Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tha

09/05/201311:13(Xem: 14453)
Tha

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Tha

Tha:

1)Khác: Another—Other—The other.

2)Mài: To polish.

3)Tha tội: To pardon—To forgive—To condone—To excuse—To condole—To forgive someone.

4)Ông ấy, bà ấy, hay cái ấy: He, she, it.

Tha Bảo: Những thứ quý giá của người khác—The valuables of another person—Other valuables.

Tha Bổng: To discharge—To acquit.

Tha Cho: See Tha.

Tha Hóa Tự Tại Thiên: Paranirmita-Vasavartin (skt)—Bà Xá Bạt Đề—Bà La Ni Mật Bà Xá Bạt Đề Thiên—Bà Na Hòa Đề—Cõi trời thứ sáu trong sáu cõi trời dục giới (đệ lục thiên), nơi trú ngụ của Ma Hê Thủ La Thiên và Ma vương—The sixth of the six heavens of desire, or passion-heavens, the last of the sixth devalokas, the abode of Mahesvara (Siva), and of Mara.

Tha Hồ: As one please—At will—Without control or limitation.

Tha Kỷ: Người và ta—Another and oneself—Both he and I.

Tha Lực: Sức mạnh của người khác, đặc biệt là của Phật và Bồ Tát mà hành giả đạt được bằng niềm tin cứu độ trong giáo lý Đại Thừa—Other power—The power or stregth of another, especially that of a Buddha or Bodhisattva, obtained through faith in Mahayana salvation.

Tha Lực Niệm Phật: Tin tưởng và niệm hồng danh Phật để vãng sanh, đặc biệt là Phật A Di Đà—Trusting to and calling on the Buddha, especially Amitabha.

Tha Lực Tông: Tông chỉ của những người tin vào tha lực mà vãng sanh, đối lại với những người tự cứu độ bằng sức của chính mình (Tự Lực Tông)—Those who trust to salvation by faith, contrasted with those who seek salvation by works, or by their own strength.

Tha Mạng: To spare someone’s life.

Tha Nhân: other people.

Tha Ra: To let go—To set free—To free.

Tha Sinh: Tha Thế—Đời khác hay thế giới khác, hoặc đời trước hoặc đời sau—Another life or another world, either previous or after this.

Tha Tâm Thông: Divine mind—See Lục Thông (3), Ten Kinds of Wisdom, Tứ Thập Bát Nguyện, and Tha Tâm Trí.

Tha Tâm Trí: Paracittajnana (skt)—Tên đủ là Trí Tha Tâm Thông hay là trí biết rõ tâm trạng của người khác —Intuitive knowledge or understanding the minds of others (all other beings).

1)Trí thứ tám trong thập trí: The eighth of the ten kinds of wisdom—See Ten Kinds of Wisdom.

2)Thần Thông thứ ba trong Lục Thông: The third of the six transcendental powers—See Lục Thông.

3)Lời nguyện thứ tám trong bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà; Ngài nguyện không thành Phật cho đến khi nào hết thảy chúng sanh đều có được Tha Tâm Trí nầy: The eighth of the Amitabha’s forty-eight vows that men and devas in his paradise should all have the joy of this power—See Tứ Thập Bát Nguyện.

Tha Tâm Trí Thông: See Tha Tâm Trí.

Tha Thắng Tội: Ba La Di—Tội nặng của Tỳ Kheo (thiện căn bị ác pháp lướt thắng)—Overcome by specific sin, any of the four parajikas, or sins of excommunication.

Tha Thiết Khuyên Răn: To admonish earnestly.

Tha Thọ Dụng Độ: Báo Độ của Phật trong đó chúng sanh nhận và tuân giữ theo chân lý của Ngài—Reward land of a Buddha or Buddhaksetra, in which all beings receive and obey his truth.

** For more information, please see Báo Độ.

Tha Thứ: See Tha.

Tha Tội: See Tha.

Thà: Better—Rather.

Thả:

1)Trả tự do: To let go—To set free—To free—To release—To discharge.

2)Giải phóng: To liberate.

3)Hơn nữa: Moreover—yet—Meanwhile.

Thả Chim: To release or let a bird go.

Thả Cửa: As one pleases.

Thả Hỷ: So be it—Granted.

Thả Trôi: Moving about without being guided—Driven by wind or water—To adrift at the mercy of the waves.

Thác:

1)Chết: To die.

2)Thác nước: Waterfall (fall).

3)Ký thác: To entrust—To confide.

4)Mang nơi tay: To carry on the palm.

Thác Bát:

1)Các Tỳ Kheo đi khất thực: Monks and nuns go for alms (tay bưng bát mà xin ăn).

2)Bát khất thực: An almsbowl.

Thác Lâm La: Một trong mười hai đại tướng trong Kinh Dược Sư—One of the twelve generals in the Yao-Shih Sutra (Bhaisajya).

Thác Oan: To die innocently (injustly).

Thác Sanh: A womb or a Lotus in Paradise that to which birth is entrusted.

Thác Thai: Sự thụ thai trong bụng mẹ—A womb—Conception.

Thác Tháp Thiên Vương: Một trong Tứ Thiên Vương, Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương hay Tỳ Sa Môn. Vị Thiên Vương đở nâng chùa tháp trên lòng bàn tay—One of the four deva-kings (maharajas), Northern deva-king who learns much or Vaisravana. He is the deva-king who bears a pagoda on his palm.

Thạc Đức: High virtue.

Thạc Học: Man of great learning.

Thạc Sĩ: Doctor—One who has passed the Doctorate Degree.

Thách: To dare—To defy--To challenge.

Thạch: Stone—Rock.

1)Họa Thạch: A painting of a rock (though the water of the water-colour rapidly disappears, the painting remains).

2)Nan Thạch Thạch Liệt: Ngay cả đá mà chạm mạnh hay bị vặn vẫn phải bể—Even a rock meeting hard treatment will split. 

Thạch Bát: Bốn bát bằng đá rất nặng mà tứ thiên vương dâng lên cho Đức Phật nhân ngày Phật thành đạo. Phật lấy xong bèn chồng bốn cái lên nhau, rồi ấn xuống thành một cái (có thể vì vậy mà từ đó về sau chỉ có Đức Phật mới có thể dùng bát đá chứ các đệ tử không được phép dùng)—The four heavy stone begging-bowls handed by the four devas to the Buddha on his enlightenment, which he miraculously received one piled on the other.

Thạch Bích Kinh: Kinh khắc trên vách đá vào khoảng năm 829 sau Tây Lịch, đời nhà Đường, tại Trùng Huyền Tự, ở Tô Châu do Bạch Cư Dị làm bia. Kinh Thạch Bích gồm Kinh Pháp Hoa 69.550 chữ, Kinh Duy Ma 27.092 chữ, Kinh Kim Cang 5.287 chữ, Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni 3.020 chữ, Kinh A Di Đà 1.800 chữ, Kinh Phổ Hiền Hạnh Pháp 6.990 chữ, Kinh Thực Tướng Pháp Mật 3.150 chữ, và Kinh Bát Nhã Tâm Kinh 258 chữ—Sutras cut in stone in 829 A.D. during the T’ang dynasty in the Ch’ung Hsuan temple, Soo-Chow, where Po-Chu-I put up a tablet. They consist of 69,550 words of the Lotus Sutra, 27,092 of the Vimalakirti Sutra, 5,287 of the Diamond Sutra, 3,020 of the Unisha-Vijaja-Dharani-Sutra, 1,800 of Amitabha Sutra, 6,990 of the Samantabhadra’s practices, 3,150 of the Esoteric Reality Dharma (???), and 258 of the Prajna Heart Sutra. 

Thạch Cựu Thiền Sư: Zen master Shih-Chiu—Thiền sư Thạch Cựu, một trong những đệ tử nổi bậc của Mã Tổ vào thời nhà Đường—Zen master Shih-Chiu was one of the most outstanding disciples of Ma-Tsu during the T’ang dynasty.

·Một hôm có một vị Tăng đến hỏi Thạch Cựu: “Trong tay Bồ Tát Địa Tạng có hạt minh châu, là ý nghĩa gì?” Thạch Cựu hỏi lại: “Trong tay ông có hạt minh châu không?” Vị Tăng đáp: “Con không biết.” Thạch Cựu bèn nói kệ—One day a monk asked him: “There is a jewel in the palm of Ksitigarbha Bodhisattva. What does it mean?” He asked the monk: “Do you have a jewel in your hand?” The monk replied: “I don’t know.” He then composed the following verse:

“Bất thức tự gia bảo

Tùy tha nhận ngoại trần

Nhật trung đào ảnh chất

Cảnh lý thất đầu nhân.”

(Báu nhà mình chẳng biết

Theo người nhận ngoại trần

Giữa trưa chạy trốn bóng

Kẻ nhìn gương mất đầu).

“Don’t you know you have a treasure at home?

Why are you running after the externals?

It is just like running away from your own shadow at noon time.

Or the man is frightened when not seeing his head in the mirror, after putting the mirror down.”

Thạch Đầu Hy Thiên Thiền Sư: Ông sanh vào khoảng năm 700 sau Tây Lịch, quê ở làng Cao Yếu, quận Đoan Châu (bây giờ là phía Tây của Quảng Châu). Ông họ Trần. Người ta kể lại khi thọ thai ông, mẹ ông tránh ăn thịt. Khi còn rất nhỏ mà sư đã không bao giờ làm phiền ai. Đến lúc lớn khôn, lúc nào sư cũng tự an ổn vui tươi, không khi nào tỏ vẻ không bằng lòng. Nơi ông ở dân chúng kinh sợ quỷ thần nên giết bò mua rượu tế lễ. Sư một mình đi vào rừng sâu, phá đàn và thả bò đi. Khi xuất gia, sư đến Tào Khê thọ giáo với Lục Tổ Huệ Năng, nhưng chưa thọ cụ túc giới. Khi Lục Tổ tịch, ông về thọ giáo với sư huynh Hành Tư (cũng là một đại đệ tử của Lục Tổ). Ông trở thành đại đệ tử của Thiền Sư Hành Tư, và từ đó ông cũng trở thànhø một trong những thiền sư hàng đầu của Trung Quốc vào thời đại nhà Đường. Ông có tên Thạch Đầu (đầu hòn đá) do sự kiện ông sống trong một cái am mà ông tự xây trên một tảng đá lớn và phẳng. Ba trong số năm Thiền phái Trung Hoa ngày nay có nguồn gốc từ Thạch Đầu và những người kế tục ông. Ông tịch vào năm 790 sau Tây Lịch—Shih-T’ou-Hsi-T’ien was born in 700 A.D. in Cao-Yao hamlet, Duan-Chou district (west of present-day Kuang-Chou). His last name was Chen. It is said that when Shi-Tou’s mother became pregnant she avoided eating meat. When he was a small child he was untroublesome. As a young man he was magnanimous. The people where he grew up feared demons and performed debased sacrifices of oxen and wine. He would go alone into the deep woods and destroy the ceremonial altars, seize the oxen, and drive them away. Later, Shi-Tou went to Tao-Xi to become a disciple of the Sixth Patriarch Hui-Neng, but did not undergo full ordination as a monk. When the Sixth Patriarch died, Shi-Tou obeyed Hui-Neng’s request to go to study with Xing-Si (also one of the great disciples of the Sixth Patriarch). He later became one of the great disciples of Xing-Si Zen Master, and since then he also became one of the leading Chinese Zen masters during the T'’ang dynasty. He acquired the name Shih-T’ou or rock-top from the fact that he lived in a hut he had built for himself on a large flat rock. Three of the five traditional schools of Chinese Zen traced their origins through Shi-Tou and his heirs. He died in 790 A.D. 

Thạch Hỏa: Ánh lửa do đá tóe ra, ví với sự khởi diệt nhanh chóng của vô thường—Tinder or lighted tinder, i.e. of but momentary existence.

Thạch Kinh Sơn: Kinh được khắc trong núi đá Bạch Đái Sơn, vào đời nhà Tùy ở Trụy Châu bên Tàu—The hill with the stone sutras, which are said to have been carved in the Sui dynasty in Pai-Tai-Shan, west of Cho-Chou, China.

Thạch Lưu: Một biểu hiện của nhiều trẻ nít qua quả lựu vì nó có nhiều hột; đây cũng là dấu hiệu trên tay của Quỷ Tử Mẫu Thần, vị được Phật chuyển hóa—The pomegranate, symbol of many children because of its seeds; a symbol held in the hand of Hariti, the deva-mother of demons, converted by the Buddha. 

Thạch Nữ: Người nữ đá, chỉ người phụ nữ không còn khả năng giao hợp và sanh con nữa—A barren woman—A woman who is incompetent for sexual intercourse.

Thạch Nữ Nhi: Con của Thạch Nữ, danh từ dùng để chỉ một việc không thể xãy ra được—Son of a barren woman, an impossibility.

Thạch Sương Thiền Sư: Zen master Shi-Shuang—See Khánh Chư Thiền Sư.

Thạch Trụ: Stone pillar.

Thai: Garbha (skt)—Foetus—Embryo—The womb—Uterus.

Thai Cung: Thai Ngục—Thai Tạng hay tử cung được xem như là ngục thất—The womb prison, the womb regarded as a prison.

Thai Đại Nhật: Đức Đại Nhật Như Lai trong Thai Tạng giới—Vairocana in the Garbhadhatu.

Thai Ngoại Ngũ Vị: Năm giai đoạn sau khi ra khỏi bào thai của một con người—The five periods of a person after birth:

1)Hài nhi: Infancy.

2)Trẻ thơ: Childhood.

3)Thiếu niên: Youth.

4)Trung niên: Middle age.

5)Già lão: Old age.

Thai Nhi: See Thai.

Thai Noãn Thấp Hóa: Bốn loại sanh—The four yoni or modes of birth (womb-born, egg-born, spawn-born, and born by transformation).

** For more information, please see Tứ Sanh.

Thai Nội Ngũ Vị: Năm giai đoạn trong thai mẹ của một con người—The five periods of the child in the uterus.

Thai Sanh:

1)Một trong tứ sanh, thai sanh là một hình thức sanh ra từ trong thai mẹ. Trước khi có sự phân chia trai gái, chúng sanh đều ở trong tình trạng hóa sanh (về sau nầy do có tình dâm dục mà chia thành trai gái và bắt đầu có thai sanh): Uterine birth or womb-born, one of the four modes of yoni. Uterine birth is a form of viviparous birth, as with mammalia. Before the differentiation of the sexes birth is supposed to have been transformation.

2)Từ ngữ nầy cũng dành cho những người vãng sanh Cực Lạc trong những búp sen vì không có lòng tin nơi Phật A Di Đà, mà chỉ tin vào tự lực niêm Phật. Họ phải ở tại đây trong một thời gian dài mà không thấy Phật, Bồ Tát, hay Thánh chúng; cũng không nghe được giáo thuyết của Phật (kông thấy Tam Bảo). Tình trạng nầy còn được gọi là “thai cung” vì chúng sanh ở trong bụng mẹ không thấy được ánh nhật nguyệt—The term is also applied to beings enclosed in unopened lotuses in paradise, who have not had faith in the Amitabha but trusted to their own strength to attain salvation; there they remain for proportionate periods, happy, but without the presence of the Buddha, or Bodhisattvas, or the sacred host, and do not hear their teaching. The condition is also known as the womb-place.

Thai Tạng Giới: Garbhadhatu (skt)—Tích Phược Câu—Thai tạng là nguồn gốc của sự sản sanh mọi thứ, như đứa trẻ được nuôi dưỡng trong thai mẹ (cả thân tâm được chứa đựng và nuôi dưỡng)—The womb treasury, the universal source from which all things are produced—The womb of all things—The womb in which a child is conceived. Its body, mind, etc. It is container and content; it covers and nourishes; and is the source of all supply. 

1)Các nhà triết học Chân Ngôn giáo miêu tả như sau—The Shingon philosophers describe as follows:

a)Thai Tạng Giới là cấu trúc và sự phát triển của thế giới tâm linh. Thai Tạng Giới quan niệm thế giới như là một cảnh giới trên đó Đức Tỳ Lô Giá Na an trú trong cái tâm thâm sâu nhất của mỗi chúng sanh mà phát triển những khả năng vốn có của Ngài: Garbhadhatu is the constitution and development of the spiritual world. The Garbhakosa conceives the world as a stage on which Vairocana Buddha residing in the inmost heart of every being develops his inherent possibilities.

b)Kim Cang Giới miêu tả Đức Phật trong những biến hóa riêng của Ngài. Trong Kim Cang Giới, những hình ảnh minh họa sơ đồ và quá trình của những phát triển này được gọi là Mạn Đà La: Vajragarbha depicts the Buddha in his own manifestations. In Vajragarbha, the pictures illustrating the scheme and process of these developments are called Madala. 

2)Thai Tạng Giới tiêu biểu cho “Lý Tính” về cả hai phương diện yếu tố vật chất và bồ đề thanh tịnh—It represents the fundamental nature, both material elements and pure bodhi, or wisdom in essence or purity:

a)Thai tạng là lý: The garbhadhatu as fundamental wisdom.

b)Kim Cương tạng là trí: Acquired wisdom or knowledge, the vajradhatu. 

3)Thai Tạng giới tiêu biểu cho tâm chúng sanh với tám múi thịt như hình sen tám cánh: The Garbhadhatu represents the eight parts of the human heart as the eight-petal lotus mandala.

4)Thai Tạng giới là cái “bổn giác” (vốn đã giác ngộ rồi), đối lại với Kim Cang giới tiêu biểu cho “thủy giác” (bắt đầu giác ngộ)—Garbhadhatu is the original intellect, or the static intellectuality, in contrast with intellection, the initial or dynamic intellectuality represented in the Vajradhatu.

5)Thai Tạng giới là cái từ quả đến nhân, trong khi Kim Cang giới là cái từ nhân đến quả: The Garbhadhatu is the cause and Vajradhatu is the effect. Though as both are a unity, the reverse may be the rule, the effect being also the cause.

6)Thai Tạng giới tiêu biểu cho sự “lợi tha,” trong khi Kim Cang giới lại tiêu biểu cho “tự lợi.”—The Garbhadhatu is likened to enrich others, as Vajradhatu is to enriching self.

Thái:

1)Bóng hay sự phản chiếu: Chaya (skt)—A shadow or reflection.

2)Cắt ra từng miếng mỏng: To slice—To cut into slices—To mince.

3)Chọn lựa: To choose.

4)Ngắt: To pick—To gather.

5)Rau cải: Vegetables.

6)Thái Lan: Thailand.

7)Thái quá: Too—Very—Great.

8)Thái mỏng: See Thái (2).

Thái Âm: Moon.

Thái Ất: Name of a star.

Thái Bạch: Venus.

Thái Bình: Peace.

Thái Cổ: Very ancient--Great antiquity.

Thái Cực: Extreme.

Thái Dương: Aditya—Sun.

Thái Đầu: Vị Tăng lo về việc cung cấp rau cải trong chùa—The monk who has charge of supplying of vegetables in a temple.

Thái Độ: Attitude

Thái Độ Bất Tịnh: Impure attitude

Thái Độ Ích Kỷ: Selfish attitude

Thái Độ Khoan Dung: Tolerance.

Thái Giám: Eunuch.

Thái Hậu: Queen mother.

Thái Hoa:

1)Hái hoa: To pick flowers.

2)Tên khác của hoa sen: Another name for lotus. 

Thái Hư Đại Sư: Nhà sư Trung quốc nổi tiếng (1889-1947). Ngài đã làm sống lại Phật giáo Trung quốc bằng chủ trương khôi phục Tăng già. Vào năm ông thị tịch 1947, hội Phật giáo Trung quốc do ông lập ra đã có trên 4 triệu môn đồ. Một trong những thành công lớn của ông là hòa hợp được các triết học của các trường phái Pháp Tướng, Hoa Nghiêm và Thiên Thai—A famous Chinese monk (1889-1947). He reformed the Chinese Buddhism by revitalizing the Sangha. In 1947, the year he passed away, the Chinese Buddhist Society founded by him had over 4 million followers. One of his most important achievements was a harmonious blending of philosophies from Fa-Hsiang, Hua-Yen and T’ien-T’ai schools. 

Thái Hư Không: Space, where nothing exists.

Thái Miếu: Imperial (Royal) temples.

Thái Nhỏ: To cut into small pieces.

Thái Quá: Excessive—Exaggerated—Immoderate—Exhorbitant.

Thái Sơn: Đông Sơn trong tỉnh Sơn Đông thuộc Trung Quốc—The Eastern Sacred Mountain in Shan-Tung province, China.

Thái Thô Sanh: Người thô thiển—A ruffian—A rough fellow.

Thái Thúc Thị:

1)Người hái đậu: Bean-picker.

2)Tên khác của Mục Kiền Liên: Name of Maudgalyayana.

Thái Thượng:

1)The king.

2)The highest.

Thái Tổ: Founder of a dynasty.

Thái Tử: Kumararaja (skt).

1)Crown prince.

2)Danh hiệu của Đức Phật: An epithet of Buddha.

3)Danh hiệu của Văn Thù Sư Lợi: An epithet of Manjusri.

Thái Tử Hòa Hưu Kinh: Thái Tử Loát Hộ Kinh—Một tên của bộ kinh Thái Tử A Xà Thế gặp Phật vấn kinh và được Phật thọ ký. Kinh được ngài Trúc Pháp Hộ dịch sang Hoa ngữ khoảng từ 265 đến 316 sau Tây Lịch—One name of the Subahu-pariprccha, translated into Chinese by Dharmaraksa between 265-316 A.D.

Thải: To discharge—To eliminate—To fire—To dismiss.

Thải Hồi: See Thải.

Tham:

1)Chúng Tăng trong thiền môn tập trung lại ngồi thiền hay thuyết pháp tụng kinh. Có ba loại “Tham”—An assembly, or a gathering for the purpose of meditation, preaching, worship. There are three different classes:

a)Tảo Tham: Tập họp lại vào buổi sáng sớm—Morning assembly.

b)Vãn Tham: Tập họp lại vào buổi chiều—Evening assembly.

c)Tiểu Tham: Tập họp tùy thời để bàn luận lý nghĩa sau buổi thuyết pháp—A special meeting; a discussion following an address.

2)Tham lam: Raga (skt)—Passion—Greed—Affection—Vehement longing or desire. Raga is also interpreted as tainted by and in bondage to the five desires—See Ngũ Độn Sử, and Tam Độc (1). 

3)Tham quan: To visit superior.

4)Tham vấn: Counsel.

Tham Ái: Passion—Desire—Cupidity—Tham ái, tham dục đòi hỏi những sự ham muốn về vật chất như thèm ăn, thèm ngủ, thèm ân ái, vân vân, là những khoái lạc về ngũ quan. Con người còn ham muốn để được thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần như ham chiếm đoạt, ham phô trương, ham quyền lực, ham lợi lộc. Lòng ham muốn đắm mê không bao giờ biết ngừng, không bao giờ được thỏa mãn cả, như chiếc thùng không đáy. Để thỏa mãn dục vọng mà con người sanh ra vị kỷ, độc ác, làm hại, làm khổ người khác để mình được vui, được sung sướng. Vì lòng tham mà chúng ta không ngại xử dụng mọi thủ đoạn để đạt cho được mục đích, bất kể chuyện gì xãy đến cho người khác. Phật tử chúng ta nên thấy rõ vì không tu nên cõi đời trở thành một đấu trường mà nước mắt đổ như mưa rào, bể khổ dâng lên như nước thủy triều biển khơi—Greed and lust are unrestrained desires for material possessions such as food, sleeping, sexual intercourse, etc., all related to sensual pleasures. We also have a desire for appropriations, showing off, authority, and profits. Since they are like bottomless barrel, neither obsessive greed nor desire can be stopped or satisfied. Through tricks, expedients, and manipulations we try to reach our goal irrespective of whatever happens to others. We Buddhists must see that greedy people are generally selfish, wicked, and prone to cause sufferings to others. As a result, they transform this world into a battlefield where tears are shed like streams, and sufferings rise like an ocean tide. 

Tham Ái Mẫu: Tham ái là mẹ, vô minh là cha sản sanh ra cái “ngã”—Desire as mother and ignorance as father produce the ego.

Tham Chiếu: To refer.

Tham Của: Greedy for property.

Tham Danh: Greedy for fame.

Tham Dụïc: Greed and Desire.

(I)Nghĩa của Tham Dục—The meanings of Greed and desire:

1)Tham muốn của cải trần thế. Hầu hết người đời thường định nghĩa hạnh phúc trần tục như là sự thỏa mãn của mọi tham dục: Desire for and love of the things of this life—Craving (greed, affection, desire). Most people define happiness as the satisfaction of all desires.

2)Tham dục trần thế là vô hạn, nhưng chúng ta lại không có khả năng nhận ra chúng và tham dục không được thỏa mãn thường gây ra khổ đau phiền não cho mình và cho người. Khi chúng ta chỉ phần nào thỏa mãn tham dục, chúng ta luôn có khuynh hướng tiếp tục theo đuổi chúng cho đến khi được thỏa mãn, chính vì vậy mà chúng ta càng gây nên khổ đau cho mình và cho người. Ngay cả khi đã thỏa mãn tham dục, chúng ta cũng khổ đau. Chúng ta chỉ nghiệm được chân hạnh phúc và an nhin tự tại khi chúng ta có ít tham dục. Đây cũng là một trong những bước lớn đến bến bờ giải thoát của chúng ta—The desires are boundless, but our ability to realize them is not, and unfulfilled desires always create suffering. When desires are only partially fulfilled, we have a tendency to continue to pursue until a complete fulfillment is achieved. Thus, we create even more suffering for us and for others. We can only realize the true happiness and a peaceful state of mind when our desires are few. This is one of the great steps towards the shore of liberation. 

3)Phật dạy: “Tham dục chính là nguồn gốc của khổ đau. Mọi vật rồi sẽ thay đổi, vì thế không nên luyến ái hay vướng víu vào một thứ gì. Nên nhiếp tâm thanh tịnh tìm chân lý và đạt đến hạnh phúc vĩnh hằng.” Biết tri túc thiểu dục là biết sẽ giúp chúng ta diệt trừ tham dục. Điều nầy có nghĩa là biết thỏa mãn với những điều kiện vật chất khả dĩ giúp cho chúng ta có đầy đủ sức khỏe để tu tập. Đây là phương cách hữu hiệu nhất để cắt đứt lưới tham dục, an ổn thân tâm và có nhiều thì giờ giúp đở tha nhân---Buddha taught: “Craving and desire are the cause of all unhappiness or suffering. Everything sooner or later must change, so do not become attached to anything. Instead devote yourself to clearing your mind and finding the truth, lasting hapiness.” Knowing how to feel satisfied with few possessions help us destroy greed and desire. This means being content with material conditions that allow us to be healthy and strong enough to cultivate. This is an effective way to cut through the net of passions and desires, attain a peaceful state of mind and have more time to help others. 

(II)Phân loại Tham Dục—Categories of Greed and Desire: Có năm loại Tham Dục—There are five types of Greed and Desire:

1)Tài Tham Dục: Greed and desire for Wealth.

2)Sắc Tham Dục: Greed and desire for Beauty.

3)Danh Tham Dục: Greed and Desire for ambitions.

4)Thực Tham Dục: Greed and desire for finding pleasure in eating.

5)Thùy Tham Dục: Greed and Desire for sleeping or laziness. 

Tham Dục Cái: Một trong ngũ cái, những phiền não của lòng tham muốn che lấp tâm thức hữu tình thì không cho phép thiện pháp nẩy sinh—One of the five hindrances, the cover of desire which overlays the mind and prevents the good from appearing—See Ngũ Triền Cái.

Tham Dục Sử: Những phiền não của lòng tham muốn xô đẩy sai khiến thân tâm hữu tình khiến cho đắm đuối mãi trong vòng luân hồi sanh tử—The messenger, or temptation of desire which causes clinging to earthly life and things, therefore reincarnation.

Tham Dục Tức Thị Đạo: Pháp môn tính ác do tông Thiên Thai lập ra. Sự tham dục tuy xấu xa nhưng lại có lý pháp tính. Do vậy, người quen thói tham dục có thể dùng nó mà quán pháp tính—Desire is part of the universal law, and may be used for leading into the truth, a tenet of T’ien-T’ai.

Tham Dự: To take part in—To participate.

Tham Đắm Danh Lợi Chẳng Khác Nào Đang Đi Vào Nẻo Súc Sanh Hay Ngạ Quỷ: To be sunk (attached) to fame and fortune is to head for the realms of animals or hungry ghosts.

Tham Đầu: Vị khởi đầu để dẫn chúng trong các nghi lễ—One versed in the ceremonies and capable of leading others.

Tham Độc: Một trong tam độc—One of the three poisons.

1)Chất độc của tham dục: The poison of desire.

2)Sự nhiễm uế của tham dục: The contamination of desire.

Tham Đường: Bắt đầu những nghi thức hay công việc của một vị Tỳ Kheo vừa mới thọ cụ túc giới—The initiation to the services of one newly ordained.

Tham Gia: To join—To adhere to.

Tham Giàu: Greedy of wealth. 

Tham Hậu: Sau buổi Vãn Tham—After the evening assembly—See Tham (1) (b).

Tham Kết: The bond of desire (binding in the chain of transmigration).

Tham Khảo: To refer—To consult.

Tham Kiến: The illusion or false views caused by desire. 

Tham Lam: Abhijjha (p)—Greed—Miserly—Lust.

(A)Theo Hoà Thượng Narada trong Đức Phật và Phật Pháp, có hai điều kiện cần thiết để thành lập nghiệp tham lam—According to Most Venerable in The Buddha and His Teachings, there are two conditions that are necessary to complete the evil of covetousness:

1)Vật sở hữu của người khác: Another’s possession.

2)Tâm thèm muốn, ước mong được làm chủ vật ấy: Adverting to it, thinking “would this be mine!”

(B)Cũng theo Hòa Thượng Narada trong Đức Phật và Phật Pháp, hậu quả tất yếu của tham lam là không bao giờ được mãn nguyện: Also according to Most Venerable Narada in The Buddha and His Teaching, the inevitable consequence of covetousness is non-fulfillment of one’s wishes.

Tham Lang: Tham dục được ví như lòng tham của bầy lang sói—Greedy wolf, wolfish desire or cupidity.

Tham Lợi: Eager for gain—Greedy for gain. 

Tham Luận: To discuss.

Tham Luyến: Attached to and fond of.

Tham Muốn Của Cải Vật Chất: Greed for material wealth.

Tham Nghệ: Khi lễ bái, người ta tin rằng mình có thể đến học hỏi với chư Thiên hay chư Phật—To approach the gods or Buddhas in worship.

Tham Nghị: To participate in a discussion

Tham Nhiễm: Defiled grees---The taint of desire or greed.

Tham Phiền Não: The klesa, temptation or passion of desire.

Tham Phược: Sự trói buộc của lòng tham—The tie of desire. 

Tham Quyền: Greed for power—To love power. 

Tham Sanh: To cling to life.

Tham Sanh Úy Tử: To cling to life and to fear death—The desire to survive, coupled with fear of death.

Tham, Sân, Mạn, Nghi, Tà Kiến, Sát, Đạo, Dâm, Vọng Đều Do Si Mê Ngu Muội Mà Ra Cả: Greed, anger, arrogance, doubt, wrong views, killing, stealing, lust, illusive (erroneous) thoughts all stem from ignorrance or delusion.

Tham, Sân, Si: Greed, anger and ignorrance, binding in the chain of transmigration—See Nhiễm Khuể Si, and Tam Độc.

Tham-Sân-Si-Mạn-Nghi-Tà Kiến-Sát-Đạo-Dâm-Vọng-Thân Kiến-Biên Kiến-Giới Kiến Thủ-Giới Cấm Thủ: Greed—Hatred—Ignorance—Haughtiness—Suspicion—Heretic views—Killing—Stealing—Lewd—Lying speech—Self- concept—One-sided standpoint—Coservative sptandpoint—Uphold forbidden religious practices.

1)Tham—Greed: See Tham Sân Si (1), and Ngũ Giới (2).

2)Sân—Hatred: See Tham Sân Si (2).

3)Si—Ignorance: See Tham Sân Si (3).

4)Mạn—Haughtiness: See Mạn.

5)Nghi—Doubt: See Nghi Cái, and Ngũ Triền Cái.

6)Tà Kiến—Heretic views: See Tà Kiến.

7)Sát—Killing: See Sát, and Ngũ Giới (1).

8)Đạo—Stealing: See Ngũ Giới (2).

9)Dâm—Lewd: See Ngũ Giới (3).

10)Vọng—Lying speech: See Ngũ Giới (4).

11)Thân Kiến—Illusion of the self: See Thân Kiến, Ngã Kiến, Ngũ Kiến Vi Tế, and Tam Kết.

12)Biên Kiến—One-sided standpoint: See Biên Kiến, and Ngũ Kiến Vi Tế.

13)Giới Kiến Thủ—Coservative standpoint: See Giới Kiến Thủ.

14)Giới Cấm Thủ—Upholding forbidden religious practices: See Giới Cấm Thủ Kiến.

Tham Sống Sợ Chết: See Tham sanh úy tử.

Tham Sự:

1)To take part in an affair—To participate in.

2)Chief clerk.

Tham Tài: Greedy (eager) for wealth.

Tham Tàn: Greedy and harsh.

Tham Tập: Thói quen của lòng tham (tham mãi thành thói quen)—The habit of desire, desire becomes habitual.

Tham Tập Nhân: Một trong mười nhơn, thói quen của tham dục khiến người ta bị đọa vào địa ngục lạnh—Habitual cupidity leading to punishment in the cold hells, one of the ten causes—See Thập Nhân Thập Quả (2).

Tham Thiền: Tham nhập vào đạo thiền, hay tham vấn về thiền tập—To wrap in deep meditation—To enter into meditation—To seek, inquire or discuss religious instruction. 

Tham Thỉnh: Thỉnh ý—To request instruction or discussion.

Tham Thủy: Tham dục ví như dòng nước chuyên chở hết thảy những điều ác—Desire is like water carrying things along.

Tham Tiếc: To begrudge; be unwilling to give.

Tham Tiền:

1)Tham lam tiền bạc: Greed for money.

2)Trước buổi Vãn Tham: Before the evening assembly—See Tham (1) (b). 

Tham Trước: Tham trước là người ta cứ bám vào lòng tham không biết chán—The attachment of desire.

Tham Vấn: Xin lời hướng dẫn—To seek instruction, generally as a class.

Tham Vọng: Desire—Craving for—Ambition. 

Tham Vọng Muốn Bất Tử: The craving for immortality.

Thám:

1)Gián điệp: To spy.

2)Mật thám: Secret services.

3)Thám hiểm: To explore—To feel for.

4)Thám sát: To investigate.

Thám Sát: To scout.

Thám Thủy: Đo chiều sâu bằng âm thanh, phần dưới gậy để đo chiều sâu—To sound the depth of water, the lower part of a staff, i.e. for sounding depth.

Thảm:

1)Carpet.

2)Tragic.

Thảm Đạm: Ảm đạm—Sad—Gloomy.

Thảm Khốc: Tragic—Cruel—Terrible.

Thảm Sầu: Grievous—Sad—Sorrowful.

Thảm Thê: Thê thảm—Painful—Piteous.

Thảm Thiết: Tragic.

Thảm Thương: Pitiful.

Thảm Trạng: Tragic (painful) situation.

Than: To complain.

Than Ôi!: Alas!

Than Phiền: See Than.

Than Thân: To complain about one’s lot

Than Thở: To lament.

Than Tiếc: To regret.

Than Vãn: See Than thở.

Thán:

1)Tán thán: Thán phục—To admire—To praise—To extol.

2)Ta thán: To sigh.

3)Than: Charcoal—Coal.

Thán Ba Na: Tấm (loại gạo nát)—Broken rice.

Thán Đầu: Vị sư coi về củi lửa trong tự viện—The fire-tender in a monastery. 

Thán Đức: Tán thán công đức của người khác—To praise the virtue of others.

Thán Linh: Tán thán công đức của người quá vãng—To praise the spirit of the departed.

Thán Phật: Tán thán công đức của Phật—To praise Buddha.

Thán Phục: To admire.

Thản: Bình thản—Unevenful—Even.

Thản Nhiên: Unimpressionable—Unmoved—Emotionless—Even-mindedness.

Thản Nhiên Không Chút Động Tâm Trước Những Đau Thương Hay Cái Chết Của Người Khác: To remain emotionless before the suffering or the death of others.

Thang:

1)Canh: Soup.

2)Nước nóng: Hot liquid—Hot water.

Thang Danh Vọng: Ladder of fame.

Thang Đầu: Vị sư lo việc nấu nước trong chùa—The monk in charge of the kettles in a monastery.

Thang Xã Hội: Social ladder.

Tháng: Month.

Thảng Hoặc: By chance---Occasionally.

Thanh:

1)Âm thanh: Sabda (skt)—Một trong ngũ căn—Sound—Voice—Tone, one of the five physical senses or sensations.

2)Thanh sắt: A bar of metal.

3)Tiếng thanh: Clear voice.

4)Thanh sắc: Nila (skt)—Màu xanh nước biển—Dark blue coloured; also green, black.

5)Thanh tịnh: Amala (skt)—Pure—Clear—Tranquil—Serene. 

Thanh Bạch: Pure—Honest—Pháp do Đức Phật thuyết ra làm sáng tỏ mọi thiện pháp vô lậu, làm cho người nghe có khả năng rời bỏ phiền não ô trược—Pure and white, as the Buddha-truth, or as pure as goodness.

Thanh Bần: Poor but unsullied

Thanh Biện: Bhavaviveka (skt)—Bà Tỳ Phệ Da, một luận sư nổi tiếng (đồng thời với Bồ Tát Hộ Pháp, nhưng bác bỏ thuyết hữu tông của Hộ Pháp), là đệ tử của ngài Long Thọ. Ngài là người cùng thời với Phật Hộ, nhưng trẻ tuổi hơn. Ngài cho rằng , chỉ nêu ra sự sai lầm không chưa đủ, mà còn phải đề ra tự y luận chứng, hoặc luận chứng độc lập hợp lý để khiến kẻ đó phải im tiếng. Ngài đã viết bộ Đại Thừa Chưởng Trân Luận, Trung Quán Tâm Luận, và Trung Luận Yếu Chỉ để chú giải Trung Luận của Ngài Long Thọ—A noted Buddhist philosopher, around 60 A.D., a follower of Nagarjuna. Bhavaviveka was a junior contemporary of Buddhapalita. He maintained that the opponent should not only be reduced to absurdity, but svatantra or independent logical arguments should also be advanced to silence him. He wrote Mahayana-Karatala-ratna sastra, Madhyamikahrdaya with an auto commentary called Tarkajvala, Madhyamartha-Samgraha and Prajna-pradipa, a commentary on the Madhyamaka Sastra of Nagarjuna.

Thanh Bình: Tranquil—Quiet—Calm—Peaceful.

Thanh Danh: Renown—Fame—Reputation.

Thanh Diện Kim Cang: Vị Thiên vương mặt xanh, làm hộ pháp cho Phật giáo, vua của các loài Dạ Xoa, miệng lúc nào cũng mở to, có móng chó, ba mắt, đeo sọ người trên đầu và đeo rắn trên chân—The blue-faced raja, protector of Buddhism, king of the yaksas, with open mouth, dog’s fangs, three eyes, four arms, wearing skulls on his head, serpents on his legs. 

Thanh Duyên: See Thanh Văn, and Duyên Giác in Vietnamese-English Section. 

Thanh Dương: Clear and resonant.

Thanh Đạm: Slight—Frugal.

Thanh Đầu Quán Âm:

·Vị Quán Âm đầu xanh, ngồi trên vách đá dựng đứng: The blue-head Kuan-Yin, seated on a steep cliff.

·Vị Quán Âm cổ xanh, có ba mặt: The blue-knech Kuan-Yin, with three faces.

Thanh Đề Nữ: Mẹ của Mục Kiền Liên trong một tiền kiếp, nổi tiếng về sự bần tiện của bà—The mother of Maugalyaya na in a former incarnation, noted for her meanness.

Thanh Giá: Danh giá—Fame and dignity.

Thanh Giáo: Giáo pháp dạy bằng cách nói thành tiếng—Vocal teaching.

Thanh Hà: Vanksu or Vaksu (skt).

·Dòng sông có nước trong xanh: The blue or clear river.

·Dòng Oxus: The Oxus.

Thanh Khiết: Pure and clean.

Thanh Lãng: Sound wave.

Thanh Lịch: Refined—Fine—Elegant.

Thanh Liêm: Upright—Honest.

Thanh Liên: Utpala (skt)—Ưu Bát La—Hoa sen xanh—Blue lotus.

Thanh Liễu Chơn Yết Thiền Sư: Thiền sư Thanh Liễu Chơn Yết sanh năm 1089 tại tỉnh Tứ Xuyên. Sư xuất gia năm mười một tuổi, đến năm mười tám tuổi sư thi đậu Kinh Pháp Hoa. Sau đó sư tiếp tục đi đến Thành Đô tiếp tục học tập kinh điển—Xing-Liao-Zhen-Yieh was born in 1089 in Si-Chuan province. He left home at the age of eleven and passed his scriptural examinations on the Lotus Sutra at the age of eighteen. He then traveled to Cheng-Tu, where he continued his scriptural study. 

·Một lần trên đường vân du, sư gặp thiền sư Đơn Hà. Đơn Hà hỏi sư: “Thế nào là chính mình trước không kiếp?” Sư suy nghĩ để trả lời, thì Đơn Hà đã chận lại bảo: “Ngươi còn ồn ào thế sao, hãy đi đi!”—One time on the way of traveling, he met Tan-Xia. Tan-Xia asked him: “What is the self before the empty eon?” When Xing-Liao began to answer, Tan-Xia stopped him and said: “You are disturbed now. Go!”

·Một hôm sư lên ngọn Bát-Vu, bỗng nhiên khế ngộ. Trên đường sư trở về gặp Đơn Hà, thì Đơn Hà đã biết, tát ông một cái và nói: “Đã nói là ông sẽ chạy về đây nói cho ta biết mà.” Sư lễ bái rồi lui ra. Hôm sau, Đơn Hà thượng đường nói kệ:

“Nhật soi cô phong biếc,

Nguyệt đến nước trong khe,

Tổ sư huyền diệu quyết,

Chớ hướng tất lòng an.”

Nói xong Đơn Hà liền xuống tòa.

Thanh Liễu bèn tiến đến trước tòa thưa: “Ngày nay đăng tòa lại chẳng lừa được con.” Đơn Hà hỏi: “Ngươi thử nhắc lại ngày nay ta đăng tòa xem?” Sư im lặng giây lâu. Đơn Hà bảo: “Sẽ nói ông khắp đất.” Sư liền đi ra. 

One day he went to nearby Bo-Yu Peak, he suddenly experienced enlightenment. Upon returning to see Tan-Xia, his teacher immediately knew what had transpired. Before Tan-Xia could speak, Tan-Xia slapped him saying: “You were going to tell me what you know!” He bowed and retreated. The next day, Tan-Xia entered the hall and said to the monks this verse:

“The sun shines on a solitary green peak,

The moon reflects in the cold creek 

water.

The sublime mystery of the ancestors,

Is not found in the small mind.”

Tan-Xia then got down from the seat. Xing-Liao came forward and said: “A talk like the one you gave today won’t deceive me again.” Tan-Xia said: “Then explain it to me and we will see if you understand.” Xing-Liao was silent. Tan-Xia said: “I will say you caught a glimpse of it.” Xing-Liao then went out.

·Có vị Tăng hỏi: “Chư Phật ba đời nhằm trong đống lửa xoay bánh xe đại pháp, lại quả thực đấy chăng?”Thanh Liễu bảo: “Ta lại nghi đấy.” Vị Tăng bảo: “Hòa Thượng vì sao lại nghi?” Sư đáp: “Hoa đồng thơm đầy đất, chim rừng chẳng biết thơm.”—A monk asked Xing-Liao: “All the Buddhas in the three worlds have turned the great wheel of Dharma into the flames. Has this ceased or not?” Xing-Liao laughed out loud and said: “I have doubts about it.” The monk said: “Master, why do you have doubts about this?” Xing-Liao said: “The fragrance of wild flowers fills the road. The secluded bird does not know it’s spring.”

·Vị Tăng thưa: “Chẳng rơi phong thể lại nhận chuyên thân hay không?” Sư đáp: “Chỗ đi người đá chẳng đồng công.”—A monk asked: “Without letting go of wind and color, is it still possible to pivot oneself or not?” Xing-Liao said: “Whre the stone person walks, there is no other activity.”

·Một hôm sư vào nhà trù xem làm bún, chợt thùng thông lủng đáy. Tăng chúng la hoảng: “Uổng lắm!” Sư bảo: “Thùng thông lủng đáy tự nên vui mừng, vì sao lại phiền não?” Tăng chúng thưa: “Hòa Thượng thì được.” Sư nói: “Quả thực đáng tiếc một thùng bún.”—One day Xing-Liao went into the kitchen and saw a pot of boiling noodles. Suddenly, the bottom fell out of the pot. The monks there were crestfallen, saying: “Oh, what a waste!” Xing-Liao said: “An overturned bucket is a joy. Why are you disturbed?” the monks said: “The master can take delight in it.” Xing-Liao said: “Really, it’s a shame to waste a pot of noodles!”

·Thiền sư Thanh Liễu thị tịch năm 1151, ngài được vua ban danh hiệu “Ngộ Không Thiền Sư.”—Xing-Liao died in 1151. He received the posthumous name “Zen Master Enlightened Emptiness.” 

Thanh Long: Rồng xanh—Blue or green dragon.

Thanh Lương: Trong sạch và tươi mát, ý nói thanh tịnh—Clear and fresh (cool)—Clean and pure.

Thanh Lương Nguyệt: Mặt trăng thanh tịnh, ý nói Đức Phật—The pure moon, i.e., the Buddha. 

Thanh Lương Quốc Sư: Vị quốc sư giới luật thanh tịnh, danh hiệu của vị tổ thứ tư của tông Hoa Nghiêm (húy Trừng Quán, tự Đại Hưu, họ Hạ Hầu, người đất Sơn Âm, xuất gia năm 11 tuổi, trụ trì tại Ngũ Đài Sơn, được vua Đường Đức Tông tôn làm Thanh Lương Quốc Sư. Ngài thị tịch năm 120 tuổi)—Pure-minded preceptor of the State, title of the fourth patriarch of the Hua-Yen school. 

Thanh Lương Sơn:

·Tên của núi Ngũ Đài Sơn, nằm về phía bắc tỉnh Sơn Tây, nơi trú ngụ của các vị Bồ Tát—A name for Wu-T’ai-Shan in north Shan-Si, the abode of Bodhisattvas.

·Nơi trú ngụ của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, về phía đông của vũ trụ: The abode of Manjusri Bodhisattva, in the north-east of the universe. 

Thanh Lương Trì: Hồ thanh tịnh, dùng để ví với cảnh niết bàn, nơi không có sóng gió và nhiễm trược phiền não—The pure lake or pool, i.e., nirvana.

Thanh Lương Tự: Tên của một tự viện trên núi Ngũ Đài Sơn, được ngài Thanh Lương Quốc Sư xây dựng vào thời nhà Đường—A monastery at Wu-T’ai-Shan, built by preceptor of the State Sin-Liang during the T’ang Dynasty.

Thanh Lưu: Clear current.

Thanh Minh:

1)Trong sáng: Clear and bright.

2)Giải thích rõ ràng: To explain or to state clearly.

3)Ngày lễ Thanh Minh sau Tết, thường vào ngày rằm tháng ba Âm lịch, ngày lễ dành cho những vong linh. Các dân tộc Đông Á như Tàu, Nhựt, Đại Hàn và Việt Nam, thường cử hành lễ nầy bằng cách đi đến các nghĩa trang để vãy cỏ và làm sạch mộ tổ tiên, cũng như dâng cúng thực phẩm và hoa quả: The Chinese festival or a festival after Spring, usually on 15th of the third lunar month, when honour is paid to departed spirits. East Asian peoples such as Chinese, Japanese, Korean, Vietnamese, often celebrate this festival by going to the cemetery to cut grasses, clean and offer food and fruits on their ancestors’ tombs.

4)Thanh Minh có nghĩa là truyền tin, một trong Ngũ Minh: The learning of communication, one of the five sciences—Đức Phật đã nhìn thấy sự quan trọng của truyền tin, vì vậy Ngài đã đặt nó lên hàng đầu. Vì nếu không có kỹ thuật truyền tin thì các môn học khác sẽ không phát huy được. Khoa truyền tin tự cổ chí kim chịu ảnh hưởng của chữ viết hay lời nói. Đức Phật khuyến khích con người hãy học cách diễn đạt và làm cho người khác hiểu rõ mình. Vì vậy, ngoài tiếng mẹ đẻ ra, chúng ta cần phải học thêm những sinh ngữ thông dụng để có thể truyền đạt và hiểu rõ tư tưởng của các dân tộc khác, từ đó cải thiện cuộc sống về cả vật chất lẫn tinh thần—The Buddha realized the importance of communication; therefore, he made it the first of the “Five Great Learning.” For without adequate means of communication, all other learning types cannot be carried out. From ancient time till now, communication can be effected by written languages or by speech. The Buddha encouraged people to learn how to express themselves and make themselves understood. Thus, we should learn not only our own languages, but also learn other living and popular languages to communicate with and understand other peoples’ ideas and thoughts to improve our physical and spiritual life—See Ngũ Minh.

a)Truyền đạt bằng lời nói—Communication by speech: Lời nói vừa là phương tiện truyền thông chính, vừa cũng là phương tiện phá tan những rào cản khác biệt về tư tưởng—Speech is not only a main means of communication, but it is also a means to destroy barriers of different ideas and thoughts. 

b)Truyền đạt bằng chữ viết—Communication by writing: Sự tiến triển của văn minh tùy thuộc vào sách vở của các bậc tiền bối để lại. Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ nên tất cả các kinh điển đều được viết bằng Phạn ngữ. Sau đó, kinh điển được dịch sang tiếng Hoa. Hiện tại tại Việt Nam kinh điển được dịch sang Việt ngữ từ Phạn hay Hoa ngữ—The advancement of civilization depends on the scriptures left to us by the ancient sages. Buddhism originated from India; therefore, all scriptures were written in either Sanskrit or Pali. Later, they were translated into Chinese. Nowadays, Vietnamese Buddhist monks and nuns are translating these scriptures into Vietnamese, either from Sanskrit, Pali, or Chinese. 

c)Truyền đạt bằng những phương cách khác—Communication by other media: Chắc chắn có người cho rằng chân lý tối thượng của Đức Phật không thể giải thích bằng ngôn ngữ, nhưng nếu không dùng ngôn ngữ thì không thể nào diễn đạt được Phật Pháp, tức là chân lý tối thượng của Đức Phật, nó siêu việt lên trên mọi hình thức, tuy nhiên phải dùng tới phương tiện của hình thức thì mới có thể thực hiện được bằng các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, và hành động, như các tông phài Mật Tông đã ứng dụng. Trong Thiền Tông, sự truyền đạt trí huệ cao siêu được thực hiện bằng tâm truyền tâm. Tuy nhiên, với đa số đại chúng với căn cơ trình độ khác nhau, thì sự truyền đạt bằng ngôn ngữ và hình ảnh chân thật vẫn phổ thông và hữu hiệu hơn nhiều—Of course some may argue that the law has no speech; however, without speech it cannot be expressed. The ultimate truth of the Buddha transcends form, yet only by means of form can it be understood. Doctrinal transmission can also be accomplished by arts, such as painting, sculpture, music, and actions, as is the case with the esoteric sects of Buddhism. While in Zen the transmission of high wisdom is carried out from mind to mind. However, the masses with different levels of faculties, the transmission by way of speech and real pictures is much more popular and effective. 

Thanh Minh Luận: Sabdavidya-sastra (skt)—Bộ luận về chữ và nghĩa—A treatise on the words and meanings. 

Thanh Nguyên Hành Tư Thiền Sư: Zen master Xing-Si-Qing-Yuan—See Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư.

Thanh Nhã: Grace—Refined—Elegant—Courteous.

Thanh Nhàn: Unoccupied.

Thanh Niệm Tụng: Tụng niệm ra tiếng—Vocal intonation.

Thanh Phạn:

·Phạn ngữ là ngôn ngữ của thanh tịnh: Pure Sanskrit.

·Tiếng Phật thanh tịnh: Buddha’s resonant voice, or pure enunciation.

Thanh Phẩu Hưng Dương Thiền Sư: Zen master Qing-Pou-Xing-Yang—Thiền sư Thanh Phẩu Hưng Dương là đệ tử của Thiền sư Đại Dương. Tuy vậy ông không may chết trước Đại Dương và không có Pháp từ nào để nối dõi Tào Động—Zen master Qing-Pou-Xing-Yang was a disciple of Zen master T’a-Yang. Although he was a successor of T’a-Yang, he unfortunately did not outlive his teacher, nor did he have any Dharma heirs to carry on the Cao-T’ong line.

·Sau khi trụ ở Hưng Dương, sư thượng đường dạy chúng: “Đại đạo từ Tây sang, lý bặt bách phi, trong câu hợp cơ toàn trái diệu chỉ, bất đắc dĩ mà có làm cong vạy tông Tổ Sư, huống là lăng xăng có lợi ích gì? Tuy nhiên như thế, việc không phải một chiều, hãy ở trong cửa xướng giáo mở một con đường cùng toàn thể thương lượng.”—After becoming the abbot of a temple, Xing-yang entered the hall and addressed the monks, saying: “The principle of the great way that came from the west cuts off the hundred negations. Words that accord with the essential teaching go on without end. But what benefit could there be in just arduously submitting to the teachings of our school? Although it’s like this, there are many different affairs to deal with. But in the teaching of our school, there is only one path that passes through. Everyone discuss this!” 

·Có vị Tăng hỏi: “Rồng Ta Kiệt ra khỏi biển thì càn khôn chấn động, thấy mặt trình nhau việc thế nào?” Sư đáp: “Chim Đại bàng cánh vàng kình vũ trụ, trong ấy ai là người xuất đầu?” Vị Tăng hỏi: “Nếu khi gặp người xuất đầu thì làm sao?” Sư đáp: “Giống như chim cắt anh không tin, trước sọ khô nghiệm mới biết thật.” Vị Tăng hỏi: “Thế ấy thì khoanh tay bày ngực lui ba bước?” Sư đáp: “Dưới tòa Tu Di con rùa quạ, chớ đợi điểm trán lần thứ hai.”—A monk asked Xing-Yang-Qing-Pou: “When the Sagara Dragon emerges from the sea, the entire universe shudders. At just such a time, how is this expressed?” Qing-Pou said: “The Garuda King confronts the universe! Among you here, who can come forth?” The monk asked: “If suddenly someone comes forth, then what?” Qing-Pou said: “It’s like a falcon striking a pigeon. You don’t believe me. If you can experience it behind your skull, then you’ll at last realize the truth.” The monk said: “In that case, I’ll just fold my hands on my chest and retreat three steps.” Qing-Pou said: “The tortoise that upholds Mount Sumeru won’t tolerate another one going back with a dot on its forehead!”

·Sư bệnh, Đại Dương đến hỏi: “Thân nầy như bọt huyễn, trong bọt huyễn thành tựu. Nếu không có cái bọt huyễn thì đại sự không do đâu mà hiện. Nếu cần đại sự xong, biết cái bọt huyễn này làm gì?” Sư thưa: “Vẫn là việc bên này.” Đại Dương bảo: “Việc bên kia thế nào?” Sư thưa: “Khắp đất vầng hồng suốt, đáy biển chẳng trồng hoa.” Đại Dương cười: “Là người tỉnh chăng?” Sư hét: “Nói! Sẽ bảo tôi mất rồi.” Nói xong thầy thị tịch—When Qing-Pou was ill in bed, T’a-Yang said to him: “The body is an illusion, and within this illusion affairs are carried out. If not for this illusion, the great matter would have no place from which to be undertaken. If the great matter is undertaken, it is seen to be an illusion. What do you say?” Qing-Pou said: “There is still this matter here.” T’a-Yang said: “And what is that matter?” Qing-Pou said: “Encircling the earth, the lustrous crimson orb. At ocean bottom, not planting flowers.” Qing-Pou paused and closed his eyes. T’a-Yang smile and said: “Are you awake?” Qing-Pou said: “I’ve forgotten what I was about to say.” He then passed away.

Thanh Quan: Honest officials.

Thanh Quang: Pure and bright.

Thanh Quy: Luật thanh tịnh—Pure rules. 

Thanh Quỷ: Loại quỷ xanh, luôn miệng trách mắng tội nhân trong địa ngục—Blue or green demons who abuse the sufferers in Hades.

Thanh Sắc Thanh Quang: Green colored of green light. 

Thanh Sử: History book.

Thanh Tao: Noble—Elevated.

Thanh Tâm: Không không uế nhiễm—An unperturbed mind—Pure heart.

Thanh Tân: Pure and fresh.

Thanh Thản: Serene.

Thanh Thanh: Greenish.

Thanh Thế: Prestige—Fame and influence.

Thanh Thỏ: Quiet—Calm.

Thanh Thoát: Spontaneously.

Thanh Tín Nam: Upasaka (skt)—Ưu Bà Tắc—Male lay devotees—See Upasaka in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Ưu Bà Tắc in Vietnamese-English Section.

Thanh Tín Nữ: Upasika (skt)—Ưu Bà Di—Female lay devotees—See Upasika in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Ưu Bà Di in Vietnamese-English Section.

Thanh Tịnh: Visuddhi (p)—Parisudhi or Visudhi (skt)—Purity—Purification.

(I)Nghĩa của Thanh Tịnh—The meanings of Purity:

1)Dứt bỏ mọi sai phạm tà ác và nhiễm trược: Free from evil and defilement.

2)Hoàn toàn thanh tịnh: Pure—Chaste—Calm—Quiet—Purity—To purify (v)—To become purity—Serenity—Pure and clean—Perfectly clean.

(II)Phân loại Thanh Tịnh—Categories of Purity:

(A)Nhị chủng Thanh Tịnh—There are two kinds of purity:

1)Tự tánh thanh tịnh: Natural purity—Chân như.

2)Ly cấu thanh tịnh: Acquired purity through avoiding pollution.

(B)Tam chủng Thanh Tịnh—Three kinds of purity: See Tam Thanh Tịnh in Vietnamese-English Section.

Thanh Tịnh Biện Tài: Purity of intellectual powers.

Thanh Tịnh Bổn Nhiên: Purely and naturally so—Spontaneous.

Thanh Tịnh Chân Như: The pure bhutatathata.

Thanh Tịnh Đạo: The way of purification.

Thanh Tịnh Giác Hải: Bản giác thanh tịnh rộng sâu như biển cả, không chứa đựng những phiền trược của cuộc đời (như biển cả không chứa rác rưởi, mà rác rưởi phải bị sóng tấp vào bờ)—The pure ocean of enlightenment, which underlies the disturbed life of all. 

Thanh Tịnh Giải Thoát Tam Muội: Tam muội sở không có ô nhiễm, thoát ly mọi hệ lụy ràng buộc, và hoàn toàn thanh thản tự tại—A samadhi free from all impurity and in which complete freedom is obtained. 

Thanh Tịnh Nghiệp Xứ: Trạng thái thanh tịnh mà những người có thiện nghiệp đạt đến (đất Phật thanh tịnh kỳ diệu, nơi sanh của những người có nghiệp thuần lành)—The state which one who has a pure karma reaches.

Thanh Tịnh Nhân: Bậc thanh tịnh, đặc biệt ám chỉ Đức Phật—The pure and clean man, especially the Buddha.

Thanh Tịnh Pháp: Dharmaviraja (skt)—Chân lý thanh tịnh—Pure truth.

Thanh Tịnh Pháp Giới: Pháp giới thanh tịnh hay chân thể mà Đức Phật đã chứng được—The pure Buddha-truth or realm.

Thanh Tịnh Pháp Nhãn: Pháp nhãn thanh tịnh (pháp nhãn là một trong năm nhãn). Ở bậc Thanh Văn Duyên Giác thấy được Tứ Thánh Đế; còn các bậc Bồ Tát Đại Thừa, có trí lực thấy được ngã không và lý không của vạn hữu—The pure dharma-eye (one of the five eyes) with which one discerns the four noble truths and the unreality of self or things (Hinayans disciple first discerns the four noble truths, and the Mahayana disciple discerns the unreality of self and things).

**For more information, please see Ngũ Nhãn.

Thanh Tịnh Pháp Thân Phật: Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng đã dạy về Thanh Tịnh Pháp Thân Phật như sau: “Nầy thiện tri thức! Sao gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật? Người đời bản tánh là thanh tịnh, muôn pháp từ nơi tánh mà sanh, suy nghĩ tất cả việc ác tức sanh hạnh ác, suy nghĩ tất cả việc lành tức sanh hạnh lành. Như thế các pháp ở trong tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, vì mây che phủ nên ở trên sáng, ở dưới tối, chợt gặp gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, vạn tượng đều hiện. Tánh của người đời thường phù du như là mây trên trời kia. Nầy thiện tri thức! Trí như mặt trời, huệ như mặt trăng, trí huệ thường sáng, do bên ngoài chấp cảnh nên bi mây nổi vọng niệm che phủ tự tánh không được sáng suốt. Nếu gặp thiện tri thức, nghe được pháp chơn chánh, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng suốt, nơi tự tánh muôn pháp đều hiện. Người thấy tánh cũng lại như thế, ấy gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật.”—According to The Dharma Jewel Platform Sutra, the Sixth Patriarch taught: “Good Knowing Advisor! What is the clear, pure Dharma-body Buddha? The worldly person’s nature is basically clear and pure, and the ten thousand dharmas are produced from it. The thought of evil produces evil actions and the thought of good produces goodactions. Thus all dharmas exist within self-nature. This is like the sky which is always clear, and the sun and moon which are always bright, so that if they are obscured by floating clouds it is bright above the clouds and dark below them. But if the wind suddenly blows and scatters the clouds, there is brightness above and below, and the myriad forms appear. The worldly peson’s nature constantly drifts like those clouds in the sky. Good Knowing Advisors, intelligence is like the sun and wisdom is like the moon. Intelligence and wisdom are constantly bright, but if you are attached to external states, the floating clouds of false thought cover the self-nature so that it cannot shine. If you meet a Good Knowing Advisor, if you listen to the true and right Dharma and destroy your own confusion and falseness, then inside and out there will be penetrating brightness, and within the self-nature all the ten thousand dharmas will appear. That is how it is with those who see their own nature. It is called the clear, pure Dharma-body of the Buddha.”

Thanh Tịnh Quang Minh Thân: Thân thanh tịnh chiếu sáng của Đức Phật—The pure, shining body or appearance of the Buddha.

Thanh Tịnh Tâm:

1)Tâm địa trong sạch không nhuốm não phiền: A pure mind free from doubt or defilement.

2)Làm cho tâm địa trong sạch: To purify the mind.

Thanh Tịnh Thân Tâm: To purify the body and mind.

Thanh Tịnh Thức: Amalavijnana (skt)—Thức thanh tịnh, trước đây gọi là thức thứ chín, về sau nầy gọi là thức thứ tám hay A-Lại-Da thức—Pure and uncontaminated knowledge, earlier regarded as the ninth, later as the eighth or alaya-vijnana.

Thanh Tịnh Tối Thắng: Perfect purity and peace. 

Thanh Tịnh Trang Nghiêm: Purely adorned.

Thanh Tịnh Trí: Vô lậu trí hay trí không nhuốm phiền não—Undefiled knowledge.

Thanh Tịnh Viên: Vườn Thanh Tịnh, một trong mười tên dùng để gọi tự viện—Pure garden, or garden of purity, i.e. monastery or convent, one of the ten names for a monastery.

Thanh Toán: To liquidate.

Thanh Tra: To inspect.

Thanh Trai: Giữ trai giới thanh tịnh—Pure observance of monastic rules for food; to eat purely, i.e. vegetarian food; fasting.

Thanh Trần: Saddarammana (skt)—The audible object.

Thanh Trừ: To eliminate.

Thanh Trước: Tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng tọa lạc tại ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, Nam Việt Nam. Ban đầu chùa có tên là Phật Linh do các mục đồng dựng lên năm 1826. Đến năm 1851, Hòa Thượng Quý Chơn Hội đứng ra xây chùa và lấy tên là Thanh Trước Tự. Chùa đã trải qua bảy đời truyền thừa. Năm 1896, Hòa Thượng Hải Tràng cho trùng tu lần thứ nhất. Từ năm 1941, Hòa Thượng Hoằng Thông đã cho trùng tu các năm 1946 và 1958—Name of a famous ancient pagoda located in Gò Tre hamlet, Long Thuận village, Gò Công town, South Vietnam. The pagoda was built by some herdsmen in 1826 and called Phật Linh. Up to 1851, Most Venerable Quý Chơn Hội took responsibility of rebuilding the pagoda and remaned it Thanh Trước. It has been headed by seven successors. In 1896, Most Venerable Hải Tràng had it restored for the first time. Since 1941, Most Venerable Hoằng Thông, Head of the pagoda, had the pagoda rebuilt in 1946, 1958. 

Thanh Trượng: Cây gậy đã được Đức Phật cho thọ giới, dùng để đuổi những loại côn trùng độc—The sounding or rattling staff, said to have been ordained by the Buddha to drive away crawling poisonoue insects.

Thanh Tú: Beautiful—Elegant.

Thanh Tuyền: Limpid spring.

Thanh U: Calm—Silent—Quiet.

Thanh Uy: Fame and pretige.

Thanh Văn: Savaka (p)—Sravaka (skt)—Sound hearer.

·Thanh Văn quán Tứ Đế mà tu hành và mức độ phát triển bị hạn hẹp. Mục tiêu chỉ là giác ngộ cá nhân mà thôi. Chính vì thế mà trong Pháp Hội Hoa Nghiêm trong rừng Thệ Đa, Hết thảy các đại Thanh Văn, kể cả các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, vân vân, không có phước quả, không có tuệ nhãn, không có tam muội , không có giải thoát, không có thần lực biến hóa, không có uy lực, không có tự chủ, không có trụ xứ, không có cảnh giới để họ bước vào chúng hội của Bồ Tát và tham dự vào cuộc diễn xuất tâm linh diễn ra trong rừng Thệ Đa. Vì họ đã riêng tầm cầu giải thoát theo thừa và đạo của Thanh Văn; những gì họ thành tựu đã không vượt ngoài quả vị Thanh Văn. Quả thực, họ đã đạt được trí tuệ làm hiển lộ chân lý, an trụ trong biên tế của thực tại (bhutakoti), hưởng thụ tịch diệt cứu cánh, nhưng họ không có tâm đại bi rộng lớn đối với hết thảy chúng sanh, vì họ chỉ chuyên tâm vào những hành nghiệp của riêng mình, không có tâm chứa nhóm trí tuệ Bồ Tát và tự mình tu tập theo đó. Họ có riêng sự chứng ngộ và giải thoát, nhung họ không mong cầu, không phát nguyện làm cho kẻ khác cũng tìm thấy chỗ an trụ trong đó. Như thế họ không hiểu thế nào là thần lực bất khả tư nghì của Như Lai: Hearer of the four noble truths and limited to that degree of development. The objective is personal salvation. Therefore, in the assembly of the Gandavyuha in the Jetavana, all the great Sravakas, including Sariputra and Maudgalyayana, etc., have no stock of merit, no wisdom-eye, no samadhi, no emancipation, no power of transformation, no sovereignty, no energy, no mastery, no abode, no realm, which enable them to get into the assemblage of the Bodhisattvas and participate in the performance of the greatspiritual drama that is going on in Jetavana. As they have sought their deliverance according to the vehicle and way of Sravakahood, what they have accomplished does not go beyond Sravakahood. They have indeed gained the knowledge whereby the truth is made manifest, they are abiding in the limit of reality (bhutakoti), they are enjoying the serenity of the ultimate (atyantasanti); but they have no great compassionate all-embracing heart for all beings, for they are too intently occupied with their own doings (atmakarya) and have no mind to accumulate the Bodhisattva-knowledge and to discipline themselves in it. They have their own realization and emancipation, but they have no desire, make no vows to make others also find their resting abode in it. They do not thus understand what is really meant by the inconceivable power of the Tathagata.

·Chữ Sravaka có nghĩa là kẻ nghe giảng, dùng để gọi những đệ tử Phật, có thể là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni hay cận sự nam nữ, văn kinh thính pháp và tu tập theo lời Phật dạy mà đạt được đạo quả Niết Bàn. Người ấy cũng có lúc độ tha, nhưng khả năng rất hạn hẹp. Hàng Thanh Văn còn chịu khuất phục dưới nghiệp chướng nặng nề; họ không thể hoài bảo những tâm nguyện lớn lao như các vị Bồ Tát để làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh; sở kiến của họ không đủ sáng và không đủ sâu nên họ không nhìn thấy tất cả những bí ẩn của sự sống, họ chưa hề khai mở con mắt trí tuệ (see Tuệ Nhãn)—Sound-hearer—The word ‘Sravaka’ literally means ‘hearer.’ This name was given to the disciple of the Buddha, may be a monk, a nun, a layman or a laywoman, bent on his or her liberation. A Sravaka hears and learns the truth from the Buddha, then follows and practices the teachings of the Buddha and finally attains Nirvana. He or she also serves others, but his or her capacity to do so is limited. Sravakas are yet under the covering of too great a karma-hindrance; they are unable to cherish such great vows are made by the Bodhisattvas for the spiritual welfare of all beings; their insight is not clear and penetrating deep enough to see all the secrets of life; they have not yet opened the wisdom-eye.

Thanh Văn Tạng: The Sravaka—Hinayana Canon.

Thanh Văn Thừa: See Sravakayana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Thanh Vắng: Deserted and silent.

Thánh: Arya (skt).

1)Thánh giả: Saint—Sage.

2)Thiêng liêng: Holy.

3)Thánh thần: Gods.

4)Chứng đắc Chính Đạo: One who is wise and good, and is correct in all his characters.

5)Thánh Nhân đối lại với Phàm Nhân: The saint is the opposite of the common or unenlightened man.

6)Tứ Thánh: See Tứ Thánh Quả.

Thánh Bảo Tạng Thần: Một trong các vị chư Thiên, vị có nhiều của cải quý báu, được gọi là Tài Thần, đem của cải đến làm giàu cho chúng sanh—The deva, or devas of the sacred treasury of precious things, who bestows them on the living.

Thánh Cảnh: Auspicious scenes.

Thánh Chủ Thiên Trung Thiên: The holy lord—Deva of devas.

Thánh Chúng:

·Tất cả các bậc Thánh—The holy multitude—All the saints, or sacred assembly.

·Những vị Bồ Tát Thánh đã vượt thoát phiền não từ sơ địa trở lên—The Bodhisattva saints who have overcome illusion, from the first stage upwards.

·Đối với Thánh chúng hay bậc trí, những gì thường phải được xem là một sự lầm lẫn, tức là cái thế giới của các đặc thù nầy, vẫn không biểu hiện là điên đảo hay phi điên đảo: To all the saints, or the wise, what is to be ordinarilyregarded as an error, that is, this world of particulars, appears neither perverted nor unperverted.

·Đoàn thể do Đức Phật lập nên gọi là “Thánh Chúng” (Aryan sangha), đó là môi trường tu tập của những người cao quý. Vì truyền thống Bà La Môn đã được thiết lập kiên cố nên giai cấp bấy giờ đã được phân chia thậ là rõ rệt. Bởi lẽ đó, Đức Phật luôn xác nhận rằng trong hàng Tăng chúng của Ngài không có phân biệt giữa Bà La Môn và võ tướng, hay giữa chủ và tớ. Ai đã được nhìn nhận vào hàng Tăng chúng đều được quyền học tập như nhau. Đức Phật dạy rằng không thể gọi một giai cấp nào là cao quý hay không cao được bởi vì vẫn có những người đê tiện trong cái giai cấp gọi là cao quý và đồng thời cũng có những người cao quý trong giai cấp đê tiện. Khi chúng ta gọi cao quý hay đê tiện là chúng ta nói về một người nào đó chứ không thể cả toàn thể một giai cấp. Đây là vấn đề của tri thức hay trí tuệ chứ không phải là vấn đề sinh ra ở trong dòng họ hay giai cấp nào. Do đó, vấn đề của Đức Phật là tạo nên một người cao quý hay Thánh giả (Arya pudgala) trong ý nghĩa một cuộc sống cao quý. Thánh chúng đã được thiết lập theo nghĩa đó. Theo đó thì Thánh Pháp (Arya dharma) và Thánh luật (Arya vinaya) được hình thành để cho Thánh chúng tu tập. Con đường mà Thánh giả phải theo là con đường Bát Thánh Đạo (Arya-astangika-marga) và cái sự thật mà Thánh giả tin theo là Tứ Diệu Đế. Sự viên mãn mà Thánh giả phải đạt tới là Tứ Thánh quả (Arya-phala) và cái toàn bị mà Thánh giả phải có là Thất Thánh Giác Chi (sapta-arya-dharma). Đó là những đức tính tinh thần cả. Người học Phật không nên đánh mất ý nghĩa của từ ngữ “Thánh” nầy vốn được áp dụng cẩn thận vào mỗi điểm quan trọng trong giáo pháp của Đức Phật. Đức Phật, như vậy, đã cố gắng làm sống lại ý nghĩa nguyên thủy của chữ “Thánh” nơi cá tính con người trong cuọäc sống thường nhật: The special community established by the Buddha was called “The Assembly of the Noble” (Arya-sangha), intended to be the cradle of noble persons. Since the Brahmanical tradition had been firmly established, the race distinction was strictly felt. On that account the Buddha often asserted that in his own community there would be no distinction between Brahmans (priests) and warriors or between masters and slaves. Anyone who joined the Brotherhood would have an equal opportunity for leading and training. The Buddha often argued that the word Arya meant ‘noble’ and we ought not call a race noble or ignoble for there will be some ignoble persons among the so-called Aray and at the same time there will be some noble persons among the so-called Anarya. When we say noble or ignoble we should be speaking of an individual and not of a race as a whole. It is a question of knowledge or wisdom but not of birth or caste. Thus the object of the Buddha was to create a noble personage (arya-pudgala) in the sense of a noble life. The noble community (Arya-sangha) was founded for that very purpose. The noble ideal (Arya-dharma) and the noble discipline (Arya-vinaya) were set forth for the aspiring candidates. The path to be pursued by the noble aspirant is the Noble Eightfold Path (Arya-astangika-marga) and the truth to be believed by the noble is the Noble Fourfold Truth (Catvariarya-satyani). The perfections attained by the noble were the four noble fruitions (Arya-phala) and the wealth to be possessed by the noble was the noble sevenfold wealth (sapta-arya-dhana), all being spiritual qualifications. The careful application of the word Arya to each of the important points of his institution must not be overlooked by a student of Buddhism. The Buddha thus seemed to have endeavored to revive the original meaning of Arya in personality and the daily life of his religious community. 

** For more information, please see Tứ 

Thánh Quả.

Thánh Chúng Lai Nghinh: Những ai tinh chuyên tu hành niệm Phật, lúc lâm chung sẽ được Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng ở cõi Tịnh Độ đến đón về cõi Tịnh Độ—Amitabha’s saintly host come to welcome at death those who call upon him. 

Thánh Chủng:

1)Chủng tử của bậc Thánh Hiền: Tăng chúng (sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử lần lượt nối pháp, như hạt giống cây truyền đi mãi mãi)—The holy seed, i.e. the community of monks.

2)Một trong lục chủng tính: One of the six germ-natures or roots of Bodhisattva development—See Lục Chủng Tính.

Thánh Cúng: The holy offerings, or those made to the saints, especially to the Triratna.

Thánh Duyên: Những điều kiện hay trợ lực giúp đưa đến cuộc sống Thánh Thiện—Holy conditions of or aids to the holy life.

Thánh Đản: Birthday of a saint.

Thánh Đạo:

1)Con đường Thánh Thiện: The holy way.

2)Con đường của bậc Hiền Thánh: The way of the saints or sages.

3)Đạo Phật: See Buddhism in English-Vietnamese Section.

4)Bát Thánh Đạo: The Eightfold Noble Path—See Bát Thánh Đạo.

Thánh Đạo Môn: Con đường của bậc Hiền Thánh đạt đạo qua quá trình tu tập, đối lại với tịnh độ môn hay sự cứu độ qua niềm tin nơi Đức Phật A Di Đà—The ordinary schools of the way of holiness by the process of devotion, in contrast with immediate salvation by faith in Amitabha.

**For more information, please see Nhị Môn

(1).

Thánh Đế: Đế lý mà các bậc Thánh thấy được; đặc biệt là Tứ Thánh Đế (Thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo, chân thực không hư vọng, không điên đảo)—The sacred principles or dogmas, or those of the saints, or sages; especially the Four Noble Truths.

** For more information, please see Tứ Thánh

Đế. 

Thánh Đề Bà: Aryadeva or Devabodhisattva (skt)—Bồ Tát Đề Bà, người gốc Tích Lan, đệ tử của Ngài Long Thọ. Thánh Đề Bà là tác giả bộ Bách Luận nổi tiếng—A native of Ceylon and disciple of Nagarjuna, famous for his hundred writings and discussions.

Thánh Điển:

1)Điển tịch của Thánh nhân: The sacred canon, or holy classics.

2)Thánh điển Phật Giáo hay Tam tạng Kinh Điển: The Tripitaka.

Thánh Điển Không Văn Tự: The Unwritten Sacred Literature.

a)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, toàn bộ kết tập của Thánh điển do đại hội san định chưa được viết trên giấy hay lá thốt nốt suốt thời gian gần 400 năm. Dĩ nhiên, ngay cho đến hôm nay Bà La Môn giáo cũng chưa viết ra văn học Vệ Đà, nhất là những sách mệnh danh là “khải thị lục.” Chúng ta có thể tưởng tượng, đạo Phật đã giản dị noi gương nền tôn giáo xưa hơn, nhưng cũng còn có những lý do khác nữa—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, the whole collection of the sacred literature authorized by the Council was not written on paper or palm leaf during a period of about four hundred years. It is well known that Brahmanism has never written down its Vedic literature even to this day, especially those revealed texts called “Hearing” (Sruti). We may imagine that Buddhism simply followed the example of the older religion, but there were other reasons as well.

·Trước hết các ngài đã không dám tục hóa âm thanh dịu ngọt và những lời êm ái của Đức Thích Tôn bằng cách đặt chúng vào những văn tự mạo phạm có nguồn gốc ngoại lai. Phật đã có lần cấm dịch những lời của Ngài thành tiếng Sanskrit của Vệ Đà. Thế thì Ngài sẽ í hài lòng hơn nếu viết những lời của Ngài trong mẫu tự của học thuật thế gian, vốn chỉ được dùng cho mục đích thương mại và bình dân. First, they dare not desecrate the sweet voice and kindly words of the Blessed One by putting them down in the profane letters of a foreign origin. The Buddha had once forbidden the translation of his words into the Vedic sanskrit. How much less would it please him to write his words in the foreign Accadian alphabet, which was used only for commercial and popular purposes? 

·Thứ hai, ngôn ngữ mà các ngài chấp thuận trong đại hội rất có thể là một thứ tiếng hỗn chủng, gần giống tiếng Ba Li, đó là tiếng Hoa Thị (Pataliputra). Thật không thích hợp nếu ngôn ngữ và văn học linh thiêng của các Ngài phải mở ra cho quần chúng, nhất là khi có một số trưởng lão có dị kiến theo khuynh hướng tự do tư tưởng: Secondly, the language they adopted in the council was, in all probability, a commingled one, something like the Pali language, that is, the language of Pataliputra. It was not advisable that their sacred language and literature should be open to the public, especially when there were some dissenting elders of a free-thinking tendency. 

a)Thứ ba, đặt những Thánh ngôn của Phật vào văn tự có thể coi là mạo phạm cũng như miêu tả thánh tượng bằng hội họa hay điêu khắc. Dù sao, toàn bộ văn học được duy trì trong ký ức và không được phép viết trải qua khoảng bốn thế kỷ: Thirdly, to put the Buddha’s holy words to letters might have seemed to them a sacrilege just as depicting his sacred image in painting or sculpture. At any rate, the whole literature was kept in memory and was not committed to writing until about four centuries later.

b)Cộng đồng Phật tử, trái hẳn với cộgn đồng Bà La Môn, là một tập hợp của cả bốn giai cấp đến từ mọi phương hướng, và đã không thích hợp cho việc tụng đọc cẩn thận các Thánh ngôn. Kết quả là cuộc lưu truyền thiếu sót. Vì sợ thất lạcvà xuyên tạc từ những giáo thuyết nguyên thủy, nên vua Vattagamani của Tích Lan đã ban lệnh ghi chép toàn bộ văn học viết bằng chữ Tích Lan, khoảng năm 80 trước Tây Lịch: The Buddhist community, quite different from that of the Brahmans, was an assortment of all four castes coming from all quarters, and was not suitable for a serious recital of the holy words. The result was an imperfect transmission. Fearing the loss and distortion of the original teachings, King Vattagamani of Ceylon gave orders to commit the whole literature to writing in Sinhalese characters, about the year 80 B.C. 

Thánh Đức: Virtue of a saint.

Thánh Giả: Arya (skt)—Bậc Thánh đã bước vào con đường đi đến Niết Bàn—The saint—The holy or saintly one; one who has started on the path to nirvana—See Lục Phàm Tứ Thánh.

Thánh Giáo: Những lời dạy của Thánh Nhân—The teaching of the sages, or holy one; holy teaching

Thánh Giáo Lượng: Chính Giáo Lượng—Những lý luận và chứng cứ cụ thể trong Thánh điển—The argument or evidence of authority in logic, i.e. that of the sacred books.

Thánh Hành: Cuộc sống chân chính của một vị Bồ Tát là tu hành giới định tuệ—The holy bodhisttva life of the monastic commandments, meditation, and wisdom.

** For more information, please see Ngũ Hành

(C).

Thánh Hiền: Saints and sages.

Thánh Hiệu: Buddha’s name—Câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”—The recitation of “Namo Amitabha Buddha.”

Thánh Linh: Linh hồn hay tâm thức của người quá cố—The saintly spirit of the dead

Thánh Minh: Sự giác ngộ của bậc Thánh—The holy enlightenment; the enlightenment of saints.

Thánh Nghi:

1)Oai nghi của bậc Thánh: The saintly appearance.

2)Tượng Phật: An image of Buddha.

Thánh Ngôn:

1)Lời nói chính thực đúng đắn của bậc Hiền Thánh: Holy words—The words of a saint or sage.

2)Lời dạy của Phật: The correct words of Buddhism.

** For more information, please see Tứ

Thánh Ngôn.

Thánh Ngôn Lượng: Tìm hiểu qua lời nói của Phật và Bồ Tát—Guideline to the teachings of the sages.

Thánh Ngữ: Aryabhasa (skt).

1)Thánh ngôn hay những lời nói của các bậc Thánh: Sacred speech, language, words, or sayings.

2)Phạn ngữ: Sanskrit—Ngôn ngữ của Ấn Độ—Indian language.

Thánh Nhân: Saint—Genuine sages.

Thánh Pháp: Những lời dạy của chư Hiền Thánh—Những lời Phật dạy—The holy law of Buddha—The law or teaching of the saints or sages.

Thánh Phúc: Một trong hai phước, thánh phước hay phước của Phật giáo để đối lại với Phạm phước hay phước của Phạm Thiên—One of the two kinds of happiness, holy happiness, that of Buddhism, in contrast with that of Brahma and Brahmanism—See Nhị Phước.

Thánh Phương: Aryadesa (skt)—A Ly Đà Tề Xá—Tiếng gọi tôn xưng của xứ Ấn Độ nơi Đức Phật đản sanh—The holy land (the land of the sage), India where the Buddha was born (India).

Thánh Quả: Ariyaphalam (p)—Đạo quả của bậc Thánh, đạt được Bồ Đề hay Niết Bàn—The holy truth—Fruit of the saintly life (bodhi or nirvana)—Holy fruition—Fruit of Arhatship—The fruition of holiness—See Lục Tức Phật (6).

Thánh Quân: Good king.

Thánh Sư Tử: Tôn hiệu của Đức Phật. Đức Phật là vị vua trong cõi Thánh như sư tử là vua trong muôn thú—The holy lion, Buddha.

Thánh Sử: Sacred history.

Thánh Tăng:

1)Hàng Tăng chúng đức cao đạo trọng đã dứt bỏ mê hoặc, đã chứng đắc chân lý, đối lại với phàm Tăng—The holy monk who has achieved higher merit, in contrasted with the ordinary monk (phàm tăng).

2)Tượng vị Thánh Tăng ở giữa Tăng Đường: The image in the monk assembly room.

3)Trong Phật Giáo Đại Thừa thì coi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát như là một Thánh Tăng, và tượng của ngài được đặt ở giữa Tăng Đường: In Mahayana Buddhism, Manjusri is considered as a holy monk, his image is placed in the center of the monks’ assembly room.

4)Trong Phật Giáo Tiểu Thừa thì Ngài Ca Diếp hay Tu Bồ Đề được coi như là những Thánh Tăng, tượng của các ngài thường được đặt giữa Tăng Đường: In Hinayana Budhism, Kasyapa and Subhuti are considered holy monks, their images are usually placed in he centre of the monks’ assembly room.

Thánh Tâm: Tâm của bậc Thánh như tâm Phật—The holy mind, that of Buddha.

Thánh Thai: Thai tạng của những bậc Thánh, bọc quấn và trưởng dưỡng chư Bồ Tát, chỉ ba hiền vị Thập trụ, Thập Hạnh, và Thập Hồi Hướng—The womb of holiness which enfolds and develops the bodhisattvas, i.e. the three excellent positions attained in the ten grounds, ten kinds of dedication, and ten necessary activities of a bodhisattva.

** For more information, please see Thập

Hạnh, Thập Hồi Hướng, and Thập Trụ.

Thánh Thần: Saint and gods.

Thánh Tính:

1)Tánh của bậc Thánh: Saintivity.

2)Câu Xá Luận gọi Thánh Tính là Chính Tính hay một đời sống Thánh thiện không còn bị dục vọng lôi cuốn: The holy nature, according to the Abhidharma-kosa of the passionless life.

3)Duy Thức Luận gọi Thánh Tính là cái tính sanh ra trí vô lậu mà đoạn trừ phiền não: According to the Vijnanamatrasiddhi of enlightenment and wisdom, the holy nature is the nature that produces the passionless or pure wisdom.

Thánh Tính Ly Sinh: Theo Duy Thức Luận, Thánh Tính Ly Sinh là cuộc sống của sự Thánh thiện của các vị Thanh Văn, Duyên Giác, A La Hán hay Bồ Tát, những vị đã đạt được vô lậu trí và dứt bỏ phiền não do phân biệt khởi lên (đã dứt bỏ phiền não và sở tri chướng), đối lại với cuộc sống của phàm phu hay người chưa giác ngộ—According to the Vijnanamatrasiddhi, the life of holiness apart or distinguished from the life of common unenlightened people.

Thánh Tịnh: Những trường phái Phật Giáo và Tịnh Độ—The schools of Buddhism and the Pure Land School.

Thánh Tôn: Vị Thánh được tôn kính như Phật—The holy honored one—Buddha.

Thánh Trí: Arya-jnana (skt)—Supreme knowledge.

·Cái trí tuệ tối thượng hay trí huệ của bậc Thánh, nhờ đó người ta có thể nhìn vào những chỗ thâm sâu nhất của tâm thức để nắm lấy cái chân lý thâm mật bị che khuất mà cái trí tầm thường không thể thấy được: Supreme wisdom, or the wisdom of a saint, whereby one is enabled to look into the deepest recesses of consciousness in order to grasp the inmost truth hidden away from the sight of ordinary understanding. 

·Phật trí hay trí của các bậc Thánh, trí siêu việt và vượt ra ngoài mọi sự phân biệt—The wisdom of Buddha, or the saints or the sages; the wisdom which is above all particularization, i.e. the wisdom of transcendental truth—Sage-like or saint-like knowledge.

Thánh Trí Bách Tính Sự: Aryajnanasvabhavavastu (skt)—Trí tuệ tối thượng như là tạo thành sự kiện tối hậu của hiện hữu—Supreme wisdom as constituting the ultimate fact of existence.

Thánh Trí Nhãn: Aryajnanacakshus (skt)—Con mắt của trí tuệ tối thượng, cũng được gọi là tuệ nhãn—The eye of supreme wisdom, also called the wisdom eye or Prajnanacakshus.

Thánh Trí Phi Ngôn Ngữ: Chân lý tối hậu chỉ vào sự thể chứng cái trí tuệ tối thượng trong tâm thức sâu thẳm nhất, và không thuộc phạm vi của ngôn từ và cái trí phân biệt; sự phân biệt như thế không thể phát hiện được chân lý tối hậu. Tuy nhiên ngọn đèn ngôn từ là có lợi ích cho việc soi sáng con đường đưa đến chứng ngộ tối hậu—The ultimate truth points to the realization of supreme wisdom in the inmost consciousness, and does not belong to the realm of words and discriminative intellect; thus discrimination fails to reveal the ultimate truth. However, the lamp of words is useful to illuminate the passage to final enlightenment.

Thánh Tượng: Chỉ tượng của Đức Phật—The statue of the Buddha.

a)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, tất cả những điêu khắc đầu tiên tại Sanci và Barhut không trình bày Phật trong diện mạo con người. Điều đáng lưu ý chúng ta là, những biến cố chính trong đời sống của Đức Phật đã được đưa ra đầy đủ trong điêu khắc mà không mang diện mạo một anh hùng. Làm sao có thể được? Phật khi giáng sinh được tượng trưng bằng đóa hoa sen nở trọn; khi thành đạo tượng trưng bằng cây Bồ Đề có tường rào chung quanh; lúc Ngài thuyết pháp đầu tiên (chuyển Pháp Luân) tượng trưng bằng một bánh xe trên đó đôi khi có thêm dấu hiệu Tam Bảo (Tri-ratna); lúc khất thực tượng trưng bằng một cái bình bát, vân vân. Nếu sự gợi hứng là một phương tiện của nghệ thuật đích thực, các nghệ sĩ Phật tử đầu tiên đã hiểu điều đó khá trọn vẹn và đã dùng ý niệm đó một cách khéo léo cho những mục đích thực tiễn: According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, none of the earlier sculptures of sanchi and Barhut represent the Buddha in huma figure. It is remarkable to us that the principle events of the Buddha’s life have been fully given in sculture without a figure of the hero. How was that possible? The Buddha at birthis represented by a full blooming lotus; the Buddha in Enlightenment by the Bodhi tree with a rail around it; the Buddha in his first preaching by a wheel, above which a tri-ratna mark is sometimes added; the Buddha in his beggng round, or mendicancy, by a bowl; and the like. If suggestion be a means of true art, the early Buddhist artists understood it perfectly and utilized the idea skilfully for practical purposes. 

b)Tuy nhiên, tất cả những điều nầy không nhất thiết có nghĩa rằng các trưởng lão đã tuyệt nhiên không trình bày Đức Phật suốt thời gian Ngài còn tại thế, vì có truyện kể về việc họ đã tạo một bức tượng để cúng dường trong suốt thời gian Ngài vắng mặt. Họ là những người chủ trương hình thức và duy thực, và như thế nếu Phật đang ở ngay trước mặt, họ có quyền miêu tả Ngài bằng hội họa hay điêu khắc. Nhưng bây giờ Ngài đã đi vào Niết Bàn, mà trình bày một người không còn hiện hữu trong thực tại nữa, đó là điều bất xác. Chính do sau nầy, một phát triển khả quan của các nền nghệ thuật Gandhara mà Nam phương Phật giáo bắt đầu có những tượng Phật. Việc nầy có thể xãy ra cùng lúc với việc ghi chép các giáo thuyết của Phật thành văn tự, tức khoảng năm 80 trước Tây Lịch: However, all this does not necessarily mean that the elders did not represent the Buddha at all during his lifetime, for there is a legend which tells of their making an image for the purpose of offering veneration during the Buddha’s absence. They were formalistic and realistic, and so if the Buddha was actually before them, they had a right to depict him in painting or sculture. Now that he had passed into Nirvana, however, it was improper to represent the one who no longer really lived. It was after a considerable development of the Gandhara art that the southern school of Buddhism began to have images of Buddha. This was believed at about the same time when the Buddha’s teachings were committed to writing, i.e., 80 B.C. 

c)Các trưởng lão có khuynh hướng duy tâm và tự do tư tưởng, mà chúng ta có thể coi như là những nhà tiền phong của Đại Thừa, hình như không có cuộc hội họp để đọc lại các bài pháp của Phật, cũng không mở rộng các luật nghi của họ vượt ngoài những gì Phật đã thiết định. Họ thường ghi lại những Thánh ngôn bằng ký ức hay bằng văn tự tùy theo sở thích. Họ không ngần ngại xử dụng các tài năng của mình trong hội họa hay điêu khắc để miêu tả hình ảnh Phật theo lý tưởng riêng của mình về cái đẹp và cái toàn như họ đã làm ở nghệ thuật Gandhara: The elders of idealistic and free-thinking tendencies, whom we might regard as the foreunners of the Mahayana, would not hold any meetings for the rehearsal of the Buddha’s sermons, nor would they enlarge upon their Vinaya rules beyond what was laid down by the Buddha himself. They would commit those sacred words to memory or to writing as they pleased. They did not hesitate in using their talents in painting or sculture to depict the Buddha’s image according to their own ideal of beauty and perfection, as they did in the Gandhara art.

d)Ngành tự do tư tưởng cũng có thể được thấy trong các luận giải siêu hình của các nhà Phân Biệt Thuyết (Vaibhasika) hay Tý Bà Sa, trong đó nhiều quan niệm về pháp (dharma) hay thắng pháp (abhidharma) được sưu tập và một số quan niệm tự do đã được tuyển và được khuyến cáo học tập. Mặc dù phái Tỳ Bà Sa thuộc hệ Tiểu Thừa, nhưng đã mở ra một khuynh hướng nhắm tới trường phái tự do tư tưởng. Hạng người tự do tư tưởng như thế cố nhiên can đảm trong việc thích nghĩa, bác học, chú giải, hay hình thành và diễn tả bất cứ quan niệm nào. Tuy nhiên, điều nầy không có nghĩa rằng họ đi xa ngoài các giáo pháp nguyên thủy của Phật: The trend of the free-thinking mind can also be seen in the metaphysical treatises of the Optionalists (Vaibhasikas), in which several opinions about dharmas or higher dharmas (abhidharmas) are gathered together and some optional ones have been selected and recommended for study. Though the Vaishasika School belonged to the Hinayana, it already betrayed a tendency toward the free-thinking school. Such free-thinking people would be bold in exegesis, erudition, annotation, or in forming and expressing opinion. This, however, does not mean that they departed from the original teachings of the Buddha.

Thánh Ứng: Sự cảm ứng linh nghiệm của chư Phật và chư Thánh—The influence of Buddha—The response of the Buddha or saints.

Thánh Vị: The holy position—The holy life of Buddhism.

Thánh Võng: Lưới Phật Pháp co cụm tất cả chân lý—The holy jala, or net, of Buddha’s teaching which gathers all into the truth.

Thành:

1)Hoàn thành: Hoàn tất—To complete—To perfect—To finish.

2)Thành nội: Citadel—A walled town.

3)Thành thực: Sincere—Frank—Truthful—True—Real—Sincerity.

4)Thành trì: A defensive wall.

5)Trở thành: To become—To grow.

Thành Bại: Win or lose—Success or failure.

Thành Ca Tỳ La Vệ: See Kapilavastu in Pali/Sanskrit Section.

Thành Chánh Giác: See Thành Chánh Quả.

Thành Chánh Quả: Thành chánh giác—To attain to perfect enlightenment—To become Buddha. 

Thành Công: Success

Thành Công Trong Sự Cám Dỗ: To succeed in tempting.

Thành Danh: To become famous.

Thành Duy Thức Luận: Vijnaptimatrata-siddhi-sastra (skt)—Pháp Tướng Tông mặc dù là Duy Thức, nhưng lại khác với Nhiếp Luận Tông vốn chỉ là Duy Thức tượng trưng, và sau đó được Pháp Tướng thay thế tại Trung Hoa. Các nhà Duy Thức của Pháp Tướng tông nhìn nhận là truyền thừa về hệ thống chánh thống của ngài Thế Thân, nhưng trên thực tế quả là khó cả quyết. Tam Thập Tụng Duy Thức, bản luận căn bản của tông Pháp Tướng, gồm 30 bài luận được ngài Thế Thân Bồ Tát biên soạn và ngài Huyền Trang đời Đường biên tập gộp lại còn 10 quyển—The Dharmalaksana school, though idealistic, is different from the Samparigraha school, which was representative idealism and was later replaced by the Dharmalaksana (Fa-Hsiang) School in China. The Dharmalaksana idealists profess to have transmitted the orthodox system of Vasubandhu, but in reality this is rather uncertain. Vasubandhu’s Trimsika was annotated by ten authorities of whom Hsuan-Tsang and his pupil Ki followed chiefly the opinions of Dharmapala of Nalanda. The Vijnaptimatrata-siddhi-sastra, which is the fundamental treatise of the Dharmalaksana School, was composed by Vasubandhu in 30 books and Hsuan-Tsang during the T’ang dynasty reduced to 10 books.

Thành Đạo: Chứng đạo hay trở thành toàn giác như Phật Thích Ca—To attain the way, or to become enlightened, i.e. the Buddha under the bodhi tree.

Thành Đạo Hội: Ngày kỷ niệm Phật thành đạo là ngày 8 tháng chạp hàng năm (còn gọi là ngày Lạp Bát)—The annual commemoration of the Buddha’s enlightenment on the 8th day of the 12th month.

Thành Đạt: To succeed—To reach (attain) one’s end.

Thành Đẳng Chánh Giác: Bậc Bồ Tát tu hành ngôi nhân vị tròn đầy bậc toàn giác hay thành Phật—To attain to perfect enlightenment—To become Buddha.

Thành Đế: Chân giáo Phật pháp—Truth—The true teaching of Buddhism.

Thành Gia Thất: To get married—To marry.

Thành Hình: To take form—To make shape—To form.

Thành Hoàng Thần: Vị Thần bảo vệ thành—The city god, protector of the wall and moat and all they contain.

Thành Khẩn: Sincere—Sincerely

Thành Kiến: Prejudice—Biases.

Thành Kiếp: Vivarta kalpa (skt)—Một trong tứ kiếp, gồm hai mươi tiểu kiếp, thời gian thành lập thế giới---One of the four kalpas, consisting of twenty small kalpas during which worlds and the beings on them are formed (other kalpas are Trụ: Vivarta-siddha kalpa, kalpa of abiding or existence; Hoại: Samvarta kalpa, kalpa of destruction, consisting of sixty four small kalpas when fire, water and wind destroyed everything except the fourth dhyana; Không: Samvarta-siddha kalpa, kalpa of annihilation).

** For more information, please see Tứ Kiếp.

Thành Kính: Sincere respect.

Thành Lập: To establish—To form—To create.

Thành Ngữ: Idiom.

Thành Nhân: A grown up person—Adult. 

Thành Niên: Of full age.

Thành Phần: Components

Thành Phật: Bồ Tát ở ngôi nhân vị, tu hành vạn hạnh, cuối cùng chứng đắc A Nậu Đa La Ta Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) hay Phật giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử—To become Buddha and obtain deliverance from the round of mortality—To become Buddha, as a Bodhisattva does on reaching supreme perfect bodhi. 

Thành Phật Giải Thoát: To become Buddha and obtain deliverance from the round of mortality.

Thành Quả: Fruit—Result.

Thành Sự: To accomplish—To succeed.

Thành Tâm: Frankness—Sincerity.

Thành Thánh: To sanctify.

Thành Thân: See Thành Gia Thất.

Thành Thân Hội: Căn Bản Hội—Yết Ma Hội—Mạn Đà La thuộc hội thứ nhất trong chín hội Mạn Đà La Kim Cương Giới—The first group in the nine Vajradhatu groups.

** For more information, please see Yết Ma

Hội.

Thành Thần: To become a spirit (genii).

Thành Thật: Candid—Frank—Sincere—Honest—Fair—Completely true—Perfect truth.

Thành Thật Tông: Satya-siddhi School of Harivarman—See Thành Thực Tông.

Thành Thục: To ripe—To mature.

Thành Thục Giả: Bậc đã thành thục; bậc đã chứng đắc; bậc mà bản tánh thiện nổi bậc trên chúng sanh mọi loài—The ripe; those who atain; those in whom the good nature, immanent in all the living, complete their salvation. 

Thành Thử: As a result—Consequently.

Thành Thực: Honesty—Completely true—Perfect truth—Satyasiddhi (Thành Thật Tông). 

Thành Thực Luận: Thành Thực Luận gồm 16 quyển do Ha Lê Bạt Ma biên soạn. Thành Thực có nghĩa là thành lập ra cái nghĩa chân thật trong các kinh. Bộ luận được ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ. Cưu Ma La Thập từng dạy một số đệ tử phải giảng thuyết về luận nầy. Một trong những đồ đệ của Cưu Ma La Thập là Tăng Duệ, khi thảo luận về luận nầy, đã khám phá ra rằng, tác giả Ha Lê Bạt Man đã bác bỏ những chủ điểm của phái A Tỳ Đàm trong nhiều trường hợp, trên bảy lần như vậy. Từ đó, chúng ta có thể xác nhận rằng cả hai tông phái, Hữu Luận và Không Luận, thường giũ vị trí chông chọi nhau, vào trước hay ngay trong thời của tác giả. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, một số người có thẩm quyền cho rằng bộ luận nầy thuộc Đại Thừa, như ba nhà Phật học danh tiếng thời nhà Lương (502-557) là Pháp Vân, Trí Tạng, và Tăng Mẫn; những học giả khác lại cho rằng bộ luận thuộc Tiểu Thừa. Phải đợi đến thời Đạo Tuyên, một môn đệ nởi tiếng của Huyền Trang, cuối cùng đã giải quyết vấn đề, bằng cách tuyên bố rằng đây là tác phẩm thuộc Tiểu Thừa và Kinh Bộ, bởi vì Thành Thật tông không vượt ngoài trình độ và uy thế của học phái Tỳ Bà Sa. Tuy nhiên, Đạo Tuyên thừa nhận bộ luận nầy là một khuynh hướng nhắm đến giáo lý Đại Thừa—The Satyasiddhi sastra of Harivarman in 16 books. The Satyasiddhi is defined as perfectly establishing the real meaning of the sutra. The sastra was translated into Chinese by Kumarajiva. He often ordered some of his pupils to lecture on this sastra. One of his pupils, Sêng-Jui, while discoursing on it discovered that the author, Harivarman, had refuted the tenets of the Abhidharma School on several occasions, more than seven times. Hence we can assume that the two schools (Realistic and Nihilistic) used to hold antagonistic positions at or before the author’s time. According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, the text was taken by some authorities to be Mahayanistic, as by the three noted savants of the Liang dynasty (502-557), namely Fa-Yun, Chih-Tsang, and Sêng-min. By other authorities such as Chih-I, Chi-Tsang and Ching-Ying it was taken to be Hinayanistic. It was Tao-Hsuan, a famous pupil of Hsuan-Tsang, who finally settled the question by pronouncing that it was Hinayanistic and Sautrantic, because the Satyasiddhi School had not gone beyond the level and influence of the Vaibhasika School. However, he recognized that it had a certain tendency toward the Mahayana doctrine. 

Thành Thực Tông: The Satyasiddhi School.

(A)Cương Yếu—Preliminary:

a)Phái Hoàn Thiện Chân Lý, dựa vào học thuyết của Sautrantika, văn bản chính của trường phái nầy là satyasiddhi của Ha Lê Bạt Ma (Harivarman) vào thế kỷ thứ tư, được dịch sang Hoa ngữ vào thế kỷ thứ năm. Trường phái nầy tin rằng tâm thức chỉ là người vác gánh luân hồi sinh tử. Phái nầy cũng cho rằng Niết bàn chỉ là một sự kiện tâm linh tiêu cực và giải thoát chỉ là hủy diệt—Satyasiddhi sect, based upon the Sautranika’s satyasiddhi sastra of Harivarman. This school believes that the consciousness as no more than the bearer of the cycle of existence. This school also believes that Nirvana is a purely negative spiritual event; it is nonbeing. He who has attained liberation is annihilated.

·Bên Trung Quốc Thành Thật Tông là một nhánh của Tam Luận Tông: In China it was a branch of the San-Lun Sect.

·Không Tông hay tông phái Tiểu Thừa được thành lập sau cùng bên Ấn Độ: The Sunya Doctrine Sect or the last Hinayana Sect formed in India.

b)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Thành Thật tông, đối lập với Câu Xá tông, chủ trương không có gì hiện hữu, kể cà tâm và vật. Đây là một Tiểu Thừa Không Luận hay hư vô luận, và được gọi tên theo một nhan sách của Ha Lê Bạt Man (Harivarman) sống ở Ấn Độ khoảng 250 đến 350 sau Tây Lịch, khoảng một thế kỷ trước Thế Thân. Trong bài tụng mở đầu, tác giả nói rằng ông muốn làm sáng tỏ ý nghĩa chân thật của kinh. Từ đó chúng ta có thể suy ra rằng, nhan sách “Thành Thật Luận” có nghĩa là sự thiết lập toàn vẹn chân lý được phát biểu qua những bài thuyết pháp của Phật: According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the Satyasiddhi School is opposed to the Kosa Schol in that it asserts that nothing, matter or mind, exists at all. It is a Hinayanistic Negativism or Nihilism and is called after the title of the work by Harivarman who lived in India (250-350 A.D.), about a century before Vasubandhu. The author says in his introductory note that he intended to elucidate the true purport of the sacred literature. From this we can infer that the title “Completion of Truth,” means the complete establishment of the truth propounded in the discourses of the Buddha himself.

(B)Lịch sử của Thành Thực Tông—The history of the Satyasiddhi School:

a)Trong 18 bộ phái ở Ấn Độ, Thành Thực tông thuộc Kinh Lượng Bộ (Sautrantika), bộ phái nầy theo Kinh Tạng nguyên thủy, chống lại chủ truơng thực hữu luận của Hữu Bộ (Sarvastivada) mà một vài chủ điểm của nó được Thế Thân cem như là những cải cách của các luận sư Tỳ Bà Sa hay của những vị chấp trước vào giáo lý A Tỳ Đàm. Nếu chủ trương thực hữu luận có thể được coi là một sự tách rời khỏi Phật Giáo Nguyên Thủy, thì chủ trương không luận nầy đáng được như là đối lập lại với nó. Thành Thật tông, trên môt phương diện, có thể coi như là một tông phái chính thống của Phật giáo, đặc biệt là vì nó gần gủi với giáo lý nguyên thủy của Phật hơn Hữu Bộ: Vô ngã, vô thường, khổ và Niết Bàn tịch diệt: Of the eighteen schools of Buddhism in India, the Satyasiddhi School belongs to the Sautrantika School which adheres to the originalsacred scripture against the realistic Sarvastivada School, some tenets of which are regarded by Vasubandhu as innocations of the Vaibhasikas or those who adhere to the Abhidharma doctrine. If the realistic doctrine can be called a deviation from original Buddhism, this Nihilistic doctrine should be considered as a reversion to it. This Satyasiddhi School, in a way, can be considered to be an orthodox school of Buddhism, especially because it is much nearer than the Realistic School to the original teaching of the Buddha: “No substance (anatma), no duration (anitya), and no bliss (dukkha) except Nirvana.”

b)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, chúng ta biết rất ít, hay không biết gì cả về lịch sử của tông phái nầy ở Ấn Độ. Có lẽ chưa từng có một tông phái nào biệt lập mệnh danh là Satyasiddhi ở Ấn. Nếu có một tông phái mẹ dẻ của Satyasiddhi, thì đấy phải là một tông phái bám chặt vào giáo thuyết nguyên thủy của kinh tạng. Kinh Bộ (Sutravada) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrantikavada) được đề cập như là hậu duệ cuối cùng trong 18 bộ phái của Phật giáo. Dù mối liên hệ của Ha Lê Bạt Man với tông phái nầy không được rõ ràng, rất nhiều điểm về giáo lý do Ha Lê Bạt Man đề ra đều mang dấu vết của bộ phái nầy. Hình như nó chiếm một địa vị có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ, bởi vì nó được Thế Thân nhắc đến một cách trực tiếp hay gián tiếp; thực sự Thế Thân chấp nhận chủ điểm của phái nầy trong một vài điểm quan trọng cốt yếu, thí dụ như vấn đề thời gian: According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, we know little or nothing of the history of this school from the Indian side. Perhaps there never was a separate school called Satyasiddhi in India. If there was a mother school to which Satyasiddhi belonged it must have been one which adhered to the original discourse of the sutras. The Sutravadin, or Sautrantikavadin School, is mentioned as the latest offshot among the eighteen schools of Buddhism. Though Harivarman’s connection with that school is not known, several points of the doctrine set forth by him can be traced to that school. It seems to have had an influential position in India, for it is referred to directly or indirectly by Vasubandhu, who adopted, in fact, the tenets of the school in some of the important points of contention, e.g., the problem of time. 

(C)Giáo thuyết—Philosophy:

a)See Thành Thực Luận.

b)Học thuyết của Thánh Thực Tông được hiểu như là chủ trương Nhân Không (Pudgala-sunyata) và Pháp Không (Sarva-dharma-sunyata). Do đó, nó là một chủ trương Nhị Không, trái ngược với thuyết của Hữu Bô chủ trương Ngã Không nhưng Pháp Hữu. Nhân cách được tạo thành do năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) không có bản thể và không có tự ngã, cũng như cái vại trống rỗng không có nước hay tinh thể nội tại. Thêm nữa, vũ trụ gốm có 84 pháp, nhưng tất cả hoàn toàn không có thực tại lưu tồn, cũng như cái vại tự nó khong có thực tại thường hằng. Mỗi một pháp trong ngũ uẩn hay tứ đại kết hợp lại thành vũ trụ, không có bản thể thường hằng và bất biến, chúng chỉ là giả danh: The doctrine of the Satyasiddhi School is generally understood to be the void of self (Pudgala-sunyata) and of elements (sarva-dharma-sunyata). It is, therefore, the twofold void in contrast to the doctrine of the Realistic School (Kosa) which is the void of self (pudgala-sunyata) but the reality of elements (dharma-ta). Personality which is made up of five groups (Form, Perception, Conception, Volition and Consciousness) has no substratum and no individual self, just as an empty jar has no water or inner essence. Again, the universe consists of eighty-four elements, but all of them have no abiding reality at all, just as a jar itself has no permanent reality. Each of the five groups or the four great elements (earth, water, fire and air) of which the universe is composed has no permanent, changeless substance. They are only temporary names. 

c)Theo Ha Lê Bạt Man, tất cả vạn hữu cuối cùng phải đi đến chân lý của sự tịch diệt tức diệt đế hay Niết Bàn (nirodha satya); do đó sự tịch diệt cứu cánh. Như thế chỉ có tánh không là chân lý cứu cánh. Điều nầy không có nghĩa là tông phái nầy phủ nhận ý thức hay hiện tượng giả hữu của vạn hữu, bởi vì nó thừa nhận 5 bộ loại chia thành 84 pháp, thay vì 75 pháp như Câu Xá Tông: According to Harivarman, all beings should ultimately come to the truth of extinction (nirodha-satya), i.e., Nirvana, which is the final extinction. Thus voidness alone is the ultimate truth. This does not mean that the school denies the common-sense or phenomenal temporary existence of all beings, for it admits the five categories of all elements which are subdivided into eighty-four dharmas, instead of the seventy-five dharmas of the Kosa School. 

d)Khi phân tách năm cảnh, Thành Thật Tông giản lược chúng vào vi trần, và rồi giản lược thêm nữa cho chúng vào cực vi, và bằng cách lập lại tiến trình như thế, sau cùng tông nầy đạt đến một yếu tố nhỏ nhiệm nhất có một bản chất hoàn toàn khác với những đối tượng ban đầu. Tiến thêm bước nữa, tông nầy đạt đến Không. Như thế Hư Vô Luận của tông nầy là “Chiết Pháp Không” hay cái không trừu tượng. Nói cách khác, bản tính phi hữu được thừa nhận theo tông phái nầy là một thứ phân tích về sự hữu, hay chỉ là một thứ thiên không hay không một chiều, đối nghịch với hiện hữu. Và đây không phải là cái Không siêu việt (bất đản không hay không phải chỉ có không) mà Tam Luận tông đã xiển dương. Chúng ta có thể nói đây là học thuyết về vô thể, hay vô ngã, bởi vì nó phủ nhận hiện hữu của tự ngã và của tất cả các pháp, tâm và sắc. Nói rõ hơn, tâm (citta) không thường tồn, và những tâm sở (caitasika) không tự hữu; tất cả các pháp tâm bất tương ưng (cittaviprayukta) thảy đều giả hữu; pháp vô vi (asamskrita) cũng phi thực. Học thuyết Không ở đây toàn triệt và có thể được coi như là Hư Vô toàn diện (sarva-sunyata), nếu chúng ta nói theo chân lý tuyệt đối. Chỉ ở quan điểm tục đế, chúng ta mới thừa nhận hiện hữu của vạn hữu: Analyzing those five objects the school reduces them to molecules, and further reduces them to even finer atoms, and by thus repeating the process the school finally attains the finest element which has an entirely different nature from the first objects. Going one step further, the school attains the Void. Thus the nihilism of this school is a ‘destructed’ or abstracted Void. In other words, the non-entity asserted in this school is simply and abstraction from entity, or merely an antithetic Void as against existence. And this is not the synthetic Void or transcendental Void advanced by the San-Lun School. We may call it the doctrine of nothingness or non-ens, for it denies the existence of individual self and of all elements, matter and mind. To speak more clearly, mind (citta) is not abiding, and mental functions (caitasika) have no independence; those dharmas or elements which are neither matter nor mind (citta-viprayukta) are all temporary; the uncreated elements (asamskrita) are also unreal. The doctrine of Void is here complete and it can be taken as total nihilism (sarva-sunyata) if we follow the supreme truth. It is only from the point of view of worldly truth that they admit the existence of all things. 

Thành Tích: Performance—Result. 

Thành Tín: True and trustworthy—True and reliable.

Thành, Trụ, Hoại, Không: Formation, stability or development, dissolution or disintegration, and void.

Thành Tự Nhiên Giác: Đạt được tự nhiên giác ngộ bằng cách giữ lấy chân lý ngay nơi tâm mình—To attain to natural enlightenment as all may do by beholding eternal truth within their own heart.

Thành Tựu: Siddhi (skt)—Aspire—To accomplish—To fulfill—To undertake—Accomplishment—Fulfilment—Completion—To bring to perfection.

Thành Tựu Bảy Diệu Pháp: Theo Kinh Hữu Học trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã chỉ dạy về sự thành tựu bảy diệu pháp—According to the Sekha Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, the Buddha mentioned about seven good qualities:

1)Vị Thánh đệ tử có lòng tin và đặt lòng tin nơi sự giác ngộ của Như Lai: “Ngài là Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.”—Here a noble disciple has faith and he places his faith in the Tathagata’s enlightenment thus: “The Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of words, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened blessed.”

2)Vị nầy có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh; tự xấu hổ vì thành tựu ác, bất thiện pháp: He has shame; he is ashamed of misconduct in body, speech, and mind, ashamed of engaging in evil unwholesome deeds.

3)Vị nầy có lòng quý, tự sợ hãi vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh; tự sợ hãi vì thành tựu ác, bất thiện pháp: He has fear of wrong doing; he is afraid of misconduct in body, speech, and mind, afraid of engaging in evil unwholesome deeds.

4)Vị nầy là vị đa văn, nhớ nghĩ những điều đã nghe, tích tụ những điều đã nghe. Nghe những pháp nào, sơ thiện, trung thiện, có nghĩa, có văn, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đọc tụng bằng lời, được ý suy tư, được chánh kiến thể nhập: He has learned much, remembers what he learned, and consolidates what he has learned. Such teachings as are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, and affirm a holy life that is utterly perfect and pure–such teachings as these he has learned much of, remembered, recited verbally, investigated with the mind and penetrated well by view.

5)Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, trừ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp: He is energetic in abandoning unwholesome states and in undertaking wholesome states; he is steadfast, firm in striving, not remiss in developing wholesome states.

6)Vị ấy có niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, nhớ lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu: He has mindfulness; he possesses the highest mindfulness and skill; he recalls and recollects what was done long ago and spoken long ago.

7)Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập đưa đến chân chánh đoạn tận khổ đau: He is wise; he possesses wisdom regarding rise and disappearance that is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering.

Thành Tựu Chúng Sanh: Chuyển hóa chúng sanh bằng cách phát triển Phật tánh nơi họ và khiến họ đạt được giác ngộ—To transform all beings by developing their Buddha-nature and causing them to obtain enlightenment.

Thành Tựu Giới Hạnh: Theo Kinh Hữu Học trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật dạy về Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh như sau—According th the Sekha Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, the Buddha confirmed that in order to possess of virtue, a noble disciple should:

1)Hộ trì các căn: Guard the doors of his sense-faculties—See Hộ Trì Các Căn.

2)Tiết độ trong ăn uống: Be moderate in eating—See Tiết Độ Trong Ăn Uống.

3)Chú tâm cảnh giác: Be devoted to wakefulness—See Chú Tâm Cảnh Giác.

4)Thành tựu Bảy Diệu Pháp: Possess seven good qualities—See Thành Tựu Bảy Diệu Pháp.

5)Lạc trú bốn thiền: Pleasant abiding in the four jhanas—See Tứ Thiền.

6)Sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha: Dwell restrained with the restraint of the Patimokkha.

7)Đầy đủ oai nghi chánh hạnh: Be perfect in conduct and resort.

8)Thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt: See fear in the slightest faults.

9)Thọ lãnh và tu học các học pháp: Train by undertaking the training precepts.

Thành Tựu Hạnh Nguyện Phổ Hiền: To accomplish or undertake the acts and vows of Universally Good Enlightened Beings—See Phổ Hiền Thập Nguyện.

Thành Tựu Nhiên Giác: To attain to natural enlightenment as all may do by beholding eternal truth within their hearts.

Thành Tựu:

1)Siddhi (skt)—Accomplishment—Fulfilment—Completion—To bring to perfection.

2)To achieve success—To achieve one’s purpose (end)—To succeed.

Thành Tựu Chúng Sanh: Chuyển hóa mọi chúng sanh bằng cách phát triển Phật tánh nơi họ và làm cho họ đạt được giác ngộ—To transform all beings by developing their Buddha-nature and causing them to obtain enlightenment.

Thành Tựu Công Đức: Achievement of merit.

Thành Tựu Thế Gian: Worldly achievement.

Thành Ý: Frank idea.

Thảnh Thơi: Disengaged—Free.

Thạnh: Upadana (p)—Growing.

Thao Dượt: To manoeuver—To exercise.

Thao Láo: To be wide-open (eyes).

Thao Luyện: To drill—To exercise.

Thao Thao Bất Tuyệt: Volubly and interminably (speaking).

Thao Túng: To do as one pleases, hold or release whenever one can benefit. 

Tháo: To unbind—To untie—To undo.

Tháo Gỡ: To disentangle.

Tháo Lui: To draw back—To retreat—To withdraw.

Tháo Thân: To get away—To escape.

Thảo:

1)Cỏ: Grass—Herbs—Plants.

2)Hiếu thảo: Filial.

Thảo Am: Ngôi nhà tranh dùng làm tự viện hay chỗ an cư kiết hạ—A thatched hut as a monastery or retreat—A thatched hut for meditation.

Thảo Ăn: Generous with food.

Thảo Đường:

1)Căn nhà lợp bằng tranh—The thatched hall (building).

2)Chánh điện trong ngôi Thảo Đường Tự, tại Trường An nơi ngài Cưu Ma La Thập dịch kinh sách: The building in the Thatched Hall monastery at Ch’ang-An where Kumarajiva translated sutras.

Thảo Đường Tự: See Thảo Đường (2).

Thảo Hoàn: Còn gọi là Mao Hoàn, chiếc nhẫn làm bằng cỏ. Mật giáo dùng trong các nghi lễ—A grass finger-ring used by the esoteric sect.

Thảo Khấu: Bandit—Pirate.

Thảo Luận: To dispute—To debate—To discuss.

Thảo Mộc: Cây cỏ đều nhận nước mưa như nhau, ý nói tất cả chúng sanh đều bình đẳng thọ nhận Phật pháp (nhận nhiều hay ít còn tùy ở căn cơ của mỗi người)—Herbs and trees, equally recipients of rain, as all humanity is of the Buddha’s truth. .

Thảo Mộc Thành Phật: Hai tông Thiên Thai và Chân Ngôn lập ra lý “Ngay cả chúng vô tình như cỏ cây thảo mộc cũng có thể thành Phật” (tuy nhiên, theo Kinh Hoa Nghiêm thì chân như tùy duyên ở loài hữu tình gọi là Phật tánh, ở loài vô tình gọi là Pháp tánh. Phật tánh và pháp tánh sai biệt nên không có cái lý loài vô tình thành Phật)—Even herbs and trees (inanimate things—chúng vô tình) have Buddha-nature and can become Buddha, a T’ien-T’ai and Chên-Yen (Shingon) doctrine. 

Thảo Sáng: Vừa mới xong—Newly or roughly built, unfinished.

Thảo Tọa: Tọa cụ ngồi thiền bằng cỏ—Mats or cushion to sit on (for meditation).

Thạo: Expert—Experienced—Very clever.

Thạo Đời: To have experience of life.

Thạo Nghề: To have experience in one’s profession.

Tháp: See Stupa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tháp Bà: Stupa (skt)—See Stupa in sanskrit/Pali-Vietnaemse Section.

Tháp Chuông: The bell tower.

Tháp Ngà: Ivory tower.

Tháp Tùng: To follow—To accompany.

Tháp Xá Lợi: Relics stupa.

Thát: Cửa ngách—An inner door.

Thát Bà: Gandharva (skt)—See Càn Thát Bà.

Thay: To fill the position of—To change—To replace.

Thay Cũ Đổi Mới: To change old with new.

Thay Đổi: To alter—To change.

Thay Lòng: To change one’s allegiance.

Thay Mặt: To represent—On behalf of.

Thay Phiên: To take turn.

Thay Thế: To substitute—To To supersede—To replace.

Thay Vì: Inlieu of—Instead of.

Thảy:

1)As a whole—All (hết thảy).

2)Tp throw.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]