Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

300 năm ngày thành lập Gia Định-Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh

23/04/201319:34(Xem: 11702)
300 năm ngày thành lập Gia Định-Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh
300 Năm Phật Giáo Gia Định, Sàigòn


300 Năm Ngày Thành Lập Gia Định-Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh

Tiểu Ban Nghi Lễ Thành Hội PG Tp HCM
Nguồn: Tiểu Ban Nghi Lễ Thành Hội PG Tp HCM


Nội dung bài này trong góc độ chuyên môn của mình, chúng tôi xin lược vài nét về vai trò nghi lễ của Phật giáo (PG) trong sự hình thành phát triển của Gia Định-Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cho đời sống con người nói chung.

Nói đến nghi lễ hoặc nói riêng NGHI và LỄ là một vấn đề sinh động, rộng lớn, nó bàng bạc trong đời sống tinh thần, cư xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.

Nghi là những việc phải làm.
Lễ là những việc phải tuân.

Làm con người sống không chỉ biết cơm ăn, áo mặc, nhà ở... bởi lẽ thiếu nghi con người sẽ thiếu nghĩa, thiếu nhân bản để sống trong xã hội, đem lại tình thương xây dựng trên nền tảng trái tim biết nói và lòng nhân hậu của con người. Thiếu lễ xã hội sẽ loạn ly, lâm vào tình trạng vô cương đưa đến mất luân thường đạo lý. Qua đây chúng ta xóa bỏ được định kiến ngộ nhận nghi lễ là hình thức, là phương tiện đàn tràng! Trái lại, nó là chất liệu thiết yếu phải luôn hiện hữu trong tư duy, trong tập quán con người. Sự tiếp nối nòi giống con người, sự truyền thừa giềng mối của Tổ đạo, đều phát nguyên từ đạo lý thiết lập những nghi thức và lễ nghĩa. Ở mức độ cao, hình thức nghi lễ biểu hiện qua lăng kính văn hóa, giáo dục v.v..

Do vậy, những bước chân đầu tiên của chư Tổ đã hoằng hóa tại đất Gia Định như... Nguyên Thiều-Siêu Bạch chùa Kim Cang, Thành Đẳng-Minh Lượng chùa Đại Giác - Biên Hòa, Phật Ý-Linh Nhạc chùa Từ Ân, Tổ Tông-Viên Quang chùa Giác Lâm, Đạt Bổn chùa Kim Cương, Thiệt Thoại-Tánh Tường chùa Hoa Nghiêm, đều ở đất Gia Định, cũng đã mang trên mình hành trang nghi lễ hòa nhập cùng với di dân với vùng đất mới.

Mặt tích cực của lịch sử dân tộc chúng ta khó có thể quên những công lao của Sĩ Nhiếp trong những năm đầu công nguyên đã hướng dẫn cho dân chúng Đại Nam những phương cách sống về nghi lễ, văn hóa, thời tiết, về nông nghiệp. Những triết lý “uống nước nhớ nguồn” “lễ bái lục phương” như trong kinh Thiện Sanh, dạy cho mọi người lễ nghi của đạo làm người. Sống cho đủ tình, chết cho trọn đạo, đó là thao thức hai mặt trong đời sống con người. Những thao thức đó đã được nhà chùa dùng lễ, dùng nghi đáp ứng đòi hỏi của thực tế. Nhà khoa học kỹ thuật nghiên cứu, nhà văn học nghệ thuật sáng tác, nhà bác học chế tác, nhà sư thì có khả năng hun đúc tinh thần của cộng đồng dân chúng, để thăng hoa tâm hồn, sản sinh những tâm linh hoàn thiện. Lời kinh tiếng kệ những cung bậc âm điệu du dương của nghi lễ đã làm lắng đọng lòng người, quên đi những ưu phiền hướng tâm tư về chân thiện mỹ.

Vị thầy - vị sư được xuất thân từ chốn thiền môn, nơi mà những ngày đầu nhập đạo sa cơ đã được học luật Tỳ ni, để rèn luyện cho vị thầy tương lai có phong cách đĩnh đạc, đạt tới đạo phong với đầy đủ lễ nghi, theo tinh thần của Tỳ ni “Hữu uy khả úy, hữu nghi khả kính”. Đó là những bài pháp không lời giáo hóa đắc dụng đã đi vào lòng người một cách dịu êm và thiết thực.

Vì thế, giáo dục của PG không chỉ là sự dạy và học mà còn là quá trình chuyển hóa nội tâm, cải tạo cái xấu, bồi dưỡng và phát triển cái tốt, trang bị cho mỗi cá nhân những nhận thức chánh kiến của đức tin chân chánh, những phẩm chất tâm linh, ý chí và đạo đức nhân bản, để họ làm hành trang tư lương cho đời sống an lạc, hạnh phúc cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Năm 1992 nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Nhà Văn hóa Thanh niên TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức một buổi mạn đàm về người mẹ, điều đó thể hiện truyền thống đạo Phật đã thâm nhập và thích hợp với xã hội gần đây, một thống kê nhu cầu tín ngưỡng đi lễ chùa.

Chúng ta thường nói khi nào đất nước bình yên thì đạo Phật phát triển hoặc PG hưng thì đất nước thanh bình thịnh trị. Trong đó đất nước phát triển nhờ có minh quân chính chúa. Đạo Phật xương minh nhờ có minh sư khéo điều ngự trong vận cách lễ nghi mà thể hiện bằng nhân trị và đức trị của xã hội qua nhiều lĩnh vực.

Qua đó, chúng ta thấy rằng giáo dục cũng chính là lễ nghi, là việc thiết yếu hướng dẫn con người trong sinh hoạt, nó góp phần duy trì lâu dài cuộc sống sinh học và tâm linh tốt đẹp hơn.

Tóm lại, suốt chặng đường 300 năm của Gia Định-Sài Gòn đến TP. Hồ Chí Minh, PG khi ẩn khi hiện, khi thịnh khi suy, vẫn luôn luôn hòa mình trong lòng con người và mảnh đất, đã góp công sức của mình vào công cuộc kiến quốc; trong đó phạm trù nghi lễ đã góp vai trò quan trọng trong nền tảng đạo đức xã hội cho việc trị quốc an dân, duy trì phát triển cơ sở và niềm tin của Đạo, của Đời.

Ôn lại 300 năm của thành phố cũng là 300 năm của PG, dòng chữ số 1698 trên bức phù điêu Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM thể hiện công sức của các bậc tiền nhân đã đứng lên và nằm xuống để trang điểm cho thành phố này luôn thăng hoa trong suốt ba thế kỷ qua. Tôn giáo nói chung, PG nói riêng, vẫn luôn hòa nhập với người Việt Nam trên tinh thần thể nhập.

“Trang sử Phật cũng là trang sử Việt
Trải bao độ hưng suy
Có nguy mà chẳng mất”
(V.H.C.)

Việc làm của chúng ta hôm nay là việc làm đầy hiếu kính và lễ nghi của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền đáp bốn ơn, trong đó có ơn đất nước quốc gia, mà trang sử PG Gia Định-Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh đã góp phần tô điểm thành phố quang huy, trở thành trung tâm cho các mặt phát triển đến các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.

Một chặng đường 300 năm đi qua với bề thế quy mô của PG trong các thời đại và xã hội ngày nay, đã và đang xây dựng để nói lên tiếng nói của mình trong âm ba vang dội của thời đại mới, xã hội mới. Tiến trình 300 năm tới của PG, chúng ta sẽ làm gì để nối tiếp đạo mạch truyền thừa, để thừa tự di sản của tiền nhân. Làm gì để giữ gìn nghi lễ, đạo đức, đào tạo cho thế hệ tương lai để xây dựng Giáo hội, xây dựng xã hội, trong thời đại mới vẫn đầy đủ thuần phong mỹ tục, giữa cộng đồng dân tộc, giữa lòng TP.Hồ Chí Minh ngày nay đang hướng về phía trước vẫn còn là những đóng góp cần khám phá và định hướng của PG thành phố chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]