Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Vài Câu Vấn Đáp Về Hành Thiền

01/02/201111:44(Xem: 8226)
10. Vài Câu Vấn Đáp Về Hành Thiền

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549
VàiCâu Vấn Đáp Về Hành Thiền

Tỳ-khưuDhammika
BìnhAnson lược dịch

---*---

VẤN:Thiền là gì?

ĐÁP:Thiền là một nỗ lực có ý thức để làm thay đổi sựvận hành của tâm. Tiếng Phạn Pàli cho chữ Thiền là "Bhavana",nghĩa là "làm tăng trưởng" hay "phát triển".

VẤN:Thiền có quan trọng không?

ĐÁP:Vâng, thiền rất quan trọng. Cho dù chúng ta muốn tốt đẹpbao nhiêu, cũng khó mà thay đổi được tâm ý, nếu chúng takhông thể thay đổi những tham dục vốn đã tạo nên cáchhành xử của chúng ta. Ví dụ, một người có thể nhận rarằng mình hay nóng nảy với vợ, và anh ấy tự hứa "Từđây về sau, tôi sẽ không nóng nảy như thế". Nhưng mộtgiờ sau, anh ấy có thể la mắng vợ mình, đơn giản là vìanh ấy không tự tỉnh thức, sự nóng nảy đã phát khởimà anh không biết được. Hành thiền giúp phát triển sựtỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thóiquen đã ăn sâu trong tâm ý.

VẤN:Tôi nghe nói rằng hành thiền có thể rất nguy hiểm. Ðiềunầy có đúng không?

ĐÁP:Chúng ta cần có muối để sống. Nhưng nếu bạn ăn một kílô muối, thì nó sẽ giết bạn. Để sống trong thế giớihiện đại, bạn cần có xe ô tô; nhưng nếu bạn không tuântheo luật giao thông, hay trong lúc lái xe, bạn lại say rượu,thì xe ô tô trở thành cái máy nguy hiểm. Hành thiền cũnggiống như thế, nó cần thiết cho sự an lạc tinh thần, nhưngnếu bạn thực hành một cách sai lạc, nó sẽ tạo ra nhiềuvấn đề. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợhãi vô lý hay bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là mộtphương cách điều trị tức thời cho những vấn đề củahọ. Họ bắt đầu hành thiền và đôi khi vấn đề của họtrở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có vấn đề như thế, bạnnên tìm sự giúp đỡ của một chuyên gia tâm lý; sau khi bạncảm thấy khá hơn, bạn mới nên hành thiền. Một số ngườikhác, khi hành thiền, lại cố gắng quá mức, thay vì hànhthiền từ từ từng bước một, họ lại thực hành với quánhiều năng lực, và chẳng bao lâu họ kiệt sức.

Nhưngcó lẽ phần lớn những vấn đề trong khi hành thiền xảyra là do loại "thiền Kăng-ga-ru", hay "thiền chạy nhảy" (Kangaroo,Đại thử, là một loài thú lớn có túi trước bụng, đặcbiệt ở Úc, có thể nhảy xa bằng hai chân sau rất khỏe).Một số người đi đến một vị thầy để học thiền rồiáp dụng phương pháp thiền của vị ấy trong một thời gian;sau đó, họ đọc sách rồi quyết định thực hành theo sựchỉ dẫn trong sách; một tuần sau, có một thiền sư nổitiếng viếng thăm thành phố của họ và họ quyết địnhphối hợp một số lời dạy của vị ấy vào trong việc tuthiền của họ; và chẳng lâu sau đó, họ rơi vào tình trạnghoang mang, thất vọng. Chạy nhảy giống như con Kăng-ga-ru,từ một phương pháp này sang một phương pháp nọ, là mộtviệc làm sai lầm.

Dùsao, nếu bạn không có vấn đề nghiêm trọng về bệnh tâmthần, và bạn hành thiền đúng chừng mực, Thiền là mộttrong những điều tốt nhất mà bạn có thể tự làm cho chínhmình.

VẤN:Có mấy pháp hành thiền?

ĐÁP:Ðức Phật dạy nhiều pháp hành thiền khác nhau, mỗi phápđể đối trị một vấn đề đặc biệt, hay để phát triểnmột trạng thái tâm lý đặc biệt. Tuy nhiên, hai pháp thiềnphổ thông và hữu dụng nhất là quán niệm hơi thở(anapana sati)quán từ bi(metta bhavana).

VẤN:Làm thế nào để hành thiền quán niệm hơi thở?

ĐÁP:Bạn làm theo bốn bước đơn giản: chọn nơi chốn, giữ tưthế ngồi, theo dõi hơi thở, và đối phó những trở ngại.Trướchết, bạn tìm một nơi thích hợp, có thể một căn phòngkhông ồn ào và tại nơi đó, bạn không bị quấy rầy. Thứhai, ngồi trong tư thế thoải mái. Tư thế tốt là ngồi vớichân xếp lại, dưới mông có kê một cái gối, lưng thẳng,hai bàn tay xếp lên nhau đặt trên bắp đùi, và mắt nhắmlại. Cách khác, bạn có thể ngồi trên ghế nhưng cần phảigiữ lưng cho thẳng.

Bướctiếp theo là phần thực hành. Trong lúc ngồi yên tịnh vớimắt nhắm lại, bạn tập trung vào sự chuyển động củahơi thở vào và hơi thở ra. Thực hiện điều này bằng cáchđếm hơi thở hay theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Trongkhi hành thiền, vài vấn đề và khó khăn có thể sinh khởi.Bạn có thể thấy ngứa ngáy khó chịu trên cơ thể hay đaunhức ở đầu gối. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắnggiữ cơ thể thư giản, không nhúc nhích, và tiếp tục đểtâm vào hơi thở. Có thể sẽ có nhiều ý nghĩ xuất hiệnở tâm bạn và làm xao lãng việc chú tâm vào hơi thở. Cáchduy nhất để xử lý vấn đề này là kiên nhẫn tiếp tụcđem tâm trở lại với hơi thở. Nếu bạn tiếp tục làm nhưthế, cuối cùng, các ý nghĩ kia sẽ yếu đi, việc định tâmcủa bạn sẽ mạnh hơn, và bạn sẽ có được những giâyphút đi sâu vào sự an lạc và thanh tịnh nội tâm.

VẤN:Tôi nên hành thiền bao lâu?

ĐÁP:Tốt nhất là hành thiền mỗi ngày 15 phút trong một tuầnlễ; rồi gia tăng thêm 5 phút mỗi tuần, cho đến khi bạncó thể hành thiền trong 45 phút. Sau vài tuần lễ hành thiềnđều đặn mỗi ngày như thế, bạn sẽ bắt đầu thấy việcđịnh tâm trở nên tốt hơn, những ý tưởng tán loạn sẽgiảm dần và bạn sẽ có những giây phút an hòa và tĩnh lặngthật sự.

VẤN:Còn quán Từ bi là sao? Phương cách thực hành như thế nào?

ĐÁP:Khi bạn quen thuộc với pháp thiền quán niệm hơi thở vàthực hành đều đặn rồi, bạn có thể bắt đầu hành thiềnQuán Từ bi. Pháp hành này nên được thực hiện hai hay balần mỗi tuần, sau khi bạn hành thiền quán niệm hơi thở.Trước tiên, bạn chú tâm vào chính mình và tự nói nhữnglời như: "Xin cho tôi được khỏe mạnh và hạnh phúc. Xincho tôi được bình an và tĩnh lặng. Xin cho tôi thoát khỏimọi hiểm nguy. Xin cho tâm tôi không còn sân hận. Xin cho tâmtôi tràn đầy tình thương. Xin cho tôi được khỏe mạnh vàhạnh phúc".Sau đó, bạn nghĩ đến những người khác,từng người một, từ người thân thương cho đến nhữngngười bạn bình thường - nghĩa là người mình không thươngmà cũng không ghét, và cuối cùng là đến những người màmình không ưa thích; ước nguyện cho họ an vui như bạn đãước nguyện cho chính mình.

VẤN:Pháp hành thiền quán từ bi này có lợi ích gì?

ĐÁP:Nếu bạn thực hành Thiền Quán Từ bi này một cách đềuđặn và với thái độ đúng đắn, bạn sẽ thấy trong bạncó nhiều thay đổi tích cực. Bạn sẽ thấy mình có thểchấp nhận và tha thứ cho chính mình. Bạn sẽ thấy tình cảmdành cho người mình thương gia tăng thêm. Bạn sẽ thấy mìnhthân thiện hơn với người mà trước đây mình thờ ơ vàkhông quan tâm; và bạn sẽ nhận thấy những ác ý hay sânhận mà bạn đã có với người nào đó nay sẽ giảm đi,và cuối cùng sẽ tan biến. Thỉnh thoảng nếu bạn biết aiđó đang lâm bệnh, buồn khổ hay gặp khó khăn, bạn có thểnghĩ đến họ trong lúc hành thiền từ bi, và thường thìbạn sẽ thấy tình cảnh của họ được cải thiện.

VẤN:Ðiều ấy có thể xảy ra như thế nào?

ĐÁP:Tâm ý, khi được phát triển đúng đắn, là một công cụrất hùng mạnh. Nếu chúng ta biết tập trung năng lực tinhthần và hướng nó đến người khác, nó có thể có ảnhhưởng đến họ. Hẳn bạn đã có kinh nghiệm như thế. Cóthể bạn đang ở trong một phòng đông người và bạn cócảm giác rằng ai đó đang chú ý đến mình. Bạn xoay mộtvòng xem và biết chắc là ai đang nhìn chằm chằm vào mình.Ðiều này đã xảy ra khi bạn bắt được năng lực tinh thầncủa người khác. Thiền quán từ bi cũng giống như vậy. Chúngta hướng năng lực tích cực của tinh thần tới người khácvà dần dần sẽ chuyển hóa được họ.

VẤN:Tôi có cần một vị thầy hướng dẫn hành thiền không?

ĐÁP:Một vị thầy thì không tuyệt đối cần thiết, nhưng cóđược sự hướng dẫn cá nhân của một người có kinh nghiệmhành thiền thì chắc chắn có lợi ích. Tiếc thay, có mộtsố tu sĩ và cư sĩ tự xem mình là thiền sư, nhưng kỳ thực,họ không biết họ đang làm gì. Bạn hãy cố gắng tìm mộtvị thầy có tiếng tốt, có nhân cách thăng bằng và trungthành với những lời Phật dạy.

VẤN:Tôi nghe nói rằng thiền định ngày nay được các chuyên giavề tâm thần và các nhà tâm lý học áp dụng rộng rãi. Ðiềuđó có đúng không?

ĐÁP:Vâng, đúng như thế. Ngày nay, thiền được chấp nhận nhưcó một ảnh hưởng lớn để trị liệu tâm thần, và đượcnhiều chuyên gia về sức khỏe tâm thần sử dụng, để giúplàm thư giản, vượt qua những ám ảnh và mang đến tỉnhthức cho chính mình. Sự hiểu biết thâm sâu của Ðức Phậtvề tâm ý nhân loại đang giúp rất nhiều cho con người hômnay cũng giống như đã từng giúp cho con người thời xưa.

Perth,Tây Úc, tháng 9-2004
(Tríchtừ tập sách "Good Question, Good Answer",

BhikkhuDhammika, ấn bản Internet)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 8001)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
05/01/2011(Xem: 7885)
Giảithoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân,Bát Nhã, Giải thoát. Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toànviên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn toànvà tuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗxu hướng chung của mọi loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê lầm đau khổ nênđều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát.Cũng vì vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạogiải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi là tôn giáocủa chúng sanh đau khổ.
03/01/2011(Xem: 12244)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
11/12/2010(Xem: 14245)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
13/11/2010(Xem: 3947)
ánh"không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyếtquan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyếtbị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất. Các tác giảchống Phật giáo thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩacủa hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộnhoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếngViệt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khácnội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật.
06/11/2010(Xem: 8703)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
28/10/2010(Xem: 3260)
Hỏi:Một lần, tôi có đọc được một đoạn của bài viết trong báo Giác Ngộ như sau “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”. Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?
23/10/2010(Xem: 9528)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
16/10/2010(Xem: 3327)
Đạo Phật tồn tại trên thế gian cách đây hơn 2.500 năm. Ngoài nền tảng giáo lý vượt thời gian và không gian, thích ứng với cuộc sống con người trong giai đoạn mới thì yếu tố để hình thành nên phẩm chất đạo đức con người chính là sự góp phần bằng Đạo hạnh của người tu sĩ, mà công hạnh ấy được xây dựng trên nền tảng căn bản của giới luật.
11/10/2010(Xem: 5540)
BA PHÁP ẤN - Edward CONZE - Bản dịch Hạnh viên
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567