Ta, đảnh lễ sát chân, ngồi lui qua một bên nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
“Ta liền đáp: ‘Đúng vậy! Đúng vậy!’
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Khi nói những lời này, Thiên nữ Câu-ca-ni nghe những gì Ta nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Ta, liền biến mất.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1271. CÂU-CA-NI (2)[14]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tinh xá Sơn cốc, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với các Tỳ-kheo:

“Nay tôi sẽ nói kinh Tứ cú pháp, hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, tôi sẽ vì các thầy mà nói. Thế nào là kinh Tứ cú pháp?”

Bấy giờ, Tôn giả A-nan liền nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Này các Tỳ-kheo, đó gọi là kinh Tứ cú pháp.”

Khi ấy, cách Tôn giả A-nan không xa, có một Bà-la-môn đang dạy các Bà-la-môn thiếu niên đọc tụng kinh. Bấy giờ, Bà-la-môn kia tự nghĩ: ‘Bài kệ mà Sa-môn A-nan đã nói, đối với kinh mà ta đã nói, thì đó là phi nhân[15] nói.’ Bà-la-môn kia liền đến chỗ Phật, sau khi chào hỏi, ủy lạo Thế Tôn xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

“Thưa Cù-đàm, Sa-môn A-nan đã nói kệ rằng:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng, trong đời.
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Những điều được nói như vậy, thật sự đó là lời của phi nhân, không phải của người.”

Phật bảo Bà-la-môn:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Bà-la-môn, đó là phi nhân nói không phải người nói.

“Bấy giờ, có Thiên nữ Câu-ca-ni đến chỗ Ta, đảnh lễ sát chân Ta, ngồi lui qua một bên, nói kệ rằng:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
“Ta liền trả lời:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Như Thiên nữ đã nói:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Cho nên Bà-la-môn, nên biết, những điều trong bài kệ này nói là do phi nhân nói, không phải người nói.”

Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn kia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, ra về.

KINH 1272. CÂU-CA-NI (3)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tinh xá Sơn cốc, thành Vương xá. Bấy giờ, có Thiên nữ Câu-ca-na-sa là con gái của Quang minh thiên, phát ra ánh chớp lớn sáng rực, quy Phật, quy Pháp, quy Tỳ-kheo Tăng, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ra ánh sáng chiếu khắp Sơn cốc, ở trước Phật, liền nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên nữ:
“Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì ngươi đã nói:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.”

Bấy giờ, Thiên nữ Câu-ca-na-sa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

Khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, Thế Tôn vào giữa Tăng, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, Thiên nữ Câu-ca-na-sa là con gái của Quang minh thiên, đến chỗ Ta, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ta, ngồi lui qua một bên, nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Lúc ấy, Ta liền đáp:
“Đúng vậy Thiên nữ! Đúng vậy Thiên nữ! Như những gì ngươi đã nói:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Thiên nữ Câu-ca-na,
Ánh chớp sáng rực rỡ;
Kính lễ Phật, Pháp, Tăng,
Nói kệ nghĩa lợi ích.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1273. CÂU-CA-NI (4)[16]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tinh xá Sơn cốc, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có Câu-ca-na-sa là con gái của Quang minh thiên[17], phóng ra điện chớp, ánh sáng chói lọi, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân kia tỏa ra ánh sáng chiếu khắp Sơn cốc, ở trước Phật, liền nói kệ:

Con có thể diễn rộng,
Chánh pháp luật Như Lai;
Nhưng nay chỉ nói lược,
Đủ để tỏ lòng con.
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Thế Tôn bảo Thiên nữ:
“Đúng vậy Thiên nữ! Đúng vậy Thiên nữ! Như lời ngươi đã nói:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Thiên nữ Câu-ca-na-sa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ, liền biến mất.

Qua sáng sớm hôm sau, bấy giờ Thế Tôn vào trước Tăng chúng, trải tọa cụ ngồi giữa đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, Thiên nữ Câu-ca-na-sa lại đến chỗ Ta, cung kính làm lễ, ngồi lui qua một bên, nói kệ:

Con có thể diễn rộng,
Chánh pháp luật Như Lai;
Nhưng nay chỉ nói lược,
Đủ để tỏ lòng con.
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Lúc ấy, Ta trả lời:

“Đúng vậy Thiên nữ! Đúng vậy Thiên nữ! Như lời ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Thiên nữ kia nghe những gì Ta nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Ta, liền biến mất.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1274. CÂU-CA-NI (5)[18]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở bên ao Di-hầu, trong giảng đường Trùng các, nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, có Thiên nữ Câu-ca-na-sa, Thiên nữ Châu-lô-đà[19] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ra ánh sáng chiếu khắp cạnh bờ ao Di-hầu. Lúc này, Thiên nữ Châu-lô-đà nói kệ bạch Phật:

Đại Sư Đẳng Chánh Giác,
Ở nước Tỳ-xá-ly.
Câu-ca-na, Châu-lô,
Xin cung kính đảnh lễ.
Xưa con chưa từng nghe,
Chánh pháp luật Mâu-ni;
Nay đích thân được gặp,
Hiện tiền nói chánh pháp.
Nếu đối pháp luật Thánh,
Ác tuệ sanh chán ghét,
Ắt sẽ rơi đường ác,
Chịu các khổ lâu dài.
Nếu đối pháp luật Thánh,
Chánh niệm đủ luật nghi,
Người kia sanh lên Trời,
Được an vui lâu dài.
Thiên nữ Câu-ca-na-sa lại nói kệ:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Thế Tôn bảo Thiên nữ:
“Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì các ngươi đã nói:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Các Thiên nữ kia nghe những gì Phật dạy hoan hỷ, tùy hỷ, rồi biến mất.

Qua sáng sớm hôm sau, bấy giờ Thế Tôn vào trong Tăng chúng, trải tọa cụ mà ngồi, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua có hai Thiên nữ nhan sắc tuyệt vời, đến chỗ Ta, vì Ta làm lễ, ngồi lui qua một bên, Thiên nữ Châu-lô-đà nói kệ:

Đại Sư Đẳng Chánh Giác,
Ở nước Tỳ-xá-ly;
Con Câu-ca-na-sa,
Và cùng Châu-lô-đà;
Hai Thiên nữ chúng con,
Đảnh lễ sát chân Phật.
Xưa con chưa từng nghe,
Chánh pháp luật Mâu-ni;
Nay mới thấy Chánh giác,
Diễn nói pháp vi diệu.
Nếu đối pháp luật Thánh,
Chán ghét trụ ác tuệ;
Ắt rơi vào đường ác,
Chịu khổ lớn lâu dài.
Nếu đối pháp luật Thánh,
Chánh niệm đủ luật nghi;
Sanh lên Trời, đường lành,
Được an vui lâu dài.
Thiên nữ Câu-ca-na-sa lại nói kệ:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Lúc ấy, Ta đáp:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, phụng hành.

KINH 1275. XÚC[20]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc đó, Thiên tử kia nói kệ:

Không xúc, không báo xúc[21],
Có xúc, có báo xúc.
Do vì xúc, báo xúc,
Không sân, không rời sân.[22]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Đừng đối người không sân,
Chống lại bằng sân hận.
Bậc Chánh sĩ thanh tịnh,
Lìa các phiền não kết,
Với họ khởi tâm ác,
Tâm ác trở lại mình.
Như nghịch gió tung bụi,
Bụi kia lại dính mình.[23]
Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1276. AN LẠC[24]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc đó, Thiên tử ấy nói kệ:

Việc làm người ngu si,
Không hợp với trí tuệ;
Việc ác do mình làm,
Là bạn ác của mình.
Tạo ra nhiều ác hành,
Cuối cùng chịu báo khổ.
Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp:
Đã tạo nghiệp bất thiện,
Cuối cùng chịu khổ não;
Tạo nghiệp tuy hoan hỷ,
Thọ báo thì kêu khóc.
Người tạo các nghiệp thiện,
Cuối cùng không khổ não;
Khi tạo nghiệp hoan hỷ,
Khi thọ báo an vui.
Khi ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1277. HIỀM TRÁCH[25]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc đó, Thiên tử kia nói kệ:

Không thể chỉ nói suông,
Cũng không một mực nghe,
Mà đạt được đạo tích,
Kiên cố thẳng vượt qua.
Tư duy khéo tịch diệt,
Giải thoát các ma phược.
Làm được mới đáng nói;
Không được, không nên nói.
Người không làm mà nói,
Thì người trí biết sai.
Không làm điều nên làm;
Không làm mà nói làm,
Là đồng với giặc quấy.
Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên tử:

“Nay ông có điều gì hiềm trách chăng?”[26]

Thiên tử bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, con hối lỗi. Bạch Thiện Thệ, con hối lỗi.”

Bấy giờ, Thế Tôn mỉm cười vui vẻ. Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Nay con xin hối lỗi,
Thế Tôn không nạp thọ;
Trong lòng ôm tâm ác,
Oán hờn mà không bỏ.
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Chỉ nói lời hối lỗi,
Trong tâm kia không dừng;
Làm sao dứt được oán,
Mà gọi là tu thiện?
Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:
Ai không có lỗi kia?
Người nào không có tội?
Ai lại không ngu si?
Ai thường hay kiên cố?
Thiên tử kia lại nói kệ tiếp:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1278. CÙ-CA-LÊ[27]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo Cù-ca-lê[28] là bè đảng Đề-bà-đạt-đa, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo Cù-ca-lê:

“Này Cù-ca-lê, vì sao đối với phạm hạnh thanh tịnh của Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, ngươi khởi tâm không thanh tịnh, để sẽ phải chịu khổ não lâu dài, không lợi ích.”

Tỳ-kheo Cù-ca-lê bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nay con tin lời Thế Tôn, những điều đó là đúng. Nhưng tâm Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên có ác dục.”

Nói như vậy lần thứ hai, lần thứ ba. Tỳ-kheo Cù-ca-lê thuộc bè đảng Đề-bà-đạt-đa ở chỗ Thế Tôn, trong khi nói lại lần thứ ba, chống đối, không nhận chịu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi. Sau khi đứng dậy bỏ đi, khắp người ông nổi đầy mụt nhọt giống như trái lật, dần dần to lên như trái đào. Khi ấy Tỳ-kheo Cù-ca-lê đau đớn thống khổ, miệng kêu lên: ‘Nóng quá! Nóng quá!’ Máu mủ chảy ra, thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục lớn Bát-đàm-ma[29].

Bấy giờ, có ba vị Thiên tử dung mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên. Lúc ấy, một Thiên tử bạch Phật:

“Tỳ-kheo Cù-ca-lê thuộc bè đảng Đề-bà-đạt-đa nay mạng chung.”

Thiên tử thứ hai thưa:

“Chư tôn nên biết, Tỳ-kheo Cù-ca-lê mạng chung rơi vào địa ngục.”

Thiên tử thứ ba liền nói kệ:

Con người sanh ở đời,
Búa sanh từ trong miệng,
Trở lại chém thân mình,
Đó do lời nói ác.
Đáng chê lại khen ngợi;
Đáng khen ngợi lại chê.
Tội này sanh nơi miệng,
Chết rơi vào đường ác.
Cờ bạc mất hết của,
Phải quấy là lỗi lớn;
Hủy Phật cùng Thanh văn,
Thì đó là tội lớn.

Ba vị Thiên tử kia nói kệ này rồi liền biến mất. Qua sáng sớm hôm sau, bấy giờ Thế Tôn đi vào trong Tăng, trải chỗ ngồi, ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, có ba vị Thiên tử đến chỗ Ta, đảnh lễ sát chân Ta, ngồi lui qua một bên. Thiên tử thứ nhất thưa Ta rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo Cù-ca-lê thuộc bè đảng Đề-bà-đạt-đa nay mạng chung.

“Thiên tử thứ hai nói với chư Thiên khác rằng:

“Tỳ-kheo Cù-ca-lê mạng chung, rơi vào địa ngục.”

“Thiên tử thứ ba liền nói kệ:

“Con người sanh ở đời,
Búa sanh từ trong miệng,
Trở lại chém thân mình,
Đó do lời nói ác.
Đáng chê lại khen ngợi,
Đáng khen ngợi lại chê.
Tội này sanh nơi miệng,
Chết rơi vào đường ác.

“Sau khi nói kệ này rồi liền biến mất.

“Này các Tỳ-kheo, các ông có muốn nghe kỳ hạn thọ mạng của chúng sanh sanh vào địa ngục A-phù-đà[30] không?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nay chính đúng lúc, cúi xin Thế Tôn vì đại chúng nói về kỳ hạn thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục A-phù-đà. Các Tỳ-kheo nghe xong sẽ lãnh thọ phụng hành.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà giảng nói. Thí như tại nước Câu-tát-la bốn thăng là một a-la, bốn a-la là một độc-lung-na, mười sáu độc-lung-na là một xà-ma-na, mười sáu xà-ma-na là một ma-ni, hai mươi ma-ni là một khư-lê[31], hai mươi khư-lê là một kho hạt cải đầy trong đó[32]. Giả sử, nếu có người, cứ một trăm năm lấy một hạt cải, như vậy cho đến khi hết sạch kho hạt cải đầy kia, thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục A-phù-đà vẫn chưa hết. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-phù-đà như vậy bằng một thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục Ni-la-phù-đà[33]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục Ni-la-phù-đà bằng thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục A-tra-tra[34]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-tra-tra bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục A-ba-ba[35]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-ba-ba bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục A-hưu-hưu[36]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-hưu-hưu bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục Ưu-bát-la[37]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục Ưu-bát-la bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục Bát-đàm-ma. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục Bát-đàm-ma bằng thọ mạng của chúng sang trong một địa ngục Ma-ha Bát-đàm-ma.

“Này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Cù-ca-lê mạng chung rơi vào địa ngục Ma-ha Bát-đàm-ma, vì Tỳ-kheo này đối với Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên sanh ác tâm phỉ báng. Cho nên, các Tỳ-kheo, nên học như vầy: Ở nơi chỗ tim đèn, mồi lửa đang cháy kia còn không muốn hủy hoại, huống là hủy hoại chúng sanh có thức.”

Phật bảo các Tỳ-kheo: “Hãy học như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1279.[38]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Thoái lạc, bị đánh bại
Làm sao mà biết được?
Cúi xin Thế Tôn nói,
Cửa bại vong thế nào?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Chỗ thắng dễ biết được,
Chỗ bại biết cũng dễ;
Pháp lạc chỗ thắng xứ,
Hủy pháp là bại vong.
Ưa thích tri thức ác,
Không ưa tri thức thiện;
Sanh oán kết bạn lành,
Đó gọi cửa bại vong.
Ưa thích người bất thiện,
Người thiện lại ganh ghét;
Muốn ác, không muốn thiện,
Đó gọi cửa bại vong.
Đấu, cân, lừa dối người,
Đó gọi cửa bại vong.
Đam mê rượu, cờ bạc,
Chơi bời mê nữ sắc;
Tiêu tan hết của cải,
Đó gọi cửa bại vong.
Người nữ không tự giữ,
Bỏ chồng theo người khác;
Người nam tính phóng đảng,
Bỏ vợ theo ngoại sắc.
Những gia đình như vậy,
Đều đọa cửa bại vong.
Vợ già lấy chồng trẻ,
Tâm thường hay ghen ghét;
Ghen ghét nằm không yên,
Đó gọi cửa bại vong.
Chồng già lấy vợ trẻ,
Đoạ bại vong cũng vậy.
Thường thích mê ngủ nghỉ,
Bạn bè cùng đi chơi.
Biếng lười, ưa sân hận,
Chúng rơi cửa bại vong.
Nhiều của kết bạn bè,
Ăn uống không điều độ;
Tiêu tan nhiều của cải,
Chúng rơi cửa bại vong.
Ít của nhiều tham dục,
Sanh vào nhà Sát-lợi;
Thường mong làm vương giả,
Đó là cửa bại vong.
Cầu châu ngọc anh lạc,
Giày da, che tàn lọng;
Trang sức từ keo kiệt,
Đó là cửa bại vong.
Nhận thức ăn của người,
Keo kiệt tiếc của mình;
Không đáp ơn cho người,
Đó là cửa bại vong.
Sa-môn, Bà-la-môn,
Cung thỉnh vào nhà mình;
Keo lẫn không cúng kịp,
Đó là cửa bại vong.
Sa-môn, Bà-la-môn,
Thứ lớp đi khất thực;
Quở trách không muốn cho,
Đó là cửa bại vong.
Cha mẹ nếu tuổi già,
Không tùy thời phụng dưỡng;
Có của mà không nuôi,
Đó là cửa bại vong.
Đối cha mẹ, anh em,
Đánh đuổi và mạ nhục;
Không tôn ti trật tự,
Đó là cửa bại vong.
Đối Phật và đệ tử,
Tại gia cùng xuất gia;
Hủy báng không cung kính,
Đó là đọa cửa phụ.
Thật chẳng A-la-hán,
Tự xưng A-la-hán;
Đó là giặc thế gian,
Rơi vào cửa bại vong.
Đó, bại vong ở đời,
Ta thấy biết nên nói;
Giống như đường hiểm sợ,
Người trí phải lánh xa.
Khi ấy Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Mau đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn đời ái ân.

Sau khi Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1280.[39]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ:

Gì xuống thấp, xuống theo,
Gì cất cao, cất theo;
Trẻ em chơi thế nào,
Như trẻ ném đất nhau?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Ái xuống thì xuống theo,
Ái lên thì lên theo;
Ái đùa đối kẻ ngu,
Như trẻ ném đất nhau.
Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Mau đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn đời ái ân.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1267. SỬ LƯU[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử này bạch Phật:

“Thế Tôn, Tỳ-kheo[2], Tỳ-kheo vượt qua dòng xiết chăng?”

“Thiên tử! Đúng vậy.”

Thiên tử lại hỏi:

“Không chỗ vin duyên, cũng không chỗ trụ, mà vượt qua dòng xiết chăng?”

Phật bảo:

“Thiên tử! Đúng vậy.”

Thiên tử lại hỏi:

“Không chỗ vin duyên, cũng không chỗ trụ mà vượt qua dòng xiết, ý nghĩa ấy thế nào?”

Phật bảo:

“Này Thiên tử, Ta ôm chặt như vậy, như vậy, tiến thẳng như vậy, như vậy; không bị nước cuốn trôi. Không ôm chặt như vậy, như vậy, không tiến thẳng như vậy, như vậy, thì bị nước cuốn trôi[3]. Thiên tử, như vậy gọi là không chỗ vin duyên, cũng không chỗ trụ mà vượt qua dòng xiết.”

Khi ấy Thiên tử kia nói kệ:

Lâu thấy Bà-la-môn
Đã đạt Bát-niết-bàn;[4]
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.[5]

Thiên tử kia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ chân Phật, rồi biến mất.

KINH 1268. GIẢI THOÁT[6]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia bạch Phật:

“Này Tỳ-kheo, biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng[7] của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi chăng?”

Phật bảo Thiên tử:

“Ta tất biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi.”

Thiên tử bạch Phật:

“Tỳ-kheo, làm thế nào để biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi?”

Phật bảo Thiên tử:

“Ái, hỷ diệt tận, tâm Ta giải thoát. Do tâm đã giải thoát nên biết sự quyết định giải thoát, giải thoát rộng, giải thoát cực rộng của tất cả chúng sanh bị đắm trước, bị tập khởi.”

Khi ấy Thiên tử kia nói kệ:

Lâu thấy Bà-la-môn,
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1269. CHIÊN-ĐÀN[8]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử ấy bạch Phật:

Ai vượt các dòng thác,
Ngày đêm siêng tinh tấn;
Không vin cũng không trụ,
Nhiễm gì mà không dính?[9]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Tất cả giới đầy đủ,
Trí tuệ, khéo chánh thọ;[10]
Trong tư duy, buộc niệm,
Qua nạn, vượt các dòng.
Nơi dục tưởng không ham,
Nơi sắc kết vượt qua;
Không bám cũng không trụ,
Nơi nhiễm cũng không dính.[11]
Khi ấy Thiên tử lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Sau khi Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1270. CÂU-CA-NI (1)[12]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Câu-ca-ni là con gái của Quang minh thiên[13], dung sắc tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp Sơn cốc.

Lúc ấy, Thiên nữ Câu-ca-ni nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Phật bảo Thiên nữ:
“Đúng vậy! Đúng vậy!”
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Thiên nữ Câu-ca-ni nghe Phật nói xong, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

Bấy giờ, Thế Tôn, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, vào giữa Tăng, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, có Thiên nữ Câu-ca-ni, dung sắc tuyệt diệu đến chỗ Ta, đảnh lễ sát chân, ngồi lui qua một bên nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
“Ta liền đáp: ‘Đúng vậy! Đúng vậy!’
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Khi nói những lời này, Thiên nữ Câu-ca-ni nghe những gì Ta nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Ta, liền biến mất.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1271. CÂU-CA-NI (2)[14]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tinh xá Sơn cốc, thành Vương xá. Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói với các Tỳ-kheo:

“Nay tôi sẽ nói kinh Tứ cú pháp, hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, tôi sẽ vì các thầy mà nói. Thế nào là kinh Tứ cú pháp?”

Bấy giờ, Tôn giả A-nan liền nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Này các Tỳ-kheo, đó gọi là kinh Tứ cú pháp.”

Khi ấy, cách Tôn giả A-nan không xa, có một Bà-la-môn đang dạy các Bà-la-môn thiếu niên đọc tụng kinh. Bấy giờ, Bà-la-môn kia tự nghĩ: ‘Bài kệ mà Sa-môn A-nan đã nói, đối với kinh mà ta đã nói, thì đó là phi nhân[15] nói.’ Bà-la-môn kia liền đến chỗ Phật, sau khi chào hỏi, ủy lạo Thế Tôn xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

“Thưa Cù-đàm, Sa-môn A-nan đã nói kệ rằng:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng, trong đời.
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Những điều được nói như vậy, thật sự đó là lời của phi nhân, không phải của người.”

Phật bảo Bà-la-môn:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Bà-la-môn, đó là phi nhân nói không phải người nói.

“Bấy giờ, có Thiên nữ Câu-ca-ni đến chỗ Ta, đảnh lễ sát chân Ta, ngồi lui qua một bên, nói kệ rằng:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
“Ta liền trả lời:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Như Thiên nữ đã nói:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng.
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Cho nên Bà-la-môn, nên biết, những điều trong bài kệ này nói là do phi nhân nói, không phải người nói.”

Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn kia nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, ra về.

KINH 1272. CÂU-CA-NI (3)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tinh xá Sơn cốc, thành Vương xá. Bấy giờ, có Thiên nữ Câu-ca-na-sa là con gái của Quang minh thiên, phát ra ánh chớp lớn sáng rực, quy Phật, quy Pháp, quy Tỳ-kheo Tăng, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ra ánh sáng chiếu khắp Sơn cốc, ở trước Phật, liền nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên nữ:
“Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì ngươi đã nói:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.”

Bấy giờ, Thiên nữ Câu-ca-na-sa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

Khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, Thế Tôn vào giữa Tăng, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, Thiên nữ Câu-ca-na-sa là con gái của Quang minh thiên, đến chỗ Ta, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ta, ngồi lui qua một bên, nói kệ:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Lúc ấy, Ta liền đáp:
“Đúng vậy Thiên nữ! Đúng vậy Thiên nữ! Như những gì ngươi đã nói:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Thiên nữ Câu-ca-na,
Ánh chớp sáng rực rỡ;
Kính lễ Phật, Pháp, Tăng,
Nói kệ nghĩa lợi ích.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1273. CÂU-CA-NI (4)[16]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tinh xá Sơn cốc, tại thành Vương xá. Bấy giờ, có Câu-ca-na-sa là con gái của Quang minh thiên[17], phóng ra điện chớp, ánh sáng chói lọi, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân kia tỏa ra ánh sáng chiếu khắp Sơn cốc, ở trước Phật, liền nói kệ:

Con có thể diễn rộng,
Chánh pháp luật Như Lai;
Nhưng nay chỉ nói lược,
Đủ để tỏ lòng con.
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Thế Tôn bảo Thiên nữ:
“Đúng vậy Thiên nữ! Đúng vậy Thiên nữ! Như lời ngươi đã nói:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Thiên nữ Câu-ca-na-sa nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, làm lễ, liền biến mất.

Qua sáng sớm hôm sau, bấy giờ Thế Tôn vào trước Tăng chúng, trải tọa cụ ngồi giữa đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, Thiên nữ Câu-ca-na-sa lại đến chỗ Ta, cung kính làm lễ, ngồi lui qua một bên, nói kệ:

Con có thể diễn rộng,
Chánh pháp luật Như Lai;
Nhưng nay chỉ nói lược,
Đủ để tỏ lòng con.
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Lúc ấy, Ta trả lời:

“Đúng vậy Thiên nữ! Đúng vậy Thiên nữ! Như lời ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

“Thiên nữ kia nghe những gì Ta nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Ta, liền biến mất.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1274. CÂU-CA-NI (5)[18]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở bên ao Di-hầu, trong giảng đường Trùng các, nước Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, có Thiên nữ Câu-ca-na-sa, Thiên nữ Châu-lô-đà[19] dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ra ánh sáng chiếu khắp cạnh bờ ao Di-hầu. Lúc này, Thiên nữ Châu-lô-đà nói kệ bạch Phật:

Đại Sư Đẳng Chánh Giác,
Ở nước Tỳ-xá-ly.
Câu-ca-na, Châu-lô,
Xin cung kính đảnh lễ.
Xưa con chưa từng nghe,
Chánh pháp luật Mâu-ni;
Nay đích thân được gặp,
Hiện tiền nói chánh pháp.
Nếu đối pháp luật Thánh,
Ác tuệ sanh chán ghét,
Ắt sẽ rơi đường ác,
Chịu các khổ lâu dài.
Nếu đối pháp luật Thánh,
Chánh niệm đủ luật nghi,
Người kia sanh lên Trời,
Được an vui lâu dài.
Thiên nữ Câu-ca-na-sa lại nói kệ:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Thế Tôn bảo Thiên nữ:
“Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì các ngươi đã nói:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.

Các Thiên nữ kia nghe những gì Phật dạy hoan hỷ, tùy hỷ, rồi biến mất.

Qua sáng sớm hôm sau, bấy giờ Thế Tôn vào trong Tăng chúng, trải tọa cụ mà ngồi, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua có hai Thiên nữ nhan sắc tuyệt vời, đến chỗ Ta, vì Ta làm lễ, ngồi lui qua một bên, Thiên nữ Châu-lô-đà nói kệ:

Đại Sư Đẳng Chánh Giác,
Ở nước Tỳ-xá-ly;
Con Câu-ca-na-sa,
Và cùng Châu-lô-đà;
Hai Thiên nữ chúng con,
Đảnh lễ sát chân Phật.
Xưa con chưa từng nghe,
Chánh pháp luật Mâu-ni;
Nay mới thấy Chánh giác,
Diễn nói pháp vi diệu.
Nếu đối pháp luật Thánh,
Chán ghét trụ ác tuệ;
Ắt rơi vào đường ác,
Chịu khổ lớn lâu dài.
Nếu đối pháp luật Thánh,
Chánh niệm đủ luật nghi;
Sanh lên Trời, đường lành,
Được an vui lâu dài.
Thiên nữ Câu-ca-na-sa lại nói kệ:
Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.
Lúc ấy, Ta đáp:

“Đúng vậy! Đúng vậy! Như những gì ngươi đã nói:

Tâm kia không tạo ác,
Và thân, miệng; trong đời
Năm dục đều hư vọng,
Chánh trí, chánh buộc niệm.
Không tập cận các khổ,
Cùng hòa hợp phi nghĩa.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, phụng hành.

KINH 1275. XÚC[20]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc đó, Thiên tử kia nói kệ:

Không xúc, không báo xúc[21],
Có xúc, có báo xúc.
Do vì xúc, báo xúc,
Không sân, không rời sân.[22]
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Đừng đối người không sân,
Chống lại bằng sân hận.
Bậc Chánh sĩ thanh tịnh,
Lìa các phiền não kết,
Với họ khởi tâm ác,
Tâm ác trở lại mình.
Như nghịch gió tung bụi,
Bụi kia lại dính mình.[23]
Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1276. AN LẠC[24]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc đó, Thiên tử ấy nói kệ:

Việc làm người ngu si,
Không hợp với trí tuệ;
Việc ác do mình làm,
Là bạn ác của mình.
Tạo ra nhiều ác hành,
Cuối cùng chịu báo khổ.
Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp:
Đã tạo nghiệp bất thiện,
Cuối cùng chịu khổ não;
Tạo nghiệp tuy hoan hỷ,
Thọ báo thì kêu khóc.
Người tạo các nghiệp thiện,
Cuối cùng không khổ não;
Khi tạo nghiệp hoan hỷ,
Khi thọ báo an vui.
Khi ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1277. HIỀM TRÁCH[25]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúc đó, Thiên tử kia nói kệ:

Không thể chỉ nói suông,
Cũng không một mực nghe,
Mà đạt được đạo tích,
Kiên cố thẳng vượt qua.
Tư duy khéo tịch diệt,
Giải thoát các ma phược.
Làm được mới đáng nói;
Không được, không nên nói.
Người không làm mà nói,
Thì người trí biết sai.
Không làm điều nên làm;
Không làm mà nói làm,
Là đồng với giặc quấy.
Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên tử:

“Nay ông có điều gì hiềm trách chăng?”[26]

Thiên tử bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, con hối lỗi. Bạch Thiện Thệ, con hối lỗi.”

Bấy giờ, Thế Tôn mỉm cười vui vẻ. Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Nay con xin hối lỗi,
Thế Tôn không nạp thọ;
Trong lòng ôm tâm ác,
Oán hờn mà không bỏ.
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Chỉ nói lời hối lỗi,
Trong tâm kia không dừng;
Làm sao dứt được oán,
Mà gọi là tu thiện?
Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:
Ai không có lỗi kia?
Người nào không có tội?
Ai lại không ngu si?
Ai thường hay kiên cố?
Thiên tử kia lại nói kệ tiếp:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Đã đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1278. CÙ-CA-LÊ[27]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ, có Tỳ-kheo Cù-ca-lê[28] là bè đảng Đề-bà-đạt-đa, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo Cù-ca-lê:

“Này Cù-ca-lê, vì sao đối với phạm hạnh thanh tịnh của Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, ngươi khởi tâm không thanh tịnh, để sẽ phải chịu khổ não lâu dài, không lợi ích.”

Tỳ-kheo Cù-ca-lê bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nay con tin lời Thế Tôn, những điều đó là đúng. Nhưng tâm Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên có ác dục.”

Nói như vậy lần thứ hai, lần thứ ba. Tỳ-kheo Cù-ca-lê thuộc bè đảng Đề-bà-đạt-đa ở chỗ Thế Tôn, trong khi nói lại lần thứ ba, chống đối, không nhận chịu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi. Sau khi đứng dậy bỏ đi, khắp người ông nổi đầy mụt nhọt giống như trái lật, dần dần to lên như trái đào. Khi ấy Tỳ-kheo Cù-ca-lê đau đớn thống khổ, miệng kêu lên: ‘Nóng quá! Nóng quá!’ Máu mủ chảy ra, thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục lớn Bát-đàm-ma[29].

Bấy giờ, có ba vị Thiên tử dung mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên. Lúc ấy, một Thiên tử bạch Phật:

“Tỳ-kheo Cù-ca-lê thuộc bè đảng Đề-bà-đạt-đa nay mạng chung.”

Thiên tử thứ hai thưa:

“Chư tôn nên biết, Tỳ-kheo Cù-ca-lê mạng chung rơi vào địa ngục.”

Thiên tử thứ ba liền nói kệ:

Con người sanh ở đời,
Búa sanh từ trong miệng,
Trở lại chém thân mình,
Đó do lời nói ác.
Đáng chê lại khen ngợi;
Đáng khen ngợi lại chê.
Tội này sanh nơi miệng,
Chết rơi vào đường ác.
Cờ bạc mất hết của,
Phải quấy là lỗi lớn;
Hủy Phật cùng Thanh văn,
Thì đó là tội lớn.

Ba vị Thiên tử kia nói kệ này rồi liền biến mất. Qua sáng sớm hôm sau, bấy giờ Thế Tôn đi vào trong Tăng, trải chỗ ngồi, ngồi trước đại chúng, bảo các Tỳ-kheo:

“Cuối đêm qua, có ba vị Thiên tử đến chỗ Ta, đảnh lễ sát chân Ta, ngồi lui qua một bên. Thiên tử thứ nhất thưa Ta rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo Cù-ca-lê thuộc bè đảng Đề-bà-đạt-đa nay mạng chung.

“Thiên tử thứ hai nói với chư Thiên khác rằng:

“Tỳ-kheo Cù-ca-lê mạng chung, rơi vào địa ngục.”

“Thiên tử thứ ba liền nói kệ:

“Con người sanh ở đời,
Búa sanh từ trong miệng,
Trở lại chém thân mình,
Đó do lời nói ác.
Đáng chê lại khen ngợi,
Đáng khen ngợi lại chê.
Tội này sanh nơi miệng,
Chết rơi vào đường ác.

“Sau khi nói kệ này rồi liền biến mất.

“Này các Tỳ-kheo, các ông có muốn nghe kỳ hạn thọ mạng của chúng sanh sanh vào địa ngục A-phù-đà[30] không?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nay chính đúng lúc, cúi xin Thế Tôn vì đại chúng nói về kỳ hạn thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục A-phù-đà. Các Tỳ-kheo nghe xong sẽ lãnh thọ phụng hành.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà giảng nói. Thí như tại nước Câu-tát-la bốn thăng là một a-la, bốn a-la là một độc-lung-na, mười sáu độc-lung-na là một xà-ma-na, mười sáu xà-ma-na là một ma-ni, hai mươi ma-ni là một khư-lê[31], hai mươi khư-lê là một kho hạt cải đầy trong đó[32]. Giả sử, nếu có người, cứ một trăm năm lấy một hạt cải, như vậy cho đến khi hết sạch kho hạt cải đầy kia, thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục A-phù-đà vẫn chưa hết. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-phù-đà như vậy bằng một thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục Ni-la-phù-đà[33]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục Ni-la-phù-đà bằng thọ mạng của chúng sanh trong địa ngục A-tra-tra[34]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-tra-tra bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục A-ba-ba[35]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-ba-ba bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục A-hưu-hưu[36]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục A-hưu-hưu bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục Ưu-bát-la[37]. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục Ưu-bát-la bằng thọ mạng của chúng sanh trong một địa ngục Bát-đàm-ma. Thọ mạng của chúng sanh trong hai mươi địa ngục Bát-đàm-ma bằng thọ mạng của chúng sang trong một địa ngục Ma-ha Bát-đàm-ma.

“Này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Cù-ca-lê mạng chung rơi vào địa ngục Ma-ha Bát-đàm-ma, vì Tỳ-kheo này đối với Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên sanh ác tâm phỉ báng. Cho nên, các Tỳ-kheo, nên học như vầy: Ở nơi chỗ tim đèn, mồi lửa đang cháy kia còn không muốn hủy hoại, huống là hủy hoại chúng sanh có thức.”

Phật bảo các Tỳ-kheo: “Hãy học như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 1279.[38]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Thoái lạc, bị đánh bại
Làm sao mà biết được?
Cúi xin Thế Tôn nói,
Cửa bại vong thế nào?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Chỗ thắng dễ biết được,
Chỗ bại biết cũng dễ;
Pháp lạc chỗ thắng xứ,
Hủy pháp là bại vong.
Ưa thích tri thức ác,
Không ưa tri thức thiện;
Sanh oán kết bạn lành,
Đó gọi cửa bại vong.
Ưa thích người bất thiện,
Người thiện lại ganh ghét;
Muốn ác, không muốn thiện,
Đó gọi cửa bại vong.
Đấu, cân, lừa dối người,
Đó gọi cửa bại vong.
Đam mê rượu, cờ bạc,
Chơi bời mê nữ sắc;
Tiêu tan hết của cải,
Đó gọi cửa bại vong.
Người nữ không tự giữ,
Bỏ chồng theo người khác;
Người nam tính phóng đảng,
Bỏ vợ theo ngoại sắc.
Những gia đình như vậy,
Đều đọa cửa bại vong.
Vợ già lấy chồng trẻ,
Tâm thường hay ghen ghét;
Ghen ghét nằm không yên,
Đó gọi cửa bại vong.
Chồng già lấy vợ trẻ,
Đoạ bại vong cũng vậy.
Thường thích mê ngủ nghỉ,
Bạn bè cùng đi chơi.
Biếng lười, ưa sân hận,
Chúng rơi cửa bại vong.
Nhiều của kết bạn bè,
Ăn uống không điều độ;
Tiêu tan nhiều của cải,
Chúng rơi cửa bại vong.
Ít của nhiều tham dục,
Sanh vào nhà Sát-lợi;
Thường mong làm vương giả,
Đó là cửa bại vong.
Cầu châu ngọc anh lạc,
Giày da, che tàn lọng;
Trang sức từ keo kiệt,
Đó là cửa bại vong.
Nhận thức ăn của người,
Keo kiệt tiếc của mình;
Không đáp ơn cho người,
Đó là cửa bại vong.
Sa-môn, Bà-la-môn,
Cung thỉnh vào nhà mình;
Keo lẫn không cúng kịp,
Đó là cửa bại vong.
Sa-môn, Bà-la-môn,
Thứ lớp đi khất thực;
Quở trách không muốn cho,
Đó là cửa bại vong.
Cha mẹ nếu tuổi già,
Không tùy thời phụng dưỡng;
Có của mà không nuôi,
Đó là cửa bại vong.
Đối cha mẹ, anh em,
Đánh đuổi và mạ nhục;
Không tôn ti trật tự,
Đó là cửa bại vong.
Đối Phật và đệ tử,
Tại gia cùng xuất gia;
Hủy báng không cung kính,
Đó là đọa cửa phụ.
Thật chẳng A-la-hán,
Tự xưng A-la-hán;
Đó là giặc thế gian,
Rơi vào cửa bại vong.
Đó, bại vong ở đời,
Ta thấy biết nên nói;
Giống như đường hiểm sợ,
Người trí phải lánh xa.
Khi ấy Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Mau đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn đời ái ân.

Sau khi Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

KINH 1280.[39]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử tướng mạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Thiên tử kia nói kệ:

Gì xuống thấp, xuống theo,
Gì cất cao, cất theo;
Trẻ em chơi thế nào,
Như trẻ ném đất nhau?
Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:
Ái xuống thì xuống theo,
Ái lên thì lên theo;
Ái đùa đối kẻ ngu,
Như trẻ ném đất nhau.
Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:
Lâu thấy Bà-la-môn,
Mau đạt Bát-niết-bàn;
Qua rồi mọi sợ hãi,
Vượt hẳn đời ái ân.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]