Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Pháp Ấn

02/10/201101:28(Xem: 3957)
Kinh Pháp Ấn
KINH PHÁP ẤN
Hán dịch: Tây Thiên dịch kinh, Tam tạng triều phụng đại phu, Thí hồng lô khanh, Truyền pháp đại sư Thi Hộ.
Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn

Trong thời gian Đức Phật cùng với các bí-sô an trú tại nước Xá-vệ, một hôm Ngài bảo:

- Này các thầy! Hôm nay ta sẽ giảng giải cho các thầy biết một loại Pháp ấn siêu việt. Các thầy nên phát khởi tri kiến thanh tịnh, lắng lòng nghe nhận, chú tâm ghi nhớ rồi suy nghĩ cho thật thấu đáo.

Các bí-sô bạch Đức Phật:

- Thật quí thay! Cúi xin Thế Tôn giảng dạy, chúng con rất muốn nghe!

Đức Phật liền dạy:

- Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng, chẳng có các tưởng, vốn vô sanh, tri kiến không thể nhận biết, xa lìa chấp trước. Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật. Tánh Không như vậy, các pháp cũng như vậy. Đó gọi là Pháp ấn.

-Này các thầy! Pháp ấn này là ba môn giải thoát, là pháp căn bản của các Đức Phật, là Phật nhãn, tức là nơi qui hướng của chư Phật. Vì thế, các thầy nên lắng lòng nghe nhận, ghi nhớ tư duy, quán sát thật đúng đắn.

Người tu hành an trú những nơi vắng lặng như trong núi rừng, nơi cội cây, thì nên quán sát thật đúng sắc là khổ, là không, là vô thường mà sinh tâm nhàm chán, trụ nơi tri kiến bình đẳng. Cứ như thế, quán sát thọ, tưởng, hành, thức là khổ, là không, là vô thường mà sanh tâm nhàm chán, trụ nơi tri kiến bình đẳng. Các uẩn vốn không, chỉ do tâm sanh, tâm pháp đã diệt, các uẩn cũng không khởi dụng. Thấu suốt như vậy là chánh giải thoát. Được chánh giải thoát rồi thì xa lìa các tri kiến. Đó là Không giải thoát môn.

Này các thầy! Trụ nơi tam-ma-địa quán các sắc cảnh, thì thấy tất cả đều diệt tận, lìa các tưởng. Như thế, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng đều diệt tận, lìa các tưởng. Quán sát như vậy gọi là Vô tướng giải thoát môn. Vào môn giải thoát này rồi, thì liền được tri kiến thanh tịnh. Do thanh tịnh, nên trừ sạch tham sân si. Đã sạch tham sân si, thì an trụ nơi tri kiến bình đẳng. Đã trụ tri kiến bình đẳng thì lìa ngã kiến và ngã sở kiến, thấu rõ các kiến không có nơi sanh khởi, không có nơi nương gá. Lại nữa, đã lìa ngã kiến, tức không còn kiến, văn, giác, tri. Vì sao? Vì do nhân duyên mà sanh các thức, nhưng nhân duyên và thức ấy đều vô thường. Vì vô thường, nên các thức không có thật tánh. Thức uẩn đã không, thì không tạo tác. Đó gọi là Vô tác giải thoát môn. Đã vào Vô tác giải thoát môn, thì thấu đạt chỗ rốt ráo của pháp, không chấp trước các pháp, thể nhập chỗ vắng lặng của các pháp.

Này các thầy! Đó là Pháp ấn siêu việt, cũng là ba môn giải thoát. Nếu các thầy tu học ba môn này, nhất định được tri kiến thanh tịnh.

Nghe Đức Phật giảng thuyết xong, các bí-sô vô cùng vui mừng, cúi đầu đảnh lễ, tin nhận tu trì.

(Nguồn: http://www.dichthuatphapam.net)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 15165)
Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ Nguyễn Phú Bolsa Radio (Santa Ana, California, Hoa Kỳ) phỏng vấn HT Như Điển và TT Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 15295)
Pháp Thoại: Chánh Kiến Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 12345)
Audio: Phật Tổ & Phật Ngọc Thầy Nguyên Tạng giảng tại Chùa Phật Tổ, Long Beach, California, USA
09/04/2013(Xem: 11382)
Chủ đề: Lục Hòa, Bài giảng của TT Nguyên Tạng
09/04/2013(Xem: 13152)
Chủ đề: Mắt Thương Nhìn Đời Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
08/04/2013(Xem: 18231)
Không có dịch phẩm nào của tôi dịch chữ Hoa và chữ Hoa Việt ra chữ Việt nhiều bằng Pháp Hoa. Không những cốt làm cho bớt nặng nề mà cốt vì một số chữ quen dùng nên hóa ra không hiểu hay hiểu sai: kiếp là số kiếp, duyên là duyên nợ, phổ môn là... phổ môn, vân vân.
08/04/2013(Xem: 16474)
Hơn 2542 năm tồn tại và phát triển cùng nhân loại, triết lý Phật giáo được hình dung như một cội cây đang phát triển với đầy đủ cội gốc, thân, cành lá và hoa trái. Như thế khi truyền bá giảng dạy Kinh điển Phật giáo phải thể hiện tính chất thống nhất, dung thông các hệ tư tưởng Phật giáo và hướng đến giác ngộ giải thoát cho mọi người.
08/04/2013(Xem: 16404)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 16906)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567