Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược ý truyền thống tín ngưỡng tôn thờ xá lợi trong Phật giáo Bắc truyền

21/04/201102:00(Xem: 4718)
Lược ý truyền thống tín ngưỡng tôn thờ xá lợi trong Phật giáo Bắc truyền
xa_loi_03
LƯỢC Ý TRUYỀN THỐNG TÍN NGƯỠNG TÔN THỜ XÁ LỢI
TRONG PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn

Phật Giáo tôn giáo của tình thương và cảm thông, của hòa bình và tha thứ, của trí huệ và từ bi. Tất cả những gì trên cuộc đời như có, không, thương, ghét, khi đến với Đạo Phật được dung hòa thành chân lý vô thường, từ bi vô lượng diệu hằng và chính Đức Phật Thế Tôn là người thể hiện điều này một cách hoàn hảo nhất. Cuộc đời của Ngài, chân lý của Ngài, ý niệm của Ngài, hành động của Ngài, cuộc sống của Ngài, sắc thân của Ngài đâu đâu cũng hiện rõ nét của tình thương từ bi và chân lý diệu hằng.

Sắc thân của con người, vốn dĩ là vô thường không bền vững và chẳng thể hằng còn, nhưng bằng tất cả trí tuệ và từ bi, Đức Phật đã thể hiện chân lý diệu hằng của sắc thân trong đạo lý vô thường, ví dụ như thân tướng huyễn hóa của Phật qua quá trình tu hành đã thành chân thân xá lợi, và trãi qua hơn 25 thể kỷ vẫn còn nguyên giá trị về chân lý, tín ngưỡng, sùng bái tôn thờ. Chính sự hằng còn của sắc thân xá lợi, chứng minh cho sự thật của chân lý, về tính vững bền kiên cố của vật chất trong chân lý kết hợp vi diệu giữa “thần” và “chất” để tạo nên “vật thể” đó là Phật thân Xá Lợi.

xaloi3

Bảo Tháp chùa Pháp Môn - Tây An, nơi cung phụng "Phật Chỉ Xá Lợi" (Xá Lợi ngón tay Đức Phật)

Nói đến Xá Lợi Phật, nhất là Phật tử Việt Nam ai nấy đều biết và hình như đều đã có túc duyên đã được chiêm ngưỡng Xá Lợi của Phật, vì trong những năm gần đây chùa chiền trong cả nước hân hoan cung nghinh xá lợi, có thể hình dung cảnh tượng: “chùa chùa cung nghinh xá lợi, người người chiêm ngưỡng chân thân”. Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam từ lúc được truyền vào cho đến ngày nay, xuyên suốt gần 2000 năm chưa có lúc nào cảnh tượng nghinh thỉnh, chiêm ngưỡng Xá Lợi nhiều như lúc này, âu cũng là phước đức của dân tộc Việt Nam vậy. Vậy Xá Lợi là những gì, nguồn gốc từ đâu? tín ngưỡng, tôn thờ, chiêm ngưỡng lễ bái có nguồn gốc từ đâu, để khi chiêm bái cũng như tôn thờ được nhiều điều phước đức và hỷ lạc.

Tín Ngưỡng tôn thờ Xá Lợi Phật trong Phật Giáo được ra đời trong một nguyên nhân hết sức tình người và cảm động. Đức Phật sau khi thành đạo, 49 năm hoằng pháp độ sanh, dấu chân của ngài in dấu lên hầu hết mọi nẻo đường đất nước Ấn Độ, từ phố thị đến thôn quê, từ xóm nghèo đến nơi quyền quý. Tình thương của Đức Phật chan hòa đến tất cả mọi người từ vua chúa đến thứ dân, từ kẻ khốn cùng đến người giàu có, từ nô lệ đến trưởng giả.v.v… tình thương vô bờ bến, trong suốt 49 năm thương xót cứu độ như vậy, một khoảng thời gian để chúng sanh được chở che và nương tựa Đức Đại Hùng không phải là ngắn.

Khi Đức Phật vào cõi vô vi Niết Bàn mọi người như hụt hẫn, như bơ vơ không nơi nương tựa và lúc này hình bóng Đức Phật như là một điểm tựa để mọi người hướng về, vì vậy lấy gì để đại diện cho hình bóng ấy. Thời kỳ đầu của Phật Giáo chưa có tín ngưỡng tôn thờ hình tượng Đức Phật cho nên tín ngưỡng tôn thờ Xá Lợi Phật được ra đời, và là nguyên nhân chính để hình thành sùng phụng tượng Phật của Phật Giáo sau này. Đảnh lễ Xá Lợi Phật như đang đảnh lễ chân thân của Phật vậy.

Phật Giáo có truyền thống tôn thờ thánh vật Xá Lợi là do nhân duyên Đức Phật dạy cho ngài A Nan. Trong Kinh Trường A Hàm quyển 3 Kinh Du Hành chép: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sắp đến ngày nhập Niết Bàn, phó chúc cho đệ tử là A Nan: Khi ông an táng Ta, trước tiên nên dùng nước thơm tắm rửa, sau dó dùng Kiếp Cụ mới (kiếp cụ là 10 thứ y phục của Tỳ Kheo, được làm bằng vải) quấn quanh thân ta, dùng 500 tấm lụa trắng tốt để khâm liệm, sau đó liệm vào trong ba lớp quan quách, lớp quan tài thứ nhất làm bằng vàng, sau khi liệm vào nên đổ đầy Ma dầu, kế đó để vào lớp quan tài thứ hai làm bằng thiết, ngoài lớp quan tài bằng thiết làm một chiếc quách bằng gỗ Hương Chiên Đàn bao lại, trên quách Hương Chiên Đàn phủ áo quan kết bằng các thứ hoa hương, sau đó đốt lửa phần hóa, rồi thu nhặt Xá Lợi, lập tháp ở một bên đạo tràng để phụng thờ, treo các loại phang phướng, để người người đi qua thấy được bảo tháp phụng thờ Xá Lợi Phật, đó cũng là cách tuyên dương Pháp của Như Lai.”

Xá Lợi là chân thân của Đức Phật, sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn, kim thân của Ngài được trà tỳ (hỏa táng) do nhân duyên và nguyện lực đại từ bi của Đức Phật, vì thương xót chúng sanh đời vị lai không có nhân duyên được tận mắt chiêm ngưỡng được kim thân của Ngài, nên Đức Phật lưu lại Pháp thân bất diệt là Xá Lợi để gieo duyên lành cho người đời sau, vì duyên như vậy nên trong Phát Bồ Đề Tâm Văn ngài Thật Hiền Thiền Sư khi được nhân duyên đảnh lễ Xá Lợi Phật cảm niệm rằng: “Tội gì mà sanh vào đời mạt pháp, phước gì được dự vào hàng xuất gia, chướng gì sanh ra đời không được gặp Phật, hạnh duyên gì mà nay được chiêm ngưỡng Xá Lợi...”

xaloi

Đây là 1 trong 7 chiếc hòm đựng Xá Lợi ngón tay Đức Phật trong địa cung Bảo Tháp chùa Pháp Môn - Tây An

Xá Lợi tiếng Phạm gọi là sarira có nghĩa là di cốt, còn gọi là Thật Lợi, Thiết Lợi La, Thất Lợi La, dịch là thân thể, thân cốt, di thân, từ được thường dùng gọi là di cốt của Đức Phật, là tất cả các vật thể còn lại của thân Phật sau khi đã trà tỳ. Theo quan niệm của Phật Giáo sự hình thành của Xá Lợi không có quan hệ đến sự vận động vật chất của thiên nhiên, cũng không phải do sự kết tinh của thực vật, mà là do sự tích lũy của công năng tu trì suốt bao năm tháng mới có thể hình thành, đồng thời là sự tích lũy của công đức và là thành quả của huân tu Giới Định Huệ. Trong Kinh Kim Quang Minh quyển thứ tư Phẩm Xả Thân có chép: “Xá Lợi là do sự huân tu Giới Định Huệ mà có, thật rất khó có thể có được, là phước điền tối thượng” .

Xá Lợi thường có những màu gì, trong sách Pháp Uyển Châu Lâm đời Đường quyển thứ 4 chép: “Xá Lợi có 3 màu; 1 là xương Xá Lợi có màu trắng hoặc là màu trắng ngà như ngọc trân châu; 2 là tóc Xá Lợi có màu đen; 3 là thịt Xá Lợi có màu đỏ huyết... sau khi trà tỳ xong nhặt được Xá Lợi là 8 vạn 4 ngàn viên đều tỏa ánh hào quang bảy màu... trong đó nhiều nhất là Xá Lợi có màu trắng và một số ít Xá Lợi màu đen, còn Xá Lợi màu đỏ thì vô cùng hiếm ít khi thấy...”

Xá lợi của Phật được phân thành hai loại, loại thứ nhất là Kim thân của Đức Phật sau khi trà tỳ xong nát thành từng viên nhỏ được gọi là “Toái Thân Xá Lợi” những phần thân thể nào sau khi trà tỳ rồi mà vẫn còn giữ lại nguyên hình dạng ban đầu gọi là “Sanh Thân Xá Lợi”. Ngày nay chúng ta nghinh thỉnh, tôn thờ chiêm bái đều là toái thân xá lợi, Sanh thân xá lợi của Đức Phật sau khi trà tỳ rồi còn lưu lại gồm có: Bốn chiếc răng và một đốt xương ngón tay. Ngoài hai loại Xá Lợi Phật đã nêu trên chúng ta còn có Pháp Thân Xá Lợi là tất cả giáo lý kinh điển của Đức Phật để lại trên thế gian.

Truyền thống xây tháp phụng thờ Xá Lợi Phật có rất sớm trong Phật Giáo, trong sách Thích Ca Như Lai Ứng Hóa Sự Tích chép: “Kinh Xứ Thai ghi rằng: Lúc bấy giờ có tám vị quốc vương đem binh mã đến thành Câu Thi Na để phân chia Xá Lợi Phật. Tám vị quốc vương gồm có, vua Ưu Điền, vua Đảnh Sanh, Vua Ác Sanh, Vua A Xà Thế và bốn vị chúa của bốn đội binh mã lớn của Ấn Độ cũng đến như, đội quân của vua Tối Hào, đội binh mã vua Dung Nhan, đội binh mã của vua Xí Thạnh, đội binh mã của vua Kim Cang. các vị quốc vương đều muốn Xá Lợi của Phật thuộc về mình. Bấy giờ có vị đại thần tên là Ưu Ba Các can gián rằng, các vua đừng có tranh giành nên phân chia đều ra để phụng thờ cúng dường.

Bấy giờ vua trời là Thích Đề Hoàn Nhân hiện ra dùng tiếng của loài người nói rằng: Ta và chư Thiên chúng cũng phân một phần. Long Vương A Nậu Đạt, Long Vương Văn Lân, Long Vương Hy Na Bát, các vị long vương đều nói chúng tôi cũng chia một phần Xá Lợi. Bây giờ các vị quốc vương và đại thần Ưu Ba Các đêm Xá Lợi chia ra làm ba phần, một phần của chư thiên, một phần của Long vương, một phần cho tám vị quốc vương... khi được Xà lợi rồi chư thiên xây tháp ở trên trời để phụng thờ, Long vương xây tháp dưới long cung để phụng thờ, và tám vị quốc vương đem phần xá lợi được chia của mình về nước xây tháp phụng thờ...”

Tín ngưỡng Xá Lợi cũng như truyền thống xây tháp phụng thờ xá lợi được phổ biến khắp trong thiên hạ, có thể nói là nhờ công lao của Vua A Dục Vương, trong sách A Dục Vương truyện chép: “Bấy giờ vua A Dục đến chùa Chỉ Kê Đầu Ma, nhà vua đến trước Thượng Tọa Da Xá chắp tay bạch rằng: Tôi nay phát nguyện tạo dựng 8 vạn 4 ngàn bảo tháp trên khắp cõi Diêm Phù Đề. Thượng Tọa đáp lời: Lành thay, lành thay.... Vua trở về cung lệnh làm 8 vạn 4 ngàn hòm báu, dùng vàng bạc châu báu để trang trí, trong mỗi hòm báu đều để một viên xá lợi, sau đó lại làm 8 vạn 4 ngàn bình sứ để đựng đồ bảy báu, lại làm 8 vạn 4 ngàn bảo cái, 8 vạn 4 ngàn hoa xếp bằng lụa để làm vật trang nghiêm, cứ một hòm Xá Lợi giao cho một vị Da Xoa, sai đem đi đến khắp nơi trong cõi Diêm Phù Đề. Cứ chổ nào đủ một ức người thì tạo một bảo tháp...” và từ duyên lành này Xá Lợi tháp được tạo dựng khắp trong thiên hạ.

xaloi1

hòm bằng ngọc an trí Phật Chỉ Xá Lợi trong địa cung Bảo Tháp chùa Pháp Môn

Năm phần Sanh Thân Xá Lợi của Đức Phật được tôn thờ ở các nơi như: chiếc răng Xá Lợi Phật thứ nhất được tôn thờ tại bảo tháp tại cung trời Đao Lợi do Vua Đế Thích thỉnh về, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn chép: “Phật Đà nhập Niết Bàn, sau khi trà tỳ xong, Đế Thích Thiên vua của cung trời Đao Lợi cầm bình bảy báu và các phẩm vật cúng dường, đến nơi Đức Phật trà tỳ, trong phút chốc thì lửa liền tắt, Vua Đế Thích mở nắp Kim Quan của Phật, muốn thỉnh xá lợi răng Phật, Ngài A Na Luật liền thưa với Đế Thích rằng: Ngài đừng tự mình thỉnh, mà hãy chờ đại chúng lại phân chia. Vua Đế Thích nói: Phật Đà thuở trước có hứa cho ta một chiếc răng Xá Lợi, vì vậy nay ta đến lấy, nên lửa liền tắt. Đế Thích nói xong liền lập tức mở Bảo quan, lấy chiếc răng Xá Lợi trên hàm trên của Phật. về cung trời Đao Lợi xây tháp phụng thờ cúng dường.

Chiếc răng Xá Lợi Phật thứ hai được tôn thờ tại Bảo tháp chùa MaLaGaWa, thành Phố Kandy nước Tích Lan, được coi là quốc bảo của nước Tích Lan, theo sách Phật Nha Sử chép: “Phật nhập Niết Bàn sau khi trà tỳ xong, còn lưu lại Xương Đầu Xá Lợi, hai xương cổ Xá Lợi và bốn chiếc răng Xá Lợi, trong đó một chiếc răng Xá Lợi được thánh giả Cách Mã gìn giữ. Sau đó thánh giả Cách Mã đem chiếc răng Xá Lợi giao cho vua nước Ca Tuấn Già là Đà Trì Bà La Môn cúng dường, năm 371 tây lịch nước lân bang của Ca Tuấn Già muốn cướp Xá Lợi, gây chiến tranh với nước Ca Tuấn Già. lúc bấy giờ vua nước Ca Tuấn Già là Ca Ha Tắc Ngõa, vì sợ nước lân bang cướp mất, nên ra lịnh cho con gái là Hách Mạn Mạn Lệ đem răng Phật Xá Lợi đến Tích Lan. Bấy giờ vua Tích Lan Cát Trì Xích Lợi Di Văn Kiền thành tín Phật, được vật bảo vô giá, nên tại hoàng cung xây dựng một ngôi chùa để phụng thờ Răng Phật Xá Lợi. Còn ra một sắc lịnh mỗi năm từ ngày mồng 1 đến ngày 12 tháng 4 là ngày quốc lễ răng Phật Xá Lợi”.

Chiếc Răng Xá Lợi Phật thứ ba tôn thờ tại Bảo Tháp chùa Linh Quang, Bắc Kinh, Trung Quốc. Vào thời Nam Bắc triều, Lưu Tống niên hiệu Nguyên Huy thứ ba có nhà sư Pháp hiệu là Pháp Hiến đi đến nước Vu Điền, cầu học Phật Pháp, sau khi học xong quay về Kiến Khang (Nam Kinh) trước lúc lên đường về nước có một vị Phạm Tăng tặng cho một chiếc hòm bằng thiết, nói rằng trong ấy có Xá Lợi Răng Phật, là vật quý báu nhất thế gian, nay cho nhà ngươi đem về phương Nam cúng dường thờ phụng, hết sức hộ trì hoằng dương Phật Pháp.

xaloi5

Bảo Tháp bằng vàng tôn phụng Phật Chỉ Xá Lợi trong địa cung Bảo Tháp chùa Pháp Môn

Pháp sư Pháp Hiến đem Phật răng Xá Lợi về nước, vì là thánh vật hy hữu cho nên không dám nói cho ai biết, sợ sanh chuyện chẳng lành. Đời vua Tề Huệ Đế, quan chưởng giáo tư đồ là Cách Lăng Vương Văn Tuyên, ngày 29 tháng 6 niên hiệu Vĩnh Minh thứ 7, nằm mộng thấy mình đến Định Lâm gặp Pháp Hiến, Pháp sư Pháp Hiến nằm bịnh trên giường, ông ta liền hỏi Pháp sư: Sanh Lão Bịnh tử bốn thứ khổ, cho đến người đã đắc ngũ thần thông cũng không thể tránh khỏi, Pháp sư ông ngoài y bát ra còn cất những gì để đưa ra làm công đức không? Pháp sư đáp: tôi còn cất một vật vô giá thần bảo, nay giao cho ông, thỉnh ông tự mình mà đi lấy.... tỉnh mộng ông cho là điềm lạ liền đến nơi ở của Pháp sư Pháp Hiến hỏi pháp sư có cất giữ bảo vật gì mà không cho ta xem, Pháp sư giật mình đành phải nói thật về việc cất giữ Xá Lợi Răng Phật, và tự mình đem Xá Lợi Răng Phật đến Văn Tuyên xứ...sau đó xây tháp phụng thờ, đây là truyền thuyết mộng trung được Xá Lợi Răng Phật của tháp Phật Nha chùa Linh Quang Bắc Kinh.

Chiếc Răng Xá Lợi thứ tư theo truyền thuyết là được tôn thờ tại Ấn Độ, thế kỷ thứ 5 Hồi giáo xâm chiếm ấn độ, diệt trừ Phật Giáo được các vị Tăng Ấn Độ đem lên thờ tại Tây Tạng đến khi cuộc cách mạng văn hóa xảy ra ở Trung Quốc, thì các vị Lạt ma đem chiếc răng này chạy xuống Ấn Độ và trong một nhân duyên thù thắng các vị lạt ma đem chiếc răng Phật thứ tư cúng dường cho chùa Phật Quang Sơn Đài Loan và hiện nay chùa Phật Quang Sơn đang xây Phật Đà kỷ niệm tháp để tôn thờ.

Đốt xương ngón tay của Phật hiện nay được tôn thờ tại Chân Thân Bảo Tháp chùa Pháp Môn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong Pháp môn Tự ký chép: “Xá Lợi xương ngón tay của Phật được tôn thờ tại Chân Thân Bảo Tháp chùa Pháp Môn là một trong 19 nơi có Tháp Xá Lợi của Vua A Dục trên đất nước Trung Quốc. Chùa Pháp Môn có tên Là A Dục Vương Tự, đến triều nhà Đường chùa A Dục Vương được đổi tên là chùa Pháp Môn, sau đó do chùa có Xá Lợi ngón tay của Phật nên được triều đình sắc phong trở thành chùa của Hoàng gia.

xaloi2

đây là 7 chiếc hàm đựng Xá Lợi ngón tay Đức Phật

Bảo Tháp Chân Thân chùa Pháp Môn, tôn thờ cúng dường Xá Lợi ngón tay Phật, theo những ghi chép để lại thì bắt đầu từ Đường Cao Tông đến Đường Ai Đế, trãi qua 22 đời vua trong khoảng 290 năm trước sau có 7 lần mở cửa địa cung, 6 lần cung thỉnh Xá Lợi về kinh đô Trường An và Lạc Dương để cúng dường. Vào năm 1981, Bảo Tháp 13 tầng làm bằng gạch được trùng kiến vào triều đại nhà Minh, sau một trận mưa lớn bổng nhiên đổ xập, trong khi trùng tu lai tháp, phát hiện địa cung đời Đường dưới tầng móng của bảo tháp, khi khai quật phát hiện thất trùng bảo hàm ở hậu thất trong địa cung, trong bảo hàm an trí cúng dường Xá Lợi ngón tay Phật. Sau khi phát hiện được xá lợi này, tin này được truyền đi lập tức làm kinh động toàn thế giới, vì trên thế giới cho đến thời điểm này Xá Lợi ngón tay Phật lần đầu tiên được phát hiện. Xá Lợi ngón tay Phật chính là thánh vật của Phật Giáo Bắc Truyền, và không chỉ là bảo vật của quốc gia của Trung Quốc, mà còn là vật báu hy hữu của toàn cầu.

Việt Nam cũng có một nơi được vua A Dục dựng tháp, đó là tháp Tường Long ở Đồ Sơn Hải Phòng. Theo sách Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ chép: “thành Nê Lê ở phía Nam huyện Định An, cách sông 7 dặm, tháp và giảng đường do vua A Dục dựng vẫn còn” Trong sách Đạo Phật Việt Nam của HT Thích Đức Nghiệp chép: “Khoảng 300 năm trước tây lịch, nghĩa là: Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ III tại Pataliputra (Hoa Thị Thành) Ấn Độ, do vua Asoka thực hiện; và cũng sau đại hội này đức vua đã gửi chín giáo đoàn đi truyền bá chính pháp tại các nước, từ Afghanistan (A Phú Hãn) tới đông bộ Mediterrenée (Địa Trung Hải), trong đó có một giáo đoàn do hai ngài Sona và Uttara lãnh đạo, đã tới Miến Điện và toàn xứ Đông Dương kể cả Việt Nam.

Nói cách khác, hồi đó, ở Giao chỉ tại thành Nê Lê, tên cũ của vùng Đồ Sơn hiện nay, cách Hải Phòng 12 cây số có bảo tháp vua A Dục (Asoka), do các Phật tử địa phương xây nên, để tri ân vua A Dục (Asoka) đã cử giáo đoàn tới đây để truyền bá Phật pháp”. Qua đó cho thấy tín ngưỡng dựng tháp tôn thờ Xá Lợi Phật được truyền vào Việt Nam rất sớm, sớm hơn cả miền Giang Đông Trung Quốc.

Đại Sư Khương Tăng Hội Giáo Tổ của Phật Giáo Việt Nam vào năm 247 sau công nguyên, đem Đạo Phật đến truyền bá ở thành Kiến Nghiệp Giang Đông, lúc bấy giờ Kiến Nghiệp (Nam Kinh Trung Quốc) là kinh đô của nhà Đông Ngô một trong ba nước của thời kỳ Tam Quốc, thời Ngô Tôn Quyền, niên hiệu Xích Điểu thứ 10 (247) ở Đông Ngô chưa có tín ngưỡng tôn thờ Xá Lợi.

Trong sách Cao Tăng Truyện có đoạn chép: “Tôn Quyền triệu kiến ngài Khương Tăng Hội và hỏi sư rằng: các vị tu hành có gì là linh nghiệm? sư đáp: Đức Như Lai nhập Niết Bàn đến nay đã 1000 năm, nhưng Xá Lợi mà Ngài lưu lại, vẫn còn tỏa hào quang thần kỳ sáng chói. Từ khi vua A Dục phát tâm đã tạo 8 vạn 4 ngàn bảo tháp để cúng dường, những chùa tháp hùng vĩ ấy, cũng đủ nói rõ sự giáo hóa của Phật Đà lớn rộng và thâm hậu đó sao? Tôn Quyền không tin, cho là lời nói khoa trương không thật, bèn nói vơi ngài Khương Tăng Hội: Nếu như ông có thể cầu được Xá Lợi thì ta sẽ xây Tháp phụng thờ cúng dường”.

xaloi7

Tượng chư Thiên bưng Phật Chỉ Xá Lợi trong địa cung chùa Pháp Môn

Qua đoạn văn trên cho thấy tín ngưỡng tôn thờ Xá lợi xây tháp cúng dường Phật cho đến thể kỷ thứ 2 sau công nguyên vẫn chưa được truyền vào Giang Đông Trung Quốc và người ở đây vẫn chưa có đủ phước duyên để chiêm ngưỡng Xá Lợi Phật, nhưng ở Việt Nam thì đã rất thịnh hành. Một lần nữa chứng minh cho tín ngưỡng tôn thờ Xá Lợi và tháp A Dục Vương từ rất sớm đã được truyền vào Việt Nam, vì trong khi trã lời cho Tôn Quyền ngài Khương Tăng Hội có nhắc đến.

Theo tài liệu Phật giáo thời nhà Đường (618-907), Trung Quốc có cả thảy 19 nơi có bảo tháp Vua A Dục tôn trí xá lợi Phật. Cho đến nay, người ta cho rằng chỉ mới 7 bảo tháp được phát hiện tại các vùng miền khác nhau của Trung Quốc. Mới đây tại Thành Phố Nam Kinh Trung Quốc người ta phát hiện được bảo tháp của Vua A Dục, tại di chỉ của chùa Đại Báo Ân trong tháp có để Xá Lợi xương đảnh đầu của Đức Phật, có thể nói hiện nay Phật Giáo Bắc Truyền nói chung và Trung Quốc nói riêng, là nơi có nhiều Thánh vật của Phật Giáo nhất, có năm phần chân thân Xá Lợi, thì có hết ba Phần được tôn trí thờ phụng trên đất nước Trung Quốc, như tháp thờ răng Phật ở Bắc Kinh, tháp thờ răng Phật ở Đài Loan, tháp thờ xương đốt ngón tay Phật ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc.

Đạo Phật cũng như tín ngưỡng tôn thờ Xá Lợi Phật được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhưng do bối cảnh của lịch sử, trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước, chiến tranh liên miên dân tình khốn khổ, cộng với ách đô hộ tàn bạo độc ác của các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng như phương Tây và tư tưởng đồng hóa văn hóa của các thế lực xâm lược, nên sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam không được thuận lợi như các nước lân cận trong hệ thống Phật Giáo Bắc Truyền như Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng niềm tin đối với Đức Phật sự tôn sùng kính ngưỡng đối với Xá Lợi của Ngài thì không có gì lay chuyển nổi trong tinh thần trái tim con dân Phật Giáo Việt Nam.

xaloi6

Chư Tôn Đức cùng đoàn Phật tử Việt Nam nhân dịp cung thỉnh Giới Bổn tại Chung Nam Sơn đã đến đảnh lễ và kinh hành trong địa cung nơi Tôn phụng Phật Chỉ Xá Lợi

“Phật tại thế thời ngã trầm luân
kim đắc nhơn thân Phật diệt độ
áo não thử sanh đa nghiệp chướng
bất kiến Như Lai kim sắc thân”
Tạm dịch:
Khi Phật ở trần đời con trầm luân
Con sanh ra đời Phật diệt độ
áo não đời con nhiều nghiệp chướng
không thấy kim thân Phật ở đời

Như hôm nay có thể tận mắt thấy được Xá Lợi Phật cũng giống như được thấy kim thân của Phật vậy, âu cũng là diễm phúc một đời. Là đệ tử Phật chúng ta nên phát nguyện, từ nay càng nên tinh tấn tu hành, nương theo từ bi, trí tuệ, nguyện lực của Phật để sớm thoát khỏi trần lao đạt đáo giác ngộ giải thoát.

Mùa Phật Đản một lần nữa lại về với mọi người con Phật trên toàn thế giới, kính cẩn nguyện cầu Xá Lợi của Phật thường trụ thế gian, làm nơi quy ngưỡng cho tất cả chúng sinh, làm nơi nương tựa cho tất cả những người con Phật và nguyện cầu oai lực của Xá Lợi Phật gia hộ thế giới hòa bình, đất nước hưng thạnh, nhân dân vui cảnh thái bình, mọi người thấm nhuần từ bi và trí tuệ.

Thích Tâm Mãn
Chùa Minh Thành - www.chuaminhthanh.com- www.minhthanhtu.com- Biên tập: ĐĐ. Thích Minh Thông.
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú - Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/07/2013(Xem: 32225)
Chúng sinh sanh trưởng trong đời mạt phát hầu hết nghiệp nặng phước nhẹ, chướng sâu huệ cạn, trọn cuộc đời gặp nhiều khổ đau, thân tâm loạn động, ngay cả hàng xuất gia cũng lại như vậy. Thế nên trên đường đời, đường đạo đều gặp rắc rối giống nhau, thân tâm khổ lụy. Trong Kinh Địa Tạng có câu “Mạt thế chúng sinh nghiệp lực thậm đại, năng địch Tu Di, năng thâm cự hải, năng chướng thánh đạo…” nghĩa là chúng sanh ở đời rốt sau của giáo pháp, sức nghiệp vĩ đại, so sánh có thể cao như núi Tu Di, sâu rộng như biển cả, nó thường hay ngăn chận con đường lên quả Thánh…
22/06/2013(Xem: 18407)
Tại Hoa Kỳ, nhiều người xem bồ công anh là thần dược có tác dụng điều trị bệnh sưng loét bao tử, ung độc, đặc biệt là ung thư vú. Ở nước ta, bồ công anh mọc hoang dại ở các vùng như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa và cũng được trồng để lấy lá làm thuốc. Bồ công anh còn chứa nhiều chất sắt tương đương trong rau dền, hàm lượng vitamin A cao gấp bốn lần rau diếp và rất giàu các nguyên tố vi lượng như manhê, potassium, calcium, sodium và nhất là vitamin C, B.Ngoài ra bồ công anh còn chứa protein, chất béo, tinh bột... Theo y học cổ truyền, một số dược tính của bồ công anh như sau:
05/06/2013(Xem: 19236)
Từ “Công văn” trước đây được dùng trong công việc hành chánh của nhà nước gồm những văn kiện của các Bộ, Ty, Sở đối với chính quyền thuộc địa, hay dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Cho tới ngày nay không ai rõ từ này đã ảnh hưởng vào trong sinh hoạt Phật giáo từ lúc nào.
05/06/2013(Xem: 13396)
Nguyện dâng hương mầu nầy Cúng dường tất cả Phật Tôn Pháp, chư Bồ Tát Thinh Văn và Duyên Giác Cùng các bậc Thánh Hiền Duyên khởi đài sáng chói
29/05/2013(Xem: 11159)
Chúng ta đang sống trong những ngày rộn ràng của đại lễ Phật Đản, một lễ hội văn hoá tâm linh mang tầm thế giới. Nhân dịp này, tôi xin lược ghi một số nhận xét về sự liên quan giữa âm nhạc Phật giáo và âm nhạc dân tộc, xem như góp một bông hoa nhỏ kính mừng ngày lễ hội tôn giáo trọng đại mà cả nước đang nô nức đón mừng.
22/04/2013(Xem: 18123)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
11/04/2013(Xem: 21804)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
10/04/2013(Xem: 5329)
Hồng chung khấu thỉnh lần thứ hai, Bảo kệ ngâm cao giọng ngân dài, Trên thấu thiên đường trời niệm Phật Dưới thông địa ngục ngục tiêu tai. ! (0). *Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu khổ bổn tôn, Cứu bạt minh đồ, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. (0).
08/04/2013(Xem: 32539)
Sau khi cẩn trọng dịch âm, dịch nghĩa và lược giải 2 thời công phu rồi, tôi mới đặt vấn đề như dưới đây. Biết rằng đặt vấn đề thì gây rắc rối, nhưng nghĩ vẫn phải đặt. Ấy là nên có 1 hội đồng lâm thời nhưng đủ mọi cẩn trọng để xét đến 2 thời công phu. Dưới đây là mấy điều nên xét đến.
08/04/2013(Xem: 22458)
Sở hữu thập phương thế giới trung Tam thế nhất thiết nhân sư tử Ngã dĩ thanh tịnh thân ngữ ý Nhất thiết biến lễ tận vô dư Phổ hiền hạnh nguyện oai thần lực Phổ hiện nhất thiết như lai tiền Nhất thân phục hiện sát trần thân Nhất nhất biến lễ sát trần Phật Ư nhất trần trung trần số Phật Các xử bồ tát chúng hội trung Vô tận pháp giới trần diệc nhiên Thâm tín chư Phật giai sung mãn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]