Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Tâm là đạo: Kinh Bahiya

15/01/202510:13(Xem: 20)
Vô Tâm là đạo: Kinh Bahiya
Phat thanh dao


VÔ TÂM LÀ ĐẠO: KINH BAHIYA


Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central.

Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.

Bahiya nói, vậy thì ai đang là A la hán, hoặc đã bước vào con đường trở thành một vị A-la-hán.

Vị cõi trời nói rằng Đức Phật, đang nơi thành Xá Vệ ở phía Bắc, là một vị A la hán và đang dạy pháp để trở thành một bậc A la hán.

Bahiya rời thị trấn Supparaka, đi khẩn cấp tới thành Xá Vệ, vào vườn Cấp Cô Độc, gặp một số nhà sư đang thiền hành ngoài trời. Bahiya hỏi, xin gặp Đức Phật, và được cho biết rằng Đức Phật đang đi khất thực.

Bahiya vào thành Xá Vệ, thấy Đức Phật đang đi khất thực, vẻ ngoài thanh thản, tĩnh lặng. Bahiya tới gần, quỳ lạy xuống đất, đầu chạm chân Đức Phật và xin được học Pháp.

Đức Phật trả lời Bahiya rằng chưa phải lúc, vì Phật đang vào nhà dân để khất thực.

Bahiya nói rằng vô thường nhanh chóng, chưa biết thọ mạng còn sống bao lâu, nền cần học Pháp khẩn cấp.

Lần thứ nhì, Đức Phật trả lời Bahiya rằng chưa phải lúc, vì Phật đang vào nhà dân để khất thực.

Lần thứ ba, Bahiya nói rằng chưa biết thọ mạng còn sống bao lâu, nền cần học Pháp khẩn cấp.

Đức Phật trả lời Bahiya, vậy thì phải tự rèn luyện như sau:

Này Bahiya, trong cái được thấy chỉ có cái được thấy, trong cái được nghe chỉ có cái được nghe, trong cái được cảm thọ chỉ có cái được cảm thọ, trong cái được thức tri chỉ có cái được thức tri. Do đó, Bahiya, ông sẽ không ở với cái đó; và vì, Bahiya, ông sẽ không ở với cái đó, do đó, Bahiya, ông sẽ không ở trong cái đó; và vì, Bahiya, ông sẽ không ở trong cái đó, do đó, Bahiya, ông sẽ không bị dính mắc ở nơi đây hay ở kiếp sau, hay ở giữa hai cái đó. Chỉ như thế là chấm dứt đau khổ.

Khi nghe lời dạy ngắn gọn này, Bahiya lập tức giải thoát khỏi các lậu hoặc bằng cách không dính mắc. Không lâu sau khi Đức Phật rời đi, một con bò con đã tông vào Bahiya, và giết chết Bahiya.

Khi Đức Phật khất thực xong, quay lại, thấy Bahiya đã chết. Đức Phật yêu cầu các nhà sư đặt xác Bahiya lên chết, đốt và dựng tượng đài, vì đó là bạn đồng tu của các sư.

Các nhà sư làm xong, hỏi Đức Phật rằng đời sau của Bahiya ở đâu, là gì. Đức Phật đáp rằng Bahiya đã thực hành đúng Pháp và đã vào Niết bàn tối hậu.

Sau đó, Đức Phật đọc bài kệ:
Nơi nào nước, đất, lửa và gió không có chỗ đứng,
Nơi nào các vì sao không chiếu sáng, và mặt trời không có ánh sáng,
Nơi nào mặt trăng không tỏa sáng, và bóng tối không thể tìm thấy,
Khi một người tự mình biết điều này – một người thánh thiện có trí tuệ thực sự,
Khi đó, người ấy được giải thoát khỏi cả hình tướng và vô tướng, xa lìa cả khoái lạc và đau khổ.

Video dài 4:24 phút:
https://youtu.be/lf-o7TTfmRY

.... o ....


phat thanh dao-2


NO-MIND IS THE WAY: BAHIYA SUTTA


Zen teaches that those who live with No-mind are liberated. Tran Nhan Tong, a renowned Vietnamese Zen master from the 13th century, once wrote that when encountering any phenomenon, if one can maintain No-mind, there is no need to inquire further about Zen. The Buddha previously taught the Dharma of No-mind in the Udana Sutra 1.10. This article will draw upon various English translations available on Sutta Central.

A hermit named Bahiya lived in the town of Supparaka. The townspeople revered Bahiya, offering him robes, a house, and many other gifts. Bahiya was confident that he had attained Arahantship or was on the path to becoming an Arahant. However, a deva, who had been a relative of Bahiya in a previous life, appeared to him and conveyed that he was neither an Arahant nor on the correct path to achieving Arahantship.

Bahiya stated that he was an Arahant or had embarked on the path to becoming one. The deva responded that the Buddha, who resided in the northern city of Savatthi, was indeed an Arahant and was teaching the Dhamma to help his disciples attain Arahantship.

Bahiya left the town of Supparaka, hurried to Savatthi, entered Anathapindika's garden, and encountered some monks engaged in walking meditation outdoors. Bahiya requested to see the Buddha but was informed that the Buddha was out on his alms round.

Bahiya entered Savatthi and saw the Buddha on his alms round, appearing serene and calm. Bahiya approached, prostrated himself on the ground, touched his head to the Buddha's feet, and requested to learn the Dhamma.

The Buddha replied to Bahiya that it was not yet the right time, as he was going into people's homes to beg for alms.

Bahiya stated that impermanence is swift, and since he did not know how long he would live, he felt an urgent need to learn the Dhamma.

The second time, the Buddha responded to Bahiya that it was not yet the appropriate moment, as he was going to people's homes to beg for alms.

The third time, Bahiya expressed that he did not know how long he would live, so he urgently needed to learn the Dhamma.

The Buddha advised Bahiya to train himself in the following manner.

"And since for you, Bahiya, in what is seen there will be only what is seen, in what is heard there will be only what is heard, in what is sensed there will be only what is sensed, in what is cognized there will be only what is cognized, therefore, Bahiya, you will not be with that; and since, Bahiya, you will not be with that, therefore, Bahiya, you will not be in that; and since, Bahiya, you will not be in that, therefore, Bahiya, you will not be here or hereafter or in between the two—just this is the end of suffering."

Upon hearing this brief teaching, Bahiya was immediately liberated from his defilements through non-attachment. Shortly after the Buddha departed, a young cow struck Bahiya, resulting in his death.

When the Buddha returned from his alms round, he discovered that Bahiya had passed away. The Buddha instructed the monks to place Bahiya's body on the ground, burn it, and erect a monument in his honor, as he was their fellow monk.

When the monks had finished, they asked the Buddha about Bahiya's next life and its destination. The Buddha replied that Bahiya had practiced the Dhamma correctly and had attained final Nirvana.

Then the Buddha recited the following verse:
Where water, earth, fire, and wind have no place,
Where the stars do not shine and the sun provides no light,
Where the moon does not shine and darkness cannot be found,
When one experiences this firsthand—a holy person possessing true wisdom—
Then one is liberated from both form and formlessness, transcending both pleasure and pain.

Video, 4:44 minutes long:
https://youtu.be/p4x9fLmm1VU

Reference:
https://suttacentral.net/ud1.10/en/sujato
https://suttacentral.net/ud1.10/en/anandajoti

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2013(Xem: 18488)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 39224)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
27/05/2013(Xem: 6894)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ,Bệ Lan Nhã, bấy giờ Vua Thần (Vua A Tu La) có tên là Bà La La và Thái Tử Thần tên Mâu Lê Già có tướng sắc uy nghi, ánh sáng chói lọi, vào lúc quá nửa đêm đến chỗ đức Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Khi ấy, đức Phật hỏi: -Này Bà La La, có phải mọi Thần đều không bị suy thoái về tuổi thọ, hình sắc,vui vẻ, sức mạnh, cho nên các Thần thích sống trong biển lớn chăng?
23/04/2013(Xem: 8454)
Ðây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Ðức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường này để đạt được tự do, giải thoát cho thân tâm.
19/04/2013(Xem: 8639)
Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Độ Lưu Ly ở phương Đông, có danh xưng là Kim Cương Phật. Cúng dàng Đức Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được hàng trăm bệnh, tiêu trừ nguyên nhân của căn bản phiền não.
19/04/2013(Xem: 7087)
Từ Bi Hỷ Xả là những đức tính của một bậc Giác Ngộ: “Đại từ đại bi đại hỷ đại xả chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai” (phẩm Bồ-tát Sư Tử Rống, kinh Đại Bát Niết Bàn). Trong bài này chúng ta tìm hiểu tâm từ và Phật tánh, y cứ vào kinh Đại Bát Niết Bàn, chủ yếu lấy từ phẩm Phạm Hạnh. Kinh này gắn liền với tâm từ.
09/04/2013(Xem: 10164)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 12846)
Ba tạng Kinh-điển của Phật-giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn quyển. Trong ấy, những Kim-ngôn của Ðấng Ðiều-Ngự và huyền-nghĩa của chư Tổ, hàm ẩn Ðạo-lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật-pháp bao la, hay lên đỉnh non thánh-giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn-khôn-nhất-lãm, phải phí nhiều thời giờ và tâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít ai làm nổi.
08/04/2013(Xem: 23686)
Nhị khóa: Hai thời khóa tụng; Hiệp giải: nhập chung để giải. Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là "Nhị Khóa Hiệp giải"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]