Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Lịch sử, ý nghĩa của chuông trống Bát Nhã

16/01/201202:11(Xem: 8546)
09. Lịch sử, ý nghĩa của chuông trống Bát Nhã

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG II
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨACỦA CHUÔNG TRỐNG BÁTNHÃ

Chuông trống là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát Nhã (phiên âm của chữ “prajin-aa” (Sankrit) có nghĩa là “Trí tuệ” vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông trống Bát Nhã là danh từ chung để chỉ đại hồng chung (chuông, trống rất lớn) thường được đăït 2 bên trái phải của chánh điện. Nhiều chùa còn xây tháp an trí chuông và trống, nên nơi đăït chuông trống là “lầu chuông trống”.

I.- Nguồn gốc và ý nghĩa của tiếng chuông:

Nhiều nguồn tài liệu khác nhau đềâu cho rằng quá trình đưa chuông vào tự viện và được xử dụng rộng rãi trong các tự viện, chùa chiền ở Trung Quốc vào thời kỳ nào không được xác định. Tuy nhiên, như sử liệu ghi lại chuông đã được sử dụng vào đời nhà Chu (557 trước TL-89 TL). Phật giáo Trung Hoa đã đưa chuông và trống vào các tự viện năm nào và do ai đề xướng, hiện nay chúng tôi chưa tìm ra tài liệu. Tài liệu của chuông và trống Bát Nhã thực là quí hiếm. Tuy nhiên, chúng tôi dựa vào một số tài liệu dưới đây để truy tìm nguồn gốc của chúng.

Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời lục triều (420-479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hòa thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. Hai trong ba cái nầy được đúc vào năm 570 và 665 Tây Lịch.

Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tuỳ Đại Nghiệp (609), Ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện.

Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hòa Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ 6) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi là trong chốn U-Minh. Có hai loại chuông thường được sử dụng trong các chùa chiền, tự viện như sau:

1.- Phạn Chung (Chuông phạn): Cũng gọi là “đại chung” “hồng chung” “hoa chung” hoặc “cự chung”. Chuông này được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt, thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt mình thường dùng từ “đại hồng chung”, chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có qui định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi là chuông U-Minh.

2.- Bán chung(chuông bán): Vì chiều kích chỉ lớn bằng một nửa ½ chuông phạn, nên gọi là bán chung, còn được gọi là “hoán chung” hoặc “tiểu chung “Chuông này thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại một góc trong chánh điện và được xử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên khác là hành lễ chung”. Người Việt Nam cũng như các nước khác ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng “bán chung” này, nhưng cũng không có kích thước cố định.

Về thỉnh chuông, xưa ở Trung quốc tuỳ mỗi Tông phái, từng địa phương và qui định có khác nhau, nhưng tổng quát là khi bắt đầu thỉnh ba tiếng và khi kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi 9 tiếng cho các loại chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi thỉnh 36 tiếng, 108 tiếng. Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. Mười tám tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức.

Ngoài ra trong thời cực thịnh của Thiền Tông, chuông an trí tại thiền đường, trai đường gọi là “chuông Tăng đường” “chuông trai” chuông để tại chánh điện gọi là “chuông điện”... Những vị lo việc chuông này gọi là “chung đầu”.

Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỉ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỉ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các ngôi chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật Giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên... thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ, hoặc trước thời công phu buổi sáng, tuỳ theo qui định của mỗi chùa. Người thỉnh chuông vừa đánh chuông vừa đọc bài kệ:

Nguyện thử chung thỉnh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn.

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,

Nhất thiết chúng sanh thành chánh giác.

Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, thiết vi u ám cùng nghe được, căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông, hết thẩy chúng sanh thành chánh giác. (Bản dịch của Hòa Thượng Trí Quang, LUẬT SA DI, SA DI NI, Phật học viện quốc tế xuất bản, 1989).

Dịch thơ: 

Nguyện tiếng chuông vang rền pháp giới,
Chúng sanh ngục Sắt thẩy đều nghe

Tiếng đời sạch, chứng được viên thông

Tất cả muôn loài đều giác ngộ. 

(Thích Nhựt Từ dịch)

Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay

Âm thanh đời lắng sạch thay

Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên.

(Thích Nhật Từ dịch)

II.- Nguồn gốc và ý nghĩa của trống: 

Ai đã đưa trống vào tự viện? Năm nào? Chúng tôi chưa tìm ra tài liệu để đưa ra một giả thuyết khả dĩ. Tuy nhiên, dựa vào bản dịch bài Thiền Sư Đại Điên và Hàn Dũ thời Đường Hiến Tông năm 820, chúng ta thấy chuông và trống đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Phật Giáo. Do đó, ít nhất chúng ta đoán được là trước năm 820, trống đã được đưa vào chùa để làm pháp khí.

Ngày nay, có một vài nghi thức tán tụng ở miền Trung và miền Nam sử dụng trống nhỏ để hỗ trợ cho quí Thầy khi tán tụng. Các loại nghi thức tán tụng này có lẽ là đặc thù của Việt Nam, vì không hề tìm thấy tài liệu nào liên quan đến cách sử dụng trống nhỏ (trống cơm) trong văn học hoặc tán tụng của Trung quốc.

III.- Nguồn gốc và ý nghĩa của mõ:

Theo sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời Minh có đoạn: “Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó.”

Mõ có 2 loại:

Loại hình con cá dài thẳng treo ở nhà kho, nhà ăn... khi đến thời dùng cơm cháo thì gõ nó để báo hiệu. Loại mõ này chỉ dùng trong các chùa cổ Trung Quốc; các chùa chiền, tự viện ở Việt Nam không dùng.

Loại hình con cá có vây cuộn tròn, khi tụng kinh thì gõ. Loại này cả Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên đều dùng. Loại mõ này được nói là xuất hiện thuộc triều đại nhà Minh Trung Hoa. Theo sách tham thiền Ngũ Đài Sơn Ký (quyển 3), Tống Thần Tông, Hy Ninh năm thứ 5, ngày mồng 8 tháng 8 ghi:

Trong chùa Thanh Thái có thờ tượng Ngài Phó Đại Sĩ. Mỗi khi ngài muốn gặp các vị tu hạnh đầu-đà nơi cao sơn, chỉ gõ mõ, chư vị sau khi nghe tiếng mõ ấy liền đến. Sau đó, các tự viện lớn nhỏ ở dưới chân núi đều dùng mõ để tập họp đại chúng. Lại có người cho rằng mõ là do Sa-Môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng điều này cũng không lấy gì làm chắc, vì không có sử liệu rõ ràng. Sách Tăng Tu Giáo Uyển Thanh Qui (quyển hạ, phần pháp khí) có ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản Thầy, hủy pháp mà bị đọa làm thân cá, trên lưng con cá ấy lại mọc một cái cây, mỗi khi sóng to gió lớn, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng.

Một lần nọ, vị Thầy Bổn Sư qua biển, nhân đó nó muốn đòi nợ liền nói rằng: Thầy không dậy bảo nó nên nó mới phải đọa làm thân cá như thế này. Do đó nay nó muốn báo oán, thế nên vị thầy ấy bảo cá nên ăn năn sám hối. Thầy ấy cũng vì con cá mà cầu siêu chú nguyện và ngay đêm ấy nó được hóa kiếp. Vị Thầy Bổn Sư liền đem cây ấy đẽo thành hình con cá và treo lên để cảnh tỉnh đại chúng. Có thể vì lý do này các mõ tròn, sau này cũng thường hay khắc hình con cá trên mõ để cảnh tỉnh đại chúng.

Theo sách Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: Chuông khánh, bảng đá, bảng gỗ, mõ đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ nghe đó mà đại chúng tập họp nên các loại đó đều gọi là “kiền chùy”. Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui, chương Pháp Khí cũng nói khi dùng cơm hoặc khi phổ thỉnh chúng tăng đều gõ mõ. Từ đây chúng ta có thể hiểu lúc đầu mõ dài (loại 1) được dùng để tập họp Tăng chúng.

Nhưng vì sao cả hai loại mõ đều khắc hình con cá? Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui nói rằng vì loại cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ, chúng ta tự nhắc mình phải tỉnh thức, chớ có hôn trầm giãi đãi.

Tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng khi tụng kinh điển cho nhịp nhàng, cũng có vài ý nghĩa biểu trưng khi mõ được khai như sau: 

- “Mới đầu đánh nhập 2 tiếng: Biểu thị NHỊ ĐẾ dung thông (pháp thế gian và pháp xuất thế gian dung thông, không ngăn ngại). Ba tiếng tiếp (mỗi lần một tiếng): Tượng trưng cho sự khấu đầu qui y TAM BẢO, nguyện dứt trừ TAM ĐỘC: Tham, sân, si”.

Bẩy (7) tiếng sau đó (vì tiếng thứ 7 và thứ 8 đánh gấp, tính gộp thành một tiếng), tượng trưng cho: BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT THƯỢNG ĐƯỜNG, tức tác pháp thỉnh Phật thăng toà.

Nếu 7 tiếng này tính thành 8 tiếng: Tượng trưng cho câu “MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA” hoặc BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT LAI CHỨNG MINH. Tức tác pháp thỉnh Phật chứng minh. Cuối cùng đánh nhập 4 tiếng: Tượng trưng cho chứng nhập TỨ ĐẾ.

IV.- Vài ý tưởng khác:

1.- Quá trình sử dụng chuông trống và các pháp khí khác tại Ấn-Độ và các nươc khác. Theo cuốn A Dictionary of Symbols (London, 1962, trang 23) cho rằng âm thanh của chuông là biểu tượng của năng lực sáng tạo. Chuông treo lơ lửng tượng trưng cho sự huyền bí của trời và đất. Hình dáng của chuông xuất phát lấy từ hình tượng vòm trời.

Ấn Độ đã biết sử dụng chuông trên 2000 năm về trước, và có lẽ chuông đươc sử dụng rộng rãi trong cung đình, đặc biệt trong các chùa chiền. Các hình thức nghệ thuật như điêu khắc chùm chuông xuất hiện vào thời kỳ đầu của Phật Giáo, có thể được tìm thấy trên các bức phù điêu trên các trụ đá của Vua Asoka (A-Dục) và các tháp tôn trí xá-lợi của Đức Phật. Không phải tại Ấn Độ mà ngay cả các nước lân cận chịu ảnh hưởng lớn nền văn hóa tư tưởng Ấn Độ như Tích Lan, Miến Điện cũng sử dụng chuông và sau này cả trống nữa, để biểu hiện lòng thành của người cầu nguyện, và đặc biệt dùng khi chấm dứt môt khóa lễ.

Trong các dịp tưởng niệm Đức Phật, các chuông được sử dụng cùng với một số nhạc khí khác như trống, sáo để biểu hiện lòng tôn kính Đức Phật. Tác phẩm Saddharmàlankàra, một tác phẩm văn học tôn giáo thời trung đại của người Tiùch Lan ghi rằng: Chuông được sử dụng đầu tiên ở Tích Lan vào những dịp đặc biệt như triệu tập tăng chúng. Sau này dần dần nó trở thành một phần của nghi lễ cúng dường âm nhạc (sabda-pùjà) cho Đức Phật.

Tín đồ Phật Giáo Tây Tạng tin rằng khi họ niệm chú, nhờ sức quay chuông của họ mà các câu thần chú sẽ đi muôn nơi, vạn hướng, làm vơi bớt nỗi đau khổ của cuộc đời. Cho nên Phật Giáo Tây Tạng chế nhiều cỡ chuông cầm tay cho tín đồ trị niệm và cả những chuông lăn lớn để tín đồ quay.

Dĩ nhiên các loại chuông trống ở Ấn Độ thuở ban đầu không giống với các loại chuông trống ngày nay ở Trung Quốc hay ở Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Trung Quốc trống chỉ được sử dụng để thúc quân ra trận. Chuông (một hình thức của chiêng) được sử dụng như dấu hiệu của rút quân. Trong các buổi lễ tế giao của các Thiên Tử không thấy đề cập sử dụng đến các loại nhạc khí này. Trông phần lớn cũng để triệu tập ba quân tướng sĩ hoặc kêu oan ở cửa quan. Loại trống này được sử dụng rộng rãi về sau trong giới quan lại để hành quyết tội nhân ở pháp trường.

2.- Sự mầu nhiệm của tiếng khánh:

Theo như các thiền sư ghi lại qua các hành trang của một số vị thiền sư, thì tiếng khánh có tác dụng rất lớn đối với người tu thiền. Một khi thiền giả đã vào các tầng thiền như “diệt thọ tường định” thì dù có trời long đất lở thân tâm của vị ấy vẫn bất động. Tuy nhiên, chỉ với một vài tiếng khánh nhỏ cũng đủ đánh thức các Ngài dậy. Câu chuyện Ngài Hư Vân là một điển hình, trong một cơn thiền định xuất thần kéo dài cả tuần, chư vị Hòa Thượng khác đã dùng khánh mà đánh thức Ngài xuất định.

3.- Tiếng chuông có khả năng làm giảm bớt nỗi thống khổ của chúng sanh đang bị đoạ lạc?

Như trên ta thấy, tiếng chuông, trống, khánh (hoặc các loại pháp khí khác) được sử dụng như một dấu hiệu mệnh lệnh triệu tập tăng như các nước Ấn Độ, Tích Lan, Miến điện và Trung Quốc. Ở Việt Nam và Trung Quốc, đánh trống giộng chuông, đặc biệt là tiếng chuông còn có ý nghĩa khác mang chiều sâu tâm linh hơn, huyền bí hơn.

Phật Giáo Trung Quốc giải thích rằng khi tiếng chuông vừa được thỉnh lên thì dưới cõi địa ngục tội nhân được tạm ngưng hành phạt. Cách giải thích này mang nhiều vẻ huyền bí và không có sức thuyết phục lớn. Nếu sự thật là vậy có lẽ Đức Phật đã bảo các hàng tỳ kheo và các Phật Tử tại gia thời Phật đúc chuông để thỉnh liên tục hầu giúp chúng sinh không còn đau khổ nữa. Người viết nghĩ rằng nhờ tiếng chuông này mà có thể thức tỉnh phần nào những người chết oan, cô hồn, vất vưởng cần người trợï duyên của các bậc cao Tăng. Giống như ở cõi trần, nhiều người cõi lòng đang nặng trĩu với trăm mối tơ lòng, thế mà một tiếng chuông chùa vào buổi hoàng hôn có thể làm họ thức tỉnh cơn mê vạn kiếp.

Do đó, thỉnh chuông không hoàn toàn mang ý nghĩa cứu vớt những người đã chết mà chỉ là trợ duyên cho những ai có duyên lành với Phật Pháp sớm tỏ ngộ quay đầu, như câu kệ sau đây thường được đọc trong các thiền lâm:

Tiếng chuông cảnh tỉnh thiên thu mộng
Niệm Phật tiêu dao vạn kiếp sầu”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2023(Xem: 9327)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 5933)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 3449)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
15/03/2023(Xem: 3642)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
31/01/2023(Xem: 5924)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
23/12/2022(Xem: 12919)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 17768)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 13324)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 11908)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 5961)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567