Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Tế Siêu Độ Âm Linh

10/01/201706:37(Xem: 5326)
Văn Tế Siêu Độ Âm Linh

mam cung co hon

Văn Tế Siêu Độ Âm Linh

 

 
Kính đảnh lễ mười phương Chư Phật
Kính tán dương Bồ Tát, Thánh Hiền
Đàn Tràng Siêu Độ Âm Linh
Thùy từ quang giáng chứng minh độ trì
 
Chúng sinh khổ kể từ vô thỉ
Bởi si mê nghiệp dĩ trầm luân
Ba đường, Sáu nẻo xoay vần
Tam đồ, Bát nạn phong trần xưa nay
 
Mãi xa lánh lòng ngay, dạ thẳng
Luôn đắm say đen trắng, gian ngoa
Nghiệp dữ như núi xây tòa
Nghiệp lành như lụa gió lùa đêm đông
 
Chiếc bào ảnh đèo bồng, trau chuốt
Đạo Thánh Hiền chẳng thiết tiến tu
Vô minh, tăm tối, mịt mù
Biển sông không lội, ao tù lại vô
 
Lúc còn sống tỉnh bơ, trân tráo
Khi chết đi ảo não hồn ma
Thất tha, thất thểu, không nhà
Không hương, không khói, trông mà xót thương
 
Hết vất vưởng đầu đường, cuối ngõ
Lại chập chờn bóng xó, đêm đen
Đói ăn, khát uống, nhịn thèm
Thoáng trông chút sáng ánh đèn thất kinh
 
Kể sao xiết Sinh linh nghìn loại
Nói sao cùng muôn kiếp Âm hồn
Sống thời điên đảo sinh tồn
Chết thời tàn tạ, não buồn than van
 
Bất luận kẻ giàu sang, phú quý
Hay vua, chúa, tướng, sĩ, chính quyền
Quan viên, trí thức, dân thường
Hãy mau thức tỉnh vô thường qua nhanh
 
Đài bèo bọt lợi danh quyền thế
Đảo rong rêu mặt mũi ngã nhân
Xát xây đày đọa bao lần
Bức tranh vân cẩu phù vân ra gì!
 
Không tự biết vụng tu, thiếu phước
Chẳng mong cầu tích đức, tu thân
Gây nhân tạo nghiệp ngàn cân
Lưới trời lồng lộng giải phân được nào?
 
Tiếc chi nữa nhà cao, cửa rộng
Luyến thương gì mái dột, lều tranh
Khù khờ, tài trí, khôn lanh
Trước sau ai chẳng mồ xanh để về
 
Ai cũng chết: Chết nhà, chết chợ
Chết ở quê, chết ở châu thành
Anh hùng, nữ kiệt, liệt oanh
Công, thương, nông, sĩ cũng quanh một gò
 
Chết phương xa, chết bờ, chết bụi
Chết binh đao, chết núi, chết sông
Chết phơi xương trắng ruộng đồng
Chết tan da thịt chất chồng hơn non
 
Chết tai nạn, trên không, dưới đất
Chết thiên tai, động đất, sóng thần
Đường bộ, đường thủy, đường hầm
Chết chung hàng loạt hãi hùng oái ăm
 
Chết đau bịnh, chết đâm, chết chém
Chết dịch nhiễm, dịch cúm, dịch lao
Nát tan xương trắng máu đào
Không toàn thi thể, lệ nào không rơi?
 
Chết lũ lụt cuốn trôi mất tích
Chết giá băng, hạn hán khốc khô
Chết cháy, núi lửa thành tro
Đèo chùi, đất sụt, nấm mồ đâu chôn?
 
Bao thai nhi nằm trong bụng mẹ
Chưa kịp mang tiếng khóc chào đời
Xót thương tuổi bé thơ ơi
Thôi rồi một kiếp luân hồi tử sinh
 
Nhiều con trẻ vừa sinh lại bỏ
Mẹ cha ơi sao nỡ hại con
Hài nhi cũng có Thức hồn
Chớ nên ôm nỗi giận hờn mẹ cha
 
Chết khủng bố xảy ra nối tiếp
Gây kinh hoàng khủng khiếp Đông - Tây
Mạng người quá nhỏ thương thay
Chết thua cỏ rác diễn bày khắp nơi
 
Biết bao kẻ thất thời, lỡ vận
Hay trái ngang, oan vọng, bạc tình
Nỡ toan kết liễu đời mình
Người thân ở lại nặng tình cưu mang
 
Bao kẻ chết điếm đàng, lừa đảo
Xã hội đen, ma túy, học đường
Cũng thân tứ đại vô thường  
Chẳng làm bè thoát sáu đường tử sinh?
 
Kiếp du lữ nhục vinh sự thế
Mặc nổi trôi không nhớ luân hồi
Thấp cao, hơn thiệt, đổi ngôi
Dòng sông sinh tử ai bơi cho mình?
 
Không với sắc thinh thinh rộng lớn
Sắc với không vô thỉ vô chung
Cõi chết mà nói vô cùng
Cõi sống cũng chẳng cáo chung bao giờ
 
Khung cửa hẹp đôi bờ khép mở
Hỡi Hương hồn thôi chớ kêu than
Lắng trong phiền não ngập tràn
Tĩnh tâm dứt nghiệp, Tây Phương hướng về
 
Hãy dừng hết não nề, bi cảm
Chớ than van, khóc thảm, thương sầu
Đàn Tràng Siêu Độ nhiệm mầu
Âm linh bốn biển năm châu tựu về
 
Tránh khổ lụy Tam đồ Bát nạn
Chẳng vất vơ Sáu nẻo Ba đường
Ngưỡng mong Tam Bảo Pháp Vương
Từ bi tế độ thảm thương Âm hồn
 
Muốn hết khổ lên thuyền Bát nhã
Mau dứt mê bờ Giác là đây
Phật Pháp huyền nhiệm sâu dày
Ân thâm nghĩa nặng, ơn này khắc ghi
 
Kính nguyện Đức Từ Bi gia hộ
Nhũ thâm Ân Tam Bảo từ nghiêm
Sinh linh khổ não vô biên
Hàm ân cứu vớt mọi miền trần gian
 
Ân Phật Tổ vô vàn mầu nhiệm
Pháp Đàn Tràng không luận nghĩ bàn
Dung thông thế giới ba ngàn
Câu kinh tiếng kệ ngân vang độ đời
 
Văn chiêu thỉnh muôn loài, vạn loại
Mọi Âm hồn uổng tử linh thiêng
Mau mau câu hội Đàn tiền
Chuyển tâm, hóa nghiệp, kiền thiền hồi quy
 
Trên, Tam Bảo từ bi gia hộ
Dưới, Đàn Tràng cúng tế trang nghiêm
Lễ vật thượng hưởng an nhiên
Nghe Kinh giải thoát về miền Lạc Bang
 
Phật Di Đà phóng quang tiếp dẫn
Đức Quán Âm, Thế Chí soi đường
Sen vàng chín phẩm ngát hương
Vãng sanh Cực Lạc Tây Phương an lành.
 
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. (30 lần trở lên)
 

Ngày 30-12-2016

TNT Mặc Giang

(Ghi chú: Do cảm kích tấm lòng của người bạn già QB, để vài ngày vì đang rất bận, xem lại bài Phụng Cúng Âm Hồn vượt Biển vượt Biên, nếu được sẽ cúng Siêu độ Âm Linh vào Rằm tháng Giêng Đinh Dậu, nên tôi mới soạn bài này, bởi bài kia mang nội dung cô đọng dành cho Vượt Biển Vượt Biên. Đa tạ và nhờ ông bạn tôi mới soạn bài này).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 27517)
Đức Phật Thích Ca đã giáng sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ, xứ trung Ấn Độ (trước Tây lịch 563 năm). Thời bấy giờ đã có đến 94 thứ Đạo, thế mà Đức Phật còn ra đời làm gì nữa? Chẳng qua các Đạo ấy tuy nhiều mà chưa được toàn: CHƠN, THIỆN, MỸ. Đức Phật mới ứng thân thị hiện để dạy cho chúng sanh chuyển Mê thành Ngộ, . . .
08/04/2013(Xem: 11251)
Giới tử đứng trước bàn ăn nghe tiếng khánh chắp tay đồng xá rồi ngồi xuống. Sau nghe ba hồi bảo chúng, đồng tụng bài cúng dường. (Tay trái bắt ấn Tâm sơn, tay mặt kiết ấn Tam Muội để dựa ngang phía trong miệng bát, rồi dâng lên ngang tán đồng tụng bài cúng dường).
05/04/2013(Xem: 25573)
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn. Nghi lễ là gì? Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến. Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc. Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
05/04/2013(Xem: 24987)
Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt.
05/04/2013(Xem: 10237)
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
05/04/2013(Xem: 5876)
Vái lạy đềⵠlà lễ nghi ở thời cổ đại, nhưng cả hai đều có chỗ khác nhau. Căn cứ vào quy định của lễ tục thời cổ đại thì vái chỉ cần cung tay chào chứ không cần phải quỳ. Tuy nhiên cả vái cũng phân biệt ấp trơn (còn gọi là ấp nhượng) và trường ấp tức vái dài.
05/04/2013(Xem: 7136)
Cúng dường Phật hay cúng dường Xá lợi Phật, công đức tạo được ngang bằng như nhau. Vì vậy khi đảnh lễ cúng dường Xá lợi, chúng ta nên thấy rằng mình đang trực tiếp đảnh lễ cúng dường đức Phật và chư thánh giả. Trong Kinh Sư Tử Hống, đức Phật dạy: “Dù là bây giờ / cúng dường Như Lai, . . .
05/04/2013(Xem: 5017)
Trước tiên, chúng ta nên biết tại sao ta lễ lạy. Ta không lễ lạy để được người khác yêu quý. Ta không lễ lạy vì Đức Phật. Những ý niệm như thế hoàn toàn sai lầm. Đức Phật không phải là một thần linh của thế giới này ...
05/04/2013(Xem: 14700)
Trong hai năm qua, chùa Quang Thiện ấn hành một số kinh sách, nhưng lần ấn hành này mang một ý nghĩa đặc biệt của nó. Đáng ra cuốn sách này được ấn hành sớm hơn nhưng chờ in vào mùa Phật Đản. Mùa Phật Đản là mùa vui của những người Phật.
05/04/2013(Xem: 34308)
Ðệ tử chúng đẳng nguyện thập phương thường-trú Tam-Bảo, Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Tiếp dẫn Ðạo-Sư A-Di-Ðà Phật, từ bi gia-hộ đệ tử... Bồ-đề tâm kiên-cố, tự-giác, giác-tha, giác-hạnh viên-mãn, dữ pháp-giới chúng-sanh, nhứt thời đồng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567