Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Đại Bàng (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

05/04/201319:40(Xem: 24950)
Cúng Đại Bàng (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

cung dai bang__thich nguyen tangchim dai bang 3


Cúng Đại Bàng

Bài viết của TT Thích Nguyên Tạng
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc
 


 

Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt. Chim Đại Bàng này có chiều kích rất lớn, mỗi lần há miệng, một hơi hút của nó chiếm một phạm vi nhiều cây số, tất cả các loài chim nhỏ đều bị cuốn hút vào miệng nó. Thấy việc sát sanh quá nhiều nên Đức Phật đã từ bi giáo hóa. Ngài dạy rằng “ tất cả chúng sanh đều ham sống sợ chết, do đó chớ giết và chớ bảo giết”. Chim Đại Bàng tự nghĩ: “thực phẩm hằng ngày của mình là thịt sống của các loài chim, nay Phật không cho ăn, lấy gì để nuôi thân mạng này”. Phật dạy: “từ đây về sau ngươi về chùa nào gần nhất để quý Tăng Ni cho ăn”.


Tương tự như nghi thức cúng cháo Mông Sơn Thí Thực buổi chiều, Nghi thức cúng Đại Bàng buổi trưa được phát xuất từ đó, và hơn hai ngàn năm nay truyền thống này vẫn tiếp tục gìn giữ và duy trì. Có người thắc mắc rằng, sao chỉ cúng bảy (7) hạt cơm, có thể làm no đủ loài đại bàng, và 7 hạt cơm có thể thay thể được thịt sống? Theo như trong bài kệ ghi rằng “ Pháp lực bất tư nghì, từ bi vô chướng ngại, thất liệp biến thập phương, phổ thí châu sa giới” Nghĩa là: “Pháp lực khó nghĩ bàn, từ bi vô giới hạn, bảy hạt biến mười phương, biến khắp cõi vô biên”.Các Hòa Thượng cũng dạy rằng do nguyện lực của thần chú của Phật mà bảy hạt cơm kia sẽ biến thành cam lồ pháp nhũ khiến cho loài Đại Bàng ăn no đủ, nhờ lực gia trì của thiện niệm.

Tôi nhớ lại thời gian hành điệu, làm thị giả, cúng Đại Bàng là thời gian hồn nhiên, đẹp đẽ đáng ghi nhớ nhất. Tôi được Sư Phụ gởi xuống làm thị giả cho Hòa Thượng Trí Nghiêm & HT Thiện Siêu trong các mùa An cư Kiết Hạ từ những năm 81 đến năm 1984 tại Chùa Hải Đức, Nha Trang. Chùa Hải Đức từng là Phật Học Viện Trung Phần, nơi đào tạo các bậc tăng tài cho PGVN do Cố HT Trí Thủ khai sáng, do vậy sau 1975, có nhiều Thầy con lưu lại nơi này. Lúc ấy tôi nhớ có Ôn Từ Đàm, Ôn Trừng San, TT Phước An, TT Phước Quảng, TT Phước Lượng, TT Chánh Lạc, TT Huệ An, TT Trí Viên, TT Thiện Vinh, TT Minh Châu, TT Minh Thông, TT Chơn Trí, TT Thiện Tu, TT Nguyên Quang… về Sa di thì có Chú Phượng, chú Pháp Đăng.. cảnh trí nơi đây hùng vĩ, cây cối rợp bóng xanh tươi, nhất là con đường đất từ Chùa Long Sơn dẫn đến Chùa Hải Đức luôn phủ một màu đỏ của hoa phượng vĩ.


chuahaiduc-ontrungsan

Ôn Trừng San (xem)



Chu Tieu Nguyen Tang 1981

Chú Tiểu Nguyên Tạng (hình chụp năm 1981)



Năm đầu tiên tôi được dạy đến trình diện Ôn Trừng San, Trụ Trì Chùa Hải Đức, Ôn là một bậc danh tăng giới đức của PG Khánh Hòa; Ôn có người em ruột cũng xuất gia tu hành và đang làm trú trì Chùa Nghĩa Trũng ở Diên Khánh, Khánh Hòa. Ôn Trừng San tướng người cao lớn và đẹp đẽ, Ôn giỏi về nghi lễ, mặc dù là người Khánh Hòa nhưng lại nổi tiếng trong khoa nghi chẩn tế theo truyền thống Huế. Ôn bảo tôi hô Đại Bàng nghe thử, tôi liền bắt ấn cam lồ đưa lên trán và bắt đầu hô:

hodaibang-ventang
Minh hoạ của T. Phổ Huân

Đại Bàng Kim Sí Điểu
Khoáng Dã Quỹ Thần Chúng
La Sát Quỹ Tử Mẫu
Cam Lồ Tất Sung Mãn.
Án Mục Đế Tóa Ha
( 7 lần).

Dịch nghĩa:
“Chim Đại Bàng cánh vàng
Chúng quỷ thần dã hoang
Cùng mẹ con La sát
Hương cam lồ sung mãn”.




Ôn nghe xong lắc đầu vì tôi hô tệ quá. Sau đó Ôn chỉ dạy luyện giọng cho tôi, cuối 3 câu đầu phải lên giọng, cuối câu thứ 4 phải xuống giọng, câu thần chú phải hô đúng 7 lần và phải ngắt ra làm 3 lần, 2 lần đầu mỗi lần 3 biến, và lần ba 1 biến, kéo dài ra và xuống giọng. Khi thử hô vài lần, Ôn Trừng San hoan hỷ gật đầu và thế là tôi trở thành thị giả tống thực trong suốt bốn năm sau đó tại Chùa Hải Đức. Cứ mỗi trưa, tôi giữ trách nhiệm lo chén súc sanh, đánh khánh, cúng đại bàng và làm thị giả cho hai Ôn Trí Nghiêm và Ôn Từ Đàm (HT Thiện Siêu). Thỉnh thoảng tôi được đi làm thị giả cho Ôn Trí Nghiêm ở Ni Viện Diệu Quang, Chùa Kim Quang hoặc Chùa Tỉnh Hội Long Sơn để hô đại bàng, rồi tôi cũng có dịp hầu quả đường và hô đại bàng khi Ôn Hưng Từ (từ Phan Thiết) ra cúng ở Nha Trang.


Thông thường, công việc làm thị giả và hô đại bàng của tiểu Tăng, tiểu Ni, hoặc các vị mới xuất gia. Từ ngày xuất gia đến giờ tôi được nghe rất nhiều chú tiểu hô đại bàng, có người hô rất hay, nhưng có người hô nghe không được, cũng có người chế biến cách hô nghe rất lạ (có người hô 4 câu đầu đến 3 lần). Từ ngày ra hải ngoại đến nay, tôi cũng được nghe nhiều vị mới xuất gia hô đại bàng, nhưng vào năm ngoái, trong khóa An Cư tại Tu Viện Quảng Đức, chú Hạnh Đức (đệ tử của Thượng Tọa Như Điển) hô đại bàng rất hay, đúng giọng điệu và rõ ràng.


Trên đây là một chi tiết rất nhỏ trong sinh hoạt thiền môn, nhưng nếu tinh tế để ý quán xét, chúng ta thấy bậc giáo chủ của đạo Phật dùng nhiều phương tiện độ sanh ngoài sức nghĩ bàn của phàm tình thế nhân. Lòng từ bi của đức Phật tỏa rộng khắp vạn loại sanh linh, kể cả cỏ cây, đất đá, núi sông, khe biển…truyền đạt cho hàng đệ tử xuất gia hành trì, do vậy là đệ tử của Như Lai (Phật Thích Ca) không thể không thực hiện được hạnh từ bi, lợi tha của bậc đại giác Thế Tôn.

Trường Hạ Phổ Quang, Perth 7/2005

Thích Nguyên Tạng

---o0o---


chim dai bang
Cúng Đại Bàng
(Bài này đã được thi hữu Quảng Pháp Ngôn Nguyễn Văn Tiến phổ thành thơ, kính mời vào xem)

 


***


Xem bài liên quan:

Cúng Cháo (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng)
Cúng Đại Bàng (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng)

- Cúng Quá Đường (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng)












Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2010(Xem: 3858)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
30/10/2010(Xem: 8469)
Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự ViệtNam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáoViệt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiệntham khảo học tập.
26/10/2010(Xem: 5907)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
25/10/2010(Xem: 5554)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
25/10/2010(Xem: 6027)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
24/10/2010(Xem: 5436)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
24/10/2010(Xem: 6688)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
22/10/2010(Xem: 42887)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
19/10/2010(Xem: 5495)
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
06/10/2010(Xem: 13681)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567