- Lời Giới Thiệu Của Nhà Xuất Bản Trong Lần Tái Bản
- Khi chết, không ai đem theo được bất cứ gì
- Tình thương và con người
- Bố thí, giúp đời là cách làm giàu vững chắc cho đời hiện tại và cả đời sau
- Có phải khi chết, không mang theo được gì hay không?
- Nghiệp là hậu quả của kiếp trước?
- Người chết chỉ mang theo “cái nghiệp” của họ để tạo quả cho kiếp sau
- Người chết có còn biết gì không?
- Sự nhận thức của người chết kéo dài được bao lâu?
- Sức mạnh của nghiệp lực
- Thần thức thoát khỏi thân xác từ vị trí nào?
- Nghiệp có nhiều loại
- Nguyên nhân hành động phát sinh mức độ nghiệp quả
- Nguyên nhân nào khiến ta phải đau khổ!!
- Một số thắc mắc về vấn đề nghiệp báo
- Luật quả báo
- Có những tội lỗi tích lũy mà nhiều người đã phạm phải
- Nếu lấy oán báo oán thì oán sẽ mãi chất chồng!
- Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người hiện nay
- Bác sĩ Ian Stevenson trả lời thắc mắc về sự nhớ lại tiền kiếp
- Ðại đức K. Dhammananda giải thích về sự nhớ lại kiếp trước của mình?
- Tại sao tuổi càng lớn, sự nhớ về kiếp trước càng giảm hay mất hẳn?
- Những chứng tích thu thập được trên cơ thể những hài nhi
- Dấu tích luân hồi biểu hiện qua những người liên hệ, thân thuộc - Luân hồi tái sinh giải đáp vấn đề hôn nhân
- Luân hồi tái sinh giải đáp vấn đề người thân thuộc
- Tìm hiểu vấn đề luân hồi tái sinh từ con trẻ
- Trường hợp cậu bé George Fild
- Trường hợp của bé gái Manju Sharma
- Theo chân những vị đại sư
- Hòa thượng Hư Vân với những bước vân du kỳ diệu
- Ðại sư Huyền Trang
- Ðiềm Triệu trong dân gian – Hình tư tưởng Ðiềm Triệu là gì?
- Những thí dụ thực tế trong dân gian Việt Nam
- Ðiềm báo trước của hai chai nước ngọt tại Ba Ðình
- Cửu tinh liên châu và các thảm họa
- Nhà tu trẻ tuổi nhất tại Singapore
- Những chu kỳ trên quả đất - Ảnh hưởng tới con người như thế nào?
- Sự chuyển đổi Ðại trường khí vũ trụ đã ảnh hưởng như thế nào tới vận mệnh thế giới
- Nhật Bản vào năm 2004
- Bắc và Nam hàn vào năm 2004
- Trung Quốc và Ðài Loan
- Việt Nam ra sao ở thời Hạ nguyên??
- Trường khí tốt của vũ trụ sẽ tới từ Ðông Bắc
- Trung Quốc sẽ có những thay đổi lớn lao
- Một vài tiên tri của chiêm tinh gia J.M. Lal Mahadjan
- Vấn đề dầu hỏa trên thế giới
- Ðức quốc và một số quốc gia ở Ðông Nam Á
- Ðức giáo hoàng John Paul II
- Việt Nam từ năm 2004 và những năm 3 tháng đủ liền
Khi chết không mang theo được gì
Hòa thượng Hư Vân với những bước vân du kỳ diệu
Nguồn: Đoàn Văn Thông
Hòa Thượng Hư Vân thuộc dòng dõi vua Lương Võ Đế (Trung Hoa) từ nhỏ đã có tâm tu, năm 13 tuổi đã tìm thầy tu học và từ đó đi qua nhiều nơi bất kể đường sá xa xôi nguy hiểm mong gặp được chân sư... Năm 43 tuổi, từ am Pháp Hoa, Hòa thượng bắt đầu thực hiện điều mình phát nguyện: đó là cuộc hành trình Tam bộ Nhất bái (đi 3 bước, lạy một lạy) đến Ngũ Đài sơn . Cuộc hành trình đầy gian khổ kéo dài trong nhiều năm qua các vùng lam sơn chướng khí, gió mưa sương tuyết lạnh lùng . Ngày đi đêm nghĩ đói khát, mệt nhọc đau ốm không có cơm ăn thuốc uống nhưng với quyết tâm và ý chí sắt đá, luôn luôn nhất tâm chánh niệm nên Hòa thượng đã vượt qua được trở ngại. Sau chuyến hành trình dài dằng đặc, ngài nhận được rằng hễ gặp gian khổ bao nhiêu thì tâm càng an lạc bấy nhiêu và càng dễ chứng bồ đề. Hơn nữa, người xưa đã nói: đọc xong mười ngàn cuốn sách, phải đi mười ngàn dặm. Năm 1900 mặc dầu đã 61 tuổi nhưng Hòa thượng vẫn muốn thực hiện những cuộc vân du hoá đạo. Lúc đầu ngài tới núi Chung Nam lập am tu hành. Tại đây Hòa thượng đổi tên hiệu là Hư Vân rồi sau đó cất bước hành đạo, hầu như khắp cả Trung Hoa, ngài qua.. Nam Dương, Miến Điện,Thái Lan, Mã Lai... Tới bất cứ nơi đâu, Hòa thượng cũng đều rao giảng đạo pháp kinh điển Phật giáo cho vô số cư dân nơi đó. Nhiều nơi vua chúa và các đại quan nghe tiếng ngài đều đến lễ bái và chiêm ngưởng. Vua Xiêm đích thân mời hòa thượng về Hoàng cung để nhà vua xin quy y tam bảo. Năm Dân quốc thứ 40, hòa thượng lúc bấy giờ đã 112 tuổi nhưng tướng mạo vẫn bình thường như người còn trẻ. Ngài tổ chức một buổi lễ truyền giới lớn tại Vân Môn. Trong khi hành lễ, ngài bị quân đội chánh quyền bắt giam và lục soát chùa vì nghi là chùa có tàn trữ vũ khí, vàng bạc. Ngài bị tra tấn đánh đập dã man nhưng ngài vẫn một mực cho họ biết là chùa không làn trữ những thứ như đã bị nghi ngờ. Ngài bị đánh đập liên tục trong suốt mười ngày và nằm rũ như một cây khô. Mọi người đều nghĩ là hòa thượng đã qua đời. Không ai có thể tưởng tượng được rằng một người tu hành với tuổi 112 lại bị tra tấn đánh đập dã man trong suốt 10 ngày bởi hàng chục người to lớn mạnh khỏe mà lại vẫn sống. Khi thấy hòa thượng thì thào nói được vài ba tiếng thì những kẻ tra tấn ngài đều kinh hải . Bị áp lực từ nhiều phía thúc hối nên chánh phủ trung ương ra lệnh điều tra để bắt, trị tội những kẻ đã đánh đập ngài . Vậy mà khi những kẻ hung bạo đã từng tra tấn ngài bị dẫn tới trước mặt để ngài nhận diện thì ngài đều yên lặng không khai báo ai cả.
Sư Hư Vân viên tịch lúc ngài vừa 120 tuổi. Trong tro cốt của ngài có đến 100 hạt xá Lợi.
Việt Nam không hiếm những vị chân tu với cuộc đời đạo hạnh tu trì kỳ diệu cao siêu từ lúc sống cũng như khi qua đời. Ngày nay các nước Âu Mỹ khi đếnViệt Nam đã không ích khỏi ngạc nhiên khi đứng trước những bức tượng của những nhà tu hành đã viên tịch từ lâu đời.
Những bức tượng ấy có khi chính là nhục thân của chính những nhà tu chớ không phải bằng đá hay bằng gỗ như những pho tượng thông thường xưa nay.
Các nhà khoa học Nga có lần không tin đó là cơ thể thật sự của nhà tu hành nhưng khi chiếu quang tuyến họ mới thấy rõ bộ xương người. Ví dụ điển hình ở ngôi chùa Đậu tại Hà Tây phía nam Hà nội) thuộc huyện Thường Tín là một ngôi chùa rất cổ xưa, nơi đây là chổ tu hành của những nhà tu nổi tiếng. Cách đây hơn ba trăm năm, tại ngôi chùa này có hai Thiền sư đã đắc đạo một cách kỳ diệu. Đó là sư Đạo Chân Vũ Khắc Minh và sư Đạo Tâm Vũ Khắc Trường. Hai sư đều biết trước ngày giờ mình sẽ lìa trần nên dặn các đệ tử trong chùa khi thấy họ ngồi Thiền lâu hơn thường lệ thì cứ giữ yên tư thế, không vọng động hốt hoảng và không đem chôn cất hay thiêu xác mà cử để như vậy. Quả nhiên khi các sư mất, tình trạng các sư đều ở tư thế đang tọa Thiền, thân xác vẫn được để yên từ đó tới nay, chỉ có phủ bên ngoài một lớp sơn mỏng của vùng địa phương mà thôi. Trải qua mấy trăm năm mà thân xác hai Thiền sư vẫn không hề hư thối tan rã...