Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôn Giả Ưu Ba Ly, Đệ Nhất Trì Giới 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

16/01/202116:16(Xem: 14788)
Tôn Giả Ưu Ba Ly, Đệ Nhất Trì Giới 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻



Nam mô A Di Đà Phậ
tKính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Tôn Giả Ưu Ba Li, Đệ Nhất Trì Giới.Mở đâu buổi giảng Sư phụ diễn xướng bài kệ tán thán công hạnh của Ngài Ưu Ba Li như sau: 

Đắc độ thân tiên thất vương tử
Lăng Nghiêm hội thượng chứng viên thông
Hoằng dương luật giáo Tỳ Ni Tạng
Phật pháp do tư trụ thế long.

 Được độ trước bảy vị vương tử
Pháp hội Lăng Nghiêm chứng viên thông
Chuyên hành trì hoằng dương Giới Luật
Khiến cho Phật pháp trụ ở đời
Chí tâm đảnh lễ, Nam Mô Đệ Nhất Trì Giới Ưu Ba Ly Tôn Giả.


Quá hay, con sẽ cố gắng học thuộc lòng bài kệ này và noi gương theo Sư phụ để đảnh lễ Ngài mỗi ngày để học theo hạnh của ngài , cũng như không phụ lòng dạy dỗ của Sư phụ trong thời gian cách ly đại dịch.

Sư Phụ giải thích Xứ Ấn Độ là quốc gia đầu tiên trên thế giới loài người có luật Manu thành văn từ 1200 năm trước Tây lịch, gồm có 12 chương, 2385 điều. Theo bộ luật, trong xã hội lúc bấy giờ có bốn giai cấp chính:
1/Bà la môn
2/Sát đế lợi
3/Phệ xá
4/Thủ Đà la
(còn Chiên Đà La là ngoại cấp, không nằm trong 4 giai cấp trên).


Ngài Ưu Ba Ly thuộc giai cấp Thủ Đà la, phải cung dưỡng ba giai cấp trên, Ngài làm công việc là gánh phân, công việc rất nặng nhọc, Ấn Độ lúc đó không có toilet trong nhà, mỗi ngày ngài vào thành gánh phân ra ngoài thành đổ vào hầm phân lớn. Công việc chỉ dành cho giai cấp nô lệ như ngài,  nhưng Ngài Ưu Ba Ly có thân hình ốm yếu, nên được cha mẹ cho học nghề hớt tóc. Ngài khéo tay, cắt tóc đẹp, tiếng lành đồn xa, nên ngài được mời vào cung điện cắt tóc cho bảy vị vương tử của dòng họ Thích Ca.


Sau ba năm thành đạo, Phật Thích Ca đã trở về thành Ca Tỳ La Vệ, vào dịp này, ngài Ưu Ba Ly cũng có duyên cạo tóc cho Đức Thế Tôn.Sau ba tháng, Đức Phật trở về Kỳ Viên Tịnh Xá, bảy vị vương tử (Đề Bà Đạt Đa, A-Nan, A Na Luật, Bạt Đề, Bà Sa...) sau khi nghe Đức Thế Tôn giảng pháp, thấm hiểu và quyết tâm xuất gia theo Đức Thế Tôn, và 7 vị này nhờ Ưu Ba Ly cạo tóc trước khi đến xin Đức Thế Tôn xuất gia. Bảy vị vương tử rất từ tâm, lo Ưu Ba Ly sẽ thất nghiệp thiếu thốn, nên bảy vị trao cho Ưu Ba Ly một gói vàng để dành sinh sống. Ưu Ba Ly suy nghĩ tại sao các vương tử từ bỏ tài sản tất cả, chỉ theo Đức Phật với hai bàn tay trắng. Trong một sát na, ngài Ưu Ba Ly treo gói vàng trên cành cây bố thí cho người khác và chạy theo các vị vương tử.
Đức Phật nghe kể câu chuyện này,  bèn cho Ưu Ba Ly xuất gia trước, bảy ngày sau Đức Thế Tôn mới cho bảy vị vương tử kia xuất gia.Bảy vị vương tử phải đảnh lễ Sư huynh Ưu Ba Ly.


Kính bạch Sư Phụ, con rất xúc động khi nghe câu chuyện xuất gia của Ngài Ưu Ba Ly, quả thật Đức Thế Tôn quá siêu tuyệt khi nghĩ ra cách đơn giản để xóa bỏ giai cấp. Thân phận của Ngài Ưu Ba Ly, một người thuộc giai cấp cùng đinh của xã hội Ấn mà tự giải thoát trong giây lát khi ngài treo gói châu báu bố thí cho người khác mà chạy theo tiếng gọi tâm linh của mình, tâm Phật của Ngài đã xuất hiện trong giờ phút quyết định.

Con cũng xúc động khi Ưu Ba Ly thọ giới và đắp y, một góc trời rực sáng, niềm tin giải thoát đã tỏa chiếu muôn nơi, ai ai cũng có Phật tánh, ai ai cũng có thể giác ngộ, chứ không phân biệt giàu sang hay nghèo hèn, cùng đinh hay quý tộc. Đức Thế Tôn đã xác quyết sự bình đẳng của con người, xoá bỏ giai cấp trong một xã hội Bà la môn, một cuộc cách mạng giai cấp rực rỡ, vĩ đại ra đời từ 26 thế kỷ trước: Không có giai cấp trong giòng máu cùng đỏ và trong nước mắt cùng mặn.

Trong 12 năm đầu, Đức Phật chưa có giới luật, chỉ cần giữ gìn chuẩn mực thân, khẩu, ý. Từ năm thứ 13, Đức Phật đã chế giới:

- Giới bất dâm thành hình khi có một tỳ kheo xin phép về thăm gia đình và phạm giới thanh tịnh.
- Giới bất sát thành hình khi có một tỳ kheo hiểu sai về phép quán thân nầy là bất tịnh, nên nhờ một tỳ kheo bạn giúp giết mình.
- Giới không vọng ngữ khi có một tỳ kheo nói dối là đã chứng thánh quả để được cúng dường .
- Giới không vướng vào luật pháp thế gian khi có một tỳ kheo ni phạm tội vượt ngục, đến xin xuất gia. Người xin xuất gia phải trình rõ lý lịch nguồn gốc gia đình.
- Giới không được làm mai mối cho nam nữ, có những tỳ kheo có ý định làm mai cho người thế gian.

Khi Đức Phật nhập diệt, Ngài Ưu Ba Ly có công trong việc kết tập đầu tiên tại thành Vương Xá, xứ Ma Kiệt Đà, Ngài tụng lại 80 lần các giới luật do Phật chế, về sau những giới luật  từ cuộc kiết tập nầy được ghi chép thành văn bản với bộ Bát Thập Tụng Luật, được xem à bộ luật căn bản đầu tiên của văn học Phật giáo, và căn cứ vào điều này, Phật Giáo Nam Truyền xem Ngài Ưu Ba Ly không những là vị kiết tập Luật tạng, mà còn là vị Sơ tổ của PG Ấn Độ, trong khi bên Phật giáo Bắc Truyền xem ngài Đại Ca Diếp là Sơ Tổ trong 33 vị Tổ.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho bài pháp rất đặc thù, tôn giả Ưu Ba Ly, một sự cách mạng vĩ đại về giai cấp xã hội, một lý do tiềm ẩn vì sao Đức Phật ra đời nơi xứ sở có giai cấp thành luật. Giáo pháp của Đức Thế Tôn từ hơn hai ngàn năm vẫn luôn có giá trị như Kinh Kim Cang bất hoại cho tất cả thế giới loài người nương theo để hướng tới chân thiện mỹ.


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


72_TT Thich Nguyen Tang_Ton Gia Uu Ba Ly

Giới còn thì Pháp còn .
 (Sau khi Phật Niết Bàn hãy lấy Giới luật làm Thầy! )
Kính bạch Thầy đây là bài pháp thoại sâu sắc
và chi tiết nhất về Giới mà lần đầu tiên con được nghe ..
.nên bài trình pháp này nếu còn vài điều thiếu sót chưa thể tóm tắt đúng ....
kính xin Thầy chỉ dạy thêm . Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH



Đệ nhất Trì Giới Ưu Ba Ly Tôn Giả !
Thủ Đà La đầu tiên..được Phật thu nhận đệ tử
Công Đức Ngài còn lưu lại trong xướng lễ Thù Ân 
Minh chứng hùng hồn  giáo lý bình đẳng Đức Thế Tôn 
“Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ “


Một sát na thay đổi ... châu báu được cho ...quyết bỏ 
Theo chân bảy vị Vương Tử đến rừng Ni câu Đa 
Nơi Đức Phật trở về thăm lại Vua Cha
Khiến bảy vương tử trừ  tánh kiêu mạn ...
Ưu Ba Ly được xuất gia trước ! 

 Mười hai năm đầu ...Tăng đoàn vẫn theo quy ước : 
“Thiện hộ ư khẩu môn 
Tự tịnh kỳ chi ý
Thân mạc ác chư tác 
Thử tam nghiệp đạo tịnh 
Thị đại tiên nhàn đạo “

Kiến nghị Thế Tôn chế giới từ  năm thứ mười ba 
Hầu giữ vữngTăng đoàn cương lĩnh lâu xa
Đa tạ Giảng Sư nêu ra mười điều lợi ích  Đó là :
1- nhiếp thủ ư tăng 
2- linh tăng hoan hỷ
3- linh tăng an lạc 
4- linh vị tín, giả tín 
5- Dĩ tín giả tăng trưởng
6- năng lục giữ giới một vị tăng sẽ nhiếp phục 
7- Tàm quý giả đắc an lạc
8- đoan diệt hiện tại hữu lậu 
9- đoạn  diệt vị lai hữu lậu
10- Linh Chánh pháp cữu trụ 

Cung kính tri ân Thầy ...giải thích những điều ghi 
Mục đích duy nhất “THANH TỊNH BIỆT GIẢI THOÁT LUẬT NGHI “
Khi phân loại giới pháp, giới tướng, giới thể và giới hạnh ! 


Lại còn  nêu rõ Luật Manu thời Cổ Đại 
... hà khắc khó thọ lãnh! 
Lần kết tập đầu tiên Ngài đọc tám mươi lần 
Những điều giới luật ...manh nha LUẬT TỨ PHẦN 
Ap dụng đến ngày nay ...theo vài điều sửa đổi 

Tăng sĩ từ nay chẳng nên mai mối 
Đừng thu nhận người chưa ân xá tội ...cho xuất gia ! 
Và kể thêm các pháp sám hối Yết Ma 
Cuối cùng là quy luật sinh hoạt trong tôn giáo !
 
Bài pháp thoại sâu sắc ... VIÊN ĐẢNH PHƯƠNG BẢO

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Huệ Hương 



72_TT Thich Nguyen Tang_Ton Gia Uu Ba Ly

Đệ Nhất Tổ Sư Trì Giới _ Tôn Giả Ưu Ba Ly

Kính dâng TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng
Kính tặng quý Phật tử học viên lớp Giáo lý online trên Trang Nhà Quảng Đức
 

Một quốc gia muốn được mãi trường tồn
Yếu tố đầu tiên và căn bản nhất
Đó là nội quy lập thành kỷ luật
Giúp cho tổ chức không bị suy tàn 
 
 
Nếu không có quốc pháp dễ rã tan
Tôn giáo cũng thế nên cần tuân giữ
Tín đồ phải dùng giới để điều ngự
Lấy luật làm đầu tiết chế hành vi 
 
 
Đức Cồ-Đàm ca ngợi Ưu Ba Ly
Là đệ tử Phật tu hành rất giỏi
Ngài được tôn bậc Đệ Nhất Trì Giới
Đức Phật truyền trước khi nhập Niết Bàn
 
 
Sinh ra trong gia đình rất nghèo nàn
Thời Bà La Môn phân chia giai cấp
Dòng Thủ Đà La không được học tập
Nên đành chọn nghề hớt tóc cạo râu
 
 
Nhờ chăm chỉ học hành chẳng bao lâu
Được tuyển vào cung Ca Tỳ La Vệ
Duyên may gặp Phật vô cùng kính nể
Giáo pháp thấm nhuần đảnh lễ xuất gia
 
 
Từ khi theo chân Đức Phật Thích Ca
Ngài lúc nào cũng hành trì nghiêm túc
Luôn dùng giới đức đem ra giáo dục
Chúng sanh tín hạnh một dạ hành trì
 
 
Tôn Giả là một bậc Chính Biến Tri
Tuy xuất thân nghèo là thợ hớt tóc
Nhưng đức trí cao siêng năng tu học
Giới luật nghiêm trì minh hạnh túc cao
 
 
Nghe Thầy thuyết giảng lòng thấy dạt dào
Càng thêm tin tưởng bước vào Lam tự
Chốn cửa thiền không phân biệt đối xử
Luật tông này có từ Đệ Nhất Tổ Sư
 
 
Nam Mô Đệ Nhất Trì Giới Ưu Ba Ly Tôn Giả.EmojiEmojiEmojiEmojiEmojiEmoji
  
Strasbourg le 19.01.2021
Song Phượng-Diệu Đạo_Phổ Hiền/Pháp




***


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17985)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 18078)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37338)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18568)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8572)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8198)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11808)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7838)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5890)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
04/04/2013(Xem: 6681)
Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm. Trước đó, quyển kinh này đã có ba bản dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]