Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Năm học giới

15/01/201109:44(Xem: 8963)
02. Năm học giới

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
AN BÌNH TĨNH LẶNG
Bình Anson
NhàXuất Bản Tôn Giáo Hà Nội, TL. 2005 - PL. 2549

02
NĂMHỌC GIỚI

Viếtdựa theo tập sách "Tam Quy, Ngũ Giới"

củaBác Phạm Kim Khánh.

Nềntảng của giáo lý Phật Pháp là Giới. Trì Giới lànghiêm chỉnh tự khép mình vào khuôn khổ kỷ cương. Phạnngữ Sīla, hay Giới, là tác phong đạo đức và luânlý biểu hiện qua hành động và lời nói. Giới được xemlà những quy luật tu học, những hướng dẫn giúp ta thanhlọc tâm ý. Trong Phật giáo, Giới không phải là những điềurăn cấm do một đấng thiêng liêng tối cao nào đó đặt ra.Ðức Phật không bao giờ ra lệnh, bắt buộc hàng đệ tửphải làm điều này, hay ngăn cấm không cho làm điều kia.Thay vì răn cấm, Ðức Phật giảng dạy định luật "nhânquả" và khuyên bảo chúng sinh nên sống hòa hợp với lý "nghiệpbáo". Ngài đặt ra những nguyên tắc giúp chúng sinh nươngtheo đó để trau giồi đạo hạnh và tiến hóa. Người Phậttử không bị ép buộc phải tuân hành những điều "răn cấm",mà trái lại, hoàn toàn có tự do chọn lựa con đường củamình. Ngài dạy rằng chư Phật chỉ là những vị đạo sưđã tìm ra con đường đưa đến giải thoát, đã thành côngthực hiện con đường đó, và có lòng từ bi chỉ dẫn chonhững ai sẵn sàng bước theo dấu chân của các Ngài.

TrongBát Chánh Đạo - con đường giải thoát gồm tám yếu tốchân chánh, Giới có liên quan đến những lời không nên nói,những việc không nên làm và những nghề không nên theo đuổi(Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng). Còn năm yếu tố kiađược xếp vào nhóm Định (Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, ChánhĐịnh) và nhóm Tuệ (Chánh Kiến, Chánh Tư Duy). Người cưsĩ tại gia hành trì năm giới căn bản là: không sát sinh,không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, và không dùngchất say. Đức Phật dạy:

"Aimà có thói sát sinh,
Nóinăng gian dối, tánh tình tà dâm,

Saysưa, trộm cắp, hư thân,

Sốngđời như thế trầm luân vô vàn.

Xemnhư ngay cõi nhân gian,

Tựđào bỏ mất thiện căn của mình".

(PhápCú, 246-247)
"Tựđào bỏ mất thiện căn của mình" có nghĩa là bám chặt,dính mắc vào kiếp sống sinh tử luân hồi, không bao giờthoát ra khỏi thế gian đầy đau khổ này. Ðức Phật dạychúng ta nên cố tránh những hành động tạo nghiệp bất thiệnkể trên, để làm cho tâm được trong sạch, phát triển trítuệ để thoát ra khỏi vòng luân hồi.

*

NgườiPhật tử thuần thành thường xuyên tụng niệm câu kinh thọtrì năm giới - bằng tiếng Pāli và tiếng Việt - để tựnhắc mình những quy tắc tu tập, và quyết tâm điều hướngcuộc sống vào khuôn khổ của giới hạnh. Năm câu tụng Pālicó cùng chung cụm từ "veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi"nghĩalà "tôi nguyện tuân giữ điều học là tránh không làm...", và được tóm lược như sau:

1.Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṁ samā diyāmi - Con xin vânggiữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sinh.

Khôngsát sinh là không cố ý cắt đứt, ngăn chặn, tiêu diệt,hay làm trở ngại sức tiến triển của luồng sống hay nănglực đời sống, không cho nó liên tục trôi chảy. Không sátsinh cũng hàm ý là không làm tổn thương sự sống của bấtluận sinh vật nào, cũng không sai khiến, xúi giục, dụ dỗngười khác làm những điều này. Trong hình thức thô sơ nhất,hành động sát sinh gồm đủ năm yếu tố: có một sinh vậtđang sống, có sự hiểu biết rằng con vật ấy đang sống,cố ý cắt đứt sự sống của sinh vật ấy, chú tâm cốgắng làm cho con vật chết, và chính hành động giết hại.

ÐứcPhật dạy:

"Sợthay gậy gộc, gươm đao,
Yêuthương mầm sống, khát khao cuộc đời.

Suylòng mình ra lòng người,

Chớnên giết hại hoặc xui giết người."

(PhápCú, 130)
Khi bìnhgiảng về hạnh Trì Giới Ba-la-mật (Sīla Parami)trongquyển "Đức Phật và Phật Pháp", Hòa thượng Nārada viết:

"Mọingười đều quý trọng đời sống của mình. Không ai có quyềncướp sự sống của kẻ khác. Bồ-tát rải tâm Từ đếntất cả chúng sinh, cho đến những con vật bé nhỏ đang bòdưới chân, và không khi nào sát hại hoặc làm tổn thươngmột sinh vật nào.

"Conngười vốn sẵn có một thú tính xúi giục giết hại nhữngchúng sinh khác để ăn thịt mà không chút xót thương. Cũngcó khi người ta sát sinh để giải trí, như săn bắn hay đicâu. Dù để nuôi sống thân mạng hay để tìm thú vui, khôngcó lý do nào chánh đáng để giết một sinh linh hoặc làmcách nào khác cho một sinh linh bị giết. Có những phươngpháp tàn nhẫn, ghê tởm, cũng có những phương pháp mà ngườita gọi là "nhân đạo" để sát sinh. Nhưng làm đau khổ mộtchúng sinh khác là thiếu lòng từ ái. Giết một con thú đãlà hành động bất chánh, nói chi đến giết một người,mặc dù nhiều lý do đã được viện ra gọi là chánh đáng,có khi gọi là cao quý, để con người tàn sát con người."

2.Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṁ samā diyāmi - Con xin vânggiữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.

Khôngtrộm cắp, tức không cố ý lấy, hoặc nhờ người khác lấyvật có chủ mà không được cho đến mình. Ðức Phật dạy:"Ngườiấy cố tránh lấy vật gì không được cho đến mình, nhữnggì - dù ở giữa rừng hoang hay trong xóm làng - thuộc quyềnsở hữu của người khác, người ấy không nên lấy vớidụng ý đem về làm của riêng." (Tăng Chi, X. 176)

"Lấymột vật gì không được cho đến mình" ở đây có thể baogồm nhiều hình thức như: trộm cắp, lén lút lấy của người;công khai lấy của người bằng vũ lực hoặc bằng cách hămdọa; gian lận, giả dối tráo trở, lường gạt, v.v... Tấtcả những hình thức trên đều là trộm cắp. Loại tâm nằmphía sau hành động trộm cắp, tức là tác ý thúc đẩy, đưamình đến hành động phạm giới thường là tâm tham, nhưngcũng có thể là tâm sân, và trong mọi trường hợp, đềucó tâm si.

Ngườithanh tịnh trì giới lánh xa mọi hình thức trộm cắp, dùlà trộm cắp hiển nhiên, lộ liễu, hay trộm cắp vi tế,kín đáo, ẩn núp dưới một hình thức nào khác. Người ấyluôn luôn cố gắng phát triển những đức tính thanh bạch,liêm khiết, chân thật và chánh trực. Chẳng những không lấycủa người mà còn cố gắng mở rộng tâm quảng đại bốthí, đem của mình ra hiến tặng cho người khác.

3.Kāmesu micchācārā veramaṇī sikhāpadaṁ samādiyāmi - Con xinvâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm.

Khôngtà dâm là gìn giữ đời sống gia đình trong sạch, không langchạ phóng túng. Ðức Phật dạy: "Người giới đức trongsạch cố tránh tà hạnh và cố gắng tự chế. Người ấykhông lăng loàn lang chạ với người còn sống dưới sự bảobọc của cha, mẹ, anh, chị, hay họ hàng, với người đãcó chồng hay vợ, với người đã hứa hôn, hoặc với ngườimà xã hội không cho phép." (Tăng Chi, X. 176)

Vềphương diện luân lý, giới này nhằm bảo vệ hạnh phúc giađình, không để cho người ngoài xâm phạm vào tình trạngan lạc trong nhà, tạo niềm tín cẩn lẫn nhau, và gia tăngtình nghĩa vợ chồng. Về mặt đạo đức, giới này giúplàm giảm thiểu năng lực tự nhiên có chiều hướng lan rộngcủa dục vọng và mặt khác, tăng trưởng đức hạnh từkhước và tự chế của lối sống thanh cao.

4.Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṁ samā diyāmi - Con xin vâng giữđiều học là cố ý tránh xa sự vọng ngữ.

Khôngvọng ngữ, tức không nói lời giả dối sai quấy, không tạokhẩu nghiệp bất thiện, luôn luôn có lời nói chân chánhvà đồng thời trau giồi khẩu nghiệp thiện.

Thôngthường chúng ta có khuynh hướng xem nhẹ khẩu nghiệp, vìhậu quả của lời nói thường không biểu hiện mạnh mẽtức khắc như thân nghiệp. Nhưng nếu chịu khó bình tâm suytư, chúng ta nhận thức được rằng lời nói có tầm ảnhhưởng rất quan trọng và khả năng tạo hậu quả vô cùngto tát, trong việc thiện cũng như trong điều bất thiện. Lờinói có thể khơi dậy lòng căm thù, tiêu diệt đời sống,gây chiến tranh, mà cũng có khả năng mở mang trí tuệ, hàngắn chia rẽ và đem lại thanh bình an lạc.

Từngàn xưa, lời nói vẫn được xem như lưỡi dao bén cả haibề mà người sử dụng cần phải hết sức thận trọng.Ngày nay, với sự tiến bộ của những phương tiện truyềnthông, hậu quả của lời nói - tốt cũng như xấu - trổ sinhcàng nhanh chóng và sâu xa không thể lường. Nếu con ngườicó thể kiểm soát được cái lưỡi không xương của mìnhthì nhân loại chẳng những tránh được bao nhiêu phiền phứcrối ren đau khổ, mà đời sống trên thế gian này cũng đượctốt đẹp, thoải mái dễ chịu, đáng sống.

Cóbốn loại khẩu nghiệp bất thiện là nói dối, nói đâm thọc,nói thô lỗ cộc cằn, và nói nhảm nhí. Như vậy, không vọngngữ là không nói dối, không nói đâm thọc, không nói lờithô lỗ và không nói lời nhảm nhí vô ích.

a)Không nói dối, mà luôn luôn nói lời chân thật. Ðức Phậtdạy: "Ở đây, người trì giới không nói lời giả dối.Người ấy nói lời chân thật, tận tâm sống chân thật,chắc chắn, đáng được tín cẩn, không làm cho người kháchiểu sai sự thật. Giữa buổi họp hay giữa đám đông, tronggiới thân bằng quyến thuộc hay ngoài xã hội, hoặc trướctriều đình khi được gọi làm nhân chứng cho một việc gì,người ấy sẽ nói "tôi không biết" nếu thật sự không biết;và nếu biết, người ấy nói "tôi biết". Người ấy nói"tôi không thấy gì" nếu thật sự không thấy, và nói "tôithấy", nếu thật sự thấy. Như vậy người ấy không baogiờ nói lời giả dối vì lợi ích cho mình, vì lợi ích chomột người thân, hoặc vì bất cứ lợi ích nào". (TăngChi, X.176)

b)Không nói đâm thọc, mà luôn luôn nói lời hòa thuận. ÐứcPhật dạy: "Người trì giới này không dùng lời lẽ cótính cách đâm thọc. Ðiều gì nghe ở đây, người ấy khônglặp lại nơi khác nhằm tạo chia rẽ. Ðiều gì nghe ở nơikhác, người ấy không lặp lại ở đây nhằm tạo chia rẽ.Người ấy có tinh thần đoàn kết những ai chia rẽ, và khuyếnkhích những ai đoàn kết. Không khí thuận hòa là niềm vuicủa người ấy. Người ấy hoan hỷ thỏa thích và phấn khởitrong sự hòa hợp và, bằng lời nói, cố gắng gieo trồngmầm mống thuận hòa". (Tăng Chi, X.176)

c)Không nói thô lỗ cộc cằn, mà luôn luôn nói lời thanh taonhã nhặn. Ðức Phật dạy: "Người trì giới này khôngnói những lời thô lỗ cộc cằn. Người ấy chỉ thốt ranhững lời dịu hiền, thanh nhã, dễ mến, những lời thànhthật và lễ độ, thân hữu và làm vui lòng nhiều người."(TăngChi, X.176)

Và:

"Đừngnên mở miệng nói câu,
Cộccằn, ác độc khiến đau lòng người,

Ngườita cũng nói trả thôi,

Nhữnglời độc địa muôn đời khổ thay!

Lờiqua tiếng lại đắng cay,

Nhưbao dao gậy phạt ngay thân mình."

(PhápCú, 133)
d) Khôngnói nhảm nhí, mà chỉ nói những lời hữu ích. Ðức Phậtdạy: "Người trì giới này không nói lời nhảm nhí vôích. Người ấy nói đúng lúc, đúng như sự việc xảy ra,nói những lời hữu ích, nói về Giáo pháp và Giới Luật.Lời nói của người ấy là một kho tàng, thốt ra đúng lúc,hữu lý, hòa nhã, và đầy ý nghĩa." (Tăng Chi, X.176)

Lờinói nhảm ắt vô ý nghĩa, nông cạn, và không dẫn đến lợiích nào. Những lời lẽ như thế ấy chỉ khơi động vọngtâm, Ðức Phật khuyên nên hạn chế những ngôn từ thuộcloại này. Lời nói phải là cẩn ngôn, phải được chọnlọc, và chỉ nói những lời thích hợp với Giáo pháp. Ngàidạy: "Này chư Tỳ khưu, khi quý vị tụ họp đông đảothì chỉ có hai việc nên làm: hoặc thảo luận về Giáo pháp,hoặc giữ sự im lặng cao thượng." (Trung Bộ, 26)

Ngườinghiêm túc trì giới không vọng ngữ là người không nói lờinhảm nhí vô ích. Không phải nói nhiều mà chứng tỏ rằngmình học rộng biết xa. Cũng không phải nói nhiều mà tạonhiều lợi ích cho mình hoặc cho người khác. Ngài dạy:

"Dùngàn lời nói với nhau,
Nếuđều vô nghĩa, ích đâu cho đời!

Chẳngbằng chỉ nói một lời,

Đầyđủ nghĩa lý, mọi người mừng thay!

Nghexong, tâm tịnh lạc ngay."

(PhápCú, 100)
5.Surāmerayāmajjapamādaṭṭhāna veramaṇī sikkhāpadaṁ samādiyāmi- Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôiuống rượu và các chất say.

"Khôngdùng chất say" là không uống rượu và không dùng bất luậnchất say nào, như ma túy chẳng hạn, có thể làm cho trí nãolu mờ, mất sáng suốt. Mặc dù uống chút rượu không đếnđỗi là một tệ hại trọng đại, nhưng trong đa số cáctrường hợp, người uống rượu không biết đến lúc nàophải ngừng, và khi đã quá chén rồi thì mất lý trí, khôngcòn kiểm soát được lời nói và hành động của họ. Từđó, người say sưa có thể phạm bất cứ giới nào khác màbình thường họ vẫn cố gắng gìn giữ.

*

Trênđây là năm giới căn bản mà mỗi người Phật tử tự nguyệnnghiêm trì. Người giữ gìn trong sạch năm giới này là mộtphước lành cho những ai sống quanh người ấy, mà cũng tạothiện nghiệp cho chính mình. Người ấy sẽ tái sinh vào nhữngcảnh giới nhàn lạc và thọ hưởng quả lành.

Tuynhiên, đó chưa phải là mục tiêu cứu cánh của người tuPhật, vì vẫn chưa thoát ra khỏi những kiếp sống trong vòngluân hồi, mà chỉ thọ hưởng những phần thưởng thu nhặttrên con đường hành trì đưa đến Niết Bàn. Giới chỉ làphương tiện để thành đạt mục tiêu. Mục tiêu tối hậulà Giải Thoát. Toàn thể giáo huấn mà Ðức Thế Tôn truyềndạy đều chỉ nhằm vào mục tiêu Giải Thoát. Trong bài kinhUposatha, Phật Tự Thuyết V.51, Ðức Phật tuyên bố: "Cũngnhư các biển lớn chỉ có một vị là vị mặn, Giáo phápcủa Ta chỉ có một vị là vị Giải Thoát".

Dùlà bài kinh dài hay ngắn, dù là những lời dạy cho hàng sơcơ hay những giáo huấn cao thâm, tất cả đều nhằm vào mụctiêu duy nhất là giải thoát ra khỏi mọi hình thức khổ đaucủa kiếp sống vô thường và vô ngã. Tuy nhiên, không thểcó sự bỗng nhiên giải thoát, hay giải thoát từng đoàn từngnhóm, mà chỉ có công phu chuyên cần tu tập của từng cánhân, và do công phu tu tập cá nhân ấy, mỗi người đầndần tiến đến sự giải thoát cho riêng mình. Ðức Thế Tôndạy tiếp:

"Cũngnhư các biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng,tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm;Giáo pháp và Giới Luật này có các công phu tu tập tuần tựđưa đến các tiến triển tuần tự, các quả dị thục tuầntự, không có sự bỗng nhiên giác ngộ".

Nămgiới căn bản là nền tảng của Giáo pháp. Dựa trên cănbản vững chắc đó, người Phật tử thuần thành nỗ lựcvà kiên trì tuần tự tu tiến.

*

Nghiêmtúc trì giới còn có nghĩa là bố thí vô úy - bố thí sựan toàn, tình trạng không lo sợ đến cho người khác. Khôngai thích sống chung với những người ăn nói giả dối, thôlỗ cộc cằn, với hạng người sát sinh, trộm cắp, lăngloàn, say sưa hư hỏng. Gần họ, ta không cảm thấy an toàn,phải luôn luôn lo sợ, lúc nào cũng phải đề phòng. Tráilại, ta thích ở gần những người có giới đức, vì nhữngngười này không làm cho mình lo âu, sợ sệt. Người giữgiới trong sạch mang đến trạng thái an toàn cho những ai sốngquanh mình. Người giữ tròn đủ năm học giới là người"đemsự không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem sự không hậnthù cho vô lượng chúng sanh, đem sự không hại cho vô lượngchúng sanh", và đó là "nguồn nước công đức, nguồnnước thiện, món ăn cho an lạc, làm nhân sanh Thiên, quả dịthục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khảhỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc."(Tăng Chi, VIII.39)

Cósách giải thích từ sīla- giới là đồng nghĩa vớisamadhāna- hòa điệu, điều hòa, nhịp nhàng hòa hợp. Ðây là lốisống hòa điệu với chính mình và với người khác. Ngườigiữ giới là người không bao giờ làm tổn thương sự sốngcủa bất luận chúng sinh nào mà luôn luôn nâng đỡ, giúpcho luồng sống của mọi chúng sinh trôi chảy dễ dàng. Ngườiấy không trộm cắp mà luôn luôn mở rộng tâm quảng đạibố thí. Người ấy không lang chạ phóng túng mà luôn luôncó đời sống gia đình trong sạch. Người ấy luôn luôn chânthật, luôn luôn thanh nhã, luôn luôn có lời nói hữu ích vàđem lại tinh thần hòa hợp. Người ấy không bao giờ say sưamà lúc nào cũng bình tỉnh sáng suốt. Người như thế chắcchắn tạo được một cuộc sống hiền hòa trong gia đình,đem lại sự hòa hợp trong giao tiếp giữa người với ngườitrong một xã hội mà quyền lợi cá nhân có nhiều khác biệt,đôi khi còn đối nghịch. Về phương diện tâm lý, ngườinghiêm trì giới luật tránh cho mình những xung đột tâm trído tội lỗi gây nên - những nỗi khổ não khi bị lương tâmcắn rứt - và nhờ đó, tâm trí được thăng bằng, an lạc.

Tómlại, người Phật tử nghiêm trì giới luật qua hai mặt: thụđộng và chủ động. Về mặt thụ động, trì giới là khôngtạo nghiệp ác qua lời nói lẫn hành động, và ngăn chặncác tư tưởng uế trược tội lỗi trong tâm ý. Về mặt chủđộng, trì giới là tạo thêm nghiệp thiện, phát triển tâmý tốt lành, nhằm tạo điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi,hỗ trợ ta trên con đường đưa đến giác ngộ giải thoát.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2024(Xem: 1337)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
04/06/2024(Xem: 2125)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 4487)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3936)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3966)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7957)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2935)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 9679)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 17420)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 15328)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]