Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng nên hẹn gặp lại kiếp sau (Do not wish to see someone again in the next life)

15/01/202509:55(Xem: 33)
Đừng nên hẹn gặp lại kiếp sau (Do not wish to see someone again in the next life)


phat thanh dao

Đừng nên hẹn gặp lại kiếp sau
Nguyên Giác Phan Tấn Hải


Trong rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, có một niềm tin vững chắc rằng mỗi người chúng ta đều có một kiếp sau ở tương lai. Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau. Chuyện kiếp sau này cần được phân tích minh bạch, để không rơi vào một niềm tin nhầm lẫn.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du ghi lại lời Thúy Kiều khi gặp lại chàng Kim Trọng sau nhiều năm bầm dập trong đời, rằng thôi thì hẹn kiếp sau thôi:

Rõ ràng hoa rụng hương bay,
Kiếp sau họa thấy kiếp này hẳn thôi.

Nguyễn Du là một học giả uyên thâm cả Nho giáo và Phật giáo. Nhưng trong Truyện Kiều, họ Nguyễn chỉ muốn nói về những nỗi khổ cõi người qua một sáng tác văn học, hoàn toàn không có ý muốn lý luận thâm sâu về bất kỳ đề tài nào, cho dù là Nguyễn Du đã từng ba năm mặc áo nhà sư trên bước đường du tăng ở Trung Hoa.

Nếu bạn vào YouTube, gõ nhóm chữ “kiếp sau” hay nhóm chữ “kiếp lại sinh,” bạn sẽ thấy ít nhất là có sáu hay bảy ca khúc liên hệ, cả tân nhạc và vọng cổ, trong đó có các ca khúc chỉ trong vòng vài năm đã có nhiều triệu người xem và nghe. Hiển nhiên là, hình ảnh nắm tay người tình và nói lời hẹn gặp kiếp sau là rất bình thường trong văn học Việt Nam.

Không chỉ là Phật giáo đâu, tôn giáo khác cũng có niềm tin về một đời sống sau kiếp này. Thí dụ, nhiều tôn giáo khác có khái niệm về một Đấng Cứu Thế sẽ hiện ra cứu linh hồn của giáo dân vừa từ trần. Nhưng thời gian vô thường, Đấng Cứu Thế hiện ra kia mang tấm thân khi 20 tuổi, hay 30 tuổi, hay 2000 năm tuổi?

Chuyện tình của nhiều người trong chúng ta cũng thế, gặp lại trong kiếp sau là với tấm thân nào, quốc độ nào, văn hóa nào, môi trường nào... là một chuyện nhức nhối để suy nghĩ. Niềm tin về kiếp sau hiển nhiên rất là lãng mạn kiểu văn học Quỳnh Dao. Rủi như trong kiếp sau, chàng sinh ra ở Bắc Kinh và nàng sinh ra ở Đài Bắc là sẽ rách việc.

Trong Kinh AN 4.55, khi ba và mẹ của ngài Nakula hỏi Đức Phật rằng làm thế nào để kiếp sau, ba và mẹ của Nakula có thể gặp nhau trở lại, thì Đức Phật trả lời: “Vậy này các Gia chủ, khi cả hai vợ và chồng muốn thấy mặt nhau trong đời này, và cũng muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa, và cả hai người là đồng tín, đồng giới, đồng thí, đồng trí tuệ, thời trong đời hiện tại, các người được thấy mặt nhau, và trong đời sau, các người cũng được thấy mặt nhau.” (1)

Tuy nhiên, sẽ rất hy hữu để hai người có cùng một đức tin, cùng giữ giới luật, cùng thói quen bố thí cúng dường, cùng bậc trí tuệ... Rất là hy hữu. Có khi nàng kiếp sau lên được cõi trời, còn chàng kiếp sau ở lại cõi người vì còn say mê làm thơ, viết truyện... Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng chúng ta luôn luôn là người xa lạ của nhau, bởi vì Đức Phật nói rằng trong cõi luân hồi vô lượng kiếp, chúng ta đã từng là quyến thuộc của nhau nhiều đời.

Trong nhóm Kinh SN 15:14–19, Đức Phật nói rằng trong cõi luân hồi vô cùng tận, bạn sẽ rất khó tìm thấy một người nào mà chưa từng là mẹ, cha, anh, chị, con trai và con gái của bạn trong một kiếp xa xưa nào.

Đức Thế Tôn đã nói: "Vô thỉ là luân hồi, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ, đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc. Này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã từng làm mẹ của bạn, cha của bạn, anh trai của bạn, chị gái của bạn, con trai của bạn, con gái của bạn vào một thời điểm nào đó trong quá khứ." (2)

Tuy nhiên, đã là Phật tử, phải luôn luôn nghĩ tới tu hành, đừng nghĩ tới chuyện hẹn kiếp sau với ai, vì có lập nguyện thì thế nào kiếp sau cũng so le, chệch hướng. Không chắc gì khi vào kiếp sau trong cõi này, chúng ta sẽ gặp cơ duyên học Phật như kiếp này. Thêm nữa, nghiệp quả trùng trùng, ai dám nói là chúng ta trong kiếp sau còn giữ được thân người. Do vậy, phải luôn luôn nghĩ tới giải thoát, bởi vì người bạn yêu thương khi gặp lại trong kiếp sau chắc chắn là không thể có dung nhan, hình tướng như hiện nay.

Hãy hình dung như Đức Phật từng nói rằng, thân ngũ uẩn của chúng ta thực tế chỉ là như chùm bọt sóng, như ráng nắng chiều, như thân cây chuối, như hình ảo thuật hiện ra, tất cả đều là trống không, là trống rỗng, là không có lõi cứng... Không lẽ chùm bọt sóng này lại hẹn gặp kiếp sau với chùm bọt sóng kia? Không lẽ ráng nắng chiều này lại hẹn gặp kiếp sau với ráng nắng chiều kia?

Trong Kinh SN 55.45, Cư sĩ Mahanama nêu câu hỏi vì Đức Phật lúc đó sắp du hành xa, rằng một cư sĩ có trí tuệ cần khuyên gì khi gặp một cư sĩ bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, cơ nguy từ trần.

Đức Phật nói rằng vị cư sĩ có trí tuệ cần khuyên vị cư sĩ bệnh nặng rằng hãy an tâm, khi đã có lòng tin kiên có vào Phật, Pháp, Tăng và đã sống với giới luật thanh tịnh.

Vị cư sĩ có trí tuệ cần khuyên vị cư sĩ bệnh nặng rằng hãy từ bỏ, đoạn tận lòng thương nhớ cha mẹ, vợ con. Tiếp theo, hãy khuyên từ bỏ tâm nuối tiếc công đức nơi cõi người, từ bỏ tâm mở tưởng về cõi trời, vì tất cả các cõi đều vô thường. Tiếp theo, hãy khuyên vị cư sĩ bệnh nặng kia hãy hướng tâm đến đoạn diệt thân kiến, tức là tịch diệt năm uẩn. Đức Phật nói, như thế, vị cư sĩ có bệnh đó sẽ không có gì sai biệt với một nhà sư đã giải thoát. (3)

Đó là lời Đức Phật dạy. Hoàn toàn không có chuyện hẹn kiếp sau gì hết. Hãy thấy ngay rằng tất cả các pháp đều vô ngã. Khi chùm bọt sóng của thân tâm này tan, sẽ không có chùm bọt sóng nào trở lại y hệt. Hãy thấy dòng chảy xiết của vô thường nơi thân, tâm, và thế gian. Tất cả đều đang chảy xiết trong thời gian vô tận, như điểm tiếp giáp xoay không ngừng của hạt đậu nhỏ trên đầu mũi kim. Hãy luôn luôn nhớ lời Tuệ Trung Thượng Sỹ dạy rằng, hãy thấy thân tâm tan rã từng khoảnh khắc, như con trâu bùn đang lội qua sông.


---- Tháng 12/2024. Viết khi họa sĩ Khánh Trường bệnh nặng.

GHI CHÚ:
(1) Kinh AN 4.55: https://suttacentral.net/an4.55/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/an4.55/en/bodhi
(2) Kinh SN 15:14–19: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn15/sn15.014.than.html
(3) Kinh SN 55.45: https://suttacentral.net/sn55.54/vi/minh_chau
hay: https://suttafriends.org/sutta/sn55-54/

.... o ....






phat thanh dao
Do not wish to see someone again in the next life
Written and translated by Nguyên Giác




Do not wish to see someone again in the next life
Written and translated by Nguyên Giác



In many Vietnamese folk tales, as well as in the folk tales of various other countries around the world, there exists a strong belief in an afterlife. This belief is not only prevalent in folk Buddhism but also in most, if not all, other religions. The concept of an afterlife warrants careful analysis to avoid misconceptions.

In Tale of Kiều, Nguyễn Du captures Thúy Kiều's sentiments when she reunites with Kim Trọng after enduring many years of hardship. They vow to be together and find happiness in the next life.

The flowers have fallen, and the fragrance has dissipated.
In the next life, we will be happier than we are in this one.

Nguyễn Du was a scholar with profound knowledge of both Confucianism and Buddhism. However, in The Tale of Kiều, he aimed to explore human suffering through literature, without any intention of delving deeply into philosophical discussions. This is notable, especially considering that Nguyễn Du spent three years donning a monk's robe while traveling in China.

If you search for the phrases “kiếp sau” or “kiếp lai sinh” on YouTube, you will discover at least six or seven related songs, both modern and vọng cổ, some of which have garnered millions of views and listens within just a few years. Clearly, the imagery of holding hands with a lover and vowing to reunite in the next life is a prevalent theme in Vietnamese literature.

Not only Buddhism, but other religions also believe in life after death. For example, many religions have the concept of a Savior who will come to save the souls of believers who have recently passed away. However, the timing is unpredictable: will that Savior appear in a body that is 20 years old, 30 years old, or even 2,000 years old?

The love story of many of us is similar: contemplating our reunion in the next life raises painful questions about our bodies, countries, cultures, and environments. The belief in an afterlife is undeniably romantic, reminiscent of Chiung Yao's literary style. If, by chance, he is born in Beijing and she in Taipei, their love may be doomed.

In the AN 4.55 Sutta, when Nakula's father and mother asked the Buddha how they could reunite in the next life, the Buddha replied: “Householders, if both husband and wife wish to see one another not only in this present life but also in future lives, they should have the same faith, the same virtuous behavior, the same generosity, and the same wisdom. Then they will see one another not only in this present life but also in future lives.” (Trans. by Bhikkhu Bodhi)(1)

However, it is quite rare for two individuals to share the same faith, precepts, habits of giving alms, and level of wisdom. Such a coincidence is exceptional. Perhaps in the next life, she will ascend to heaven, while he remains in the human realm, driven by his passion for writing poetry and short stories. Nevertheless, we should not assume that we will always be strangers to one another, for the Buddha taught that throughout the cycle of countless lives, we have been relatives in many of those existences.

In the SN 15:14–19 Sutta, the Buddha states that within the endless cycle of rebirth, it is unlikely to find anyone who has not been your mother, father, brother, sister, son, or daughter in a past life.

The Blessed One said: "There is no beginning to samsara, monks. The origin is not evident to those beings who are shrouded in ignorance and bound by craving. Monks, it is not easy to find a being who, throughout this extensive period of time, has not, at some point in the past, been your mother, your father, your brother, your sister, your son, or your daughter." (2)

However, as a Buddhist, you must always focus on your practice. Do not dwell on the idea of making an appointment with someone in the next life, as making such a vow can lead to an uneven and misguided existence. It is uncertain whether we will have the opportunity to study Buddhism in the next life as we do in this one. Moreover, the complexities of karma are vast; who can confidently assert that we will retain our human form in the next life? Therefore, you should prioritize liberation, for the person you love may not appear or take the same form in the next life as they do now.

Imagine, as the Buddha once said, that our body, composed of five aggregates, is akin to a collection of foam, a shimmering mirage, the trunk of a banana tree, or an enchanting illusion—all are empty, void, and lack a solid core. Could it be that this collection of foam has an appointment to meet another collection of foam in the next life? Could it be that this shimmering mirage has an appointment to meet another shimmering mirage in the next life?

In the SN 55.45 Sutta, the householder Mahanama asks the Buddha, who is preparing to embark on a long journey, what advice a wise householder should offer when encountering another householder who is sick, in pain, seriously ill, or on the verge of death. The Buddha responds that a wise householder should encourage the seriously ill individual to find peace by maintaining firm faith in the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, while also adhering to pure precepts.
A wise layperson should counsel the seriously ill individual to relinquish and completely abandon his longing for his parents, spouse, and children. Next, the wise layperson should advise the ill individual to give up his regret for the merits of the human world and quit dreaming of the heavenly world, as all worlds are impermanent. Additionally, he should guide the seriously ill person to focus his mind on the cessation of the notion of self, specifically the cessation of the five aggregates. The Buddha stated that by following this path, the ailing layperson would be no different from a liberated monk. (3)

That is what the Buddha taught: there is absolutely no such thing as vowing to see each other again in the next life. Recognize immediately that all dharmas are devoid of a permanent self. When this bubble of body and mind dissolves, no bubble will return in exactly the same form. Observe the swift flow of impermanence in the body, mind, and the world. All are in constant motion through endless time, akin to a small bean suspended on the tip of a needle, rotating endlessly. Always remember the teachings of Tuệ Trung Thượng Sỹ; witness your body and mind disintegrating with each passing moment, like a mud buffalo wading through a river.
---- December 2024. Written during a time when the artist Khanh Truong was seriously ill.
NOTES:
(1) AN 4.55 Sutta: https://suttacentral.net/an4.55/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/an4.55/en/bodhi
(2) SN 15:14–19 Sutta: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn15/sn15.014.than.html
(3) SN 55.45 Sutta: https://suttacentral.net/sn55.54/vi/minh_chau
or: https://suttafriends.org/sutta/sn55-54/
.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2020(Xem: 19908)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
11/10/2018(Xem: 8079)
Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
29/09/2018(Xem: 9611)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
15/12/2017(Xem: 87198)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137199)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28337)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15506)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 9802)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 16491)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
05/01/2015(Xem: 21411)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]