Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Tâm là đạo: Kinh Bahiya

15/01/202510:13(Xem: 28)
Vô Tâm là đạo: Kinh Bahiya
Phat thanh dao


VÔ TÂM LÀ ĐẠO: KINH BAHIYA


Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central.

Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.

Bahiya nói, vậy thì ai đang là A la hán, hoặc đã bước vào con đường trở thành một vị A-la-hán.

Vị cõi trời nói rằng Đức Phật, đang nơi thành Xá Vệ ở phía Bắc, là một vị A la hán và đang dạy pháp để trở thành một bậc A la hán.

Bahiya rời thị trấn Supparaka, đi khẩn cấp tới thành Xá Vệ, vào vườn Cấp Cô Độc, gặp một số nhà sư đang thiền hành ngoài trời. Bahiya hỏi, xin gặp Đức Phật, và được cho biết rằng Đức Phật đang đi khất thực.

Bahiya vào thành Xá Vệ, thấy Đức Phật đang đi khất thực, vẻ ngoài thanh thản, tĩnh lặng. Bahiya tới gần, quỳ lạy xuống đất, đầu chạm chân Đức Phật và xin được học Pháp.

Đức Phật trả lời Bahiya rằng chưa phải lúc, vì Phật đang vào nhà dân để khất thực.

Bahiya nói rằng vô thường nhanh chóng, chưa biết thọ mạng còn sống bao lâu, nền cần học Pháp khẩn cấp.

Lần thứ nhì, Đức Phật trả lời Bahiya rằng chưa phải lúc, vì Phật đang vào nhà dân để khất thực.

Lần thứ ba, Bahiya nói rằng chưa biết thọ mạng còn sống bao lâu, nền cần học Pháp khẩn cấp.

Đức Phật trả lời Bahiya, vậy thì phải tự rèn luyện như sau:

Này Bahiya, trong cái được thấy chỉ có cái được thấy, trong cái được nghe chỉ có cái được nghe, trong cái được cảm thọ chỉ có cái được cảm thọ, trong cái được thức tri chỉ có cái được thức tri. Do đó, Bahiya, ông sẽ không ở với cái đó; và vì, Bahiya, ông sẽ không ở với cái đó, do đó, Bahiya, ông sẽ không ở trong cái đó; và vì, Bahiya, ông sẽ không ở trong cái đó, do đó, Bahiya, ông sẽ không bị dính mắc ở nơi đây hay ở kiếp sau, hay ở giữa hai cái đó. Chỉ như thế là chấm dứt đau khổ.

Khi nghe lời dạy ngắn gọn này, Bahiya lập tức giải thoát khỏi các lậu hoặc bằng cách không dính mắc. Không lâu sau khi Đức Phật rời đi, một con bò con đã tông vào Bahiya, và giết chết Bahiya.

Khi Đức Phật khất thực xong, quay lại, thấy Bahiya đã chết. Đức Phật yêu cầu các nhà sư đặt xác Bahiya lên chết, đốt và dựng tượng đài, vì đó là bạn đồng tu của các sư.

Các nhà sư làm xong, hỏi Đức Phật rằng đời sau của Bahiya ở đâu, là gì. Đức Phật đáp rằng Bahiya đã thực hành đúng Pháp và đã vào Niết bàn tối hậu.

Sau đó, Đức Phật đọc bài kệ:
Nơi nào nước, đất, lửa và gió không có chỗ đứng,
Nơi nào các vì sao không chiếu sáng, và mặt trời không có ánh sáng,
Nơi nào mặt trăng không tỏa sáng, và bóng tối không thể tìm thấy,
Khi một người tự mình biết điều này – một người thánh thiện có trí tuệ thực sự,
Khi đó, người ấy được giải thoát khỏi cả hình tướng và vô tướng, xa lìa cả khoái lạc và đau khổ.

Video dài 4:24 phút:
https://youtu.be/lf-o7TTfmRY

.... o ....


phat thanh dao-2


NO-MIND IS THE WAY: BAHIYA SUTTA


Zen teaches that those who live with No-mind are liberated. Tran Nhan Tong, a renowned Vietnamese Zen master from the 13th century, once wrote that when encountering any phenomenon, if one can maintain No-mind, there is no need to inquire further about Zen. The Buddha previously taught the Dharma of No-mind in the Udana Sutra 1.10. This article will draw upon various English translations available on Sutta Central.

A hermit named Bahiya lived in the town of Supparaka. The townspeople revered Bahiya, offering him robes, a house, and many other gifts. Bahiya was confident that he had attained Arahantship or was on the path to becoming an Arahant. However, a deva, who had been a relative of Bahiya in a previous life, appeared to him and conveyed that he was neither an Arahant nor on the correct path to achieving Arahantship.

Bahiya stated that he was an Arahant or had embarked on the path to becoming one. The deva responded that the Buddha, who resided in the northern city of Savatthi, was indeed an Arahant and was teaching the Dhamma to help his disciples attain Arahantship.

Bahiya left the town of Supparaka, hurried to Savatthi, entered Anathapindika's garden, and encountered some monks engaged in walking meditation outdoors. Bahiya requested to see the Buddha but was informed that the Buddha was out on his alms round.

Bahiya entered Savatthi and saw the Buddha on his alms round, appearing serene and calm. Bahiya approached, prostrated himself on the ground, touched his head to the Buddha's feet, and requested to learn the Dhamma.

The Buddha replied to Bahiya that it was not yet the right time, as he was going into people's homes to beg for alms.

Bahiya stated that impermanence is swift, and since he did not know how long he would live, he felt an urgent need to learn the Dhamma.

The second time, the Buddha responded to Bahiya that it was not yet the appropriate moment, as he was going to people's homes to beg for alms.

The third time, Bahiya expressed that he did not know how long he would live, so he urgently needed to learn the Dhamma.

The Buddha advised Bahiya to train himself in the following manner.

"And since for you, Bahiya, in what is seen there will be only what is seen, in what is heard there will be only what is heard, in what is sensed there will be only what is sensed, in what is cognized there will be only what is cognized, therefore, Bahiya, you will not be with that; and since, Bahiya, you will not be with that, therefore, Bahiya, you will not be in that; and since, Bahiya, you will not be in that, therefore, Bahiya, you will not be here or hereafter or in between the two—just this is the end of suffering."

Upon hearing this brief teaching, Bahiya was immediately liberated from his defilements through non-attachment. Shortly after the Buddha departed, a young cow struck Bahiya, resulting in his death.

When the Buddha returned from his alms round, he discovered that Bahiya had passed away. The Buddha instructed the monks to place Bahiya's body on the ground, burn it, and erect a monument in his honor, as he was their fellow monk.

When the monks had finished, they asked the Buddha about Bahiya's next life and its destination. The Buddha replied that Bahiya had practiced the Dhamma correctly and had attained final Nirvana.

Then the Buddha recited the following verse:
Where water, earth, fire, and wind have no place,
Where the stars do not shine and the sun provides no light,
Where the moon does not shine and darkness cannot be found,
When one experiences this firsthand—a holy person possessing true wisdom—
Then one is liberated from both form and formlessness, transcending both pleasure and pain.

Video, 4:44 minutes long:
https://youtu.be/p4x9fLmm1VU

Reference:
https://suttacentral.net/ud1.10/en/sujato
https://suttacentral.net/ud1.10/en/anandajoti

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2020(Xem: 19908)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
11/10/2018(Xem: 8079)
Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
29/09/2018(Xem: 9611)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
15/12/2017(Xem: 87201)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137204)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28341)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15506)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 9802)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 16492)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
05/01/2015(Xem: 21411)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]