Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Cầu Trời có được gì không?

02/02/201108:57(Xem: 6203)
04. Cầu Trời có được gì không?

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada 1999 - PL 2543


Cầu Trời có được gì không?

Trời ơi, tại sao tôi khổ quá vậy nè? Tôi ăn hiền ở lành, tôi cầu xin van vái hoài, tại sao trời không giúp đỡ gì hết? Còn cái bà hàng xóm gian ác, chưa bao giờ cầu xin gì cả, mà trời lại giúp bà ta được buôn may bán đắt, gia đình hạnh phúc, con cái đỗ đạt? Tại sao lại có chuyện bất công quá vậy, hả trời?

Trong đời sống hằng ngày, không nhiều thì ít, chúng ta đã từng nghe qua những câu than thở, trách móc "trời" như vậy, do những người chung quanh nói ra miệng, hoặc cũng có lúc do chính chúng ta nghĩ thầm như vậy trong bụng. Khi gặp chuyện không may trong cuộc sống, hay gặp nghịch cảnh trong cuộc đời, hầu như mọi người đều kêu "trời" cứu giúp, nếu như người đó không theo tôn giáo nào. Hoặc là van xin, khấn vái, cầu nguyện "đấng thiêng liêng" cứu độ, cứu rỗi, cứu vớt, phù hộ, độ trì cho được tai-qua-nạn-khỏi.

Trên thực tế, có những người cầu nguyện được tai qua nạn khỏi, có những khi cầu nguyện được tai qua nạn khỏi. Nhưng có biết bao nhiêu người cầu nguyện, không được tai qua nạn khỏi, biết bao nhiêu khi cầu nguyện, không được tai qua nạn khỏi. Những lúc cầu nguyện nhưng không được tai qua nạn khỏi, con người bèn tự an ủi, hoặc nghe người khác giải thích là: Tại vì cầu nguyện chưa khẩn thiết lắm, chưa chí tâm chí thành lắm, hoặc là lúc đó trời bận đi cứu giúp người khác, cho nên không nghe lời van vái, lời nguyện cầu của mình. Lời giải thích có tính cách tiêu cực như vậy, thực tế chẳng giúp ích gì cho cuộc sống tâm linh của con người.

Cầu nguyện hay van xin chỉ giúp con người cảm thấy được bình an trong nhứt thời đau khổ mà thôi, chứ không giúp con người thực sự giảm bớt hay thoát ly được phiền não và khổ đau. Cũng giống như miếng thuốc cao dán, chỉ trị được phần ngoài da, chứ không dứt trừ được căn bệnh trầm kha. Cuộc sống của con người cứ quanh đi quẩn lại những chuyện đau khổ khổ đau như vậy nhiều đời nhiều kiếp, không có lối thoát. Tại sao vậy? Muốn có câu trả lời chính xác, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu: "Nguyên nhân nào thực sự gây ra những sự khổ đau này?".

* * *

Thực sự, nguyên nhân của những chuyện khổ đau đau khổ như vậy, không phải do trời nào gây ra cả, mà chỉ vì con người quá ích kỷ, thường hay suy nghĩ đến "cái ta" hay "cái bản ngã" quá nhiều. Chuyện gì có lợi cho mình, cho vợ chồng mình, cho con cái mình, cho gia đình mình, cho dòng họ mình, cho tổ chức mình, cho tôn giáo mình, cho dân tộc mình, cho quốc gia mình thì được, bằng như ngược lại thì dứt khoát là không được! Bất cứ chuyện gì xảy ra trên đời nầy, con người cũng đều nghĩ là "vì mình, cho mình". Chẳng hạn như trời nắng tốt là để cho mình, gia đình mình, bạn bè mình và hội đoàn mình đi chơi vui vẻ! Trời mưa lớn là để cho mình khỏi tốn tiền rửa xe! Ra đường gặp đám tang, cho là người ta xui xẻo thì mình gặp hên! Hoa quỳnh nở trong nhà mình cho là điềm may mắn, điềm tài lộc đến với mình, đến với gia đình mình! Sở công chánh thấy gia đình mình dọn nhà tới khu vực nầy, liền mở con đường mới băng ngang khu đất trống để cho mình đi làm tiện lợi hơn trước! Từ hồi dân mình qua Canada nhiều, trời thương dân mình, nên thời tiết cũng ấm áp hơn trước! Cái gì cũng đều nghĩ là "vì mình, cho mình" trước tiên hết trơn!

Con người có sự suy nghĩ như vậy cho nên đau khổ lại hoàn khổ đau! Chính vì con người có tâm ích kỷ như vậy, cho nên gây phiền não và khổ đau cho mọi người chung quanh, có liên hệ với họ về phương diện gia đình hay xã hội. Không có trời nào có thể giúp con người được hết khổ đau, nếu chính con người không chịu từ bỏ lề lối suy nghĩ như vậy. Thậm chí ngay trong gia đình, nếu người vợ hay người chồng có nếp suy nghĩ ích kỷ, cái gì cũng "vì mình, cho mình" trước tiên như vậy, thì gia đình đó khó có hạnh phúc được. Nếu người con nào cũng chỉ biết suy nghĩ cho chính bản thân mình mà thôi, thì người con đó rất dễ bất mãn với cha mẹ và anh chị em trong gia đình. Cái gì cũng đòi hỏi phần tốt, phần hơn, phần lợi cho mình, không cần đếm xỉa gì đến những người chung quanh, dù là ruột thịt, thì làm sao có thể sống chung với người khác được? Nhẹ thì bất hòa, gây gổ triền miên trong gia đạo. Nặng hơn thì bỏ nhà ra đi, hoặc gây đau khổ cho những người thân thuộc, nhưng vì mê muội, lại xem như kẻ thù.

Còn đối với mọi người khác ngoài gia đình, các con người có tâm ích kỷ như vậy, lúc nào cũng nghĩ đến mình, vì mình, cho mình, thường dễ trở nên gian ác đối với đồng chủng, đồng loại, tàn nhẫn đối với đồng bào, đồng hương, hay đồng đạo. Những con người như vậy chỉ biết có đồng tiền mà thôi. Chẳng hạn như vì muốn được hưởng lợi nhiều, ở không lãnh tiền, cho nên con người sẵn sàng vu oan giá họa cho người khác, kiện tụng người khác đòi bồi thường thiệt hại tưởng tượng do họ tự tạo dựng ra, mặc kệ người khác đau khổ thế nào, gia đình của người khác ra sao cũng mặc kệ. Miễn là họ thắng kiện dù phải dùng đủ mọi thủ đoạn để hại người lợi mình. Những người như vậy lại thường hay nói chuyện nhơn nghĩa, phải quấy, nhưng họ nhìn ai cũng thấy quấy, chỉ có họ là phải, nhìn ai cũng thấy nguy hiểm đáng ghét, chỉ có họ là hiền từ dễ thương!

Trong thời đại văn minh, khoa học tiến bộ hiện nay, những sự tin tưởng nơi trời, như là một đấng đầy quyền lực, một đấng toàn năng, một đấng sáng tạo ra muôn loài, một đấng có quyền thưởng phạt tùy ý, đã và đang dần dần tan biến, ít người còn tin như thế. Chẳng hạn trước kia, con người tin tưởng có thần sấm sét, thần sông, thần núi, thần nước, thần gió, thần mưa, rồi đặt tên là: thiên lôi, hà bá, sơn thần, thủy thần, phong thần, vũ thần.

Thực ra đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người trong sách vở truyện mà thôi. Những người yếu bóng vía, yếu tim, yếu gan, nhẹ dạ, ngây thơ, lại tưởng là thiệt! Ngày nay, con người đã hiểu được là nước bốc hơi thành mây, mây tụ lại thành mưa. Khi mưa có thể có sấm sét, do các luồng điện chạm nhau trên không trung. Đó là bài khoa học thường thức đã và đang được dạy ở bực tiểu học từ bao lâu nay.

Mưa có ở trong đất liền, mưa có ở trên rừng núi, mưa có ở ngoài biển khơi. Mưa do đủ "nhân duyên" mà có. Mưa không vì thương người dân làm ruộng đang cần nước tưới, mưa không vì ghét dân đô thị muốn được khô ráo sạch sẽ, mưa không vì thương hay ghét một ai, mưa không do trời nào làm ra cả. Thậm chí, từ lâu nay các khoa học gia còn có thể làm được mưa nhân tạo. Có đủ "nhân duyên" thì có mưa. Chỉ có con người khôn ngoan biết dùng nước mưa để làm ruộng, hứng nước mưa để làm nước uống.

Ai ai cũng biết rõ ràng hột cam là "nhân" sinh ra cây cam và cây cam sinh ra "quả" cam. Luật nhân quả đã quá rõ ràng như vậy. Khoa học cũng đã công nhận như vậy. Thế mà cho đến ngày nay, vẫn còn có người không chịu tin, lại thích tin tưởng những chuyện linh thiêng huyền bí, càng mơ hồ khó hiểu, khó giải thích chừng nào, lại càng tin nhiều chừng ấy! Nếu con người chịu khó suy tư sâu rộng hơn một chút, thì sẽ không còn những lời oán than trách móc trời như trước đây nữa. Hể đã có "nguyên nhân", cộng thêm "trợ duyên" đầy đủ thì chắc chắn sẽ có "kết quả hay hậu quả". Thí dụ như hột cam là nguyên nhân chính, cộng thêm trợ duyên như đất tốt, nước tưới, phân bón, công chăm sóc, kỹ thuật trồng trọt thì kết quả sẽ là cây cam và quả cam.

Luật nhân quả không chỉ áp dụng cho riêng một ai, cho riêng một sắc dân nào, cho riêng tín đồ của một tôn giáo nào cả. Luật nhân quả là một lẽ thực, là chân lý, không lệ thuộc thời gian hay không gian, luôn luôn áp dụng, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào. Sách có các câu về luật nhân quả như: cây nào sinh quả nấy, có lửa mới có khói, gieo gió thì gặt bão, sinh sự thì sự sinh. Về phương diện tâm linh, về phương diện tinh thần, những việc con người tạo tác, những việc con người nói ra, những việc con người suy nghĩ, từ thân khẩu ý, chính là những nguyên nhân, gây ra những kết quả hay hậu quả, mà con người sẽ thừa hưởng, sẽ nhận lấy, hay sẽ gánh chịu.

* "Gieo nhân nào thì gặt quả nấy". Thí dụ như khi còn nhỏ chăm học, lớn lên cố gắng làm việc và biết tiết kiệm là các nguyên nhân. Kết quả là đời sống vật chất sau nầy khá giả, sung túc. Nghiện ngập, rượu chè, say mê cờ bạc là các nguyên nhân, hậu quả là sự tán gia bại sản về sau. Tham tiền, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ là các nguyên nhân của những việc làm sai trái, xấu xa, độc ác, bất chấp thủ đoạn, chẳng những gây đau khổ cho chính mình, còn gây khổ đau cho thân nhân và cho những người chung quanh nữa.

Những cơn nóng giận không tự kềm chế được là nguyên nhân của những thất bại, khổ đau, hối hận sau nầy. Sách có câu: "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai". Nghĩa là một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kềm chế, không tự khắc phục được, thì biết bao nhiêu, trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó. Những giây phút ngu si, lầm lẫn là nguyên nhân của những sự hối tiếc, đau khổ sau đó, có khi kéo dài triền miên suốt cả cuộc đời.

Những sự cố gắng tu tâm dưỡng tánh, tìm học để hiểu ra chân lý là các nguyên nhân đem lại kết quả là đời sống an lạc và hạnh phúc ngay tại thế gian này cho mình và cho những người chung quanh. Như vậy, nếu con người hiện đang sống khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, con cái nên thân, đó là đang thụ hưởng "kết quả" của phước báo nhiều đời nhiều kiếp trước, do chính mình tạo tác, chứ không do trời nào ban phước cho hết, cũng không do cầu nguyện van xin, nhắc nhở kêu gào mà được, nếu như mình không thực sự xứng đáng được thụ hưởng những điều tốt đẹp đó. Còn nếu như con người hiện đang gặp nghịch cảnh, gặp khổ đau, đó là đang gánh chịu "hậu quả" của nghiệp báo nhiều đời nhiều kiếp trước, do chính mình tạo tác, chứ không do trời nào giáng họa cho hết, cũng không do cầu nguyện van xin, rên la thảm thiết, mà tránh khỏi được.

Trời, nếu là đấng chí công vô tư, tại sao lại có lòng thương ghét, ban phước giáng họa tùy tiện, theo lời van xin cầu nguyện được? Trời, nếu là đấng linh thiêng, tại sao lại để cho tội ác xảy ra, rồi mới giáng họa trừng phạt? Trời, nếu là đấng toàn quyền, tại sao lại không chịu ngăn ngừa, ngăn chận trước các tội ác trên thế gian? Trời, nếu là đấng vạn năng, tại sao lại chịu thua loài yêu ma quỉ quái, chỉ biết hành phạt loài người? Trời, nếu là đấng đầy lòng bác ái, tại sao lại sáng tạo ra cuộc đời đầy đau khổ cho nhân loại? Hiểu được lý lẽ này, biết rõ ràng trời không có thực, chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người mà thôi. Hiểu thấu đáo tường tận sự công bằng của luật nhân quả, con người sẽ giảm bớt khổ đau, sẽ không còn "than-trời-trách-đất" nữa. Trái lại, con người sẽ không còn bi quan yếu đuối, sẽ mạnh mẽ hơn, can đảm hơn, mạnh dạn hơn, dám nhận lãnh "hậu quả" do chính mình tạo tác, hay an nhiên thụ hưởng "kết quả" do chính mình tạo tác và tiếp tục làm những việc thiện để có phước báo, tránh những việc bất thiện để tránh nghiệp báo, quả báo.

Thực ra, chỉ có những phước báo do tạo tác việc phước thiện là có thể giúp con người được "tai-qua-nạn-khỏi" mà thôi, không có trời nào làm chuyện bất công bằng, đến giúp đỡ mình theo lời van xin, cầu nguyện cả. Vì thế cho nên, thay vì cầu nguyện, van vái trời, con người hãy tích phước, tạo phước, bằng cách làm các việc thiện, nói các lời thiện, nghĩ các điều thiện, tức là giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý được thanh tịnh. Làm được như vậy, nhưng cũng đừng chấp rằng mình đã làm được bao nhiêu việc thiện, để giữ gìn tâm ý luôn luôn trong sáng và yên tĩnh, là chúng ta đang giảm thiểu nghiệp báo đã tạo, bớt phiền não và khổ đau của đời mình một cách tích cực vậy.

Chúng ta thử xét thí dụ: Nếu một người bị bắt buộc phải ăn một nắm muối thì quả thực là khó khăn và đau khổ. Nhưng nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong tô nước rồi uống, thì có lẽ dễ chịu được một chút. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong lu nước rồi uống, thì sẽ dễ chịu hơn chút nữa. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào trong hồ nước lớn rồi uống, thì chuyện sẽ không còn thành vấn đề lớn nữa. Nắm muối kia tượng trưng cho những nguyên nhân tội lỗi, những nghiệp nhân bất thiện do chính mình đã tạo tác trước đây, bây giờ phải gánh nghiệp quả, phải chịu nghiệp báo, phải lãnh quả báo, không thể né tránh được, không thể đổ trút cho trời nhờ chuộc tội thế cho mình được, hay là nhờ các vị đại diện trời tuyên bố tha tội cho là hết sạch được đâu! Còn tô nước, lu nước hay hồ nước tượng trưng cho phước báo ít hay nhiều có được từ những nguyên nhân phước thiện do chính mình đã tạo tác trước đây, bây giờ có thể thụ hưởng kết quả tốt đẹp. Nhờ có phước báo hóa giải được ít nhiều những nghiệp quả, nghiệp báo, quả báo phải gánh chịu. Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chính là nghĩa đó vậy.

Người đời thường nói: "Con người hại thì còn tránh được. Trời hại thì khỏi tránh!". Sách cũng có các câu: "Chạy đàng trời không khỏi nắng", hay: "Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt". Chữ "trời" trong các câu nói này nên được hiểu là "nghiệp quả, nghiệp báo", nói chung là "quả báo", theo quan điểm của Phật giáo, chứ đâu có trời nào lại nỡ lòng hại con người khơi khơi, vô cớ, vô lý, vô lẽ như vậy. Thực ra khi nghiệp quả, nghiệp báo, quả báo đến ngày giờ phải lãnh, phải gánh chịu, dù con người có chạy lên non, lên núi, chui vào hang, trốn trong nhà, ra ngoài đường, xuống dưới biển, bất cứ đi đến đâu, cũng không thể nào tránh được. Nghiệp quả, nghiệp báo, quả báo, cũng như phước báo, do con người tạo ra và theo con người từ kiếp này sang kiếp khác như hình với bóng vậy. Chúng ta cũng đã thấy có những người xông pha ngoài chiến trận, hiểm nguy vô cùng, giữa lằn tên mũi đạn, nhưng không hề hấn gì. Đến khi nằm ở trong nhà, lại tử thương vì đạn pháo kích!

Chúng ta thử xét thí dụ khác: Một cục sỏi rớt xuống nước sẽ chìm lĩm ngay. Nếu cục sỏi đó được đặt trên một chiếc xuồng, dù nhỏ và bằng giấy, thì cục sỏi đó cũng không chìm được. Cũng như một người gây tội, mà không có phước báo, sẽ lãnh đủ hậu quả, quả báo, nghiệp báo. Nhưng nếu người đó có phước báo, do đã tạo tác nhiều việc phước thiện trước đây, thì tội nghiệp sẽ được giảm khinh. Một chiếc máy bay rớt xuống biển sẽ chìm ngay. Nhưng một chiếc hàng không mẫu hạm có khả năng chuyên chở được hàng trăm, hàng ngàn chiếc máy bay, vượt qua biển lớn. Theo luật pháp trên thế gian này cũng vậy, người nào gây tội sẽ phải đền tội tương xứng. Nhưng người nào có làm công lao gì đó, tội nghiệp sẽ được giảm khinh. Sách có câu: "Lấy công chuộc tội" hay "Đoái công chuộc tội", chính là nghĩa đó vậy. Đó mới thực sự gọi là công bằng vậy.

* * *

Tóm lại, qua những tư duy chân chính này, chúng ta hiểu ra rằng cuộc đời dù có khổ đau, cay đắng, nhưng không vì thế mà bi quan chán đời, không tiêu cực, yếu đuối, van xin, cầu nguyện "ông Trời" do chính mình tưởng tượng ra, để tự dối mình, chính vì muốn chạy tội, muốn tránh né hậu quả, nghiệp báo do chính chúng ta tạo tác. Trái lại, tinh thần của chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, tích cực hơn trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta nhứt định làm tất cả việc phước thiện, dù lớn dù nhỏ, quyết tâm tránh tất cả việc bất thiện, dù nhỏ dù lớn. Chúng ta luôn luôn kiếm cách tìm dịp, giúp người giúp đời, trong phạm vi khả năng của mình, để cố gắng đem lại an lạc và hạnh phúc cho chính mình và cho những người chung quanh. Chúng ta luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, không bao giờ bận tâm nhớ nghĩ đến các việc phước thiện đã làm.

Hiểu được như vậy, làm được như vậy, chắc chắn cuộc đời của chúng ta sẽ giảm bớt khổ đau, tâm tư của chúng ta sẽ giảm bớt phiền não, tinh thần được khinh an, trí óc được thanh thản và những người chung quanh chúng ta chắc chắn cũng sẽ cảm nhận được niềm an lạc hạnh phúc cùng với chúng ta vậy. Do đó, cuộc đời vui tươi và đẹp đẽ, an lạc và hạnh phúc, cửa thiên đàng cõi cực lạc rộng mở kể từ đây./.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/12/2012(Xem: 16173)
Người ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử. Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14 câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái đoàn Việt Nam.
08/11/2012(Xem: 9606)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
31/07/2012(Xem: 7189)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
27/05/2012(Xem: 13391)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Đạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn. Những đệ tử được Thế Tôn hóa độ, do căn cơ trình độ, tuổi tác, giới tính bất đồng, vì thế được chia thành 7 nhóm và được gọi là 7 chúng đệ tử của Phật. Trong đó, hai nhóm đầu là Ưu bà tắc và Ưu bà di thuộc hàng đệ tử tại gia; năm nhóm sau là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỷ kheo và Tỷ kheo ni thuộc hàng đệ tử xuất gia. Trong bài này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những giới pháp mà mỗi chúng đệ tử phải lãnh thọ, hành trì trên lộ trình tiến đến giải thoát.
12/02/2012(Xem: 5532)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
21/01/2012(Xem: 16599)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
20/11/2011(Xem: 21594)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
12/10/2011(Xem: 4413)
ó bốn cách nghiệp sẽ chín trong những kiếp tương lai: Nghiệp Chín Hoàn Toàn: là loại tái sanh mà tâm thức ta sẽ nhận lãnh khi nó tách rời thân thể ta trong giờ phút lâm chung. Hành Động Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những lời nói, ý nghĩ và hành động ta tạo ra trong bất cứ kiếp sống nào là do những thói quen trong quá khứ. Kinh Nghiệm Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những gì người khác hay các chúng sanh khác đối xử với ta, hay những gì xảy ra cho ta. Nghiệp Quả Qua Môi Trường (Y báo): thế giới xung quanh ta ra sao: ô nhiễm, tươi đẹp, bị động đất v.v..., đều do cộng nghiệp của tất cả chúng sanh sống trong môi trường đó.
28/09/2011(Xem: 4357)
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “ Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩalà nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giácngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
25/06/2011(Xem: 4426)
Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ. Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ? Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực. Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]