Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Qui Sơn Cảnh Sách- 05

07/05/201312:21(Xem: 7942)
Qui Sơn Cảnh Sách- 05
Phần 5

Chánh Văn:

“Cập chí niên cao lạp trưởng, không phúc cao tâm, bất khẳng thân phụ lương bằng duy tri cứ ngạo, vị am pháp luật, tập liễm toàn vô, hoặc đại ngữ cao thanh xuất ngôn vô độ. Bất kính thượng trung hạ tọa, Bà la môn hội tụ vô thù. Oản bát tác thanh thực tất tiên khởi. Khứ tựu quai giác, tăng thể toàn vô, khởi tọa chung chư động tha tâm niệm. Bất tồn ta ta quỹ tắc, tiểu tiểu uy nghi, tương hà thúc liễm hậu côn, tân học vô nhân phỏng hiệu”.
Dịch:

Đến lúc tuổi đời đã cao, tuổi hạ cũng lớn mà bụng rỗng tâm cao, chẳng chịu nương gần bạn lành chỉ biết một bề kiêu ngạo. Chưa thông kinh luật, sự thúc liễm trọn không, hoặc lớn tiếng to lời nói năng vô độ. Chẳng kính thượng trung hạ tọa, khi tụ họp giống Bà la môn không khác. Khua bát ồn ào, ăn rồi dậy trước. Đi đứng ngang càn, Tăng thể trọn không, ngồi đứng lăng xăng khiến người động niệm. Chẳng gìn mảy phép tắc, chút oai nghi. Lấy gì thúc liễm hậu sanh, tân học nương đâu bắt chước?

Giảng:

“Cập chí niên cao lạp trưởng, không phúc cao tâm”. Tổ quở người xuầt gia mà không chịu học đạo nên mắc phải lỗi lớn là “bụng rỗng tâm cao”, tức ngã mạn. Nghĩ mình ở chùa lâu nên xem thường những kẻ mới xuất gia trong khi mình thì “bụng trống”. Nhưng lỡ lớn tuổi rồi nếu đi học với người nhỏ thì mắc cở. Vì thế mà:

“Bất khẳng thân phụ lương bằng duy tri cứ ngạo”. Không chịu gần gũi những bằng hữu tốt, chỉ biết một bề kiêu ngạo. Tóm lại, tuy ở trong chùa lâu, mà không hiểu rành Kinh luật, không rõ đường lối tu hành, nhưng đi học với người khác thì sợ đệ tử cười, nên chỉ ôm lòng ngạo nghể chứ không chịu gần gũi học hỏi với ai cả.

“Vị am pháp luật tập liễm toàn vô”. Vì chưa hiểu pháp, không thông luật nên không biết phương cách để tự thúc liễm. Do không biết thúc liễm lấy mình thì:

“Hoặc đại ngữ cao thanh xuất ngôn vô độ”. Tức là lớn tiếng to lời, nói năng vô độ. Tổ quở những người xuất gia ở chùa mà nói năng rổn rảng, ưng nói gì thì nói, không biết dè dặt chừng mực, không biết nói lời đức độ khiêm nhường… Do cái lỗi không chịu học luật nghe pháp vậy.

“Bất kính thượng trung hạ tọa Bà la môn hội tụ vô thù”. Không biết kính những bậc thượng trung hạ tọa, khi tụ họp lại giống Bà la môn không khác. Khi xưa, các vị Bà la môn mỗi khi tụ họp thì ai đến trước ngồi trước ai đến sau ngồi sau, không biết kính người lớn cũng chẳng tôn trọng người đức hạnh, gặp đâu ngồi đó không có thứ tự. Trong nhà Phật thì không thế. Người có giới đức thì ngồi trên người ít giới đức hơn. Vì sao đạo Phật chủ trương bình đẳng mà ở đây lại phân cao thấp, thứ lớp như vậy? Đạo Phật bình đẳng trên lý nhân quả, chớ không phải bình đẳng bằng sự ép buộc hay khỏa bằng ai cũng như ai. Người nào có nhân tốt hơn tức được quả tốt hơn. Thí dụ ở thế gian một ông thợ rèn rèn được 5 con dao thì được 50 đồng, còn một ông khác cần mẫn hơn rèn được 7 con dao thì được 70đồng, nhơn như thế thì quả như thế, đó là bình đẳng. Cũng vậy, một vị tu 10 năm thực sự có giới đức phải trên người chỉ tu có 7 năm, tùy theo nhơn quả mà đoán định. Đôi khi chúng ta chấp vào hai chữ bình đẳng rồi thấy trong chùa bất bình đẳng, nhưng thật sự trong chùa căn cứ trên nhân quả mà sự sắp đặt có sai biệt, tuy sai biệt mà bình đẳng, bình đẳng mà sai biệt. Chủ trương của đạo Phật là như vậy. Nếu chúng ta không học giới luật, không biết đạo thì làm sao chúng ta biết kính người có đức hạnh, do đó mà khi tụ hội chẳng có thứ lớp giống như Bà la môn. Tổ lại tiếp tục quở:

“Oản bát tác thanh thực tất tiên khởi”. Khi ăn thì khua chén bát nghe rổn rảng, lua húp ào ào, ăn xong buông chén đứng dậy đi không có trật tự, không chờ đợi ai hết.

“Khứ tựu quai giác, tăng thểtoàn vô”. “Khứ” là đi, “tựu” là đến. “Quai giác” là trái chọi nhau. Nghĩa là đi đứng trái lẽ, ngang càn không đúng pháp, không có đủ tư cách của một ông Tăng. Lại thêm:

“Khởi tọa chung chư động tha tâm niệm”. Thuở xưa ở Trung Hoa các Thiền viện (còn gọi là Thiền đường hay Tăng đường) là chỗ ở của chư Tăng, trong đó có kê giường san sát nhau để nằm nghỉ, và khuya đến giờ thức chúng thì toàn chúng đều thức dậy và ngồi thiền trên đơn của mình. Ngồi thiền phải ngồi cho hết giờ, nếu nữa chừng mà xả ra đứng dậy khua lộp cộp, thì làm động niệm người bên cạnh. Sở dĩ có những hành động thô tháo như trên đây là do không rành luật lệ, chẳng biết oai nghi nên:

“Bất tồn ta ta quỹ tắc, tiểu tiểu oai nghi. Tương hà thúc liễm hậu côn, tân học vô nhân phỏng hiệu”. Không còn một chút phép tắc, một mảy may oai nghi thì lấy gì dạy dỗ kẻ sau, người mới học nương đâu bắt chước? (Nếu có bắt chước cũng chỉ toàn những chuyện sai lầm) Tự mình đã không có tư cách phép luật thì làm sao dạy dỗ người khác được? Thế mà:

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]