Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Tâm thư

02/02/201108:57(Xem: 4283)
01. Tâm thư

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada 1999 - PL 2543

Tập 03
01 Tâm thư
02 Ái ngữ
03 Cốt tủy của Đạo Phật
04 Chữ tâm trong Đạo Phật
05 Đầu năm đi chùa
06 Dâng sớ cầu an
07 Giá trị của con người
08 Không có, có không
09 Luật Nhân quả
10 Năm người mù rờ voi
11 Phước huệ song tu
12 Thủ ấn của Phật Thích Ca
13 Tu tâm, dưỡng tánh
14 Y nghĩa bất y ngữ
15 Ý nghĩa của cuộc sống
16 Gia đình hòa thuận
17 Tội nghiệp
18 Nhân nào quả nấy
19 Biết mình có phước
20 Tứ nhiếp Pháp
Được chỗ không. Không chỗ được.
Thực tu thực chứng. Vô tu vô chứng.

-ooOoo-

Tâm thanh tịnh
Cư-sĩ Chính-Trực

Ngày mai ai cũng chết
Ngày nay không tranh cãi
Muôn sự không còn mãi
Gắng giữ tâm thanh tịnh

Đóa hoa tươi
Cư-sĩ Chính-Trực

Xin học hạnh của đất
Nhận chịu của thế gian
Thơm tho và hôi thúi
Hóa thành đóa hoa tươi

-ooOoo-

Người không sương gió khó thành công.
Người không khổ đau sao ngộ đạo.
(Cư-sĩ Chính-Trực)

-ooOoo-


Lời Tựa

Người tu học theo Phật thường băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, trước một rừng kinh sách của đạo Phật. Tập sách này trình bày các bước căn bản tu học theo Phật, có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày, gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Đạo Phật.

Khi tu học theo Phật, chúng ta thường phát bốn nguyện lớn:

- Một: "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ". Nghĩa là: có rất nhiều loại chúng sanh trong tâm thức, trong tư tưởng, gây nên các tâm niệm sanh diệt, lăng xăn lộn xộn, thương ghét thị phi, cần phải dẹp hết.

- Hai: "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn". Nghĩa là: có rất nhiều loại phiền não trong tâm thức, trong tư tưởng, gây nên các tâm niệm sanh diệt, sanh tử luân hồi, cần phải đoạn trừ dứt sạch.

- Ba: "Pháp môn vô lượng thệ nguyện học". Nghĩa là: có rất nhiều pháp môn, hay phương pháp tu tập, để đạt giác ngộ và giải thoát, chúng ta cần thực hành trong việc tu học theo Phật.

- Bốn: "Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Nghĩa là: thực hành trọn vẹn được ba điều thệ nguyện trên đây, con đường chuyển hóa tâm thức sanh diệt thành Chân Tâm Phật Tánh nhứt định được thành tựu viên mãn.

Tất cả những lời thệ nguyện lớn trên đây đều qui về một chữ: "TÂM". Dù thực hành theo bất cứ tông phái nào, pháp môn nào, người tu học theo Phật chỉ có một mục đích cứu kính là: hàng phục tâm của mình và an trụ tâm của mình. Nhờ đó được an lạc và hạnh phúc.

Nguyện chánh pháp được phổ biến, nguyện mọi người sống đời được vui đạo, cho nên bài viết trong các tập sách Cư Trần Lạc Đạo được hoan hỷ cúng dường chư Phật Tử mười phương, để tùy nghi xử dụng đem lợi lạc cho mọi người, được phép trích dẫn, in lại, đăng báo, thu băng, phát thanh, từng bài hoặc toàn tập, để phổ biến dưới mọi hình thức, một cách bất vụ lợi.

Kính chúc quí độc giả cư trần lạc đạo.

Toronto, Mùa Hạ An Cư Năm 2002
Cư-sĩ Chính-Trực

Tâm thư
(06-2001)

Kính thưa chư đạo hữu,

Lời nói vốn không có nghĩa cố định, chỉ tạm dùng để truyền đạt tư tưởng của con người. Cho nên để tiến bộ trên đường tu học và cảm thông lẫn nhau, chúng ta nên trao đổi với nhau trong tinh thần "đạt ý quên lời". Nói theo sách vở, đó chính là: "y nghĩa bất y ngữ" vậy.

Trong tinh thần đó, chúng tôi xin phát biểu các điểm sau:

Trong Phật giáo, có nhiều tông phái, nghĩa là có nhiều pháp môn tu tập, thích ứng cho từng căn cơ, theo từng hoàn cảnh, thích hợp với nhu cầu và sở nguyện của mỗi cá nhân, tại gia và xuất gia. Do đó, không thể đem giới luật của một hạng người đem áp dụng cho tất cả mọi người được, không thể áp dụng pháp môn tu tập của một giới này cho một giới khác được. Cách tu tập cũng như giới luật và tâm nguyện của Phật Tử xuất gia, tức là các bậc tôn túc tăng ni, khác với Phật Tử tại gia. Không hiểu điều này một cách rõ ràng, nghiêm túc, các cuộc thảo luận đạo lý, hay học hỏi Phật Pháp, thường đưa đến chỗ hí luận, tranh cãi vô ích, làm mất hòa khí, hay động tâm không tốt.

Trong các cuộc thảo luận đạo lý, hay học hỏi Phật Pháp, người nào mang nặng kiến chấp về một cá nhân hay một vấn đề nào đó, thường không giữ được sự bình tỉnh sáng suốt, cho nên không thấy rõ vấn đề, trong khi bao nhiêu người khác đều thấy rõ, biết rõ. Chẳng hạn như là: một người đi vào một căn phòng, thấy tối om om, bèn la lên: Tại sao căn phòng này thiếu ánh sáng quá vậy? Có người thương hại nói giúp: Bạn bỏ cặp kiếng đen xuống, bạn sẽ thấy căn phòng sáng liền chứ gì!

Cũng vậy, khi đọc một quyển sách, hay một bài viết, nhứt là về Phật Pháp, con người nên có tâm bình thường, bất tùy phân biệt, mới có thể hy vọng thấu hiểu được nội dung của quyển sách hay bài viết, mà tác giả muốn gửi gấm, gói ghém trong đó. Nếu có điều nào, điểm nào, đoạn nào chưa sáng tỏ, hay còn nghi vấn, thắc mắc, cần thảo luận để sửa đổi, bổ túc, hoàn chỉnh, đó là việc nên làm trong tinh thần từ bi của người biết tu tâm dưỡng tánh, tránh sự tranh cãi.

Một câu văn hay một đoạn văn thường chưa đủ diễn tả hết tư tưởng về một vấn đề nào đó, cho nên cần có câu văn hay đoạn văn sau đó bổ túc. Tuyệt đối không nên trích một vài chữ, một vài câu, hoặc một đoạn văn trong một bài viết hay toàn bộ quyển sách, rồi kết luận đó là "đại ý" của tác giả, rồi kết luận một cách vội vàng, hoặc kết án một cách bừa bải. Đó là các việc làm thiếu nghiêm túc và không đúng đắn, về phương diện thế gian, cũng như về phương diện đạo lý. Vô tình làm như vậy con người chỉ thấy được một bộ phận của con voi, không thấy đuợc nguyên hình của con voi, như trong câu chuyện năm người mù rờ voi.

Tùy theo căn cơ và công phu tu tập của mỗi cá nhân, một bộ kinh hay một bài viết về Phật Pháp, thậm chí một pháp môn tu tập, có thể được hiểu một cách khác nhau. Đó là lẽ thường tình, không có gì đáng ngạc nhiên, không cần tranh cãi. Kinh Phật thường có rất nhiều nghĩa, cao thấp tùy trình độ tu học, hiểu biết của mỗi cá nhân, nên được gọi là vô lượng nghĩa.

Người tu tập theo đạo Phật, nên cố gắng thực hành lời dạy: "tâm khẩu nhứt như", mới có thể tiến bộ được. Con người thường hay giữ gìn lời nói một cách khách sáo, một cách hoa mỹ, một cách đẹp đẽ, để tránh mích lòng người nghe. Tuy chưa hoàn toàn đúng chánh pháp, nhưng cũng giúp giữ gìn khẩu nghiệp. Nếu những lời nói như vậy phát xuất từ tâm địa tương ưng thì quí hóa biết là dường nào, đó chính là chuyển được ý nghiệp luôn rồi đó vậy. Đây mới chính là trọng tâm của việc tu tâm dưỡng tánh. Người tu tập có tiến bộ là người càng ngày càng thấy an lạc trong tâm hơn, càng ngày càng thấy mình gần gũi với mọi người hơn, cho nên ngày càng hòa nhã với mọi người chung quanh hơn.

Kính thưa chư đạo hữu,

Chúng tôi vô cùng cảm niệm quí đạo hữu đã góp ý xây dựng trên diễn đàn trong thời gian qua. Chúng tôi thường không trả lời ngay các thắc mắc được nêu lên, bởi các lẽ sau:

Cần thời gian để lắng nghe, xem lại vấn đề, đọc kỹ lại điều mình đã viết, kiểm soát lại tư tưởng của mình.

Cần kiểm soát tâm của chính mình, để khỏi làm động tâm của người khác.

Cần thời gian để câu chuyện lắng dịu, mọi việc được sáng tỏ, mọi người được bình tĩnh, tránh sự tranh cãi vô ích.

Hy vọng những lời bộc bạch trên đây được sự cảm thông và bao dung của chư đạo hữu khắp nơi, không tạo ra một đợt sóng nào khác về các vấn đề đã qua. Quá khứ đã qua rồi, chúng ta nên cho qua luôn và thảo luận các đề tài khác bổ ích hơn cho việc tu học. Được như vậy, chúng tôi vô cùng cảm tạ và thành tâm đãnh lễ chư thiện tri thức bốn phương.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính thư,
Cư-sĩ Chính-Trực





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2011(Xem: 19960)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
12/10/2011(Xem: 4054)
ó bốn cách nghiệp sẽ chín trong những kiếp tương lai: Nghiệp Chín Hoàn Toàn: là loại tái sanh mà tâm thức ta sẽ nhận lãnh khi nó tách rời thân thể ta trong giờ phút lâm chung. Hành Động Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những lời nói, ý nghĩ và hành động ta tạo ra trong bất cứ kiếp sống nào là do những thói quen trong quá khứ. Kinh Nghiệm Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những gì người khác hay các chúng sanh khác đối xử với ta, hay những gì xảy ra cho ta. Nghiệp Quả Qua Môi Trường (Y báo): thế giới xung quanh ta ra sao: ô nhiễm, tươi đẹp, bị động đất v.v..., đều do cộng nghiệp của tất cả chúng sanh sống trong môi trường đó.
28/09/2011(Xem: 3894)
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “ Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩalà nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giácngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
25/06/2011(Xem: 4011)
Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ. Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ? Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực. Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
12/06/2011(Xem: 3035)
Tám loại khổ (i) Sinh: * Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ. * Không những chỉ có sự đau đớn lúc chào đời mà thôi, ta còn trải qua những đau khổ của lão, bệnh và tử.
07/06/2011(Xem: 4184)
Vào ngày 2 tháng Tư, Lama Zopa Rinpoche đã ban bài giảng để khai mạc khóa tu kéo dài một tháng được tổ chức tại Bendigo, Úc châu trong Đại Bảo Tháp Bi mẫn Phổ quát. Lời khuyên dạy vô cùng phổ biến này được trích dẫn vì sự lợi lạc của tất cả những người không thể tham dự khóa tu:
30/05/2011(Xem: 9228)
Chương 183: Thời Kỳ Tiền Phật Giáo trên Thế Giới Pre-Buddhism Period in the World Chương 184:Lịch Sử Các Bộ Phái Phật Giáo Cổ History of Ancient Buddhist Sects Chương 185: Tông Phái Phật Giáo—Buddhist Schools Chương 186: Lục Sư Ngoại Đạo—The Six Heretical Masters Chương 187: Phật Giáo Thế Giới—Buddhism in the World Chương 188: Phật Giáo Việt Nam—Buddhism in Vietnam Chương 189: Những vị Cao Tăng Nổi Tiếng của Việt Nam Vietnamese Famous Buddhist Monks Chương 190: Những vị Cao Tăng Nổi Tiếng của Trung Hoa Chinese Famous Buddhist Monks
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567