Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Phương pháp tu tập cơ bản

19/02/201105:23(Xem: 13228)
6. Phương pháp tu tập cơ bản

PHẬT HỌC CĂN BẢN
Thích Giải Hiền

6. Phương pháp tu tập cơ bản

Công năng hoá độ nhân gian của Phật gíao là lấy Phật pháp để tịnh hoá nhân gian, nâng cao nhân phẩm làm cho chúng sinh sống đời này an lạc, đời sau cũng an lạc. Làm sao để đạt được đều này. Muốn như vậy chỉ có một phương thức duy nhất là thực hành tu tập theo giáo lý mà Đức Phật đã dạy.

Phương pháp tu tập căn bản không ngoài phước nghiệp, định nghiệp và tuệ nghiệp.

Phước nghiệp là bố thí, trì giới. Định nghiệp là thiền định. Tuệ nghiệp là chỉ cho trí tuệ. Công đức của việc tu tập bố thí, trì giới sẽ được phước báo nhân thiên rồi từ đó có thể thành tựu Phật quả. Nên Phật là người đã viên mãn cả phước lẫn trí. Công đức của việc tu tập thiền định làm cho đời sống hiện tại của chúng ta có được cuộc sống mạnh khoẻ về sinh lý và thăng bằng trong tâm lý, đời sau sinh vào cõi trời Thiền Thiên, Phạm Thiên tiến đến thành tựu Phật quả. Cảnh giới thiền định của Phật là cao nhất nên Chư Phật có công lực „thường trụ tại định, vô hữu bất định thời“. Có được thâm định đại định thì mới có được đại từ bi và đại trí tuệ. Công đức tu tập trí tuệ làm cho cuộc sống thực tại biết sống thiểu dục tri túc, ít phiền não lìa khổ được giải thoát. Cuối cùng dùng đại trí thâm tuệ độ vô lượng chúng sinh.

6.1. Tu bố thí như thế nào

Con người vì muốn bảo đảm cuộc sống và giữ cho sinh mạng được an toàn nên luôn có quan niệm cùng thói quen để dành tích trữ. Phương pháp để dành có hai là hữu hạn và vô hạn. Hữu hạn thì đem gởi vào ngân hàng còn vô hạn là đem tiền tài gởi vào trong xã hội. Hữu hạn để dành là nhằm bảo đảm cho cuộc sống của cá nhân và gia đình. Còn vô hạn để dành là bảo đảm cho cuộc sống của toàn xã hội. Cá nhân luôn gắn chặt với tập thể nên cả hai loại để dành này đều có lợi ích cho bản thân. Để dành về mặt thời gian cũng có hai cách là để dành cho đời này và để dành cho cuộc sống dài lâu ở tương lai. Để dành cho đời này là nhằm cho cuộc sống hiện tại của chúng ta, còn để dành dài lâu là nhằm cho cuộc sống nhiều đời ở tương lai. Gởi tiền ở ngân hàng, hay làm việc phúc lợi cho xã hội chúng ta có thể nhìn thấy được nên nó thuộc về sự để dành cho lợi ích của cuộc sống hiện tại. Hoằng dương Phật pháp, hộ trì Tam Bảo, dùng Phật pháp để cứu giúp nhân tâm là sự để dành vô tận, vì một truyền mười, mười truyền trăm, cứ vậy nhân lên đưa ánh đạo vào trong cuộc đời, làm lợi ích cho hiện tại và cho tương lai nhiều đời sau nữa. Nên chỉ cần Phật pháp truyền đến đâu và chừng nào Phật pháp còn lưu bố thì công đức cũng theo đó được lưu giữ nên đó là sự để dành vĩnh hằng nhất. Chúng ta phải nổ lực để dành „chất cát thành tháp“, „nước chảy đá mòn“, „tích thiểu thành đa“. Mỗi ngày một chút dùng vật lực, trí lực, thể lực và tâm lực không ngừng tu tập công đức bố thí. Bố thí vì cuộc sống trước mắt, lại càng bố thí vì cuộc sống tương lai, công đức bố thí rất dễ tu tập tuỳ sức, tuỳ tâm. Bố thí giúp người nghèo, người bệnh công đức đã lớn. Hộ trì Phật pháp, bồi dưỡng Tăng tài hoằng dương Phật pháp công đức càng lớn hơn nhiều.

6.2. Tu trì giới như thế nào

Mục đích của trì giới là sửa sai thành tốt. Sửa sai là không tạo các nghiệp ác nên đạt được quả ly khổ. Xây dựng cái tốt là nổ lực làm các nghiệp thiện nên đạt được quả hạnh phúc. Nếu cầu lìa khổ được vui mà không dốc sức để sửa sai thành tốt thì không hợp với quy luật nhân quả.

Phật giáo dạy người giữ giới nội dung có hai tầng thứ một là tự lợi, tự bảo như ngũ giới hai là làm lợi lạc chúng sinh như tứ chính cần.

Không sát sinh chủ yếu là không giết người.

Không trộm cắp là không lấy vật phi pháp không nhận của phi nghĩa.

Không tà dâm chủ yếu là không làm mất trật tự xã hội, không hợp luân lý, không phá hoại gia phong, không phung phí sức khoẻ.

Không vọng ngữ chủ yếu là không dùng lời nói để làm hại kẻ khác.

Không uống rượu gồm cả chất gây nghiện vì sẽ đánh mất năng lực tự chế của bản thân dẫn đến việc phá giới phạm tội.

Bốn loại tinh tấn là tứ chính cần khuyến hoá người bỏ các việc ác, làm các việc lành. „Chư ác mạt tác, chúng thiện phụng hành“. Chấm dứt các đều ác đã làm, ngăn ngừa các đều ác chưa làm, tăng trưởng các điều thiện đã có, phát sinh những điều thiện chưa sinh. Nổ lực không giải đãi thực hiện bốn pháp tinh tấn này. Không làm các điều ác, ngăn trừ các điều ác chưa sinh là bạt khổ cho chúng sinh. Tăng trưởng các điều thiện đã làm, phát khởi những điều thiện chưa sinh là đem hạnh phúc ban vui cho chúng sinh. Bạt khổ ban vui là dùng đại bi tâm hành Bồ-tát-hạnh, lấy bố thí để cảm hoá rồi hướng dẫn chúng sinh tu tập tứ chính cần.

6.3. Tu thiền định như thế nào

Ý nghĩa của thiền định là tâm vô nhị niệm. Khi mới bắt đầu cần có phương pháp. Phương pháp sẽ giúp tâm niệm từ trạng thái tán loạn đi đến trạng thái tập trung, từ tập trung đi đến trạng thái thống nhất, đạt được trạng thái thống nhất tức là đạt được định. Nhưng trạng thái thống nhất cũng có nhiều tầng thứ khác nhau : từ thân tâm thống nhất đến nội tâm và ngoại cảnh thống nhất, tiến hơn là niệm trước niệm sau thống nhất. Muốn đạt đến chỗ niệm trước và niệm sau thống nhất cần phải trải qua quá trình niệm trước và niệm sau nối nhau như mắt xích, một niệm gắn một niệm, niệm niệm đồng nhất niệm rồi sau đó mới đến chỗ triệt tiêu khoảng cách giữa niệm trước và niệm sau chỉ còn lại sự tồn tại của nhất niệm. Lúc đó tức là: „chỉ ư nhất niệm“ tên gọi là định. Nếu đạt đến chỗ nhất niệm cũng không còn tức là tức định tức huệ.

Khi mới tu thiền có thể có nhiều phương pháp, lễ bái, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, kinh hành... đều nhằm mục đích an tâm, thanh tâm và tịnh tâm. tất cả phương pháp tu tập để làm cho thân tâm thăng bằng đều là công hiệu của định. Nếu không có bậc thiền sư chỉ dạy thời có thể dựa vào những phương pháp trên để tu tập thiền định vì đều đúng với giáo lý Phật nhưng đây là phương pháp tán tâm tu định.

Nếu gặp được bậc Thầy có kinh nghiệm thiền định lại có chính tri, chính kiến của Phật pháp thì phải theo để tu học phương pháp chuyên tâm tu định đó là pháp thiền quán, pháp chỉ quán hay gọi là pháp tham thiền.

Phương pháp thiền quán không thể lìa ba nguyên tắc là tư thế điều thân, điều tức hơi thở và điều tâm chuyên chú. Yêu cầu căn bản là thả lỏng cơ bắp của thân thể đến thần kinh. Tư thế chính xác là nguyên tắc đoan chính nhẹ nhàng trong cả bốn tư thế đi, đứng, nằm, ngồi. Hít thở chính xác trên nguyên tắc giữ nhịp thở theo tốc độ bình thường. Chuyên chú chính xác là giữ nguyên tắc làm đúng phương pháp không để ý đến việc đạt được điều gì hay không. Nếu móng tâm mong muốn mau đạt được điều gì thì rất dễ đi lạc vào ma cảnh. Cần phải có tâm lý chuẩn bị là sẽ „ gặp Phật chém Phật, gặp ma chém ma” thì mới an toàn. Ý nghĩa của „gặp Phật chém Phật, gặp ma chém ma” là bất luận có được cảm giác vui hay cảnh tượng lo sợ đều phải xem đó là huyễn cảnh huyễn giác. Nếu không khi gặp ác cảnh sẽ thối tâm, thậm chí còn huỷ báng Tam Bảo vì cho rằng tu tập mà không được quả báo tốt. Còn nếu gặp thiện cảnh thì sinh tâm kiêu mạn cho rằng đã được thần thông chứng được Thánh quả thành Phật rồi. Thật đáng thương thay cho tâm niệm sai lạc này.

6.4. Lễ bái và tụng niệm

Lễ bái liên quan đến chấp tay và cách lễ như thế nào cho đúng phương pháp. Vì sao lễ bái? người mới vào đạo có hữu cầu lễ bái và hữu tướng lễ bái. Cầu bình an, cầu trí huệ, cầu hạnh phúc là tâm thái bình thường. Hữu tướng lễ bái tức là có đối tượng, có mục đích trước Phật, Bồ tát Thánh tượng hay kinh điển mỗi ngày đúng giờ, đủ số lễ lạy, cầu tiêu nghiệp chướng, trừ phiền não. Tu tập lâu ngày tự sẽ hiểu rằng vô cầu, vô tướng mới là mục tiêu cứu cánh nên mỗi ngày lễ lạy như việc bình thường.

Đọc tụng kinh Phật phải xem thời gian, các bộ kinh thường đọc tụng là Tâm kinh, Phổ Môn Phẩm, kinh A Di Đà, kinh Kim Cang, kinh Dược Sư, kinh Địa Tạng, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm. Tụng kinh có thể không cần chuông mõ hoặc dùng chuông mõ. Tốt nhất là nên chuyên nhất tụng một bộ kinh nhất định và phát tâm trong khoảng thời gian nào đó đọc tụng bao nhiêu biến, không nên nay đọc kinh này, mai đọc kinh khác, khi tụng kinh cần đọc rõ âm từng chữ mà chưa cần phải hiểu rõ nghĩa của từng chữ trong kinh. Chỉ khi xem kinh mới cần hiễu rõ nghĩa. Ngoài những kinh thường tụng trên nếu có khả năng có thể xem thêm những kinh luận khác như : kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác, kinh Thắng Man, kinh Duy Ma, kinh Lăng Già, kinh Giải Thâm Mật, kinh Đại Bát Nhã, kinh Tạp A Hàm, kinh Tăng Nhất A Hàm, kinh Trung A Hàm, kinh Trường A Hàm, luận Đại Thừa Khởi Tín, luận Bảo Tính, luận Câu Xá, luận Du Già Sư Địa, Trung luận, luận Đại Trí Độ, Lục Tổ Đàn Kinh

6.5. Niệm Phật và trì chú

Niệm Phật và trì chú vốn là một trong những phương pháp tu định. Sau khi Tịnh Độ tông và Mật tông trở thành những tông phái độc lập mới có sự tách biệt nếu đứng trên lập trường chỉnh thể của Phật giáo mà nhìn thì cả ba hổ tương với nhau. Niệm Phật là chỉ chung cho niệm tất cả danh hiệu của các đức Phật, chư vị Bồ Tát chứ không phải chỉ riêng cho niệm Phật A Di Đà thôi. Niệm Phật có hai cách là tán tâm niệm Phật và chuyên tâm niệm Phật. Tán tâm niệm Phật là bất cứ ở đâu, bất kỳ lúc nào cũng có thể niệm, niệm ra tiếng hoặc niệm thầm trong tâm, thậm chí vừa nói chuyện vừa vẫn có thể niệm Phật. Chuyên tâm niệm tức là có thời khoá nhất định, bằng các phương cách như liên tục niệm, cao giọng niệm hoặc tự thinh kỳ niệm. Ấn Quang Đại Sư khuyên nên dùng phương thức “số số niệm ” chứ không phải là “ký số niệm ”. Ký số niệm tức là dùng tràng hạt để tính số niệm Phật. Số số niệm là niệm từ một đến mười xong lại tính lại từ một. Nếu được như thế sẽ dễ đạt đến chuyên tâm hơn. Nếu muốn niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn phải dùng phương pháp chuyên tâm niệm thì mới đạt được.

Nhiều người cho rằng hể trì chú tức là tu mật pháp, thật ra không phải như vậy vì mật pháp chính quy là phải do Thượng Sư truyền trao cho, phải có pháp tu đúng nghi quỷ, còn trì chú thông thường thì cũng giống như trì danh niệm Phật vậy. Pháp trì chú là miệng đọc, tai nghe, tâm tư duy, thân khẩu ý tam nghiệp tương ưng thì trì chú mới có lực được, đó cũng chính là một dạng của định. Nếu tán tâm trì chú thì cũng có công đức và cảm ứng, còn trì chú gì là tuỳ nhân duyên của mỗi người. Các chú thường trì tụng là chú Đại Bi, chú Quan Âm, chú Chuẩn Đề, chú Kiết tường, chú Dược Sư, chú Địa Tạng, chú Vãng Sinh, chú Lăng Nghiêm. Có thể dùng cách tính số biến chú đã trì, cũng có thể dùng cách tính thời gian trì chú.

6.6. Tu trí tuệ như thế nào

Trong các kinh điển cả Bắc lẫn Nam Tông có sự khác biệt khi nói về trí tuệ. Trí có thế gian trí và xuất thế gian trí. Trí thức cùng sự thông minh tài trí của thế gian đều lấy ngã làm trung tâm bất kể là tiểu ngã của cá nhân hay ngã lớn của tập thể đều không thể thoát khỏi phiền não ngã chấp nên gọi là thế gian hữu lậu trí. Chỉ có những vận hành của tâm lý hay tinh thần vượt khỏi trung tâm tự ngã mới là xuất thế gian vô lậu trí.

Khai ngộ là sự hiển hiện công năng của vô lậu trí. Khi khai ngộ thì đoạn trừ phiền não của bản thân, rời chấp trước. Sau khi khai ngộ thì thí pháp vũ, tế khổ nạn của chúng sinh. Tự độ, độ người lại tự trí, tự giác, vô ngã cũng vô chúng sinh. Tuệ có văn, tư, tu tam tuệ.

• Văn tuệ là dựa vào việc thính pháp nghe kinh, duyệt đọc kinh điển để hiểu rõ nguyên tắc tu tập và nghĩa lý trong Phật pháp.

• Tư tuệ là dựa vào tuệ giải những điều đã nghe đã học, như pháp tu hành, một mặt vẫn y kinh giáo, mặt khác từ trong quá trình tu tập mà đạt được sự thể nghiệm.

• Tu tuệ là tiến sâu hơn một bước nữa từ nền tảng tư tuệ tuy không y kinh điển mà đại dụng vẫn hiện tiền, lại vẫn không tương phản với kinh giáo.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 23781)
Nhị khóa: Hai thời khóa tụng; Hiệp giải: nhập chung để giải. Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là "Nhị Khóa Hiệp giải"
08/04/2013(Xem: 15097)
Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử. Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo. Trong tập sách đầu tiên này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ nhất (1998-1999) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những giáo lý Phật học. Ban Biên Soạn Chương trình Phật học Hàm thụ
08/04/2013(Xem: 37401)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
08/04/2013(Xem: 10683)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 20886)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 18619)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là " Phật Giáo Thánh Kinh " do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa). Nữ Phật tử đã dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận, những đoạn cốt yếu cao siêu, thích ứng, thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu.
08/04/2013(Xem: 6039)
Quý vị biết không, gần đây có nhiều người đến khuyên tôi thế nầy: “Thầy ơi, lúc nầy Thầy cứ tu đi thì mọi việc sẽ tốt đẹp, Thầy đừng làm chi hết, bởi vì Thầy có làm chi thì sẽ đụng tới...
08/04/2013(Xem: 28150)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
05/04/2013(Xem: 3758)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
02/04/2013(Xem: 5376)
Nhìn lại thân thể của mình mỗi ngày là một trong những phương pháp thực tập rất căn bản của thiền học. Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]