Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Những thế lực gây chia rẽ trong Tăng đoàn

08/05/201319:45(Xem: 8642)
Chương 3: Những thế lực gây chia rẽ trong Tăng đoàn
Các Bộ Phái Phật Giáo Ở Ấn Độ


Chương 3: Những Thế Lực Gây Chia Rẽ Trong Tăng Đoàn

Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Dr.Nalinaksha Dutt.Thượng tọa Thích Nguyên Tạng


I. SỰ BẤT HÒA TRONG TĂNG ÐOÀN

Dù Tăng Ðoàn được tổ chức trên căn bản dân chủ, Ðức Phật vẫn cảm thấy là sau khi Ngài nhập diệt sẽ có bất hòa giữa các Tăng sĩ. Trong Kinh Bát Niết Bàn (Mahaparinibbanasuttanta, 76-77), Ðức Phật dạy các đệ tử rằng chừng nào các tăng sĩ thực hành theo những điều dưới đây thì Tăng Ðoàn sẽ còn phấn phát và không suy thoái.

Những điều ấy là:
(1) Không nói những chuyện phù phiếm
(2) Hộp họp với nhau càng thường xuyên càng tốt
(3) Làm tất cả những nghi thức Bố Tát một cách hòa hợp
(4) Nghe lời và tôn kính các bậc trưởng lão, nhất là vị đứng đầu Tăng Ðoàn.

Bốn điều này cho thấy Ðức Phật lo ngạo cho sự hòa hợp của Tăng Ðoàn trong tương lai. Trong thời Ðức Phật tại thế đã có hai lần tăng đoàn bị rạn nứt nghiêm trọng, nhưng ngaio không coi hai vụ này là những sự bất hòa thực sự. Vụ thứ nhất xảy ra khi ngài đang ở xứ Kosambi vì có một sự bất đồng ý kiến nhỏ giữa các pháp sư và các luật sư, còn vụ thứ hai xảy ra khi Tôn giả Ðề Bà Ðạt Ða (Devadatta) yêu cầu các tăng sĩ nên theo lối sống khổ hạnh hơn nữa.

Trong các Kinh Nikaya cũng như những kinh khác thuộc thời kỳ đầu có một số chỗ nói tới khả năng bất hòa trong Tăng Ðoàn và nói rằng chia rẽ Tăng Ðoàn là một trong những năm tội lớn. Trong Luật Tạng có những điều hướng dẫn về khi nào thì một sự bất đồng ý kiến trong Tăng Ðoàn nên được coi là bất hòa thông thường hoặc bất hòa bất thường. Trong những lời kể về Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển Thứ Nhất, người ta cũn nhận có sự rain nứt trong việc Trưởng Lão Purana không chịu chấp nhận toàn bộ những kinh sách mà Tôn giả Mahakassapa và các đệ tử của ngaio đã coi là "Phật Ngôn"(Buddhavacana). Trong việc Trưởng Lão Purana nhất quyết đòi đưa một số giới điều cho thấy rõ ràng rằng là có sự thiếu nhất trí trong Tăng Ðoàn ngay sau khi Ðức Phật diệt độ.


Vụ Bất Hòa ở Kosambi

Ở xứ Kosambi có một Pháp sư và một Luật sư dạy cho hai chúng đệ tử về ngành chuyên moan của mỗi vị. Một hôm vị Pháp sư vô tình phạm một lỗi rất nhẹ xúc phạm vị kia, và khi được biết mình phạm lỗi, vị ấy đã xin lỗi, nhưng vị luật sư vẫn nói về vụ này với các đệ tử và các tín đồ của mình. Thái độ khiêu khích này của vị Luật sư và nhóm của ông đã làm cho đệ tử và tín đồ của vị Pháp sư không bằng long, thế là có sự chia rẽ sâu xa không chỉ giữa hai nhóm đệ tử mà còn giữa hai nhóm tín đồ của hai vị Thầy này. Ðức Phật can thiệp, nhưng lúc đầu ngài đã không hòa giải được hai bên và chán ngán đến mức ngài muốn đi vào rừng cho voi hầu hạ còn hơn là được phụng sự bởi những người thế gian hay cãi vọ lẫn nhau. Thái độ của Ðức Phật làm cho hai vị Thầy cùng với đệ tử và tín đồ của họ hồi tâm và giải quyết vụ bất hòa với nhau. Vụ này không hẳn là một sự chia rẽ trong Tăng Ðoàn, hay "Sanghabheda", nhưng cho thấy khả năng có bất hòa trong Giáo Hội.


Vụ Ðề Bà Ðạt Ða

Vụ Ðề Bà Ðạt Ða gần như một sự chia rẽ Tăng Ðoàn, dù kinh văn Luật Tạng không nói như vậy. Ðề Bà Ðạt Ða muốn có kỷ luật nghiêm khắc hơn, vì vậy ông thỉnhcầu Ðức Phật đặt ra năm giới điều sau đây dành cho tất cả các Tăng sĩ:

1. Các Tăng Sĩ phải sống trong rừng
2. Các Tăng Sĩ chỉ sống bằng thực phẩm bố thí
3. Các Tăng Sĩ mặc bằng những mãnh vải lấy từ những đóng rác
4. Các Tăng Sĩ luôn trú dưới gốc cây và không bao giờ ở dưới mái nhà
5. Các Tăng Sĩ không bao giờ ăn cá hay ăn thịt.

Ðức Phật đã không đồng ý với đề nghị của Ðề Bà Ðạt Ða. Ngài tin vào sự tự giác của mỗi cá nhân hơn là những giới điều có tính cách cưỡng bách và vì vậy ngài để cho các Tỳ Kheo tự ý tuân thủ giới luật. Có các hạnh đầu đà, nhưng những hạnh này không có tính cưỡng bách đối với tất cả các Tỳ Kheo. Trong các đệ tử trực tiếp của Ðức Phật có một số tăng sĩ đầu đà. Khi thấy Ðức Phật không chấp thuận, Ðề Bà Ðạt Ða bỏ đi đến Gagasisa với một số đệ tử ủng hộ mình. Về sau, làm theo lời Ðức Phật, tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta) và Mục Kiền Liên (Moggallana), thuyết phục những người này trở về với ngài.


Những điều nói về chia rẽ Tăng Ðoàn trong các Kinh Nikaya

Có một lần Cunda và Ananda đến gặp Ðức Phật để nói cho ngài biết kà Nigantha Nataputta, giáo chủ Ký Na Giáo đã qua đời, và ngay sau đó các đệ tử của ong đã tranhchấp với nhau. Ðức Phật nói hai vị này rằng các đệ tử của ngài sẽ không cớ sự bất hòa nào cả nếu họ thức hành giáo lý căn bản của ngài gồm 37 phẩm trợ đạo. Ngøi cũng nói rằng sau khi ngài nhập diệt, có thể sẽ có những sự bất đồng ý kiến về về những giáo lý phụ, về đời sống, và về những giới điều được đặt thêm, nhưng nên coi những sự bất hòa này là không quan trọng, còn nếu có bất đồng ý kiến về quả vị, về pháp moan tu hay về kết tập thì đó là điều đáng tiếc và sẽ có hại cho mọi người. Ngài dạy rằng trong những vụ bất hòa nhỏ nói ở trên thì các Tỳ Kheo có lỗi nên được cho biết một cách lịch sự rằng họ đã diễn dịch khác thường về một điều nào đó, và vì lợi ích chung của Tăng Ðoàn họ nên bỏ ý kiến đó. Ngài nói rằng nên chọn một người tỉnh táo và hiểu biết trong số những Tỳ Kheo phạm lỗi làm công việc hòa giải.

Trong phẩm "Tăng Tàn" của Giới Bổn cũng có những lời dạy tương tự với một điều thêm là nếu Tỳ Kheo hay những Tỳ Kheo phạm lỗi không thay đổi ý kiến thì sẽ bị coi là phạm tội Tăng Tàn. Trong Anguttara có nói tới một câu chuyện ông Ananda trình với Ðức Phật rằng một đệ tử của Anuruddha là Bahiyi có thói quen hay gây sự trong chúng Tỳ Kheo và gây bất hòa trong Tăng Ðoàn, mà Anuruddha đã không nói gì với vị này cả. Ðức Phật nói với Ananda rằng Anuruddha không bao giờ can thiệp vào những chuyện của Tăng Ðoàn, và tat cả những vụ rắc rối đó đã được chính ngài hay tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên giải quyết.

Ðức Phật dạy rằng nếu không thể hòa giải bằng thuyết phục một cách lịch sự thì phải dùng bảy điều giải quyết tranh chấp, tức là Thất diệt tránh pháp, được kể trong Majjhima Nikaya và Giới Bổn. Ðức Phật nói rằng tất cả những sự bất hòa đều phát xuất từ những động lực vị kỷ của các Tỳ Kheo hay từ những tính xấu của họ. Ngài cũng dạy rằng một Tỳ Kheo biết hòa giải những nhóm Tỳ Kheo chia rẽ thì sẽ hưởng quả tốt đời sau là hạnh phúc và vinh hiển như Phạm Thiên Brahma, còn Tỳ Kheo nào gây bất hòa trong Tăng Ðoàn thì sẽ phải đọa địa ngục trong một đại kiếp.


Ðịnh nghĩa về sự chia rẽ Tăng Ðoàn

Không phải mọi sự tranh luận hay khác biệt ý kiến trong Tăng Ðoàn đều được Ðức Phật coi là chia rẽ Tăng Ðoàn, hay phá sự hòa hợp của Tăng Ðoàn (Sanghabheda). Luật Tạng viết như sau " Không những một sự đề xuất và bầu chọn giáo thuyết sai lầm gây chia rẽ khác với sự bất đồng ý kiến không thường, mà các Tỳ Kheo phạm lỗi còn phải biết rõ rằng giáo thuyết đó sai lầm, hay ít nhất cũng đáng nghi ngờ, và sự chia rẽ do hành động của mình gây ra sẽ hay có thể làm hại Giáo pháp. Nói cách khác, sự chia rẽ phải được cố ý gây ra bằng cách đề xuất một giáo thuyết được biết là sai lầm, hay ít nhất cũng đáng nghi ngờ, hay với ý định được biểu lộ hoặc với mục đích làm hại Giáo pháp. (Mahavagga, X). Rõ ràng định nghĩa này là của phái bảo thủ, Trưởng Lão Bộ, những người luôn luôn nhìn tất cả những người khác mình một cách nghi ngờ, và coi tất cả những ý kiến khác lạ là có động lực xấu. Rất có thể là những người đối lập nghĩ rằng quan điểm của họ không phát xuất từ động lực xấu làm hại Giáo pháp nào cả, Như vậy xét từ vị trí trung lập thì ý định xấu không phải là một nhân tố cần yếu trong sự chia rẽ Tăng Ðoàn. Những nhân tố cần yếu là:

1. Tin vào giáo thuyết có tính cách đối lập về một hay nhiều tín điều hoặc giới điều.
2. Sự chấp nhận giáo thuyết đối lập đó bởi ít nhất là tám Tăng sĩ đã thọ giới cụ túc.
3. Sự phân ly của tám Tỳ Kheo hay nhiều hơn đó phải cho thấy phái đối lập của họ là đa số.

Khi sự phân chia giới hạn của tám Tỳ Kheo thì sẽ được gọi là Sangharari. Sự giới hạn về số looing như vậy cho thấy Sangharaji có thể trở thành Sanghabheda bất cứ lúc nào, bằng việc có thêm một Tỳ Kheo nữa trong phái đối lập. Tất nhiên phải có những điều kiện cần yếu là niềm tin thành thực và sự hiện diện của các tăng sĩ đã thọ cụ túc giới. (Cullavagga, VII).


Những dị biệt ý kiến trong Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển Thứ Nhất

Trong Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển Thứ Nhất, tôn giả Ðại Ca Diếp rất muốn nhận được sự chấp thuận của các Trưởng Lão , đặc biệt là Gavampati và Purana, đối với những kinh văn mà hội đồng của ngài đã quyết định coi là Phật Ngôn (Buddhavacana). Gavampati giữ thái độ trung lập, nghĩa là ông ta không toàn tâm chấp nhận quyết nghị của hội đồng là tối hậu, còn Trưởng Lão Purana thì nói rằng mình không thể chấp nhận những kinh sách đó là lời của Ðức Phật. Ngài cón nhất quyết muốn đưa vào Luật Tạng tám giới điều về thực phẩm. Luật Tạng của Hóa Ðịa Bộ không những duy trì tám giío điều này mà còn đặc biệt ca tụng Purana là một trong những vị thầy tài năng nhất thời đó.

Những chi tiết lịch sử này cho thấy rõ ràng là những mầm móng bất hòa đã được gieo trồng trong Tăng Ðoàn ngay trong thời Ðức Phật tại thế, và đã lớn mạnh trong thế kỷ thứ hai sau khi ngài nhập niết bàn.


II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHẢ HỮU CỦA SỰ BẤT HÒA TRONG TĂNG ÐOÀN

Trong phần trước chúng ta thấy những lực gây bất hòa hợp đã hoạt động bên trong Tăng Ðoàn trong thời kỳ Phật còn tại thế và ngay sau khi Phật vào niết bàn. Khi xét điều này cũng như tình trạng giáo hội như được trình bày trong các Kinh Nikaya và trong Luật Tạng. Chúng ta sẽ thấy những sự kiện sau đây những nguyên nhân khả hữu gây bất hòa trong Tăng Ðoàn.


Thiếu một vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội

Ðức Phật nghĩ rằng việc đề ra một hình phạt nặng cho tội gây chia rẽ trong giáo hội sẽ ngăn chận điều này một cách hiệu quả, và Giáo pháp cùng với Giới luận của ngài đủ để giữ cho Giáo Hội được toàn vẹn, như vậy cần phải có sự chỉ định của người đứng đầu Giáo hội. Ngài trông cậy vào oai lực riêng của giáo pháp và giới luật, và ngài dạy rằng giáo lý của ngài sẽ là vị thầy dẫn đường sau khi ngài diệt độ (Digha Nikaya, II). Vassakara hỏi Ananda là Ðức Phật có chỉ định vị Tỳ Kheo nào sẽ lãnh đạo mọi người và là nơi mọi người an trú sau khi Người nhập diệt hay không. Anan trả lời không. Vassakara hỏi Tăng Ðoàn có chọn ai làm người lãnh đạo hay không. Ananda cũng đáp là không. Vassakara tò mò muốn biết tại sao Giáo hội vẫn có sự hòa hợp dù không có ai lãnh đạo. Ananda nói : Không phải là chúng ta không có gì để nương tựa. Giáo pháp là nơi để cho chúng ta nương tựa. Có một quyển sách gọi là Giới Bổn (Patimokkha) do Ðấng Toàn Giác chế ra, và các tăng sĩ sống trong cùng một trú xứ phải tụng giới bản này trong tu viện nơi họ tu tập vào những ngày rằm và mùng một (Uporatha). Nếu có điều khác lạ hay nghi ngờ trong khi tụng đọc thì các Tỳ Kheo sẽ giải thích theo Giáo pháp (vì vậy họ có Giáo pháp để nương tựa) (Majjhima Nikaya III). Ðể trả lời một câu hỏi khác của Vassakara, Ananda giải thích rằng không có vị nào là lãnh đạo tối cao của Tăng Ðoàn, nhưng trong mỗi trú xứ có một người đứng đầu có khả năng, được các tỳ kheo dưới quyền kính trọng, và có sự hướng dẫn mạnh mẽ để giữ cho rất nhiều trú xứ sống cùng với nhau trong sự hòa hợp. Những lời giải thích này cho thấy là mỗi trú xứ được đặt dưới sự điều khiển của vị Trưởng Lão cao nhất và có khả năng nhất mà trụ xứ có thể có.

Trong những buổi tụng đọc giới bổn, các Tỳ Kheo đã diễn dịch những lời thâm diệu của Ðức Phật theo những cách khác nhau, và đưa thêm những điều mới vào trong lối diễn dịch, rồi cho thông qua những điều này nhân danh Ðức Phật. Sự việc như vậy đã diễn ra trong đa số những trụ xứ ở rải rác khắp miền Bắc Aán . Trong hầu heat các cộng đồng PG thời đó không ai có thể đưa vô số những lối diễn dịch khác nhau đó vào một khối đồng nhất, và chuyển những lực ly tâm gây chia rẽ thành khuynh hướng tâm để củng cố sự thống nhất của Tăng Ðoàn.

Tôn giả Ðại Ca Diếp cố gắng sửa chữa sự sai lầm này của Tăng Ðoàn như một đoàn thể bằng cách tổ chức một Cuộc Kết Tập, nhưng như chúng ta đã thấy ở phần trên, ngài củng không thành công hoàn toàn.


Sự chuyên biệt hóa trong các ngành Kinh Văn Phật Giáo

Kinh văn Pali có đầy những từ ngữ như Vị Thầy về Kinh Tạng (Suttantika), hay Luật sư (Vinayadhara), Luận sư (Matikadhara) , hoặc Vị Thầy về Giáo pháp (Dhammakathika). Trong Atthakatha còn có những từ ngữ như "Digha-bhanaka" và Majjhima Bhanaka" tức là những người tụng đọc kinh Digha Nikaya và Majjhima-Nikaya.

Trong thời đó người ta ít dùng chữ để ghi lại những lời dạy của Ðức Phật. Phương tiện để bảo tồn giáo lý của ngài cho hậu thế là tụng đọc và ghi nhớ, giống như phương pháp thường dùng ở Aán độ từ thời Kinh Vệ-đà xa xưa nhất. Trong cộng đồng PG chúng ta thấy việc ghi nhớ những phần khác nhau của ba tạng kinh điển được giao cho các nhóm khác nhau và rồi phân cách nhau qua thời gian, và mang những cái tên nói lên phần kinh điển mà mỗi nhóm chịu trách nhiệm.

Trong Cuộc Kết Tập lần thứ nhất, tôn giả A-Nan được đề nghị tuyên đọc lại Kinh Tạng, còn tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) thì đọc lại Luật Tạng. Như vậy ngài A Nan và Ưu Ba Ly phải đã nổi tiếng là có tài năng trong các lĩnh vực riêng của mỗi người. Chúng ta có thể thấy những thành phần của sự chuyên biệt hóa như vậy trong cuộc tranh chấp giữa các pháp sư và luật sư. Vì ở trong cùng một ngành nghiên cứu với nhau nên các pháp sư có sự đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, và các luận sư cũng vậy. Nhóm nào cũng coi quyền lợi cá nhân là quyền lợi của tất cả mọi người trong nhóm, và khi tranh chấp với nhóm khác thì người nào cũng bênh vực nhóm của mình.

Vì trong tu viện có công việc xếp đặt giường và chỗ ngồi của các tăng sĩ, nên một đệ tử của Ðức Phật là Dabba Mallaputta cũng làm công việc này. Oâng xếp đặt cho các Tỳ kheo học cùng một ngành sẽ ở cùng một chỗ, để những người học kinh điển có thể tụng đọc kinh điển với nhau, các luật sư có thểå thảo luận về giới luật với nhau và các pháp sư sẽ nói về giáo thuyết cho nhau nghe. Không hiếm khi những nhóm này tranh chấp nhau. Mỗi người trong nhóm đều muốn thấy nhóm của mình chiếm ưu thế đối với những nhóm khác, trong việc dành chỗ ngồi cũng như việc lấy thức ăn, trong khi tập họp hay trong khi hồi hướng sau bửa ăn.

Những nhóm này vốn đã được tổ chức để nghiên cứu và tụng đọc một ngành nào đó của Tam Tạng Kinh Ðiển, qua thời gian sẽ hấp thụ những giáo lý được coi là đặc biệt của mỗi nhóm, và do đó mỗi nhóm phát triển thành một bộ phái khác với những bộ phái khác của PG. Phái Trưởng Lão (Theravadin) phát triển từ một nhóm luật sư, phái Kinh Lượng Bộ (Sautrabtika) phát xuất từ những người nghiên cứu Kinh tạng, Phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada) phát triển từ một nhóm người nghiên cứu Luận tạng và phái Tỳ Bà Sa Nhất Thiết Hữu (Vaibhasika) gồm những nghiên cứu bộ luận Vibhasa.


Lập nhóm chung quanh những vị thầy nổi tiếng

Các nhóm thành hình không chỉ để bảo tồn kinh văn mà còn do các Tỳ kheo tập trung xung quanh một vị thầy nổi tiếng. Ðức Phật ban vinh dự cho một số đệ tử của ngài bằng cách khen ngợi họ đã đạt năng lực trong một lĩnh vực nào đó của Phật Pháp ( Vinaya, II, pp 75, 76). Trong số họ là mười vị đại đệ tử sau đây: - (i) Xá-lợi-phất (Sariputta) trí tuệ đệ nhất; (ii) Mục-kiền-liên (Mahamoggallana), thần thông đệ nhất; (iii) A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) thiên nhãn đệ nhất; (iv) Ðại Ca Diếp (Mahakassapa) đầu đà đệ nhất; (v) Phú-lâu-na (Punna Mahtaniputta) thuyết pháp đệ nhất; (vi) Ma-ha-ca-chiên-diên (Mahakaccayana) biện luận đệ nhất; (vii) La-hầu-la (Rahula) học giả đệ nhất; (viii) (Revata Khadiravaniya), ẩn tu đệ nhất; (ix) A-nan (Ananda) đa văn đệ nhất và (x) Ưu-ba-ly Upali) trì giới đệ nhất.

Ðức Phật gián tiếp cho những đệ tử mới của mình biết những vị thầy nào thích họp với thiên hướng của mỗi người nhất. Như vậy những nhóm đệ tử này sẽ tu tập xung quanh một vị thầy, vì vậy mà có câu "dhatuso satta samsandabti sametti" hàm ý thầy nào trò nấy. Trong bộ Samyutta Nikaya, chúng ta thấy mười Trưởng Lão Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Phú-lâu-na, và các vị khác, mỗi vị đều có từ mười đến bốn mưới đệ tử theo học, mỗi trưởng lão đó có khả năng đặc biệt như vị thầy của họ. Như vậy những tỳhọc với Trưởng Lão Xá-lợi-phất là những bật đại trí tuệ, những người học với ngài Mục-kiền-liên là những bậc thần thông , những người học với Ðại ca diếp là những vị đầu đà, những người sáng lập phái Aåm quang Bộ ( Kasyapiya).

Khoảng một ngàn năm sau, ngài Huyền Trang nhận thấy rằng vào những ngày lễ các luận sư làm lễ cúng ngài Xá-lợi-phất, các luật sư làm lễ cúng ngài Ưu-ba-ly, các sa di làm lễ cúng ngài La-hầu-la, các kinh sư làm lễ cúng ngài Phú-lâu-na, các hành giả thiền định làm lễ cúng ngài Mục-kiền-liên, các Tỳ kheo ni làmlễ cúng ngài A-nan, càc hành giả Ðại thừa làm lễ cúng ngài Văn-thù (Manjusri) và các vị Bồ tát.

Trong bốn hàng Tỳ kheo đầu tiên, sự giống nhau như đã nói giữa họ và các vị thầy là hiển nhiên. Trong ba hạng sau cũng có sự giống nhau như vậy, nhưng không hiển nhiên. Các hành giả thiền định thờ ngài Mục-kiền-liên, vì ngài là vị thầy thần thông số một vốn chỉ có thể đạt được trạng thái định, và các Tỳ kheo ni thờ cúng ngài A-nan vì ngài là người thỉnh cầu Ðức Phật cho thành lập Ni Ðoàn.

Những điểm giống nhau chính yếu giữa các đệ tử và thầy của họ là sợi dây ràng buộc họ vào nhau, nhưng những điểm này chỉ là những đặc điểm về phẩm tính của của mỗi vị thầy. Sự phân biệt giữa các nhóm đệ tử không phải là ở những khác biệt về giáo thuyết nào cả mà chỉ ở mức năng lực của mỗi nhóm đạt được, về phương diện nào đó của Ðạo quả Phật pháp. Nhưng những sự phân biệt này dù không phát xuất từ những khác biệt lớn nào về giáo thuyết cũng đã trở thành tiêu chuẩn qua thời gian, và về sau sự tái hoà nhập trở nên bất khả do khuynh hướng ly tâm mà những nhóm này phát triển một cách tự nhiên như những đoàn thể phân cách nhau. Vậy sự phân chia vốn không phát xuất từ một sự sai khác về giáo thuyết nào, lại dần dần sinh ra những khác biệt về giáo thuyết và phát triển thành các bộ phái trọn vẹn.


Một sự rộng rãi về giới luật

Chúng ta đã thấy trong vụ Devadatta Ðức Phật cho phép các đệ tử của mình được hưởng một sự rộng rãi nào đó trong việc tuân hành giới luật. Ngài chú trọng kỷ luật về tâm trí hơn là kỷ luật về thân xác. Trong một cuộc thảo luận với ngài Ưu-ba-ly, một đệ tử tại gia của Nigantha Nataputta, Ðức Phật nói rằng ngài coi ý phạt nghiệp (manodanda) quan trọng hơn thân phạt nghiệp trong tu tập. Trong Kinh Ðại Bát Niết Bàn, lời dạy của ngài về việc bãi bỏ những kỷ luật nhỏ cho thấy rõ quan điểm của ngài và kỷ luật bên ngoài. Tóm lại, ngài coi việc tu tập tâm trí quan trọng hơn rất nhiều việc trì giới. Ngài biết giá trị của việc trì giới đối với những hành giả sơ cơ, nhưng trì giới không phải là tất cả, cũng không phải là mục đích của đạo pháp. Xét trên gốc độ lịch sử phát triển của giới luật chúng ta sẽ thấy Ðức Phật nhân nhượng hết điều này tới điều khác để các đệ tử của mình được thoải mái về kỷ luật. Giới luật của ngài không có tính cách cứng nhắc. Ngài đặt ra những ngoại lệ dành cho các Tỳ kheo sống ở những địa phương không thuận lợi. Trong những xứ ở vùng biên địa, người theo đạo thì ít lại khó nhiếp phục, vì vậy, theo lời thỉnh cầu của Laccayana và Phú-lâu-na, Ðức Phật đặt ra một số ngoại lệ trong những điều luật về việc tổ chức một cuộc họp của các Tỳ kheo và việc dùng dép làm bằng da và những vật dụng khác vốn bị cấm đối với những Tỳ kheo sống ở miền trung Aán độ.

Một chuyện dặc biệt đáng chú ý là khi một Tỳ kheo thuộc nhóm Bạt Kỳ nói vị ấy gặp khó khăn trong việc tuân giữ 250 điều của giới bổn, Ðức Phật đáp rằng ngài sẽ vui lòng nếu vị Tỳ kheo đó thực hành tam học (three Siksas) giới, định, tuệ . Ngài muốn nói rằng trì giới chỉ là một phần nhỏ trong Bát Chánh Ðạo.


Tùy ý thực hành khổ hạnh

Từ kinh nghiệm bản thân, Ðức Phật đề ra con đường trung đạo cho các đệ tử của mình, tránh thực hành khổ hạnh như phương tiện đạt đạo quả. Chính Ðức Phật đã thực hành khổ tu một cách nghiêmkhắc, và ngài thấy rằng hạnh khổ tu không thể nào giúp mình thực hiện công trình giáo hóa chúng sinh[1]. Vì vậy trong giới luật của ngài không có điều nào nói về khổ hạnh[2]. Nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy Ðức Phật khen ngợi những Tỳ kheo thực hiện hạnh đầu đa[3]ø. Ngài để cho những vị có thiên hướng mạnh mẽ này được tự ý, vị họ tin vào hiệu quả của khổ hạnh và không thoả mãn với một tôn giáo nào không có những pháp môn khổ hạnh. Tôn giả Ðại Ca Diếp, một trong những đệ tử thân cận nhất của Ðức Phật, là người bênh vực cho hạnh khổ tu, và Ðức Phật không thể không để cho những đệ tử như Ðại Ca Diếp được làm theo ý hướng của họ. Vì vậy pháp môn ẩn tu trong rừng đã được ưa chuộng trong thời kỳ đầu của PG, và do đó trong Luật tạng có những điều đặc biệt dành cho những Tỳ kheo ẩn tu trong rừng được yêu cầu tham dự những buổi Bố tát tụng giới được tổ chức nửa tháng một lần, dù trong lúc họ được miễn nhiều nghi thức.


Tín tâm quan trọng hơn trì giới

Chúng ta không thể biết chính xác khi nào niềm tin vững chắc vào Tam bảo được coi là phương tiện đạt Niết bàn. Trong " Vatthupamasutta", có một điểm được nhấn mạnh rất nhiều là một Tỳ kheo sẽ có tín tâm kiên cố đối với Tam Bảo thì có thể không cần phải tuân hành cả những giới điều về thực phẩm. Quyển kinh này nói thêm rằng một Tỳ kheo có niềm tin vững chắc thì không cần phải thực hành những giới điều dành cho tất cả các Tỳ kheo.[4]

Xét như trên chúng ta có thể kết luận rằng Ðức Phật không nghĩ tới sự giữ giới nghiêm khắc những giới điều của Luật tạng, dù sau khi ngài diệt độ, các đệ tử của ngài đã quá chú trọng việc này. Họ trở nên mỗi lúc mỗi nặng phần hình thức hơn, và không biết dùng sự tự kiểm soát hành vi của mình. Một chút xa rời những giới luật của Luật tạng cũng làm cho họ trở thành người tội lỗi, dù những vi phạm như vậy không ảnh hưởng gì nhiều tới tiến trình tu tập. Sự phản kháng của phái Ðại chúng không có gì là xấu, và chúng ta có thể nói là phái Trưởng Lão (Theravadin) đã phóng đại chuyện này . Chúng ta không có ý biện minh cho sự buông lỏng việc trì giới nhưng khi trì giới có nghĩa là tuân hành một bộ giới điều theo nghĩa đen ở bên ngoài thì người ta có quyền xét lại lại tính chất của những giới điều đó.




CHÚ THÍCH
[1] Majjhima, I, p. 17
[2] Vinaya, V, 131, 193
[3] Anguttara, III, p. 344f
[4] Maiihima, I, p. 36
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567