Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 05

18/04/201317:18(Xem: 7923)
Phần 05

NHỮNG TRUYỆN DUYÊN KHỞI

TRONG LUT NGŨPHN

Lược thuật:Phước Thắng

Hiệu đính:Thích Đỗng Minh

Chú thích:Tâm Nhãn

--- o0o ---

THỌ THỰC - MỘT VẤN ÐỀ KHÔNG ÐƠN GIẢN ÐỐI VỚI TỲ-KHEO

Khi đức Phật ở tại thành Vương-xá, bấy giờ các nơi bị đói kém, khất thực khó được, các Tỳ-kheo đều trở về thành Vương-xá mỗi lúc một đông. Các Cư sĩ ở đây hỏi các Tỳ-kheo:

- Tăng có bao nhiêu vị cần thọ trai?

Các Tỳ-kheo cung cấp con số cho các cư sĩ. Sau đó họp bàn để tìm một giải pháp, họ thống nhất: “Chúng ta sẽ vì các Tỳ-kheo, tùy theo khả năng mà cung cấp thực phẩm. Hoặc một người lo thức ăn từ một cho đến mười vị Tỳ-kheo. Hoặc hai người cho đến mười người cùng nhau lo thức ăn cho một Tỳ-kheo cho đến mười Tỳ-kheo”.

Sau khi phân chia nhiệm vụ đâu vào đấy, các Cư sĩ chủ xướng lại có ý nghĩ: “Mặc dù theo khả năng làm thức ăn từ một cho đến mười vị, song e như vậy không chu đáo. Cần có sự kiểm tra lại các vật phẩm để việc nấu nướng, phân chia được đồng đều. Tránh trường hợp thái quá hay bất cập. Nếu có trường hợp nào không đầy đủ thì kịp thời bổ túc”.

Họ bắt tay vào việc kiểm tra từng loại thực phẩm cụ thể, thì ra số người nghèo cúng dường gạo, đậu, mạch không được tốt khá nhiều, dù tấm lòng họ thật đáng trân trọng. Sau đó, các loại ngũ cốc thiếu chất lượng này được đưa vào một loại và đem ra sử dụng trước. Kết quả các thức ăn thuộc loại hạt này rất thô cứng, xấu xí... Các Tỳ-kheo già bệnh không thể dùng được, phải đem cho người ăn xin hay ngoại đạo. Sau đó, các vị đến nhà bà con quen biết xin thức ăn khác. Các Cư sĩ biết việc này, cơ hiềm trách cứ rằng: “Chúng tôi giảm bớt phần ăn của vợ con để gieo giống phước điền, tại sao Tỳ-kheo coi rẻ thức ăn của chúng tôi cúng dường? Sử dụng của ăn xin lại đem cho người ăn xin hay ngoại đạo, rồi đi tìm thức ăn ngon lành khác là sao?! Hạng người này chủ đích tìm giải thoát là để khỏi già, bệnh, chết, tại sao nay lại tìm thức ăn ngon? Họ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn”.

Lai một nhân duyên khác, có người thí chủ của Tỳ-kheo Bạt-nan-đà đến giám sát bữa ăn, nên mọi thực tế đều nắm được. Bữa ấy, sau khi đã ăn cùng với chúng, Bạt-nan-đà lại đến nhà người thí chủ kia đòi được ăn thức ăn ngon. Người thí chủ hỏi Bạt-nan-đà:

- Vừa rồi, Ðại đức không cùng ăn với chúng sao?

- Có ăn với chúng nhưng sợ đàn-việt mất phước đức, nên tôi phải đến đây.

- Hiện nay ở đời đói khổ, mọi người kiệt quệ mà phải chung nhau làm thức ăn, tại sao thầy coi nhẹ, lại đi tìm thức ăn ngon để được sung sướng ư?!

Các Tỳ-kheo nghe việc này, bằng mọi cách quở trách, rồi bạch Phật. Nhân việc này đức Phật chế giới cấm Tỳ-kheo sau khi ăn rồi không được ăn lại.

Lúc bấy giờ, Tất-lăng-già-bà-ta cùng với tám mươi Tỳ-kheo bệnh được các Tỳ-kheo nuôi ăn để bồi dưỡng sức khỏe. Vì bệnh, họ ăn không hết chỗ thức ăn cung cấp nên đành bỏ lại trước phòng. Các Cư sĩ thấy sự phung phí này, hỏi:

- Những thức ăn dư này là của ai đây?

- Tỳ-kheo bệnh ăn không hết nên dôi ra vậy. - Các Tỳ-kheo trả lời.

- Sao không liệu chừng, lấy chi mà nhiều quá vậy? - Các Cư sĩ bảo thế.

- Vì các Tỳ-kheo bệnh có người ăn được, có người ăn không được, nên chúng tôi không thể lấy vừa đủ được. - Các Tỳ-kheo trả lời.

- Hiện nay người ta bị đói kém rất nhiều, đem bố thí một hạt cơm cũng đủ phước đức để sanh lên trời, tại sao lại vất bỏ thức ăn quý hiếm này?

Trong số Cư sĩ có người lại nói thêm:

- Chúng ta đã cúng cho Tăng một hạt cơm rơi cũng coi đó là một tội lỗi, tại sao Tỳ-kheo lại chẳng biết tiếc là sao?!

Lời mắng nhiếc này các Tỳ-kheo Trưởng lão nghe được... Các Tỳ-kheo đương sự được đưa ra trước Tăng. Ðức Phật hỏi Tôn giả A-nan:

- Có ai có thể ăn được thức ăn dư này không?

- Thưa Thế Tôn, Tỳ-kheo nuôi bệnh đi xin thức ăn này, nhưng chính họ vẫn ăn chưa đủ. Họ muốn ăn thức ăn dư này nhưng không dám ăn. - Tôn giả A-nan trả lời.

Hiểu rõ vấn đề, đức Phật cho phép từ đó các Tỳ-kheo được ăn thức ăn dư của Tỳ-kheo bệnh.

Tuy nhiên, việc Tỳ-kheo nhận thức ăn sau khi đã ăn xong phải đúng pháp. Ðó là phải làm phép tàn thực, tức là phải mời một Tỳ-kheo khác “chứng tri” cho việc ăn thêm này.v.v... Ngoài ra, Tỳ-kheo phải hiểu rõ thức ăn nào thuộc khư-đà-ni40, xa-đà-ni41, thức ăn nào thuộc túc thực42, để việc dùng không phạm tội Ba-dật-đề.

TRAO - NHẬN THỨC ĂN

Lúc bấy giờ đức Phật chưa chế giới về việc thọ thực, cho nên các Tỳ-kheo đến với các gia đình thân quen cứ tự tiện lấy thức ăn mà ăn, không cần ai mời. Hành vi này khiến bạch y cơ hiềm chỉ trích:

- Chúng tôi không thích thấy những người ác này mặc áo hoại sắc, cắt rọc, không mời (thọ thực) mà cứ tự tiện lấy ăn. Ăn thức ăn không được ai mời, tức là loại không cho mà lấy, là loại ăn cắp.

Cùng lúc ấy, Ðại Ca-diếp mặc y phấn tảo, nhặt thức ăn vứt đi nơi đầu đường xó chợ... mà ăn. Các Cư sĩ thấy vậy rất bất bình, chê trách rằng:

- Sa-môn này giống như chó, được đồ ăn là cứ ăn, không kể sạch dơ. Bọn ấy để họ vào nhà thì càng thêm nhớp nhà mà thôi!

Các Trưởng lão Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, trước Tăng đức Phật nói với Ca-diếp:

- Tuy ông là người thiểu dục, song làm cho người coi thường, khinh tiện là không nên. Ông không nên ăn thức ăn đã vứt bỏ, nếu ăn thì phạm tội Ðột-kiết-la.

Sau đó đức Phật chế giới cấm: Tỳ-kheo không mời thì không nhận thức ăn để ăn.

Sau đó, giới này được tuỳ khai bằng cách cho phép Tỳ-kheo tự lấy tăm xỉa răng và lấy nước để uống, cũng như trời, rồng, quỷ, thú mời thức ăn thì Tỳ-kheo được phép nhận. Những nhân duyên đức Phật cho phép tuỳ khai:

* Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bị trúng gió, Tôn giả Mục-kiền-liên hỏi:

- Khi thầy chưa xuất gia đã từng có bệnh này chưa?

- Ðã bị rồi. - Xá-lợi-phất đáp.

- Trị bằng thuốc gì thì khỏi? - Mục-kiền-liên hỏi.

- Bằng ngó sen. - Xá-lợi-phất đáp.

Tôn giả Mục-kiền-liên liền đến ao A-nậu-đạt43lấy ngó sen đem về để Tôn giả Xá-lợi-phất dùng.

- Thầy lấy ngó sen này từ đâu? - Xá-lợi-phất hỏi.

- Từ ao A-nậu-đạt. - Mục-kiền-liên đáp.

- Có ai cho, hay tự lấy? - Xá-lợi-phất hỏi.

- Nhận từ rồng. - Mục-liên nói.

Tuy vậy, Tôn giả Xá-lợi-phất cũng không dám dùng.

Khi bạch lên Phật việc này thì Phật cho phép thọ thực từ rồng.

* Bấy giờ, Ðại Ca-diếp đến khất thực nơi nhà người nghèo. Thích-đề-hoàn-nhơn44nhìn thấy, liền có ý niệm: “Nay Ðại đức Ca-diếp khất thực nơi nhà người nghèo là tạo điều kiện tốt để ta cúng dường thức ăn”.

Trong xóm nghèo này liền xuất hiện một người thợ dệt ngồi bên khung cửi dệt vải. Cạnh bên là một người con gái đưa thoi. Theo thứ tự khất thực, Ðại Ca-diếp đến chỗ nhà thợ dệt, người con gái bước ra lấy bình bát cúng dường đầy thức ăn rồi trao cho Ðại Ca-diếp. Khi nhận lại bình bát, Ðại Ca-diếp suy nghĩ: “Người này rất nghèo, làm sao có được thức ăn sang trọng này?”. Ca-diếp nhập định để tìm xem thì thấy rõ chủ nhân là trời Ðế Thích, liền nói:

- Này Kiều Thi Ca! Sau này đừng làm như vậy!

Do thế, Ca-diếp không dám ăn, bạch Phật, Phật dạy:

- Nay cho phép Tỳ-kheo nhận thức ăn của trời cúng dường.

* Bấy giờ, đức Thế Tôn du hóa trên tuyến đường xa xăm. Vào một buổi chiều nọ, đến thôn quỷ Khoáng Dã. Lúc gặp Phật, quỷ thần rất hoan hỷ, bèn thỉnh Phật và Tăng thọ trai vào ngày mai. Ðức Phật nhận lời bằng sự im lặng. Suốt đêm, quỷ sửa soạn các thức ăn uống đầy đủ. Sáng sớm, trải tòa, phu cụ thỉnh Phật và Tăng. Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo phải cùng nhận lời mời của quỷ. Phật và Tăng đến chỗ thiết cúng đông đủ rồi ngồi vào tòa. Quỷ thần tự tay sớt thức ăn. Các Tỳ-kheo không dám thọ, bạch Phật, Ngài dạy:

- Nay cho phép Tỳ-kheo nhận thức ăn từ loài quỷ.

* Bấy giờ đức Thế Tôn du hóa nơi rừng cây Sa-la45. Có một con khỉ từ trên cây nhảy xuống định lấy bình bát của Phật đem đi. Các Tỳ-kheo giữ lấy bát, không cho khỉ mang đi. Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Cứ để cho khỉ mang bát đi.

Khỉ liền lấy bát rồi nhảy lên một cây lớn, lấy mật ong đầy bát đem dâng Phật. Ðức Phật thấy có trùng nên không nhận. Khỉ nhìn thấy trùng, liền bắt bỏ, rồi dâng Phật, đức Phật vì khỉ nhận bát mật. Khỉ vui mừng nhảy nhót hớn hở rồi cáo từ. Ðức Phật trao bát mật này cho các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo không dám ăn. Phật dạy:

- Cho phép Tỳ-kheo nhận thức ăn từ khỉ trao.

* Bấy giờ, có người buôn ngựa thỉnh Phật và Tăng đến thọ trai. Sửa soạn vừa xong, có người đến báo: “Chuồng ngựa bị cháy”. Do vậy, người buôn ngựa không đích thân trao thức ăn được, nói với các Tỳ-kheo:

- Xin Ðại đức Tăng tự lấy thức ăn cho.

Nói xong, liền bỏ chạy.

Các Tỳ-kheo nghi là phạm quy cách, không dám lấy thức ăn, bạch Phật, Ngài dạy:

- Nếu không có tịnh nhơn46, cho phép Tỳ-kheo dựa theo lời người thí chủ, tự lấy thức ăn để ăn.

* Lại có các Bạch y từ xa ném thức ăn cho Tỳ-kheo. Phật dạy:

- Không được nhận thức ăn từ xa ném đến.

Tóm lại, có bốn cách thọ thực:

- Thân trao thân nhận.

- Vật trao vật nhận.

- Tay trao tay nhận.

- Bảo lấy mà nhận.

TỲ XÁ GIÁ! TỲ XÁ GIÁ!

Lúc bấy giờ đức Phật đang lưu trú tại thành Vương-xá. Ngài chưa chế giới cấm ăn phi thời, nên việc khất thực của các Tỳ-kheo rất tùy tiện. Có các Tỳ-kheo, ban đêm đi khất thực, có vị ngã xuống hào, rảnh, có vị đụng chạm vào nữ nhơn, có vị gặp kẻ cướp cướp đoạt, có vị bị các loài thú, trùng làm hại. Các Tỳ-kheo ăn bất kể ngày đêm, chểnh mảng việc tu hành...

Hồi ấy, Ca-lưu-đà-di với khuôn mặt đen, mắt đỏ, lại mặc y tạp sắc, khất thực trong đêm tối. Một người phụ nữ mang thai, trong tia chớp sáng, thấy hình dáng của Ca-lưu-đà-di, hoảng hồn la lớn:

- Tỳ xá giá! Tỳ xá giá! (Ma! Ma!)

Ca-lưu-đà-di liền nói lớn:

- Tôi là Sa-môn khất thực, chứ chẳng phải ma quỷ gì đâu!

Người phụ nữ trong cơn sợ, tức giận mắng không tiếc lời:

- Tại sao ông không lấy dao mổ bụng đi, lại phải khất thực trong đêm tối làm gì?! Các Sa-môn, Bà-la-môn khác chỉ ăn một lần là đủ, tại sao ông lại ăn cả ngày lẫn đêm, làm khổ người khác có ích gì?!

Các Trưởng lão Tỳ-kheo nghe, bằng nhiều hình thức quở trách Ca-lưu-đà-di. Trước Tăng, Ca-lưu-đà-di nhận tội và đức Phật chế giới cấm Tỳ-kheo ăn phi thời.

CẤM TÚC THỰC

Lúc bấy giờ, đức Phật chưa chế giới cấm Tỳ-kheo ăn thức ăn cách đêm (tàn túc thực)47nên các Tỳ-kheo ăn rất tùy tiện.

Nơi thắng cảnh nọ, thuộc thành Vương-xá, có một Thần miếu. Thiên hạ thường du ngoạn ở đây để chiêm bái Thần miếu. Họ mang theo nhiều thức ăn cho chuyến dã ngoại này. Họ ở lại thâu đêm với thức ăn, thức uống cao sang mỹ vị. Các Tỳ-kheo lưu trú trong khu vực này cũng được cúng dường đồ ăn, thức uống quá sung túc. Trong phòng cất chứa đủ thứ thức ăn dư, nơi đây trở thành kho lương thực của sâu, chuột, côn trùng... chúng tung hoành hết cở, đục, khoét, đào giao thông hào, phá tường, làm ổ, làm kho để tích lũy lương thực. Các Cư sĩ nhìn thấy cái cảnh “ngổn ngang” này, hỏi:

- Ai cất chứa đủ thứ thức ăn như thế này?

Có người trả lời:

- Sa-môn Thích tử chứ còn ai nữa.

Cư sĩ cơ hiềm, mắng:

- Bọn đầu trọc này chỉ biết ham hố, nhận bao nhiêu cũng không vừa, không hề nghĩ đến sự phí phạm, tổn hao. Họ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn!

Lại có Tỳ-kheo ở A-lan-nhã suy nghĩ: “Ngày nào cũng đi khất thực, phế bỏ việc hành đạo”. Từ ý nghĩ này, Tỳ-kheo bèn xin các thức ăn để dành lại, hoặc phơi khô đem cất. Khi ấy, các Tỳ-kheo du hành ghé lại, thấy sự dành để cất chứa này, nói với Tỳ-kheo A-lan-nhã rằng:

- Ðức Thế Tôn nào đâu không nói “Áo mặc là để che hình hài, thức ăn là để nuôi sống”, tại sao thầy lại tích lũy thức ăn nhiều như vậy, hong phơi ngổn ngang thế này?

Tỳ-kheo kia trả lời:

- Chỗ này cách xa làng xóm, ngày nào cũng đi khất thực, phế bỏ việc hành đạo, cho nên tôi xin thức ăn để dành lại cho khỏi phiền bận.

Hai việc trên đây dẫn đến Phật kiết giới cấm Tỳ-kheo không dùng thực phẩm cách đêm, tức là thức ăn thọ rồi để sáng ngày hôm sau mới dùng.

BÀI HỌC CỦA VIỆC ÐEM CHO

Khi đức Phật ở tại thành Vương-xá, lúc bấy giờ trong nước bị mất mùa, khất thực khó được, trong hoàn cảnh này, hai mươi tám vị tướng quân quỷ thần đến chỗ đức Phật, họ kính lễ sát chân Ngài rồi thưa:

- Kính bạch đức Thế Tôn! Hiện nay thiên hạ bị đói kém, nguyện xin Phật du hành nhân gian, chúng con sẽ giáo hóa mọi người, khiến họ phát thiện tâm.

Ðức Phật chấp nhận lời thỉnh bằng sự im lặng. Sau đó, Tứ Thiên Vương48, Thích-đề-hoàn-nhơn49, Phạm Thiên Vương50, chủ thế giới Ta-bà cũng đến đảnh lễ sát chân Phật rồi đứng lui qua một bên và cũng thưa thỉnh như vậy. Ðức Phật hứa thực hiện bằng sự im lặng.

Ngày ấy, đức Thế Tôn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ-kheo Tăng, từ thành Vương-xá đi vào nước Ma-kiệt. Ði theo chuyến du hành này còn có năm trăm Tỳ-kheo ni, năm trăm Ưu-bà-tắc, năm trăm Ưu-bà-di. Lại còn có một ngàn nam nữ ngoại ��ạo, năm trăm người ăn xin cùng tháp tùng sau Phật để hưởng thức ăn dư từ Phật và đệ tử của Ngài. Ðến nơi đâu, đức Thế Tôn cũng đều được sự cúng dường nồng hậu. Người từ bốn phương xa gần mang thức ăn đến cúng dường không kể xiết. Phẩm vật cúng dường không sao dùng cho hết. Các Tỳ-kheo đem thức ăn dư ấy cho nam nữ ngoại đạo và người ăn xin. Các Cư sĩ thấy thế, bất mãn nói:

- Sa-môn Thích tử ai cho chi nhận ráo lấy, ăn không hết đem cho bọn tà kiến, không như người vắt sữa còn biết lưu lại sữa cho bê con.

Hoặc có người lại nói:

- Sa-môn Thích tử còn cúng dường ngoại đạo, tại sao việc này chúng ta lại không phục vụ được?

Bấy giờ, đức Thế Tôn đi về ấp An-na-tần-đầu, nơi đây có đại Bà-la-môn tên là Sa-môn, sử dụng năm trăm cỗ xe chở đầy thức ăn cùng đi theo Phật. Ðã hơn năm tháng rồi, chờ đến phiên cúng dường nhưng vẫn chưa thể thực hiện được, thì Sa-môn được người nhà đến báo tin: “Nông vụ sắp quá thời hạn, cần phải về để lo việc nông trang”.

Trước tin báo này, để được một công hai việc, Sa-môn tính đến chuyện cầu cứu Tôn giả A-nan. Sau khi lắng nghe diễn tiến mọi sự vụ, Tôn giả A-nan hứa với Sa-môn sẽ đi ngay đến bạch Phật. Ðức Phật sau khi nghe lời thưa thỉnh của A-nan, Ngài dạy:

- Ông có thể hội ý với người Bà-la-môn ấy, xem xét thức ăn nào các nhà cúng dường làm thiếu thì cho làm thứ ấy.

Sau khi Tôn giả A-nan trao đổi với Sa-môn theo lời dạy của Phật thì đại Bà-la-môn kia cho nấu bảy thứ cháo và hai loại bánh ram có dầu và mật. Kết quả, toàn bộ phẩm vật kia trở thành cháo và bánh là muôn trùng. Ðại Bà-la-môn đến bạch Phật:

- Thưa Thế Tôn, bánh và cháo đã làm xong.

Ðức Phật bảo A-nan:

- Ông tiếp tay dọn ra và phân phối.

Khi trực tiếp làm theo lời dạy của Phật, Tôn giả bị ngoại đạo vu oan. Việc như vầy:

Trong lúc phân phối bánh ram, thấy người nữ ngoại đạo bồng đứa con gái trên tay, A-nan phát cho bà ta hai bánh. Nhìn thấy việc này, các ngoại đạo khác nói:

- Tỳ-kheo này tâm ý muốn chiếm bà ta nên thiên vị, cho bà đến hai bánh.

Có người lại cải chính:

- Không phải thế, ông ta cho đứa nhỏ một bánh, thiên vị cái gì? Tình ý cái gì?

Thế là họ cãi vã nhau, gây náo động...

Làm việc phân phối xong, Tôn giả A-nan cảm thấy lòng chẳng yên, bèn đến chỗ Phật trình bày sự việc đã xảy ra. Nhân cơ hội này, trước Tăng Ngài dạy:

- Tỳ-kheo nào đem thức ăn trao cho nam nữ ngoại đạo là phạm Ba-dật-đề.

Lại có một Tỳ-kheo khác đem thức ăn cho ngoại đạo lõa thể. Ngoại đạo kia gói một gói bánh mang vào thành Vương-xá. Mọi người hỏi:

- Ông từ đâu đến?

- Từ chỗ bọn Cư sĩ trọc đầu về đây. -Ngoại đạo trả lời.

- Vật gì trong gói này? - Kẻ kia hỏi.

- Bánh ram có mật. - Ngoại đạo đáp.

- Ai cho? - Kẻ kia hỏi.

- Các Cư sĩ thì lấy Sa-môn làm ruộng phước. Còn Sa-môn Thích tử lại lấy tôi làm ruộng phước, nên gói bánh này nhận từ họ vậy. - Ngoại đạo xấc xược trả lời như thế.

Mọi người nghe thế, liền cơ hiềm, chỉ trích:

- Sa-môn Thích tử không biết tiết chế, so lường, ham hố thọ nhận mấy cũng không chán. Chúng tôi cắt giảm phần ăn của vợ con để cúng dường, họ lại đem của ấy cho kẻ ác tà kiến này. Nếu cần cho họ thì chúng tôi cho, cần chi phải qua trung gian Sa-môn để mượn của người làm ơn cho mình.

T�� sự việc này, trước Tăng đức Phật quở trách các Tỳ-kheo đương sự và Ngài chế cấm Tỳ-kheo đem thức ăn cho ngoại đạo lõa thể.

Có các ngoại đạo khi Tỳ-kheo ăn, đến xin. Các Tỳ-kheo không dám cho, họ nổi giận mắng nhiếc:

- Sa-môn Thích tử dạy người bố thí, mà chính họ lại bỏn sẻn, thì làm gì có đạo để cho người theo?

Nghe lời ác này, mọi người kể cả bạch y có lòng tin kính Phật pháp cũng cơ hiềm nói:

- Tại sao Sa-môn thường đến người xin, nay lại không cho người khác?

Trước những lời chỉ trích này, giới này được mở ra, đức Phật cho phép cho ngoại đạo bằng cách không tự tay trao thức ăn, mà đặt đâu đó để cho họ lấy ăn. Chỉ lấy thức ăn phần của mình cho, chứ không lấy của ai khác để cho.

CHỒNG NỔI KHÙNG

Lúc bấy giờ đức Phật đang lưu trú tại thành Xá-vệ. Trong thành có một nhà Bà-la-môn nọ, do thân quen và thường nhận sự cúng dường của họ nên Tỳ-kheo Bạt-nan-đà hay lui tới nhà này. Ngày ấy, Bạt-nan-đà đến nhà, người chồng đi vắng, Tỳ-kheo chọn nơi khuất vắng ngồi chuyện vãn với người vợ của Bà-la-môn...

Không lâu sau, ông Bà-la-môn trở về nhà, nhìn thấy cảnh trái mắt này, liền gọi riêng bà vợ nói:

- Bà cùng với Tỳ-kheo ngồi chỗ khuất vắng như thế, thật tình tôi chẳng có nghi ngờ gì, nhưng nếu có ai đó trông thấy, chắc chắn họ sẽ đàm tiếu bôi nhọ đấy. Như thế là làm thương tổn Sa-môn và nhục cho gia đình mình.

Ông Bà-la-môn lại nói với Bạt-nan-đà:

- Quả thật tôi chẳng có nghi ngờ gì Ðại đức, nhưng Ðại đức cần cẩn trọng về tiếng xấu vang xa này.

Bà vợ ỷ mình có nhan sắc, có nhiều con, giàu sang, ngoại giao khéo léo, liền chống chế, dạy lại chồng rằng:

- Tôi cùng với thầy ngồi nói chuyện với nhau, có làm gì hại đến ông nào? Chuyện gì ông phải dạy khôn, dạy khéo, nói lên những lời tội lỗi như thế?!

Ông Bà-la-môn đùng đùng nổi giận chỉ trích Bạt-nan-đà:

- Chúng tôi là bạch y, còn không dám cùng với vợ người khác ngồi chỗ khuất vắng, huống chi các thầy là Sa-môn lại làm việc như thế! Ông không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Sự việc này dẫn đến đức Phật chế giới cấm Tỳ-kheo hành động phi pháp như vậy.

KHÔNG VÀO NƠI QUÂN TRẬN

Trong thành Xá-vệ, lúc bấy giờ kẻ dị đạo đố kỵ với Sa-môn Thích tử không phải là ít. Nhân lúc vua Ba-tư-nặc và các vị đại thần có lòng tin kính chánh pháp, theo vua ra biên cương chống giặc, nhóm dị đạo kia bàn tính việc phá hoại, đục thông cống nước để nước tràn vào Kỳ-hoàn. Họ tự tin việc làm của họ chẳng có ai có thể ngăn chận được và đồ Thích sẽ bị chìm trong nước. Qua các nguồn tin khác nhau, các Tỳ-kheo nắm được ý đồ của dị đạo. Trước các Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, các Tỳ-kheo nói:

- Quý vị có thể đến tâu với nhà vua, chứ khả năng chúng tôi không thể ngăn cấm được họ.

Nhưng kịp khi ấy, nhà vua và đại thần Ất-sư-đạt-đa, Phú-lan-na, Tu-đạt-đa.v..v... vì lâu ngày vắng bóng Tỳ-kheo nên sai sứ về thỉnh mời để nhà vua và đại thần được gặp. Các Tỳ-kheo bàn nói:

- Nếu đức Phật cho phép chúng ta đến nơi quân trận thì chắc chắn kẻ dị đạo không có ý đồ đục ống cống cho nước chảy qua Kỳ-hoàn.

Quý vị Trưởng lão đem ý này bạch lên Phật. Sau đó đức Phật cho phép các Tỳ-kheo đến nơi quân trận.

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, nhận lời mời thỉnh của nhà vua. Khi các Tỳ-kheo đến gặp nhà vua, việc trước hết là báo cho vua biết ý đồ của kẻ dị đạo, vua liền tuyên lệnh rằng:

- Kẻ nào đục ống cống để nước chảy vào Kỳ-hoàn là bị giết cả họ.

Truyền lệnh xong, nhà vua thiết lễ cúng dường các Tỳ-kheo. Ðược sự cúng dường đầy đủ của vua, các Tỳ-kheo không chịu ra về. Các quân nhân cơ hiềm:

- Nơi đây không phải trú xứ A-lan-nhã. Chúng tôi là bạch y không thể trốn tránh khỏi nơi trận mạc, còn Sa-môn với lý do gì cứ ở lì nơi quân trận?

Hoặc có người lại nói:

- Bọn Tỳ-kheo này không có lòng yêu mến Phật pháp, chỗ nào có thức ăn béo bở là ở lì. Họ chẳng có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Sự việc này dẫn đến Phật chế giới cấm: Tỳ-kheo không có lý do chánh đáng, không đến chỗ trận mạc và nếu đã đến thì không được ở quá hai, ba đêm.

CAN GIÁN LÀ MỘT BÀI HỌC

Khi đức Phật an trú tại thành Xá-vệ, bấy giờ trong Tăng đoàn có một Tỳ-kheo tên là A-lê-tra phát sanh ác kiến tà vạy, bảo rằng:

- Tôi hiểu rõ lời Phật dạy, Phật nói pháp trở ngại đạo, thật sự không làm trở ngại đạo51.

Các Tỳ-kheo hỏi:

- Này A-lê-tra! Ông có thật nói ra lời ấy không?

- Ðúng, tôi đã nói lời như vậy. -A-lê-tra đáp.

- Tại sao ông hiểu như vậy? - Các Tỳ-kheo hỏi.

- Tại vì thực tế có hai Trưởng giả Chất-đa, Tu-đạt-đa và các Ưu-bà-tắc đều sống với năm dục lạc, bị dục chi phối, bị dục thiêu hủy, nay họ đều đắc đạo quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm. Lại có các ngoại đạo không bỏ định kiến của mình, xuất gia trong chánh pháp cũng đắc chứng bốn quả Sa-môn. Do vậy, A-lê-tra này hiểu vấn đề và nói ra lời ấy.

Các Tỳ-kheo vì muốn đương sự bỏ đi ngộ nhận ác kiến ấy nên đem lời can gián. Các Tỳ-kheo nói:

- Thầy chớ nói lời như vậy, chớ hủy báng đức Thế Tôn, chớ vu khống đức Thế Tôn, đức Thế Tôn không nói như vậy. Thầy nên bỏ ác tà kiến đó đi! Ðức Thế Tôn bằng nhiều phương tiện quở trách dục, coi dục như đống xương đỏ, là chất độc hại... Nếu thụ hưởng ngũ dục, đã bị dục thiêu đốt, bị mê loạn vì cảm giác dục; và những ngoại đạo kia không bỏ được nhận thức suy thối ấy của mình mà đắc chứng bốn quả Sa-môn là điều không tưởng, điều ấy không thể xảy ra.

Các Tỳ-kheo can gián như vậy, song đương sự vẫn ngoan cố không bỏ, mà còn gia tăng mức độ tà kiến. Trước sự thể như vậy, các Tỳ-kheo bèn đến chỗ Xá-lợi-phất trình bày cặn kẽ hành động của A-lê-tra và cúi mong Tôn giả dũ lòng thương khuyến dụ, can gián A-lê-tra bỏ ác kiến ấy. Tôn giả Xá-lợi-phất hứa khả bằng cách im lặng. Hôm sau, Tôn giả đến thăm A-lê-tra. Sau khi thăm hỏi, Tôn giả ngồi sang một bên, hỏi A-lê-tra :

- Thật sự thầy có nói lời như vậy không?

- Ðúng như vậy. - A-lê-tra đáp.

Tôn giả lại can gián:

- Thầy chớ nói như vậy. Những điều thầy nói là phi pháp, phi luật...

Bằng mọi cách, Tôn giả quở trách A-lê-tra . Dù vậy, A-lê-tra vẫn ngoan cố không từ bỏ nhận thức sai lệch của mình.

Thấy vậy Tôn giả Xá-lợi-phất đứng dậy, đi thẳng đến chỗ đức Phật, trình bày lại sự việc và thưa:

- Cúi xin đức Thế Tôn dũ lòng lân mẫn khuyên răn Tỳ-kheo A-lê-tra loại bỏ ác tà kiến.

Ðức Phật liền bảo một Tỳ-kheo:

- Ông gọi A-lê-tra đến đây.

Tỳ-kheo A-lê-tra nghe Phật gọi, liền đến ngay chỗ đức Phật, đầu mặt đảnh lễ sát chân Phật, rồi đứng qua một bên. Ðức Phật hỏi A-lê-tra :

- Thật sự ông có nói như vậy không?

- Bạch Thế Tôn, con có nói lời ấy.

Ðức Phật lại hỏi A-lê-tra :

- Tại sao ông lại hiểu ta nói điều như vậy?

A-lê-tra vẫn một mực trả lời như cũ. Ðức Phật nói:

- Ông là người ngu si, ông chớ nên hủy báng Như Lai, chớ nên vu khống Như Lai! Vì sao vậy? Vì Ta nói: pháp nào ngăn cản, làm suy thối đạo thì thật sự làm chướng ngại đạo. Nếu thụ hưởng ngũ dục, bị lửa dục thiêu đốt, bị cảm giác dục làm mê loạn; và ngoại đạo kia không loại bỏ nhận thức suy thối ấy mà chứng được bốn quả Sa-môn là điều không thể xảy ra.

Ðức Thế Tôn khuyên dạy như vậy mà A-lê-tra vẫn khư khư không bỏ. Ngài bèn nói:

- Ta thấy ông khởi lên ác tà kiến, đó là hủy báng Ta, là vu khống Ta. Thôi, ông trở về lại trú xứ, Ta tự hỏi lại các Tỳ-kheo khác.

Sau khi A-lê-tra đi rồi, để biết rõ ác tà kiến của Tỳ-kheo kia, đức Phật hỏi các Tỳ-kheo:

- Các thầy hiểu lời nói của Ta có như A-lê-tra hay không?

- Chúng con không hiểu như vậy. - Các Tỳ-kheo thưa.

- Vậy các ông hiểu như thế nào? - Ðức Phật hỏi.

Các Tỳ-kheo thưa:

- Phật nói: pháp nào làm chướng ngại đạo, thì thật sự pháp ấy làm chướng ngại đạo (lập lại lời trên).

- Lành thay! Các ông đã khéo hiểu ý của Ta nói.

Ðức Phật lại bảo các Tỳ-kheo:

- Nên sai một Tỳ-kheo thân thiện với A-lê-tra, nơi chỗ vắng dùng lời mềm mỏng can gián rằng: “Thầy chớ nên nói như vậy, chớ nên hủy báng Phật, chớ nên vu khống Phật. Ðức Phật dạy pháp chướng đạo, thì thật sự là chướng đạo. Thầy nên bỏ ác tà kiến như vậy”. Bỏ thì tốt, không bỏ thì số đông Tỳ-kheo đến can gián như trên. Bỏ thì tốt, không bỏ thì Tăng nên đến, cũng can gián như trên, bỏ thì tốt.

Sau khi các Tỳ-kheo thực hiện đúng như lời Phật dạy đến ba phen như vậy, song dứt khoát A-lê-tra vẫn không loại bỏ ác tà kiến. Các Tỳ-kheo bạch lên Phật kết quả. Trước Tăng, đức Phật hướng dẫn cách thức bạch Tứ Yết-ma can gián, chủ yếu đem lời phân giải, can gián từ cá nhân đến tập thể Tăng. Ðức Phật quy định rõ tội trong việc can gián này. Không kết quả thì đương sự phạm tội Ba-dật-đề.

Riêng đối với Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di ni thì phạm Ðột-kiết-la.

CHỦNG TỬ ÁC CÒN NGUYÊN VẸN

Khi đức Phật đang lưu trú tại thành Xá-vệ, lúc bấy giờ Trưởng lão Ca-lưu-đà-di không thích gặp mặt các Tỳ-kheo xấu, lại rất ghét loài chim quạ. Nghiệt nỗi, cả bầy quạ cứ tập trung đậu trên nóc nhà. Ngày ấy, có các bạch y cầm cung đi tìm quạ để bắn. Ðến trú xứ Tỳ-kheo, Ca-lưu-đà-di liền thuyết:

- Loài chim quạ này có đầy đủ mười đức tính của một Tỳ-kheo tệ ác: Bỏn sẻn, tham lam, sung sức, chịu nhục, xấu xí, không từ bi, nhiều ảo vọng, không hề biết đủ, chứa cất, cố ý quên.

Lại hỏi:

- Loài chim này có đủ mười tính xấu như vậy, các ông có muốn giết nó không?

Kẻ không tin tội phước trong họ, nói:

- Muốn giết, thưa thầy!

Ca-lưu-đà-di liền lấy cung trên tay bạch y và hỏi bọn họ:

- Muốn bắn vào chỗ nào?

- Bắn mắt bên trái. - Bạch y nói.

Ca-lưu-đà-di giương cung bắn ngay vào mắt trái của quạ, chim chết ngay.

Lại có người bảo:

- Bắn con mắt bên phải.

Ca-lưu-đà-di bắn ngay vào mắt phải, quạ chết. Cứ thế, chỉ trong chốc lát có đến mười con quạ bỏ mạng trước mũi tên của Ca-lưu-đà-di.

Như vậy là Ca-lưu-đà-di bị những người không tin ưa Phật pháp cơ hiềm chỉ trích:

- Bọn Sa-môn này thường nói từ bi, hộ niệm chúng sanh, nay lại giết hại một cách tàn nhẫn, vô đạo. Bọn này chẳng có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Sự việc này dẫn đến Ca-lưu-đà-di bị quở trách giữa Tăng, và đức Phật đã chế giới cấm như vầy: “Tỳ-kheo nào cố ý đoạn mạng súc sanh, phạm Ba-dật-đề”.

RUỘNG PHƯỚC CỦA MÌNH KÌA!

Lúc bấy giờ, nhóm mười bảy Tỳ-kheo trẻ đến sông A-di-la lấy nước, nhân đó cả nhóm ùa xuống tắm, tha hồ bơi lội, lặn hụp, đùa vui trong nước, tát nước lên nhau... Vua Ba-tư-nặc cùng Mạt-lợi phu nhân lúc ấy trên lầu cao, trong tầm xa nhìn thấy nhóm mười bảy Tỳ-kheo kia thích thú đùa giỡn dưới sông. Nhà vua liền bảo phu nhân:

- Ruộng phước của mình kia kìa!

Phu nhân như để trả lời, liền tâu:

- Ðức Phật chưa chế giới, tuổi nhỏ xuất gia chưa hiểu giáo pháp là bao. Mình đừng thấy vậy sanh lòng không tin kính đối với các Tỳ-kheo khác, để phải nhận lấy quả khổ lâu đời.

Nhóm mười bảy Tỳ-kheo sau khi vui đùa đủ kiểu rồi, lại đứng trên mặt nước mặc y. Phu nhân thấy liền chỉ tay, tâu với vua:

- Mình thử xem kìa, ruộng phước của em thờ là thế đó!

Mặc y xong, mười bảy Tỳ-kheo lấy cái bình nước ném lên hư không rồi bay theo để chụp lại. Từ lầu cao, nhà vua nhìn thấy giống như nhạn chúa. Phu nhân lại tâu với vua:

- Kìa mình lại xem ruộng phước của em thờ là thế.

Nhà vua rất hoan hỷ, lòng kính tín càng tăng lên.

Ngay sau đó, phu nhân sai Bà-la-môn Na-lân-già rằng:

- Nhà ngươi đến Kỳ-hoàn kính trình lên Phật sự việc này nhé.

Na-lân-già phụng mạng trình sự việc lên đức Phật. Ðức Phật vì ông nói pháp, chỉ bày sự lợi ích của lòng hoan hỷ, rồi Ngài bảo Na-lân-già trở về.

Sự việc này được đưa ra trước Tăng, sau khi các đương sự xác nhận sự thật, đức Phật chế giới cấm Tỳ-kheo đùa giỡn trong nước.

TẠI MỘT KHÁCH XÁ

Sự việc xảy ra lúc đức Phật lưu ngụ trong Kỳ-hoàn, thành Xá-vệ.

Vì đức Phật chưa chế giới cấm Tỳ-kheo cùng ngủ trong nhà có người nữ, cho nên các trường hợp sau xảy ra: Hoặc một Tỳ-kheo với một người nữ, hoặc nhiều Tỳ-kheo với số ít người nữ, hoặc số ít Tỳ-kheo với nhiều người nữ, lở đường ngủ trong cùng một nhà. Do vậy, Tỳ-kheo sanh tâm đắm nhiễm, có người hoàn tục, có người làm ngoại đạo. Các Cư sĩ biết được lại cơ hiềm, chỉ trích rằng:

- Bọn Sa-môn này với người nữ ngủ chung nhà thì có khác gì bọn bạch y, họ chẳng có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Lại một chuyện khác:

Có một người đàn bà tuổi còn trẻ, lại chết chồng, sanh lòng nọ kia, rằng: “Nay ta làm thế nào để tìm được người vừa ý?”. Bà ta lại nghĩ: “Ta không thể đến gõ cửa từng nhà để tìm người yêu mà phải để họ đến gõ cửa ta thì ta phải làm một khách xá. Từ đây sẽ chọn người theo ý muốn của ta”.

Sau khi xây dựng khách xá xong, bà ta liền bố cáo rộng rãi: “Ai cần nghỉ đêm, đến nghỉ”.

Thế rồi, chiều tối hôm ấy, A-na-luật dừng chân tại thôn này. Tỳ-kheo muốn tìm chỗ nghỉ lưng và được người trong thôn giới thiệu khách xá của người nữ kia. A-na-luật liền đến xin tạm trú qua đêm.

Trước khi xuất gia, A-na-luật là một hoàng thân có dung nhan đẹp vô cùng, và sau khi đắc đạo, sắc tướng ấy đẹp lên gấp bội. Người chủ khách xá kia nhìn thấy A-na-luật liền sanh tà ý: “Nay ta có cơ hội để được một người chồng đẹp trai”. Bà ta liền niềm nở đón tiếp A-na-luật và chỉ chỗ nghỉ ngơi. Có được chỗ tạm nghỉ nhưng A-na-luật không nghỉ, mà lại ngồi kiết già.

Không bao lâu, bên ngoài lại có đoàn buôn đến xin tá túc. Bà quả phụ nói:

- Tuy tôi là chủ khách xá này nhưng vừa rồi tôi đã cho vị Tỳ-kheo nghỉ lại đêm, quý vị nên hỏi ông ta.

Y theo lời, đoàn buôn đến hỏi A-na-luật, A-na-luật nói với người đàn bà rằng:

- Nếu do tôi quyết định thì họ cứ vào đây để nghỉ lại.

Sắp xếp cho đoàn buôn chỗ nghỉ xong, bà ta lại kịp vận dụng hoàn cảnh để thích nghi, bà thưa với A-na-luật:

- Sẽ có khách đến nữa, xin mời Ðại đức vào nhà trong. Tôi đã cho sắp xếp chỗ nghỉ tươm tất, tiện cho việc kiết già của Ðại đức.

Ðèn được đốt sáng lên và A-na-luật vào nhà trong như bà chủ mời. A-na-luật lại ngồi kiết già hệ niệm, trên chiếc giường được trải dọn xinh xắn. Sau khi mọi người khách đã ngủ, người đàn bà đến nói với A-na-luật:

- Ðại đức có biết chủ ý của tôi khi làm khách xá này không?

- Rất biết, mục đích của bà là cầu phước đức. - A-na-luật trả lời.

- Không phải vậy, mà tìm kiếm một người chồng vừa ý. - Bà ta nói thế.

- Thưa bà, chúng tôi không thể làm điều ác ấy. Ðức Thế Tôn chế pháp cũng cấm làm điều ấy. - A-na-luật trả lời.

- Tôi là con nhà vọng tộc, ở độ tuổi dồi dào sinh lực, lễ nghi hoàn bị, của cải sung mãn, muốn vì Ðại đức cung cấp mọi thứ nhu cầu. Xin Ðại đức thuận ý cho!

A-na-luật lại trả lời như trước, như một khẳng định đanh thép. Không thuyết phục được, bà chủ như bị điên cuồng, với ý nghĩ táo tợn: “Ðàn ông nào cũng bị mê hoặc bởi sắc. Ta phải thực hiện phương cách hạ đẳng này”. Bà ta liền cởi lột quần áo, để lõa tấm thân đứng trước A-na-luật, vừa cười vừa khêu gợi. A-na-luật nhắm mắt lại, ngồi thẳng, quán tưởng đống xương đỏ. Biết không có tác dụng, và đã tấn công thì phải dồn dập, bà bước ngay lên giường và ngồi sát bên A-na-luật. Ngay lúc ấy bà không thấy A-na-luật đâu cả. Nhìn lên, thấy A-na-luật ở giữa hư không. Rất đổi thẹn thùng, xấu hổ làm sao! Lòng đầy hối hận, bà liền mặc y phục vào, quỳ xuống, chấp tay hối tội, thưa:

- Bạch Ðại đức, con thật ngu si. Nay con không còn dám nghĩ đến những thứ xấu ác đó nữa. Nguyện Ðại đức dũ lòng thương tha thứ, cho con được sám hối.

A-na-luật nói:

- Tôi nhận sự sám hối của bà.

Và nhân đó A-na-luật nói pháp vi diệu suốt từ đầu đến cuối mang ý nghĩa thiện, mùi vị thiện và đầy đủ hình tướng thanh bạch phạm hạnh.

Bà góa phụ nghe pháp rồi, liền xa trần lìa cấu, được con mắt pháp thanh tịnh...

Sáng ra, A-na-luật về thẳng chỗ Thế Tôn trú ngụ, trình bày lên Ngài diễn tiến sự việc đã xảy ra.

Từ hai sự việc trên, trước Tăng đức Phật chế giới cấm Tỳ-kheo ngủ trong nhà có người nữ52, nếu không hội đủ nhiều yếu tố khác53

THUA CON ỂNH ƯƠNG

Chuyện xảy ra lúc Thế Tôn lưu ngụ tại nước Câu-xá-di.

Khi ấy, Thế Tôn chưa chế giới cấm Tỳ-kheo uống rượu. Có các Tỳ-kheo ở nơi hàng quán hay trong nhà Cư sĩ uống rượu nhiều lúc say túy lúy. Khi quay về trú xứ, có người rơi xuống hào, đầu va vào vách, có khi làm bể bát, rách y, thân thể bị thương tổn, xây xát... Các bạch y chứng kiến cảnh này rất lấy làm bất mãn, cơ hiềm nói:

- Chúng ta là bạch y, còn không uống rượu, huống là Sa-môn Thích tử bỏ đời cầu đạo mà lại uống rượu quá hơn người đời. Họ không xứng đáng mặc y hoại sắc cắt rọc, không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Lại một chuyện khác:

Bấy giờ đức Thế Tôn từ nước Câu-xá-di đến ấp Bạt-đà-việt54. Nơi đây, trong trú xứ Phạm chí 55bện tóc có một con độc long thường phun mưa đá làm hại hoa màu, ruộng vườn. Các cư dân ở đây thường tâm niệm: “Trong số Sa-môn, Bà-la-môn, ai là người có oai đức có thể hàng phục được con rồng này?”. Họ nghe đức Phật cùng một ngàn hai trăm năm mươi đệ tử đến ấp, không ai là không vui mừng. Họ kéo đến nghinh đón, đảnh lễ sát chân Phật rồi thưa:

- Kính bạch đức Thế Tôn, nơi ấp này có một con độc long thường phun mưa đá, gây thiệt hại mùa màng, ruộng vườn. Chúng con hằng tâm niệm mong sao có được một vị đầy oai đức hàng phục nó, để ấp không còn bị thiệt hại, lo âu.

Khi ấy, Sa-kiệt-đà đang đứng sau Phật quạt hầu, đức Phật liền quay lại hỏi:

- Ông có nghe các Cư sĩ trình bày sự việc không?

- Bạch Thế Tôn, con có nghe. - Sa-kiệt-đà thưa.

Ðức Phật lập lại câu hỏi đến ba lần và Sa-kiệt-đà cũng ba lần trả lời như vậy. Sa-kiệt-đà liền suy nghĩ: “Ba lần đức Thế Tôn hỏi là ý Ngài muốn ta hàng phục con độc long này”. Sa-kiệt-đà bèn đến trước Phật kính lễ sát chân Ngài rồi nhiễu quanh và lui ra.

Sa-kiệt-đà đi về chỗ ở con rồng với ý niệm: “Nay ta nên hàng phục con rồng này, nhưng không được làm thương tổn thân hình nó bằng cách thu thân nó nhỏ lại bằng cái que cây”. Sa-kiệt-đà đi vào nhà Phạm chí, ngồi lui qua một bên, chỗ rồng đang ẩn trú. Khi ấy, thân rồng liền tuôn ra khói, thân Sa-kiệt-đà cũng tuôn ra khói. Cả thân rồng rực lửa, Sa-kiệt-đà cả thân cũng rực lửa. Lửa nơi rồng biến thành năm sắc, lửa thân Sa-kiệt-đà cũng biến thành năm sắc. Thế là thân rồng liền bị thu nhỏ lại như cây que, Sa-kiệt-đà nhặt bỏ vào bình bát, rồi đem đến chỗ Phật. Sa-kiệt-đà thưa:

- Bạch đức Thế Tôn, nay để rồng vào chỗ nào?

- Thầy đem nó để nó nơi Trung gian thế giới. - Phật dạy.

Vâng lời Phật dạy, và chỉ trong chớp nhoáng, như lực sĩ co duỗi cánh tay, Sa-kiệt-đà đặt rồng nơi Trung gian thế giới rồi về lại chỗ Phật. Ngay sau đó, đức Thế Tôn có ý muốn rời ấp Bạt-đà-việt, trở về nước Câu-xá-di.

Khi hay tin Sa-kiệt-đà hàng phục được con độc long, các Cư sĩ trong ấp rất vui mừng, hỏi các Tỳ-kheo để biết rõ người, rõ mặt Sa-kiệt-đà. Sau khi biết rõ người đứng sau Phật quạt hầu, các Cư sĩ đến đảnh lễ sát chân Sa-kiệt-đà và thưa:

- Xin ngài nhận lời thỉnh mời của chúng con.

Sa-kiệt-đà im lặng nhận lời. Các Cư sĩ thưa:

- Ðại đức cần dùng thức ăn và thức uống nào?

- Khi tôi còn là bạch y, tánh ưa rượu thịt. - Sa-kiệt-đà bảo thế.

Cư sĩ hoan hỷ, vội vàng sắm sửa đầy đủ rồi mời Sa-kiệt-đà đến nhà dự tiệc. Sau khi ăn thịt, uống rượu no đủ, Sa-kiệt-đà cùng đoàn về lại Câu-xá-di. Ðến nơi nhưng còn ngoài Tăng phường, Sa-kiệt-đà té duội xuống đất, ói mửa nặc mùi rượu, y bát rơi vãi gần đấy. Qua thiên nhãn, đức Thế Tôn từ xa đã nhìn thấy, Ngài bảo A-nan:

- Ông cùng tôi đến Tăng phường mà xem.

Tôn giả vâng lời đi theo Phật đến ngoài Tăng phường, chứng kiến hậu quả của một con người say sưa. Ðức Phật cùng A-nan khiêng Sa-kiệt-đà về đặt cạnh giếng nước. Ðức Phật tự tay xách nước dội, còn A-nan lau rửa sạch sẽ thân người của Sa-kiệt-đà, rồi mặc y vào, đặt nằm trên giường dây, đầu Sa-kiệt-đà hướng về đức Phật. Không lâu sau, Sa-kiệt-đà xoay chuyển mình lại, co chân đạp Phật...

Nhân việc này, đức Phật tập hợp Tỳ-kheo Tăng, Ngài hỏi các Tỳ-kheo:

- Sa-kiệt-đà trước đây có kính trọng Phật không?

- Thưa, có kính trọng. - Các Tỳ-kheo đáp lời.

- Hiện nay có còn kính trọng Phật nữa không? - Ðức Phật hỏi.

- Bạch Thế Tôn giờ thì bất kính. - Các Tỳ-kheo trả lời.

- Có nên uống rượu để rồi mất hết đức tính tốt không? - Ðức Phật hỏi.

- Bạch Thế Tôn, không nên. - Các Tỳ-kheo thưa.

- Trước đây Sa-kiệt-đà có thể hàng phục con độc long, nay có thể hàng phục được con ểnh ương không? - Ðức Phật lại hỏi.

- Bạch Thế Tôn, không thể nào được. - Các Tỳ-kheo thưa.

Do hai nhân duyên trên, đức Phật chế giới cấm: “Tỳ-kheo nào uống rượu, phạm Ba-dật-đề”.

Sau khi đức Phật chế giới, Sa-kiệt-đà không dám uống rượu. Do vậy, cơn nghiện rượu không thể cắt được, hành hạ Sa-kiệt-đà, ông ta muốn chết, không muốn ăn uống, có ăn cũng không tiêu nổi. Ðể giải quyết cơn khổ ải này, đức Phật dạy:

- Cho ngửi đồ đựng rượu, không cắt được cơn thì cho một ít rượu vào trong bánh, trong cháo, hay trong canh cho dùng. Nếu vẫn không dứt cơn thì cho phép dùng ít rượu để chữa bệnh ăn không tiêu. Sa-kiệt-đà nhờ vậy mà lần lần cắt được cơn nghiện rượu.

Khi các Tỳ-kheo bạch lên Phật kết quả tốt này, Ngài lại dạy:

- Lành rồi, nên quyết tâm bỏ dần rượu, kể cả hít ngửi đồ đựng rượu. Muốn không trở thành người xấu xí thì dứt khóat không ngửi rượu nữa.

Có thứ rượu đầy đủ sắc, vị, hương rượu. Có thứ rượu chỉ có sắc, hương, không có vị rượu. Có thứ rượu có sắc, vị, không có hương rượu. Có thứ rượu không có sắc, hương, vị rượu. Tất cả uống đều say, phạm Ba-dật-đề. Có loại chẳng phải rượu, nhưng có sắc rượu, vị rượu, hương rượu, mà uống cũng khiến cho người say, phạm Ðột-kiết-la. Có loại chẳng phải rượu, nhưng có sắc rượu, vị rượu, hương rượu, mà không khiến cho người say, cần uống thì được phép uống nơi chỗ vắng.

SƯỚNG DÀI DÀI!

Hồi ấy trong thành Xá-vệ có một nhóm trẻ nít mười sáu đứa, được cha mẹ yêu thương nuông chiều rất mực. Mẹ của chúng trẻ thường nghĩ ngợi: “Con ta không quen chịu khó nhọc, bản tánh yếu đuối, nên chọn cho con cái nghề nào thật tinh xảo, khéo léo để cho nó được sung sướng trọn đời”. Còn cha chúng lại đề nghị: “Nên cho con học nghề kế toán, hội họa”. Nghe thế, mẹ lại bảo: “Học hội họa sợ e hư con mắt, học kế toán e đau ngón tay con, rồi sẽ bị đau tim”. Bàn đi tính lại, cuối cùng cha mẹ của nhóm mười sáu đứa kia có chung ý kiến là nên cho chúng xuất gia trong dòng họ Thích, đời này khỏi phải làm gì, đời sau lại sướng dài dài. Mười sáu đồng tử lại đều muốn xuất gia, nên cùng nói với nhau: “Chúng ta cần chờ Ưu-ba-ly về để nói lời từ biệt”. Khi Ưu-ba-ly về đến chỗ các đồng tử, gặp nhau, các đồng tử nói:

- Bạn có biết không? Chúng tôi muốn xuất gia trong giáo pháp của Như Lai, chờ bạn về để nói lời từ biệt đó!

Ưu-ba-ly nghe cũng muốn cùng nhập bọn xuất gia, nên liền đó về nhà xin cha mẹ. Cha mẹ suy nghĩ rồi cho phép và cùng đồng ý xin Tất-lăng-già-bà-ta nhận con làm đệ tử, bởi vì trước đó Tất-lăng-già-bà-ta đã cứu Ưu-ba-ly đem về từ tay bọn giặc cướp. Cha mẹ dẫn Ưu-ba-ly đến Tất-lăng-già-bà-ta, thưa:

- Bạch Ðại đức, Ðại đức đối với con chúng tôi là bậc đại ân. Nay chúng tôi xin dâng nó cho ngài, xin ngài nhận nó làm đệ tử.

Tất-lăng-già-bà-ta liền độ chúng và cho mười bảy đứa thọ giới Cụ túc. Thọ giới rồi, ban đêm chúng không thể một mình đi đến nhà vệ sinh và nơi rửa tay, phải nhờ người dẫn dắt. Trời tối, có khi thấy thầy mà không nhận ra, cho là ma quỷ, la lên thất thanh. Thầy liền vỗ về:

- Thầy đây chứ chẳng phải ma quỷ gì đâu mà lại hoảng sợ!

Ban đêm đói, đòi ăn, thầy bảo:

- Tăng không có thức ăn, sáng sớm sẽ cho con ăn.

Ðồng tử hỏi:

- Nếu Tăng không có thức ăn, thì lấy ở đâu?

- Nếu Tăng không có thức ăn thì đi xin.

Ðồng tử nghe vậy liền khóc lớn, nói:

- Tỳ-kheo đi xin về thì chúng con đã chết hết rồi!

Ban đêm, đức Phật nghe tiếng khóc trong trú xứ, hỏi Tôn giả A-nan:

- Tiếng trẻ nhỏ ở đâu khóc đó?

Tôn giả trình bày đầy đủ vấn đề lên Phật.

Sáng hôm sau, sự việc được đưa ra giữa Tăng. Tất-lăng-già-bà-ta xác nhận sự thật đúng là như vậy. Ðức Phật quở trách:

- Ông không nên cho người chưa đủ hai mươi tuổi thọ giới Cụ túc. Người chưa đủ hai mươi tuổi, phần nhiều không thể kham nhẫn, có thể đưa đến việc phá giới.

Ðức Phật kiết giới cấm vấn đề này.

CÓ GÌ PHẢI LÀM KHỔ NHAU!

Lúc bấy giờ đức Phật đang lưu trú tại nước Câu-tát-la. Ngài cùng với đại Tỳ-kheo Tăng năm trăm vị đến thành Ca-duy-la-vệ. Dòng họ Thích nghe tin này, cùng nhau lập ra quy chế: “Nếu ai không nghinh đón Phật, sẽ bị phạt năm trăm tiền vàng”. Ngày Phật vào thành, lớn bé đều ra nghinh đón đức Thế Tôn, đầu mặt đảnh lễ sát chân Phật, rồi đứng lui ra một bên. Ðức Phật vì tất cả hoàng thân, quốc thích nói pháp chỉ bày sự lợi ích, khiến cho hoan hỷ. Các Thích chủng rất vui mừng, cùng nhau thỉnh Phật và Tăng an cư bốn tháng mùa Hạ. Ðức Thế Tôn im lặng nhận lời. Mỗi người, tùy theo khả năng mà cúng dường. Hoặc một gia đình cúng một ngày cho đến mười ngày, hoặc hai gia đình cúng một ngày, cho đến mười gia đình.v.v... Hoặc chỉ cúng bữa ăn trước hay bữa ăn sau. Hoặc chỉ làm Ðát-bát-na56, hoặc chỉ cúng cháo, hoặc chỉ cúng nước tắm, hoặc chỉ cúng nước uống buổi chiều, hoặc cúng dầu thoa chân, thoa tay, dầu thắp đèn...

Bấy giờ Thích Ma-nam đi vắng, chưa cúng dường được thứ gì, hỏi người xung quanh:

- Vị nào nhận vật cúng dường của tôi?

Nhà vua nhận được sự trả lời là chưa có vị nào nhận. Vua lại hỏi:

- Ðã có thứ nào chưa ai cúng dường Phật và Tăng?

- Thưa ngài, chỉ có thuốc chữa bệnh là chưa có ai cúng dường. - Quần thần tâu.

Thích Ma-nam xin cúng thuốc chữa bệnh cho Phật và Tăng trong bốn tháng mùa Hạ, bằng cách tự đưa đến. Nhà vua lại đến chỗ Lục quần Tỳ-kheo nói:

- Ðại đức cần thuốc gì thì tùy ý đến lấy.

Trước lời mời cúng này của vua, Lục quần suy nghĩ: “Nay vua cúng thuốc trị bệnh cho Phật và Tăng bốn tháng, hoặc vua tự đích thân hay sai người mang thuốc đến cúng, còn chúng ta thì vua bảo tự đến nhận, như thế tâm vua đã khinh thường chúng ta. Ðược rồi, chúng ta có cách để làm cho vua thẹn”.

Như để nắm chắc, Lục quần ra sức tìm hiểu trong thiên hạ xem loại thuốc nào duy nhất không có thì đến nhà vua xin. Thế rồi, đúng vào năm thân thuộc dòng họ Thích nhóm họp, Lục quần Tỳ-kheo đến xin vua loại thuốc hiếm có ấy. Nhà vua sai người đi tìm kiếm khắp nước mà không có. Vua nói với Lục quần Tỳ-kheo:

- Loại thuốc ấy tìm kiếm khắp rồi mà không có.

Lục quần liền đáp lời:

- Nhà vua tự thỉnh Phật và Tăng cúng thuốc chữa bệnh trong bốn tháng, mà nay không cho chúng tôi thứ thuốc nào cả sao?

- Thưa Ðại đức, không phải là không muốn cúng, cũng không phải là không có thuốc, song chỉ vì thứ thuốc này tuyệt nhiên không tìm đâu ra được. Hơn nữa, lời nguyện cúng thuốc bốn tháng của tôi qua rồi, thì có gì phải làm phiền khổ cho nhau!

Lục quần Tỳ-kheo lại làm nhục nhà vua trước dòng họ. Lục quần nói:

- Trước đây vua bảo chúng tôi cứ đến lấy thuốc theo nhu cầu, mà nay chẳng nhận được thứ thuốc nào cả.

Qua việc này, Lục quần bị Các Tỳ-kheo quở trách. Trước Tăng, đức Phật nghiêm khắc quở trách Lục quần Tỳ-kheo và Ngài chế giới, cấm Tỳ-kheo không được nhận thuốc cúng dường sau thời gian57Phật tử phát tâm cúng thuốc cho Tăng.

TRỊCH THƯỢNG

Lúc bấy giờ, đức Phật đang lưu trú tại tinh xá Kỳ-hoàn, thành Xá-vệ. Lục quần Tỳ-kheo sống trong trú xứ này thường hay phạm giới. Các Tỳ-kheo can ngăn:

- Các thầy thường phạm các giới, nên tự mình thấy tội, như pháp sám hối. Ðừng nên tạo ra nhiều sai phạm, khiến phụ lòng tin của tín thí, lại phải nhận lấy cái khổ về lâu về dài.

Lục quần Tỳ-kheo liền đáp trả:

- Chúng tôi không học giới này. Trước hết, chúng tôi sẽ hỏi vị Trì pháp, Trì luật, trí tuệ ắt phải hơn các thầy.

Sự việc được các Trưởng lão Tỳ-kheo bạch lên Phật. Trước Tăng, Lục quần Tỳ-kheo nhận tội và đức Phật nói lời quở trách:

- Các ông là những người ngu si! Các ông không nên tạo ra các ác nghiệp như vậy. Các Tỳ-kheo muốn cùng các ông Bố-tát, Tự tứ, làm các Yết-ma, nghĩ thương các ông nên mới đem lời như pháp can gián các ông. Tại sao các ông lại nói lời ác, khinh thị như thế?!

Ðức Phật chế giới: “ Tỳ-kheo nào thường hay phạm tội, các Tỳ-kheo khác can gián mà lại nói: Tôi không học giới này, tôi sẽ hỏi Tỳ-kheo trì pháp, trì luật khác đã, thì phạm Ba-dật-đề”.

Ðức Phật lại dạy:

- Tỳ-kheo muốn học hỏi, tìm hiểu thì nên hỏi vị Trì pháp, Trì luật. Ðó là làm tăng ích, phải thực hiện. Trì pháp là người trì tụng những pháp do Phật nói, tức là thông hiểu ý nghĩa các kinh. Trì luật có năm hạng: Một là tụng Bốn việc, cho đến hai pháp Bất định. Hai là tụng Bốn việc, cho đến ba mươi hai việc. Ba là tụng hết hai trăm năm mươi giới. Bốn là tụng hết hai bộ luật. Năm là tụng hết tất cả luật.

HẬU CUNG, VÀO LÀM GÌ?!

Lúc bấy giờ, các Tỳ-kheo thường vào trong cung vua Ba-tư-nặc, thấy các mỹ nữ sanh tâm đắm nhiễm, không thích tu phạm hạnh, có vị ra đời làm ngoại đạo. Các đại thần biết sự thể, lại có ý kiến:

-Tại sao nhà vua không để các cung nữ trong cung cấm mà để họ lai vãng ở đây, khiến ai cũng thấy được?

Lúc ấy, A-nan hầu Phật trong Kỳ-hoàn. Tôn giả hằng ngày thường nhận được sự cúng dường của vua nên sáng sớm đắp y bưng bát vào hậu cung. Ðang nằm bên vua, Mạt-lợi phu nhân nghe tiếng động, choàng áo vào, vội xuống long sàng bước ra... Trớ trêu, áo choàng bị vướng ghế, tuột khỏi thân, phu nhân liền ngồi sụp xuống... Tôn giả A-nan quay người lại, đi ra...

Nhà vua bực tức nói:

- Việc triều đình nhọc nhằn vất vả, thường phải thức khuya, không thể dậy sớm. Tại sao còn sớm mà Tỳ-kheo lại đi thẳng vào đây?

Hai sự việc trên dẫn đến đức Phật chế giới, quy định rõ giới hạn Tỳ-kheo vào vương cung. Ngài vạch rõ mười lỗi khi Tỳ-kheo vào hậu cung: 1. Trong lúc say, vua gần gũi với cung nữ khác, lúc tỉnh quên sự gần gũi này. Vua dễ sinh nghi cho Tỳ-kheo khi cung nữ kia có thai; 2. Cung nữ thích đùa với Tỳ-kheo khi gặp họ. Tỳ-kheo dễ bị nghi là có tình tứ với cung nữ; 3. Có mưu mật nào đó bị tiết lộ, vua nghi Tỳ-kheo là người đưa tin; 4. Có vật quý trong cung bị kẻ gian đánh cắp, vua nghi Tỳ-kheo là người lấy; 5. Có vị quan nào đó bị mất chức, người ngoài nghi, do Tỳ-kheo gây nên; 6. Nếu có người bị tội, người ta nghi là do Tỳ-kheo sàm tấu; 7. Nếu có người nào chưa đáng thăng quan mà được thăng, người ta nghi là do thế lực của Tỳ-kheo; 8. Nhà vua ưa đi du ngoạn, gây nhiều phiền tốn, Tỳ-kheo cũng bị nghi là xúi sử; 9. Trong cung nhiều mỹ nữ đẹp vô ngần, về dáng vẻ cũng như phục sức; Tỳ-kheo nhìn thấy, tâm sanh đắm nhiễm, bỏ đạo; 10. Các vương tử làm phản nghịch, Tỳ-kheo bị nghi là người hướng dẫn.

Tại thành Xá-vệ, trong tinh xá Kỳ-hoàn, đức Phật đã nói giới này.

KẾT HẸN VỚI GIẶC CÙNG ÐI ÐƯỜNG

Lúc bấy giờ, hai nước Câu-tát-la và Ma-kiệt-đà xâm lược nhau. Ðường sá đi lại giữa hai nước bị cắt đứt. Các Tỳ-kheo nơi thành Vương-xá an cư xong, nghĩ đến Phật đang trú ngụ ở thành Xá-vệ, nên có ý nghĩ: “Nay ta cần kết thân với bọn giặc để đi thì mới có thể sang viếng thăm đức Thế Tôn được. Dù lính biên phòng biết ta đi với giặc mà bắt thì vua Ba-tư-nặc cũng thả ta thôi, bởi vua có lòng tin kính Phật pháp, không nỡ kết tội”.

Quả nhiên, khi các Tỳ-kheo đi với giặc, chưa lọt qua biên giới nước Câu-tát-la thì bị bắt, áp giải về đồn biên phòng. Lính thú báo cáo:

- Ðây là giặc xâm lược.

- Còn những người mặc áo cà-sa này là ai? - Tướng chỉ huy hỏi.

- Thưa, cũng là giặc. - Lính thú nói.

Các Tỳ-kheo bèn lên tiếng:

- Chúng tôi không phải là giặc, mà là Sa-môn Thích tử, an cư nơi thành Vương-xá xong, cần đến viếng thăm đức Thế Tôn. Vì đường đi nguy hiểm nên cùng làm bạn với những người này để đi.

- Các ông không phải là Sa-môn Thích tử. Các ông đội lốt đến đây thám thính, làm mật vụ...

Tướng biên phòng nói thế, và liền cho áp giải về triều đình. Khi vua nghe rõ lời tự khai của các Tỳ-kheo thì liền ra lệnh phóng thích. Các quan tả hữu có người không tin đó là Sa-môn, nói:

- Ðây là giặc, giả mặc áo Tỳ-kheo, vì vua có lòng tin Phật nên phóng thích đó thôi.

Biết được việc này, các Trưởng lão trình lên Phật. Ngài kiết giới cấm Tỳ-kheo kết hẹn đi với giặc.

Sau đó nhiều sự việc xảy ra, liên hệ với giới này, nên đức Phật chế giới bổ sung như sau:

“Tỳ-kheo nào kết hẹn cùng đi với giặc một đường, từ xóm làng này đến xóm làng nọ, phạm Ba-dật-đề”.

KHÔNG HOÀN TOÀN NHƯ VẬY

Lúc bấy giờ đức Phật trú ngụ nơi thành Xá-vệ. Lại chuyện đi cùng đường.

Có các Tỳ-kheo cùng đi với người nữ một đường, hoặc một Tỳ-kheo cùng một người nữ, cho đến số đông, hoặc hai Tỳ-kheo cho đến số đông.v.v... cùng lội qua sông. Những gì Tỳ-kheo thấy được ở người nữ hoặc ngược lại, dẫn đến sanh tâm đắm nhiễm nhau, rồi hoàn tục làm ngoại đạo. Các Cư sĩ bĩu môi, cơ hiềm:

- Sa-môn Thích tử đi chung với người nữ như thế đâu khác gì đi với vợ. Chỉ có trời mới biết bọn này tu phạm hạnh mà thôi! Họ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn!

Lại chuyện khác:

Có một Cư sĩ thường đánh vợ. Một hôm đánh vợ tới tấp rồi bỏ đi. Người vợ tủi buồn nghĩ ngợi: “Chồng ta thường đánh ta, có thể sẽ âm thầm giết ta. Nay ta nên trốn đi”.

Thực hiện ngay ý định, bà bỏ nhà, rời xóm làng lên đường. Gặp một Tỳ-kheo, bà rất mừng, đến hỏi:

- Ðại đức đi đâu?

- Tôi đi đến.... - Tỳ-kheo trả lời.

Lặng lẽ, bà ta đi theo sau Tỳ-kheo...

Chồng bà ta, sau khi bỏ đi lại hồi tâm, nghĩ: “Ðánh vợ như thế, có thể nó tự tử”. Liền quay về nhà tìm vợ, không thấy đâu, hỏi người hàng xóm cũng chẳng ai biết đi ngõ nào. Ông liền đi ra ngoài tụ lạc58, gặp một người nữ ngoại đạo, hỏi:

- Có thấy người đàn bà vóc dáng như vậy không?

- Thấy Sa-môn Thích tử dẫn bà đi. - Ngoại đạo kia trả lời.

Ông ta vội vã đuổi theo. Khi đuổi kịp, ông hỏi Tỳ-kheo:

- Vì sao ông lại dẫn vợ tôi tẩu thoát?

Tỳ-kheo đáp:

- Tôi không bao giờ làm ác nghiệp này. Vợ ông tình cờ đi cùng một đường mà thôi.

Người vợ nói với người chồng rằng:

- Chớ sanh ác tâm đối với Tỳ-kheo này. Tôi đi theo thầy, coi như người thân thuộc, chứ không có ý gì khác.

Trong cơn bực tức, ông ta cho rằng vợ nói như vậy là để lừa dối, chứ chắc chắn là có tà ý nọ kia. Ông ta xông vào đánh Tỳ-kheo một trận nhừ tử, thiếu điều chết nữa thôi. Biết đã kiệt sức không thể nào đi được, Tỳ-kheo liền nhập Hỏa quang tam muội, vận dụng hơi thở để lấy lại sức khỏe, y bát để bên cạnh. Nơi thân Tỳ-kheo bỗng tuôn ra khói...

Người đàn bà nhìn thấy hình ảnh đầy cảm động đó, liền nói với chồng:

- Chắc ông đã thấy khói từ thân Tỳ-kheo tuôn ra rồi chứ?

Người vợ nhìn kỹ lại thì thấy thân Tỳ-kheo lại rỗng suốt. Bà ta lại bảo chồng:

- Ông không tin lời tôi thì hãy nhìn thân Tỳ-kheo bây giờ ra sao rồi?

Vị Tỳ-kheo liền dùng sức Tam muội đến chỗ đức Phật, bạch lên Ngài sự việc đã xảy ra. Ðức Phật cho tập hợp Tỳ-kheo Tăng. Trước Tăng, Ngài chế giới cấm việc đi chung đường với người nữ, dù là một quảng ngắn.

BỊ RẮN CẮN

Ðức Phật cùng với đại Tỳ-kheo Tăng một ngàn hai trăm năm mươi vị, từ nước Câu-tát-la du hành vào nhân gian. Khi dừng lại nơi đâu thì có vị ở trong thất, có vị ở bên gốc cây, có vị ngồi nơi đất trống.v.v...

Hồi ấy, ở một địa điểm nọ, Lục quần Tỳ-kheo cùng Thập thất quần Tỳ-kheo tập trung một đống lớn củi tươi và cỏ nơi đất trống, rồi đốt lửa ngồi xung quanh sưởi ấm. Có một con rắn từ trong đống củi muốn phóng ra. Các Tỳ-kheo thấy, liền lấy đá ném, rắn quay đầu trở vô. Bị khói nóng lại chạy ra, lại bị ném, rắn chạy vô. Bị nóng bức, rắn liền phóng thẳng vào Tỳ-kheo đang ném đá nó, cắn một phát, Tỳ-kheo ấy chết ngay. Hai nhóm Tỳ-kheo vây quanh xác chết khóc bù lu bù loa.

Chính việc này, đức Phật cấm Tỳ-kheo tự thân hay sai người đốt lửa.

OAN SAI KHÔNG LUẬN THỜI NÀO

Các chuyện xảy ra sau đây trong thời gian đức Phật lưu trú tại thành Xá-vệ:

* Ngày nọ, các Tỳ-kheo đến nhà người quen biết, thấy đồ trang sức rất quý làm bằng bảo vật, cầm xem rồi để lại chỗ cũ. Không rõ sau đó đồ quý giá này mất vào lúc nào, người chủ tìm kiếm khắp không có. Có người nói: -Tôi thấy Tỳ-kheo cầm...

Người chủ đến hỏi Tỳ-kheo:

- Tôi mất đồ trang sức như vậy, như kia... Thầy có thấy nó ở đâu không?

Tỳ-kheo nói:

- Vừa rồi tôi có cầm xem, rồi để lại chỗ cũ. Sau đó tôi không thấy...

Người chủ bảo:

- Thầy nhận có cầm xem rồi lại bảo không thấy nữa là sao? Thầy nên trả lại cho tôi đi!

Tỳ-kheo nói:

- Thật sự tôi không lấy.

Người chủ không tin, bực tức gán cho Tỳ-kheo tiếng xấu ăn cắp.

* Bấy giờ, có một ngoại đạo mang một túi đầy, gần năm trăm tiền vàng. Khi đến bên bờ sông uống nước, đặt túi vàng đâu đó nhưng lúc ra đi để quên lại. Có một Tỳ-kheo đi sau, đến bên sông thì bắt gặp cái túi ấy. Thầy tự hỏi: “Vật của ai đây?”. Nhìn xung quanh chẳng thấy ai, song nhìn phía trước xa kia có bóng người đi, Tỳ-kheo bèn nghĩ: “Chắc họ bỏ quên cái túi này, ta nên mang đến đưa lại cho họ”. Thầy vội vã mang đi.

Người ngoại đạo kia đi chưa bao lâu, sực nhớ túi vàng bị bỏ quên liền quay trở lại. Tỳ-kheo chận lại hỏi:

- Ông quay trở lại có việc gì không?

- Thứ người xui xẻo này hỏi tôi làm gì? - Ngoại đạo bực bội nói như vậy.

- Dù tôi là vật xui xẻo thì khuyên ông nên cho biết lý do quay trở lại. -Tỳ-kheo nhỏ nhẹ như vậy.

- Tôi trở lại để tìm cái túi vàng bỏ quên nơi bờ sông. - Ngoại đạo cho biết lý do.

- Ðây, có phải cái túi này không? -Tỳ-kheo đưa túi cho ngoại đạo thấy.

Nhìn thấy đúng túi vàng của mình, ngoại đạo liền nổi giận, mắng:

- Thứ người xui xẻo này, tại sao nhặt lấy cái túi của tôi? Ông đợi tôi kiểm tra lại rồi mới nói chuyện.

- Tôi hoàn toàn không biết thứ gì trong túi này, tôi không hề để mắt tới. Nếu tôi có ý muốn lấy thì làm gì có chuyện đưa túi cho ông thấy. Tôi chỉ muốn trả lại cho đúng chủ của nó mà thôi. -Tỳ-kheo bảo thế.

Sau khi kiểm tra, ngoại đạo la toáng lên:

- Trong túi này đựng một ngàn tiền vàng, bây giờ chỉ còn lại năm trăm. Xin ông trả lại đủ số tiền vàng ấy. Ông phải chịu trách nhiệm việc này.

Tỳ-kheo trước sau trả lời như một, nhưng ngoại đạo kia cứ cưỡng bức Tỳ-kheo và quyết làm cho ra lẽ. Ngoại đạo đưa túi vàng lẫn Tỳ-kheo đến quan tòa xét việc. Quan tòa này vốn không ưa Phật pháp nên xử đoán một cách phi lý. Ông ta ra lệnh bắt Tỳ-kheo, trói cánh gà lại và vội cho thi hành bản án hành quyết Tỳ-kheo tại ngã tư đường, vì tội ăn cắp.

Trên lầu cao, vua Ba-tư-nặc tình cờ nhìn thấy cảnh áp giải trong tiếng trống phía trước xa kia, hỏi quan tả hữu:

- Người bị giải đi giết kia là ai?

Các quan tâu:

- Sa-môn Thích tử.

Nhà vua liền hạ lệnh:

- Mau đem về cơ quan phán xét, ta sẽ đích thân đến xem xét việc này.

Nhà vua liền đi ngay đến tòa án, hỏi quan tòa:

- Tại sao ngươi xử giết Tỳ-kheo này?

Quan tòa liền tâu rõ diễn tiến sự việc và theo luật pháp triều đình thì tội này phải hành quyết.

Nhà vua lại hỏi Tỳ-kheo. Tỳ-kheo trước sau vẫn khai đúng một lời. Nhà vua xoay sang hỏi người chủ túi vàng:

- Có phải cái túi này là đúng của nhà ngươi?

- Tâu bệ hạ, đúng là túi của con. - Ngoại đạo tâu.

Nhà vua liền ra lệnh lấy năm trăm tiền vàng bỏ thêm vào túi và cái túi không có chỗ để chứa đủ số tiền vàng này. Nhà vua hỏi người chủ của túi vàng:

- Túi đựng một ngàn tiền vàng, bây giờ đựng không hết số ấy, nghĩa là sao?

Khổ chủ cúi đầu chịu tội:

- Bẩm bệ hạ, thật sự chỉ có năm trăm tiền vàng, nhưng vì giận nên con vu khống cho Tỳ-kheo mà thôi.

Nhà vua hỏi quan đoán sự:

- Nếu có người khinh vua ngay trước mặt thì tội ấy phải xử như thế nào?

Quan tòa tâu:

- Tâu bệ hạ, người ấy đáng tội chết và tịch thu tài sản.

Nhà vua liền cho áp dụng đúng pháp: Tịch biên tài sản, trói cánh gà người kia, đánh trống áp giải đến ngã tư đường để chặt đầu.

Người đi xem, có người mỉa mai nói:

- Ngoại đạo vu khống Sa-môn Thích tử nên hành tội như thế. Nếu lại hủy báng, tội sẽ nặng hơn nhiều?!

Khi ấy, Tỳ-kheo liền xin nhà vua:

- Nên tha cho người này được sống để Phật pháp khỏi bị mang tiếng xấu.

Trước lời cầu xin này, nhà vua liền ra lệnh phóng thích kẻ ngoại đạo kia. Nhà vua lại quở trách quan đoán sự:

- Nếu về sau còn xử đoán oan sai như vậy, sẽ bị trị phạt thích nghi.

Những người không tin kính Phật pháp thì đây là cơ hội để họ cơ hiềm chỉ trích Tỳ-kheo.:

- Chúng ta là người thế tục còn biết xấu hổ khi cầm vật báu, huống là Sa-môn Thích tử sao lại cầm nắm, săm soi báu vật? Họ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Các Trưởng lão biết việc này bạch lên đức Phật. Các Tỳ-kheo đương sự được đưa ra trước Tăng, đức Phật nghiêm khắc quở trách họ và chế giới cấm Tỳ-kheo cầm nắm báu vật.

* Bấy giờ, bà Tỳ-xá-khư Mẫu59mặc chiếc áo quý báu nhất, trông bà thật lộng lẫy trang nghiêm. Bà cùng với người thân thuộc đến Kỳ-hoàn ngoạn du thăm thú. Càng ngắm cảnh, họ càng bị cuốn hút trong phong cảnh cực kỳ thanh thoát này. Thấy mọi người thân đắm chìm trong niềm vui, bà Tỳ-xá-khư lại có ý nghĩ: “Ta không nên cùng với họ hòa mình trong cảnh phóng dật này. Nên đến thăm đức thế Tôn thì hơn!”.

Bà cùng với các tỳ nữ đi vào Kỳ-hoàn, đến cửa bà lại nghĩ: “Ta không nên mặc đồ sang trọng này đến yết kiến đức Thế Tôn”.

Bà cởi chiếc áo quý báu để cạnh bờ hào thành.

Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất đang kinh hành, từ xa thấy được việc này... Tỳ-xá-khư Mẫu đến trước Phật, đảnh lễ sát chân Ngài rồi lui qua đứng một bên. Ðức Phật vì bà nói pháp, chỉ bày sự lợi ích, bà rất vui mừng. Bà lui về và mãi suy nghĩ lời Phật dạy, quên hẳn chiếc áo quý báu để lại nơi bờ hào kia. Trên đường về, sực nhớ lại chiếc áo thì cửa thành Kỳ-hoàn đã đóng, bà Tỳ-xá-khư không vì thế mà bận lòng, lại có ý niệm: “Nếu nói với ai ta bị mất chiếc áo quý giá này, e bị người hiểu lầm, có thể làm thương tổn Phật pháp. Chi bằng im lặng đến sáng sẽ hay”.

Khi Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật về chiếc áo kia thì đức Phật dạy:

- Sáng sớm mai, ông đích thân đem áo đến trao lại cho bà ta.

Tôn giả thực hiện đúng như lời Phật dạy, và khi bà Tỳ-xá-khư nhận lại áo, đã thốt lên lời này:

- Lành thay, tôi có vị Ðại sư và đồng phạm hạnh thật hạnh phúc! Giá như ngoại đạo nhặt được chiếc áo này thì liệu ta có nhận lại được không? Ðêm qua ta phát nguyện xả vật này, nay nên thực hiện.

Bà liền đem áo quý ấy cúng cho tứ phương Tăng. Bà yêu cầu Tôn giả Xá-lợi-phất dùng của này cất nhà Chiêu-đề Tăng60. Tôn giả không dám nhận, bạch Phật. Ðức Phật dạy:

- Nên nhận và thực hiện.

Qua việc này cho thấy giới trên được đức Phật chế bổ sung và vận dụng tùy trường hợp mà không rơi vào điều phạm.

MỘT KHI CHIÊM TINH GIA PHÁN

Chuyện xảy ra lúc đức Phật lưu ngụ tại thành Vương-xá. Bấy giờ, các Tỳ-kheo rất siêng tắm rửa, có ngày tắm đến ba bốn lần, dùng nhiều bột Tháo đậu61để tắm. Các Cư sĩ cơ hiềm nói:

- Các Tỳ-kheo này siêng tắm quá, dùng Tháo đậu như vua, như đại thần. Mục đích họ xuất gia là muốn cầu giải thoát, nhưng lại không nhớ nghĩ tụng niệm, lại chú trọng phơi bày các điều xấu, ngày đêm chỉ lo trang điểm tấm thân cho đẹp, cho thơm. Họ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Bấy giờ có một thầy tướng chiêm tinh nói với vua Bình-sa rằng:

- Thiên văn cho biết, sắp có một ngôi sao bất tường xuất hiện. Nhà vua nên tắm nơi con suối đó để tránh tai ương. Nếu vua không tắm có thể dẫn đến mất nước, hoặc mệnh hệ của vua gặp nhiều ưu lo phiền muộn.

Nghe thế, nhà vua liền ra lệnh các quan tả hữu xem xét, định liệu con suối ấy thật an ninh.

Các quan tả hữu đích thân đến con suối đó thì thấy các Tỳ-kheo tắm đầy trong suối. Quay trở về, các quan tâu lên vua sự việc như vậy. Vua bảo:

- Hãy chờ các Tỳ-kheo tắm xong.

Suốt cả ngày hôm ấy, các quan cứ thăm chừng, nhưng lúc nào cũng thấy các Tỳ-kheo thay nhau tắm trong suối này. Thầy tướng Bà-la-môn kia sốt ruột, lại tâu lên vua:

- Hung tin sắp xuất hiện. Nếu sao xấu kia xuất hiện trước khi vua tắm thì mọi việc chẳng còn có ích lợi gì cả!

Nhà vua nghe thế liền ra lệnh đưa xa giá đến để hầu vua ra suối tắm. Không câu nệ, vua liền xuống tắm trong dòng nước suối mát rượi...

Các quan thấy vậy rất cơ hiềm, nói:

- Sa-môn Thích tử không biết điều, không biết lúc, không biết thể thống, không siêng năng tu tập, không niệm thể trược của thân, chỉ lo tắm rửa, trang điểm thân thể. Họ không có hạnh Sa-môn, phá pháp Sa-môn.

Từ hai sự việc trên, đức Phật chế giới quy định nửa tháng Tỳ-kheo tắm một lần, trừ các nhân duyên sau: khi bệnh (ghẻ), khi làm việc, khi đi đường, khi mưa gió, khi nóng bức thì được tắm.

PHẢI ÐẤU HIỆP PHỤ (?)

Chuyện rất thường tình, rất trẻ con đâu phải không xảy ra trong Tăng. Chuyện sau đây xảy ra lúc đức Phật lưu ngụ tại thành Xá-vệ:

Lúc bấy giờ, Bạt-nan-đà là thầy của Ðạt-ma, hai thầy trò như có mối duyên nợ tương khắc nhưng không thể tách rời được. Ngày ấy, Bạt-nan-đà nghĩ ngợi: “Tỳ-kheo Ðạt-ma hứa với ta cùng đi, nhưng bao giờ cũng không trung thực, đến nổi phải vận dụng kẽ hở của nhau để “chơi” nhau. Ta đã dùng Vô căn(không chứng cứ) Tăng-già-bà-thi-sa để hủy báng Ðạt-ma, nhưng không gây tổn hại được. Nay ta dùng cách khác để trị nó mới xong”. Bạt-nan-đà trong tư cách là thầy đến bảo Ðạt-ma:

- Ông là đệ tử của tôi, tôi là thầy của ông. Trước đây ông “quậy” tôi, tôi cũng “quậy” ông. Tỷ số xem ra huề nhau. Bây giờ thôi đừng hiềm khích chi nữa. Hãy sống nếp sống tương kính như trước kia, ông cùng tôi, hai thầy trò đến đến các gia đình thân quen để nhận được thức ăn ngon lành.

Nghe thầy nói êm quá, Ðạt-ma liền hòa giải, đi theo thầy. Bạt-nan-đà như đắc ý, đưa đệ tử đến nơi không có thức ăn, nếu có ai đến mời, Bạt-nan-đà nháy mắt ra dấu cho họ không mời, bỏ đi. Bạt-nan-đà tính toán thế nào để Ðạt-ma về chùa thì đã trễ giờ ăn. Ðạt-ma rơi vào“mê hồn trận” mà không hay. Ðến thời điểm gần quá ngọ, Bạt-nan-đà nhỏ nhẹ nói với đệ tử rằng:

- Nay nơi này không có thức ăn, ông nên về lại ch��a để kịp ăn.

Ðạt-ma vừa đi khỏi thì Bạt-nan-đà đi nhanh đến nhà đã mời ăn, ăn những thứ béo bở, ngon lành. Khi Ðạt-ma về đến chùa thì đã“phi thời”, đành phải nhịn đói.

Bạt-nan-đà ăn xong, về chùa, hỏi Ðạt-ma:

- Ông về có kịp giờ ăn không?

- Không. - Ðạt-ma đáp lời.

Bạt-nan-đà an ủi, bảo:

- Nay ông mất một bữa ăn, ngày mai ta sẽ bù lại, cho ông ăn một bữa cực kỳ thịnh soạn.

Sáng này mai, Bạt-nan-đà cũng đến trước Ðạt-ma, đạo diễn đúng kịch bản ngày trước. Ðạt-ma diễn xong cũng bị nhịn đói. Ngày thứ ba, gần cuối kịch bản, Bạt-nan-đà đổi lại lời như vầy:

- Hai ngày qua, tôi đưa ông đến những chỗ đó, đều là những nơi thường nhận được thức ăn ngon bổ, nhưng lại không nhận được. Có lẽ do ông bị “kẻ bề trên” quở trách, hay thiên thần giận, trù dập, hoặc do chính tội nghiệp của ông nên mới xuôi quấy như vậy, ông đừng oán tôi. Giờ thì ông có thể mau về chùa để kịp giờ ăn.

Ðạt-ma vội trở về chùa, nhưng đã “phi thời” rồi. Bị đói ba ngày liên tiếp Ðạt-ma mệt, choáng váng cả người, suy yếu rõ, không đứng dậy nổi. Bạt-nan-đà ăn xong no đủ, về chùa, đến hỏi Ðạt-ma:

- Ông về có kịp giờ ăn không?

-Không kịp. - Ðạt-ma đáp lời.

Bạt Nan Ða diễn nốt kịch bản của mình:

- Ông nhiều phen dối trá với thầy, nên phải bị trừng phạt như vậy. Sau này, nếu ông còn cái thói đó thì sẽ bị nặng hơn.

Khi ấy, Ðạt-ma mới vỡ lẽ, tức giận la lớn lên:

- Tại sao Tỳ-kheo làm việc lừa đảo, khi dối, khiến tôi ba ngày nhịn đói gần chết...

Hiệp phụ Bạt-nan-đà thắng, nhưng Bạt-nan-đà bị nghiêm khắc quở trách trước Tăng. Ðức Phật chế giới cấm Tỳ-kheo có hành động làm não loạn người khác.

HOẠI SẮC Y MỚI

Lúc bấy giờ đức Phật lưu trú tại thành Xá-vệ. Tỳ-kheo khắp nơi thường kéo về đây để hầu thăm Ngài. Có số đông Tỳ-kheo cùng người đi đến nước Câu-tát-la. Trên đường gặp giặc cướp, cướp đoạt hết y bát của Tỳ-kheo. Sau đó, đoàn người đến trạm canh ở biên giới, lính biên phòng hỏi:

- Các Ðại đức gặp giặc cướp ở địa điểm nào?

- Ở địa điểm đó..., cũng không xa đây là bao. - Tỳ-kheo trả lời.

Lính biên phòng cùng thảo luận với nhau:

- Nếu nhà vua nghe các Tỳ-kheo bị cướp y bát trong địa bàn của ta, chắc chắn sẽ bị tội. Phải tìm cách thu lại.

Lính liền nói với Tỳ-kheo:

Ðại đức nán ở lại đây, chúng tôi truy tầm bọn giặc lấy lại y bát cho quý thầy.

Lính biên phòng truy nã, bắt được giặc và thu lại toàn bộ những gì chúng cướp của người đi đường. Tất cả để chung một đống.

Sau khi bàn luận, biết vua tin kính Phật pháp, và vì muốn làm vừa lòng vua nên thống nhất ưu tiên cho Tỳ-kheo nhận lại y bát trước người khác. Kẻ thừa hành thưa:

- Quý thầy đến nhận y bát của mình trước đi.

Trước một đống y, các Tỳ-kheo phân vân không biết chắc y nào là của mình để nhận lại cho đúng. Cái nào cũng giống cái nào, do đó, Tỳ-kheo đành không dám nhận lại y. Lính biên phòng hỏi:

- Tại sao không nhận gấp lên?

- Tôi không nhớ rõ đích xác y của tôi, nên tôi không dám nhận lầm. - Các Tỳ-kheo đáp.

- Cố nhớ lại mà nhận lấy mau. - Lính thúc giục.

Ngay lúc đó, các ngoại đạo chen vào lấy tất cả y tốt của Tỳ-kheo. Tỳ-kheo đành lấy y xấu của ngoại đạo bỏ lại. Lính biên phòng rất biết Tỳ-kheo thường mặc y tốt, nay thì Tỳ-kheo nhận lại toàn y xấu cả nên nói:

- Các thầy là Sa-môn mà chẳng có cái gì đặc biệt cả. Tướng dạng cái y của mình mà còn không biết, thì làm sao biết được cái tâm mình?! Nếu các thầy biết tướng mạo y của mình thì ngoại đạo đâu có lý do lấy được y tốt của các thầy.

Ðến Kỳ-hoàn, các Tỳ-kheo hầu thăm đức Phật. Nhân đó trình bày lại sự việc kia. Trước Tăng, đức Phật chế giới: “Tỳ-kheo nào nhận được y mới nên dùng ba loại màu sắc để làm dấu, là màu xanh, màu đen, hoặc màu mộc lan62. Nếu không dùng ba màu đó để làm dấu thì phạm Ba-dật-đề”.

DUYÊN NỢ NHAU

Lúc bấy giờ, đức Phật đang lưu trú tại Kỳ-hoàn, thành Xá-vệ. Ở đây, Thập thất quần Tỳ-kheo bỏ y bát lung tung, không thu dọn ngăn nắp. Tỳ-kheo Lục quần lấy giấu. Khi biết mất, lại đi kiếm tìm, hỏi Lục quần Tỳ-kheo:

- Y bát của con hình dáng như thế, như thế... con để chỗ này, con để chỗ kia... Quý thầy có thấy ai lấy đi không?

- Nơi đây kẻ tới người lui, biết ai lấy mà hỏi. - Lục quần Tỳ-kheo trả lời như thế.

- Người vừa mới đến đây, quý thầy có thấy họ đi về hướng nào không? - Thập thất quần hỏi.

- Họ đi bốn phương, biết đâu mà chỉ. - Lục quần trả lời.

Nghe thế, Thập thất quần tỏa ra bốn hướng, đuổi kịp người mới đến, rồi hỏi:

- Tôi mất y bát, ống đựng kim, các người nên trả lại cho chúng tôi.

- Thưa Ðại đức, tôi đến vì chánh pháp chứ đâu đến để ăn trộm! - Các Cư sĩ trả lời.

Nghe câu trả lời hóc búa ấy, Thập thất quần xấu hổ, lủi thủi quay về.

Lục quần Tỳ-kheo hỏi:

- Các ông có tìm gặp được không?

- Có gặp. - Thập thất quần trả lời.

- Có nhận lại được y không? - Lục quần hỏi.

- Không nhận được. - Thập thất quần trả lời.

Khi ấy, Lục quần Tỳ-kheo đem y bát, tư cụ ra nói:

- Y bát này có phải của các ông không?

- Thưa, phải vậy. - Thập thất quần trả lời và nhận y vật.

Việc này cả hai đều bị quở trách giữa Tăng. Ðức Phật kiết giới cấm giấu y vật của nhau, trừ việc cất giữ có ý thức bảo tồn.

KHÔNG CÔNG BẰNG

Khi đức Thế Tôn lưu trú tại thành Xá-vệ, lúc bấy giờ các Tỳ-kheo đã đủ ba y, nhưng sau đó có Phật tử cúng một chiếc y, nên Tăng cùng nhau đưa ra đề nghị:

- Y này nên cúng cho ai?

- Trước hết, nên dâng cúng đức Thế Tôn. - Ý kiến của một vị.

- Nên cúng cho Ðại Ca-diếp, vì Ðại Ca-diếp thường được Thế Tôn khen ngợi, hơn nữa ngài là bậc Thượng tọa của chúng ta. - Ý kiến của một vị khác.

- Không được, trước tiên phải cúng cho Cù-già-lê. - Lục quần Tỳ-kheo bảo thế.

Các Tỳ-kheo đem vấn đề này bạch Phật. Ðức Phật hỏi các Tỳ-kheo:

- Ca-diếp có khi nào cầu được nhiều y không?

-Bạch Thế Tôn, Ca-diếp không cầu. Có cho mới nhận. - Các Tỳ-kheo thưa.

Nhân đây, đức Phật nói kệ:

Y này, y vô dục

Không cho người tham được

Người không điều phục ý

Không nên mặc cà-sa.

Người đã lìa tham dục

Thường một lòng nghĩ giới

Người điều tâm như vậy

Mới nhận mặc y này.

Ðức Phật dạy các Tỳ-kheo nên đem y này cúng cho Ca-diếp.

Trước sự việc như thế, Lục quần Tỳ-kheo xuyên tạc ngay:

- Các Tỳ-kheo đem y vật của Tăng cho người quen thân, yêu ai thì cho người ấy, không công bằng.

Tỳ-kheo Lục quần được đưa ra trước Tăng, họ thú nhận tội phát ngôn thiếu trách nhiệm. Ðức Phật quở trách và kiết giới về vấn đề này.

TỊNH THÍ LÀ MỘT CÁCH SỐNG CỦA NGƯỜI TU

Bị mắc lừa nên Ðạt-ma hậm hực nghĩ: “Bạt-nan-đà trước đây đoạt y của ta, đức Phật quở trách rồi vì các Tỳ-kheo kiết giới. Ta nói ông ấy phạm Tăng-già-bà-thi-sa hủy báng ta và dối gạt tìm cách dứt phần ăn của ta đến ba ngày. Ta nên bằng cách nào trả mối hận này?!” Ðạt-ma lại nghĩ: “ Ông ấy vừa rồi có đối với ta tác tịnh thí 63y, ta không hoàn lại chiếc y ấy, đủ để trả cái mối nhục kia”. Ðạt-ma bỗng như đắc ý về việc này. Sau đó, Bạt-nan-đà đến đòi lại y, Ðạt-ma nói:

- Trước đây, thầy bố thí rồi, sao nay đòi lại?!

- Ta tác tịnh thí, chứ nào bố thí?

Biết là vậy, nhưng Ðạt-ma vẫn không hoàn lại y cho thầy. Bạt-nan-đà cưỡng bức đoạt lại. Ðạt-ma bèn la lớn. Các trưởng lão nghe ồn ào, đến hỏi:

- Chuyện gì mà la to vậy?

- Bạt-nan-đà cưỡng đoạt y của con.

Các trưởng lão quở trách Bạt-nan-đà:

- Tại sao tác tịnh thí cho người không đáng tin cậy, để rồi phải rầy rà đoạt lại?

Lại quở trách Ðạt-ma:

- Người ta làm phép tịnh thí y, chứ nào bố thí mà ông không hoàn lại, là sao?

Sau đó, sự việc đưa ra trước Tăng. Ðức Phật lại quở trách và bảo các Tỳ-kheo:

Không nên tịnh thí cho năm hạng người sau đây: Một là hạng người không quen biết. Hai là hạng người kém hiểu biết. Ba là hạng người không thân cận, gần gũi. Bốn là hạng người không thân hữu hay đồng sự. Năm là loại người hay thay đổi.

Lại có hai pháp không nên tịnh thí: Một là không thể khen ngợi người khác. Hai là không thể làm cho người ta có được tiếng tốt.

Lại có hai hạng người không thể tịnh thí: Một là hạng người không thể vì người, nhận lấy trọng vật tịnh thí rồi bảo vệ như chính của mình. Hai là hạng người có trọng vật không thể tịnh thí cho ai sử dụng và không hề ân hận.

Lại có hai pháp không nên tịnh thí: Một là hạng người không biết họ còn sống hay không. Hai là hạng người không biết rõ họ còn tu hay không.

Từ lời dạy này, một vấn đề được Tỳ-kheo đặt ra là: liệu đức Phật có cho phép chúng ta tịnh thí cho cha mẹ, anh em, chị em?

Việc này được các Tỳ-kheo bạch Phật, Ngài dạy:

- Không nên thịnh thí cho bạch y, nên tịnh thí cho năm chúng.

Ðức Phật lại chỉ bày cách tịnh thí có phép tắc để việc tịnh thí không rơi vào sự lạm dụng của lòng tham. Trong đời sống phạm hạnh, việc tịnh thí là một cách sống rất tế nhị, đầy trân trọng.

Ðức Phật kiết giới này tại thành Xá-vệ.

LÀM KHỔ CHÚNG TĂNG

Lúc bấy giờ đức Phật ở tại tinh xá Trúc Lâm, Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Trong thành có một thí chủ rất quen thân với Tỳ-kheo Bạt-nan-đà. Tỳ-kheo này thường nhận sự cúng dường của gia đình thí chủ này. Ngày nọ, người gia chủ thỉnh Tăng cúng dường. Sáng sớm hôm ấy, Bạt-nan-đà đắp y, bưng bát vào thành, rảo khắp các gia đình chuyện vãn... Ðến giờ, được cung thỉnh, các Tỳ-kheo mặc y, bưng bát đến nhà gia chủ ấy. Dù đã đến giờ thọ thực nhưng Tăng chúng vẫn cứ ngồi chờ. Có vị nói với người chủ:

- Giờ ngọ đã gần qua, sao không mời Tăng thọ thực?

Người chủ thưa:

- Tôi vì Bạt-nan-đà nên thỉnh Tăng, vậy phải chờ vị ấy đến rồi mới thỉnh thọ thực được.

Khi Bạt-nan-đà đến thì đã gần quá ngọ. Các Tỳ-kheo có vị ăn được, có vị chỉ ăn một ít, có vị không ăn. Do đó, người gia chủ cơ hiềm, chỉ trích Bạt-nan-đà:

- Sa-môn Thích tử có chuyện gì gấp đâu! Tại sao đã nhận lời mời của tôi, lại đi đến nhà khác, gần sát giờ ngọ mới đến, khiến cho các Tỳ-kheo không ăn kịp những thức ăn do tôi cúng dường. Các thức ăn chúng tôi làm nhiều, nay thành vô dụng.

Trước vấn đề này, các Tỳ-kheo dùng lời khác nhau quở trách Bạt-nan-đà:

- Thầy không đem lại lợi ích cho Phật pháp nên mới gây khổ não cho chúng Tăng như vậy.

Sau đó, các Tỳ-kheo bạch Phật, đức Phật quở trách Bạt-nan-đà và chế giới ngăn chận hành động không phải pháp này.

Về sau có nhiều việc xảy ra liên hệ đến giới này, dẫn đến đức Phật chế giới bổ sung hoàn chỉnh.

KHÔNG NÊN LA CÀ

Bấy giờ đức Phật cùng đại chúng đầy đủ một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo - ở một trú xứ dừng chân - các Tỳ-kheo có vị nhận được phòng để ngủ, có vị ngủ dưới gốc cây, có vị nằm nơi đất trống...

Ngày ấy, trời vừa sáng, Lục quần Tỳ-kheo đã mặc y, bưng bát đi vào các đường hẻm, cùng các bạch y chuyện vãn liên tục, không lĩnh vực nào Lục quần chịu thua. Cứ thế kéo dài đến chiều tối. Trước sự la cà này, người đi đường cơ hiềm, chỉ trích thẳng thừng rằng:

- Chỗ này không phải là chỗ của người xuất gia nói chuyện. Tại sao không ở nơi A-lan-nhã mà thủ nhiếp các căn?

Hoặc có người nói:

- Những vị này không có yêu mến Phật pháp, không kính giới luật, được nơi nói chuyện vui đùa là quên cả thời gian.

Nhân việc này đức Phật chế giới:

- Tỳ-kheo nào vào tụ lạc phi thời phạm Ba-dật-dề.

Ngoại trừ nhân duyên khi có nạn, đi quá tụ lạc, hoặc chiều tối cần nghỉ đêm, hay có 8 nạn khởi, đều không phạm64.


40Xem cht. 39 trước.

41Xa-đà-ni: Pali. Bhojaniya, dịch là thức ăn chính (chính thực),thức ăn loại mền, là cơm, đậu, mì, bánh, thịt, cá.....

42Ngũ phần 7, tr. 52c11, T22n1421: Có năm loại thức ăn gọi là túc thực: Cơm chín (odana), bánh bột (kummªsa), bánh khô (sattu), cá (maccha), thịt (mamïasa). Ðối với năm thức ăn này, mỗi thứ có năm trường hợp gọi túc thực: có thức ăn, đã trao cho, đã nhận và đã nhai và nuốt, ăn đã xong, đã rời khỏi chỗ ngồi, gọi là túc thực (ăn đã đủ).

43Ao A-nậu-đạt: Xem cht. 24, tr 83.

44Thích-đề-hoàn-nhân: Skt. SÙakra devanªmidra, Pali. Sakka devªnamï Inda, trời Ðế Thích hay gọi Kiều Thi Ca, vị chủ trời Ðao Lợi.

45Rừng cây Sa-la: Pali. Sªlavana, dịch là rừng cây Kiên cố, hay rừng Sa-la ngưu giác. Ngưu giác là biểu thị cây mọc đôi.

46Tịnh nhơn: Xem cht. 12, tr 136.

47Tàn túc thực: Pali. sannidhikªrakabhojana, ăn các thức ăn được tích trữ.

48Tứ Thiên vương: Skt=Pali. Cªturmah ªrªja, Là bốn vị Hộ thế canh giữ bốn phương trời.

49Xem cht. 44, tr. 236.

50Phạm Thiên Vương: Skt=Pali. BrahmªSahampati, Phạm Thiên chủ thế giới Ta-bà.

51Tứ phần 17, tr. 682a11, T22n1428:“ Tôi hiểu đức Thế Tôn nói pháp, trong đó có chỗ nói phạm dâm dục chẳng phải pháp chướng đạo”.

52Ngũ phần 8, tr. 59c19, T22n1421: Người nữ kể cả sơ sinh và người nữ hai căn cùng ngủ chung nhà đều phạm Ba-dật-đề. Tứ phần 11, tr. 638a7, T22n1428: Phụ nữ, người nữ có hiểu biết (nữ thuộc loài người, không phải quỷ, không phải súc sanh), mạng căn chưa đoạn.

53Ngũ phần: Trường hợp không phạm: Nếu nhà đồng lợp (chung nhà) có ngăn cách, đại hội thuyết pháp, hoặc mẹ hay chị em thân thuộc có bệnh mà có người nam tử hiểu biết làm bạn, không nằm đều không phạm.

54Ấp Bạt-đà-việt: Pali. Bhaddavatikª. Thập tụng 17, tr.120b29, T23n1435: Phật tại nước Chi-đề, ấp Bạt-đà-la-bà-đề.

55Phạm chí bện tóc: Pali. Jatïila (xem thêm cht. 5, tr 57).

56Ðát-bát-na: Skt. Tarpanïa, Pali. Tappanïa, dịch là cháo sữa, bánh, hay bột... Thức ăn chế biến từ các loại lúa, nếp... được xay nát thành bột ngũ cốc.

57Pali: Cªtum ªsapccayapavªranï ª, được yêu cầu tuỳ ý đối với các nhu yếu trong bốn tháng.

58Tụ lạc: Skt. Grªma, Pali. Gªma, Hán việt: Thôn lạc, tụ lạc, phiên âm: Già-lạt-ma. Nghĩa là thôn xóm, làng nhỏ, vùng quê, chỉ chung tất cả khu vực nhà dân cư. Khu vực đó có thể được bao quanh bởi tường xây, lũy tre, hoặc cắm cây làm hàng rào, hoặc được bao quanh bởi sông ngòi các thứ. Nhiều nhà họp lại thành một tụ lạc. Một ngôi nhà biệt lập cũng gọi là tụ lạc.

59Tý-xá-khư Mẫu: Xem cht. 20, tr 154.

60Chiêu-đề: Skt. catur-disùa, Pali. catu-disa; Hán: Tứ phương. Chiêu-đề Tăng là chỉ cộng đồng Tỳ-kheo không định cư lâu dài tại bất cứ trú xứ nào (cht. Yết-ma yếu chỉ ‘karmavacanªbindus ªra’)

61Bột Tháo đậu: Một loại bột tắm được xay từ nhiều loại đậu.

62Pali: nÌla (xanh lá cây), kaddama (bùn), kªlïasªmaka (màu đen hay gần đen). Màu mộc lan: Là màu đỏ và màu đen, màu đỏ nhiều hơn màu đen.

63Tịnh thí: Xem cht. 2, tr 112.

64Tứ phần 19, tr. 693a11, T22n1428: Trường hợp không phạm: Tỳ-kheo lo việc của chúng Tăng, việc chùa tháp, việc nuôi bệnh, có báo lại cho Tỳ-kheo khác; hoặc trên đường đi qua thôn, hoặc có việc cần nói, hoặc bị gọi, hoặc thế lực bắt, hoặc bị trói buộc dẫn đi; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, đều không phạm.

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]