Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi Phật, Tin Phật Đều Hỏng (Doubting Buddha and Believing Buddha Are Failing)

15/01/202509:24(Xem: 169)
Nghi Phật, Tin Phật Đều Hỏng (Doubting Buddha and Believing Buddha Are Failing)

hoasen_10
Nghi Phật, Tin Phật Đều Hỏng
Nguyên Giác


Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông. Để nói lên một phương pháp của Thiền rằng, trong khi thiền tập, hễ tin Phật hay nghi Phật đều sẽ hỏng, đều rơi vào bất thiện pháp, sẽ không thấy được pháp Vô Vi.

Muốn vào đạo Phật, trước tiên phải tin và phải quy y Phật, Pháp, và Tăng. Người tu theo lời Phật dạy phải tin vào Tứ Thánh Đế, tức là  Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khi tu tập, người tu phải  thành tựu tín, giới, văn, thí, huệ mới có thể đoạn trừ bất thiện pháp. Như vậy, người không có lòng tin chắc thật vào Đức Phật sẽ không đi được con đường dài như thế để thành tựu giải thoát.

Lòng tin là cửa đầu tiên để vào đạo, để thực hành pháp. Tại sao có thiền sư nào nói rằng tin Phật sẽ hỏng? Thậm chí có vị còn nói là gặp Phật thì hãy giết Phật. Nhưng cần phải thấy rõ, hễ nghi Phật là tự mình cắt đứt lối vào, là vi phạm ba lời quy y. Trong Thiền Tông, nhiều vị thầy nói rằng người tu phải từ cửa nghi để hiểu đạo, và để vào đạo. Bởi vì đại nghi mới đại ngộ. Sao lại có chuyện như thế? Vấn đề là ngôn ngữ không mô tả được các trạng thái tâm thức cần thiết. Bởi vì, khi các thiền sư nói cần sự nghi ngờ, thì nhiều thiền sư đó cũng đã có lòng tin sâu dày nơi Đức Phật và có nhiều thập niên giữ khối tin và cả nghi trong tâm.

Nên thấy rằng, cái nghi mà một thiền sư Trung Hoa hay Việt Nam nói, không phải là sự nghi ngờ đơn giản về Đức Phật. Chúng ta có thể dẫn Kinh Pháp Cú, tích truyện 97 ra để ghi nhận rằng, trong tích này, 30 vị sư đã nói rằng ngài Sariputta có sự nghi ngờ Đức Phật, không đủ lòng tin Đức Phật. Điều này xảy ra trong khi ngài Sariputta đã thành tựu giải thoát, và là một trong hai đại đệ tử hàng đầu của Đức Phật.

Chúng ta khảo sát trường hợp này, để sẽ thấy rằng đối với người tu thiền, thì ngay trong khi thiền tập, hễ khởi lòng tin Phật hay khởi lòng nghi Phật đều hỏng. Bởi vì tâm của người tu lúc thiền tập phải lìa bất kỳ tiến trình lý luận nào có thể dẫn tới một kết luận rằng phải thế này hay phải thế kia. Chỉ có luận sư mới đi theo tiến trình lý luận để tới kết luận rằng phải tin Phật hay nghi Phật. Thiền sư chân thực sẽ không rơi vào kết luận nào hết, do vậy không dính vào tin Phật hay nghi Phật.

Chỉ đơn giản là, khi ngài Sariputta hướng dẫn 30 vị sư kia thiền tập về các căn, ngài không đặt vấn đề là tin hay nghi. Thiền về các căn, có nghĩa là về những gì được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, được tư lường. Nơi sáu căn, các sư phải thấy vô thường, khổ, vô ngã. Trong khi các Thiền sư Trung Hoa và Việt Nam nói rằng phải nhìn vào khối nghi, tức là nhìn vào cái được tư lường, tức là nhìn vào tự tâm, sẽ thấy trận gió vô thường đang cuốn trôi tất cả các pháp trong tâm.

Câu chuyện trong Pháp Cú tóm tắt như sau. Khi cư trú tại tu viện Jetavana, Đức Phật đã nói Bài kệ 97 của Kinh Pháp Cú. Ba mươi nhà sư từ một ngôi làng đã đến tu viện Jetavana để tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Đức Phật biết rằng thời điểm đã chín muồi để các vị sư này đạt được quả vị A-la-hán. Vì vậy, ngài đã cho gọi Sariputta đến, và trước sự hiện diện của những vị sư đó, Đức Phật đã hỏi, "Này Sariputta, con có chấp nhận sự thật rằng bằng cách thiền định về các căn, người ta có thể chứng ngộ Niết bàn không?"

Ngài Sariputta trả lời, "Bạch Thế Tôn, trong việc chứng ngộ Niết bàn bằng cách thiền định về các căn, không phải là con chấp nhận điều đó vì con có đức tin vào Ngài; chỉ những người chưa đích thân chứng ngộ mới chấp nhận sự kiện đó từ lời người khác."

Câu trả lời của Sariputta không được 30 nhà sư hiểu đúng. Họ nghĩ rằng, "Sariputta vẫn chưa từ bỏ tà kiến. Ngay cả bây giờ, Sariputta vẫn chưa có đức tin vào Đức Phật."

Sau đó, Đức Phật giải thích cho họ ý nghĩa thực sự của câu trả lời của Sariputta. "Các sư, câu trả lời của Sariputta chỉ đơn giản như thế này; Sariputta chấp nhận sự thật rằng Niết bàn được chứng ngộ thông qua thiền định về các căn, nhưng sự chấp nhận của Sariputta là do sự chứng ngộ của chính Sariputta chứ không chỉ vì ta đã nói điều đó hoặc ai đó đã nói điều đó. Sariputta có đức tin vào ta; Sariputta cũng có niềm tin vào hậu quả của những việc làm tốt và xấu."

Sau đó, Đức Phật nói bằng bài kệ như sau, theo tổng hợp các bản dịch của Thầy Minh Châu, Bhikkhu Sujato, Bhikkhu Ānandajoti, Bhante Suddhāso:

Bài kệ 97Người đã vượt qua đức tin, đã chứng ngộ Vô Vi, đã cắt đứt mọi ràng buộc tái sinh, đã loại bỏ các hậu quả của những việc làm tốt và xấu, đã rời bỏ ham muốn, chắc chắn là người tối thượng.

Khi Đức Phật nói xong, tất cả các vị sư đó đã đạt được quả vị A la hán. Như thế, Đức Phật nói rằng người tu phải vượt qua đức tin đơn giản, và phải  chứng ngộ pháp Vô Vi.

Chữ Vô Vi này có nghĩa là xa lìa các duyên, và là không hề được tạo ra. Bạn có thể tới rất gần với Vô Vi, nếu bạn nhìn vào tâm bạn, và liên tục nhìn thấy cái tâm biết cái-không-biết. Nghĩa là, bạn biết rằng bạn đang nhìn vào cái tâm của sự không biết. Bởi vì như thế là tâm bạn là bầu trời rỗng rang, không hạn cuộc, không rơi vào bất kỳ kết luận nào. Lúc đó, bạn sẽ không rơi vào một kết luận nào, không mơ tưởng nào, không ước muốn nào.

Trong cái tâm không biết này, không có tham sân si. Bạn liên tục nhìn vào tâm không biết này, bạn thấy sẽ không có niệm nào khởi lên, vì nơi đây là dòng sông vô thường trôi chảy, cuốn sạch hết những gì khởi lên. Nhiều vị thiền sư gọi cái thấy vô thường trôi chảy trong tâm đó là nghi tâm. Chữ “nghi” là một cách mô tả không chính xác, chỉ nên nói rằng tâm này là tâm đã xa lìa mọi kết luận.

Ngay khi bạn thấy rằng “không hề có cái tôi nào đang tin hay đang nghi” thì lúc đó bạn sẽ thấy không có cái “tôi là” và cũng không có cái “tôi không là”... Lúc đó, bạn không thấy trong tâm hiện lên cả tín tâm và nghi tâm.  Bạn xa lìa cả cái có và không, chỉ bằng cách nhìn vào tâm lúc đó. Đó là tại sao 30 vị sư kia sau khi nghe Đức Phật nói, họ thấy rằng họ xa lìa niềm tin, họ ngó vào tâm thấy cái Vô Vi, cái không hề do bất cứ gì kiến tạo lên. Đó là tâm giải thoát.

Ngài Sariputta nói hãy xa lìa niềm tin để thiền định về các căn, nơi đó sẽ có pháp vô vi được nhận ra. Tương tự, các thiền sư Trung Hoa và Việt Nam cũng nói rằng hãy xa lìa niềm tin, mà chúng ta đôi khi gọi là hãy nghi, nhưng chính xác là hãy dùng chữ “thấy tâm không biết” thì sẽ có pháp vô vi nhận ra. Trong cái tâm này, không gọi là tin và cũng không gọi là nghi. Tất cả ngôn ngữ đều tịch lặng, vì chữ không còn hiện ra trong tâm này nữa.




hoasen_10
Doubting Buddha and Believing Buddha Are Failing
Written and translated by Nguyên Giác


 
This article aims to compare the Dhammapada with Zen Buddhism. It will explore the idea that during meditation, both belief in the Buddha and doubt about the Buddha can lead practitioners astray, resulting in unwholesome dharmas and an inability to perceive the Dharma of Unconditioned.

To enter Buddhism, one must first believe in and take refuge in the Buddha, the Dharma, and the Sangha. Practitioners of the Buddha's teachings must embrace the Four Noble Truths: Suffering, Origin, Extinction, and the Path. In the course of practice, individuals must cultivate faith, morality, knowledge, generosity, and wisdom to eliminate unwholesome dharmas. Therefore, those who lack genuine faith in the Buddha will find it challenging to embark on the long journey toward liberation.

Faith is the first step on the path to practicing the Dharma. Why do Zen masters claim that believing in the Buddha can be detrimental? Some even assert that if you encounter the Buddha, you should kill the Buddha. However, it is essential to recognize that doubting the Buddha is akin to closing off your own entrance and violating the three refuges. In Zen, many masters emphasize that practitioners must navigate through the door of doubt to truly understand and enter the path, as profound doubt can lead to profound enlightenment. Why is this the case? The challenge lies in the fact that language often fails to convey the necessary states of mind. When Zen masters advocate for doubt, many of them have already cultivated a deep faith in the Buddha and have maintained a balance of both faith and doubt in their minds for decades.

It's crucial to realize that the doubt a Chinese or Vietnamese Zen master mentioned wasn't just about the Buddha himself. The Dhammapada, specifically story 97, records thirty monks claiming Sariputta harbored doubts about the Buddha and lacked sufficient faith in him. This assertion is particularly striking considering that Sariputta had already attained liberation and was one of the Buddha's two foremost disciples.

We examine this case to illustrate that for a practitioner, even during meditation, harboring faith in the Buddha or experiencing doubts about the Buddha constitutes a failure. The practitioner's mind during meditation must be free from any reasoning processes that could lead to conclusions, whether affirming or negating. Only a master of reasoning would engage in such processes to arrive at the conclusion that one must either believe in or doubt the Buddha. A true Zen master transcends all conclusions and, therefore, remains uninvolved in faith or doubt regarding the Buddha.

Simply put, when Venerable Sariputta instructed the other thirty monks to meditate on the senses, he did not address the concepts of belief or doubt. Meditating on the senses involves focusing on what is seen, heard, smelled, tasted, touched, and thought about. Through the six senses, the monks must recognize impermanence, suffering, and non-self. While Chinese and Vietnamese Zen masters emphasize the importance of examining the mass of doubt—essentially, reflecting on one's thoughts and the mind itself—this introspection reveals the winds of impermanence sweeping away all the dharmas within the mind.

The story in the Dhammapada is summarized as follows: While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke Verse 97 of the Dhammapada. Thirty monks from a nearby village came to Jetavana to pay homage to the Buddha. The Buddha recognized that the time was ripe for these monks to attain arahantship. Therefore, he summoned Sariputta, and in the presence of those monks, the Buddha asked, "Sariputta, do you accept the truth that by meditating on the senses, one can realize Nibbana?"

Venerable Sariputta replied, "Venerable, sir, in realizing Nibbana through the meditation on the senses, I do not accept it solely based on my faith in you; rather, it is only those who have not personally experienced it who accept that truth from the words of others."

Sariputta's response was misunderstood by the thirty monks. They believed, "Sariputta has not yet relinquished his erroneous views. Even now, Sariputta still lacks faith in the Buddha."

The Buddha then explained to them the true meaning of Sariputta's response. "Monks, Sariputta's answer is simply this: he acknowledges that Nibbana is attained through meditation on the senses. However, Sariputta's acceptance stems from his own realization, not merely because I said so or someone else did. Sariputta has faith in me, and he also believes in the consequences of good and bad deeds."

Then the Buddha spoke in verse as follows, according to the translations by Venerable Minh Châu, Bhikkhu Sujato, Bhikkhu Ānandajoti, and Bhante Suddhāso.

Verse 97: He who is not credulous, who has realized the Unconditioned (Nibbana), who has cut off the links of the round of rebirths, who has destroyed all consequences of good and bad deeds, who has discarded all craving, is indeed the noblest of all men (i.e., an arahat). (Translated by Daw Mya Tin)

After listening to the Buddha, all the monks attained the fruit of Arhatship. Therefore, the Buddha emphasized that practitioners must transcend mere faith and truly understand the Dharma of Unconditioned.

The term Unconditioned -- or Unmade or Uncreated -- refers to a state that is free from conditions and is not the result of creation. You can approach Unconditioned by examining your mind and consistently observing the awareness of unknowing. In this state, you recognize that you are contemplating the thought of not knowing.  Consequently, your mind becomes like an empty sky—limitless and free from any conclusions. In this way, you will avoid falling into conclusions, dreams, or desires.

In a mind that embraces not-knowing, there is no greed, anger, or delusion. When you continuously observe this state of not knowing, you will notice that no thoughts arise, for it is akin to a flowing river of impermanence, washing away everything that comes into being. Many Zen masters refer to this fluid perspective of impermanence in the mind as the mind of doubt. However, the term “doubt” is a misleading characterization; it would be more accurate to describe this mind as one that has relinquished all conclusions.

As soon as you see that there is no self that is believing or doubting, then you will see that there is no “I am” and there is no “I am not." At that moment, you will transcend the duality of belief and doubt. By examining the mind at that time, you will find yourself distanced from both existence and non-existence. After listening to the Buddha, the thirty monks discovered their detachment from belief, turned their attention inward, and perceived the Unconditioned, which is not created by anything. This realization leads to a liberated mind.

Venerable Sariputta instructed the monks to relinquish faith and meditate on the senses, where the Unconditioned can be realized. Similarly, Chinese and Vietnamese Zen masters have also advised abandoning faith, which we sometimes refer to as doubt. However, to be precise, it is about perceiving the mind of not knowing; in doing so, the Unconditioned will be realized. In this state of mind, there is neither faith nor doubt. All language becomes silent, as words no longer manifest in this mind.

.... o ....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2020(Xem: 20129)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
11/10/2018(Xem: 8131)
Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
29/09/2018(Xem: 9670)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
15/12/2017(Xem: 88340)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138738)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 29091)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15712)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 10015)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 16572)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
05/01/2015(Xem: 21727)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]