Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Mạn Xung Quanh Bài Pháp Thoại “Đức Phật Đang Ở Đâu" của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (bài viết của Trần Thị Nhật Hưng)

15/01/202119:55(Xem: 10991)
Tản Mạn Xung Quanh Bài Pháp Thoại “Đức Phật Đang Ở Đâu" của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (bài viết của Trần Thị Nhật Hưng)

TT Thich Nguyen Tang_Duc Phat Dang O Dau

Tản Mạn Xung Quanh Bài Pháp Thoại

Đức Phật Đang Ở Đâu
Của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Trần Thị Nhật Hưng



Đức Phật Đang Ở Đâu?„ một đề tài vô cùng hấp dẫn lôi cuốn mà đã là Phật tử thì ai cũng muốn biết, trong đó có tôi. Nhưng vấn đề ở đây, muốn tìm thấy Đức Phật, trước tiên tôi phải tìm cho được “Thầy Nguyên Tạng đang ở đâu?„ để Thầy hướng dẫn đi tìm Phật.

Số là thứ 2 tuần trước, sau buổi giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển, Thầy Thiện Trí MC có thông báo thứ 2 tuần sau là giờ giảng của Thầy Nguyên Tạng lúc 8.30 tối.  Nghe lơ mơ vậy, tôi nhập tâm in vào tâm trí ngày, giờ, tháng đó để rồi canh máy ngồi đợi, tôi còn thông báo cho cô bạn văn Hoa Lan bên Đức nhớ chuẩn bị cơm nước để rồi vào nghe. Vô Zoom thì không biết mở cửa dù có chìa khóa, chỉ còn facebook thôi. Nhưng tìm mãi không thấy Thầy Nguyên Tạng ở đâu. Trời ạ, tìm Thầy ở thế gian này, giờ phút này còn không ra làm sao tìm thấy Phật dễ dàng từ 26 thế kỷ trước. Tôi liền chat hỏi thăm Hòa Thượng Như Điển mới hay 8.30 là giờ bên Mỹ, tức 3.30 sáng ngày hôm sau của Âu Châu.


Rồi khi tôi và Hoa Lan ngày hôm sau hẹn nhau, sau khi hoàn tất bao bổn phận trong nhà, thật rảnh, chúng tôi mở máy nghe, thì Thầy Nguyên Tạng đã dẫn Phật tử khắp thế giới qua tới Ấn Độ, tìm về 26 thế kỷ trước, nơi Đức Phật Đản sanh, tu tập thành đạo chánh quả, lăn chuyển bánh xe thiết lập chánh pháp rồi khi Phật nhập diệt, Phật vào thế giới an lành tịch tịnh để lại cho thế gian bàng bạc hình ảnh Ngài khắp mọi nơi, thế mà chúng ta tìm mãi không ra để sau đó Thầy Nguyên Tạng phải đưa mọi người qua tận Trung Hoa tìm các vị Thiền sư hỏi thăm tông tích Đức Phật rồi về kể lại chúng tôi nghe qua chương trình Phật pháp online. Các chị đệ tử của Thầy Nguyên Tạng,“Những cây bút nữ...Liên Châu (Úc, Canada, Hoa Kỳ) cũng viết kể cho chúng tôi nghe nữa. Chao ôi, các chị nhiều phước duyên, Âu Châu chúng tôi vụng tu bao giờ cũng chậm lụt.

Bây giờ, qua lời kể, tôi một mình (may có Hoa Lan cùng đi) theo sự  hướng dẫn của Thầy Nguyên Tạng tìm giải trình “Đức Phật đang ở đâu?


Thì ra, Đức Phật chẳng đâu xa mà ngay trong tâm mình, đừng nương bên ngoài tìm Phật mà nên như Ngài Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ dạy “trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật“, đó là lý mầu Đức Phật gởi vào kinh  Kim Cang Bát Nhã, một bản kinh cốt lõi của Phật giáo vững chắc như kim cương không gì có thể phá được, đúc kết lời giảng của Phật để chỉ ra cho Phật tử lý tánh đạt tới đỉnh cao trí tuệ, rốt ráo quyết tâm cầu thành Phật mới có thể tận diệt phiền não, khổ đau và cũng để thấy cái tâm thường hằng của mình nhưng bao lâu bị vô minh che lấp bởi những hỉ nộ ái ố sầu bi mà không biết rằng đằng sau những thứ đó là tâm thật, lẽ thật của mình “nhân chi sơ tính bản thiện"

Còn theo cách của Như Lai thiền, muốn tìm thấy Phật, hành giả phải quán “Tứ Niệm Xứ".

1-  Quán thân bất tịnh: Bởi con người luôn chấp cái thân này“có„ mà còn ngon lành nữa, do vậy ai mới đụng đến là hùng hổ nổi sân, quên mất rằng tấm thân hiện hữu tạm thời trên thế gian này quá lắm chỉ 100 năm, mượn để tu tập mong đạt giác ngộ giải thoát chứ không phải để nuông chìu, đắm nhiễm rồi chuốt phiền não.

2- Quán thọ thị khổ: Mê đắm trong thế giới vật chất thọ khổ đủ điều để thỏa mãn ngũ dục, khi không đạt được thì phiền não xảy ra.

3- Quán tâm vô thường: Tâm thay đổi liên tục từng ngày, từng tháng...như chong chóng theo hoàn cảnh và môi trường. Đừng mong lòng người bất biến, thủy chung mãi với thời gian để rồi mong cầu tự chuốt phiền não.

4- Quán pháp vô ngã: Không pháp nào có chủ thể nhất định. Nếu chủ thể nhất định thì không bao giờ thay đổi. Pháp cũng vô thường, vô ngã nên mới đem tới khổ đau.

  
Quán được Tứ Niệm Xứ rời bỏ tất cả, không trú trước, không khổ đau nữa thì sẽ đạt tới tâm thanh tịnh, Niết Bàn, chính là tìm thấy Phật vậy

  
Do vậy, để muốn thấy Phật, Phật pháp tại thế gian hiện hữu khắp nơi, Phật tử cần phải tu tập tùy theo căn cơ trình độ sở thích mà Đức Phật đã đưa ra ba pháp môn nương theo đó mà tu: Niệm Phật (pháp môn Tịnh Độ), ThiềnTrì chú (Mật tông).

  
Hãy tự mình tu đi nhé để được an lạc, chứ không nên đang họ Trần, họ Nguyễn, họ Lê..v.v..bỗng nhiên đổi ráo thành họ “Đỗ„ (đỗ thừa, Phật hiện hữu trên thế gian sao không cứu mình để mình chìm đắm mãi vào khổ đau). Một câu chuyện Thầy Nguyên Tạng kể, có ông thợ cắt tóc và có biết bao tiệm uốn, sấy, gội trên thế gian này mà vị kia tóc tai vẫn bù xù là do ông không chịu đi cắt, gội; cũng vậy, thế gian khổ đau là do mình không tu tập, Phật chỉ là một vị đạo sư chỉ cho ta con đường thành Phật, đi hay không là do mình. Phật cũng từng nói, ta không thể độ được người vô duyên, không có duyên với Phật.

  
Tuy nhiên, lý thuyết là như thế, nhưng  khi hành, cá nhân tôi vẫn thấy lấn cấn làm sao ấy. Ví dụ tôi quán thân tôi bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường...không cần đắm nhiễm, nuông chìu, nhưng chính vì vô thường mới làm tôi khổ. Khi tôi 20 tuổi mơn mởn như đóa hoa rực sáng dưới bầu trời ban mai, bỗng theo thời gian thay đổi làm tôi già đi, da nhăn nheo, mặt xệ xuống, nếu không vào thẫm mỹ viện căng da cho trẻ lại, sửa cái mí đang sụp cho tôi tìm thấy “ngày vui đang trở lại„ thì chính vô thường có đáng buồn không chứ?! Thực tế không đâu xa, khi đến chùa, ra phố, hay tham dự tiệc tùng nào đó, tôi không thể quán cái thân bất tịnh, để rồi mang cái mặt mộc, quần áo lôi thôi lếch thếch ra ngoài mà không chau chuốt thân thể, đánh tí son trên môi, kẻ mí mắt cho long lanh, tô hồng đôi má tươi thắm...coi sao tươm tất đàng hoàng cũng là cách trân trọng buổi lễ. Thôi thì, cái gì cũng tương đối thôi, tôi cứ theo con đường Trung Đạo của Đức Phật mà đi thế nào an lạc cho mình cho người là quí lắm rồi. Chứ để được thấy Phật và thành Phật đâu có dễ, tu cả ngàn kiếp, quyết tâm cỡ như kinh Kim Cang may ra mới hy vọng thành. Nếu không, Đức Phật đâu phải phán “Đời là bể khổ„ và người trần gian khỏi phải than “Thế gian buồn„. Là Phật tử, chúng ta tu được chút nào hay chút nấy, phải không thưa các bạn.

 
Tôi xin kết thúc bài viết tại đây, không quên kính tri ân Thầy Nguyên Tạng cũng như quí Thầy tổ chức chương trình Phật Pháp online này đã giúp chúng Phật tử chúng con ít nhiều cũng tìm thấy được hướng đi để thấy và thành Phật. Kính nguyện tất cả chư Tôn Đức và Phật tử pháp thể khinh an, chúng sinh dị độ.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trần Thị Nhật Hưng

 

   





Bài liên quan:

1/Cảm nghĩ của người Phật Tử khi nghe pháp thoại  “Đức Phật Đang Ở Đâu"

 (bài của Quảng Tịnh Tâm, Huệ Hương, Thanh Phi, Diệu Đạo)

2/Tản Mạn Xung Quanh Bài Pháp Thoại “Đức Phật Đang Ở Đâu" 
  (bài viết của Trần Thị Nhật Hưng)

3/Câu chuyện bên lề một bài Pháp: Đức Phật đang ở đâu? của TT Thích Nguyên Tạng



***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 5453)
Từ ngữ A-hàm (Àgama) nói theo nghĩa rộng là chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do sưu tập các giáo thuyết ấy tạo thành. Do vậy, thông thường nói Kinh A-hàm tức chỉ cho 4 bộ hoặc 5 bộ Thánh điển của Phật giáo Nguyên thủy.
03/04/2013(Xem: 5378)
Kinh Duy Ma Cật xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, nay không còn trọn nguyên văn chữ Phạn, dịch thuật chỉ dựa vào bản Hán và Tây Tạng. Trước có 6 bản dịch, nay còn chỉ 3 bản: 1. Phật thuyết Duy Ma Cật kinh, Chi Khiêm đời Ngô dịch, 2 quyển. 2. Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh, do Cưu Ma La Thập dịch, gồm 3 quyển. 3. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh, do Huyền Trang dịch, gồm 6 quyển.
03/04/2013(Xem: 4917)
Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Đó là những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã ...
03/04/2013(Xem: 5440)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
03/04/2013(Xem: 5031)
Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, ...
03/04/2013(Xem: 5059)
Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ .
03/04/2013(Xem: 8357)
Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp.
03/04/2013(Xem: 5171)
Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon - tại vị từ 1853 - 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức -Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp.
03/04/2013(Xem: 6124)
Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật Giáo, nhưng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như : triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới.
03/04/2013(Xem: 7570)
Kinh Tạp A Hàm là một trong tứ A Hàm. Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, năm trăm đại đệ tử kết tập kinh điển ở thành Diệp Quật, những kinh điển sau khi được thẩm định, mới chính thức trở thành chuẩn mực tu tập cho hàng Thánh chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567