Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

LỜI GIỚI THIỆU

04/04/201317:57(Xem: 5574)
LỜI GIỚI THIỆU

LỜI GIỚI THIỆU(^)

Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XX, Tăng, Ni và Phật tử nước ta đều đọc tụng Kinh điển bằng chữ Hán. Nhờ có phong trào chấn hưng Phật giáo trong các thập niên 30 và 40 của thế kỷ này, các nghi thức bằng chữ Hán dần dần được thay thế bằng các nghi thức phiên âm Hán Việt. Theo bộ Nhật Tụng hai tập thượng và hạ, viết bằng Hán tự, do hội Việt Nam Phật Giáo chủ biên và trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội ấn hành, một ngày đêm được chia thành sáu thời tu niệm. Mỗi thời đều có khóa lễ riêng biệt: khóa sáng vào lúc 4 giờ, đại chúng vân tập tại chính điện tụng Thủ-lăng-nghiêmThập Chú;khoá trưa tụng Kinh Tứ Thập Bát Nguyện; khóa tối tụng Kinh A-di-đà, và ba thời niệm Phật: Buổi sáng khoảng 5 giờ 30’, chiều 18 giờ và buổi tối, trước khi đi ngủ (lâm thụy), lúc 21 giờ. Đấy là theo nghi thức tu trì ngoài Bắc. Còn Trung, Nam bộ, các nghi thức tụng niệm phần lớn mô phỏng theo nghi thức Hai Thời Khóa Tụngcủa các Tổ Trung Hoa. Thần chú Thủ-lăng-nghiêmMười Thần Chúcăn bản khác được tụng vào thời Kinh khuya. Kinh A-di-đà và Kinh Phổ Môn thường được tụng niệm trong các khoá lễbuổi chiều. Thỉnh thoảng các Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Bát Niết-bàn và Kinh Kim Cương Bát-nhã cũng được đọc tụng trong những ngày đại lễ Phật giáo. Các Kinh điển Đại thừa bằng âm Hán Việt đó nếu không được vị pháp sư phân tích và giảng giải tường tận thì người đọc tụng khó mà lĩnh hội được hết những nghĩa lý sâu xa huyền diệu chứa đựng trong đó. Các nghi thức tụng niệm của Phật giáo Việt Nam do vì chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, được biên soạn theo âm Hán Việt, nên tinh thần giáo lý cao siêu của đức Phật khó có thể lan truyền rộng rãi trong khắp giới bình dân, một thành phần chiếm đại đa số trong các thời đại.

Bộ Kinh Tụng Hằng Ngàymà quý vị hiện có trong tay là một tuyển tập 49 bài Kinh căn bản trong hai kho tàng Kinh điển Pali và Đại thừa, được đại đức Thích Nhật Từ chọn lọc, biên soạn và ấn tống lần đầu vào năm 1994. Hơn hai phần ba số Kinh được trích dịch từ Kinh tạng Pali trong khi chỉ có một phần ba còn lại từ Kinh điển Đại thừa, Hán tạng. Tỷ lệ cũng như nội dung của các bài Kinh trong nghi thức này cho thấy được tính nhất quán và bổ sung lẫn nhau về giáo nghĩa và pháp thức hành trì trong hai truyền thống lớn của Phật giáo là Nguyên thuỷ và Đại thừa.

Bộ Kinh được biên soạn, theo chủ ý ban đầu, để đọc tụng trong khoá lễ buổi tối tại các chùa, trên thực tế chúng ta có thể đọc tụng trong các khoá lễ buổi sáng và buổi chiều. Một trong các đặc điểm của nghi thức này là tính chất thuần Việt được thể hiện trong từng bài Kinh, và ngay cả hai phần nghi thức dẫn nhập và hồi hướng. Nhờ đó, người đọc tụng có thể dễ dàng hiểu được tôn chỉ của Kinh mà ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Vậy, khi đọc tụng bộ Kinh này, người thụ trì không cần phải tra khảo các từ điển Phật học mà vẫn có thể tự mình trực tiếp hiểu được lời Phật dạy, nhờ đó tăng thêm tín tâm với chính pháp, áp dụng vào đời sống, đem lại an lạc và hạnh phúc cho bản thân. Điểm đặc biệt khác là bộ Kinh chứa đựng nhiều bài Kinh với nhiều nội dung tu tập khác nhau, được sắp xếp theo một thứ tự từ căn bản đến chuyên sâu, nhờ vậy, người đọc tụng hằng ngày không cảm thấy nhàm chán như trong trường hợp phải đọc đi đọc lại một bài Kinh quanh năm suốt tháng, như các nghi thức tụng niệm trước đây.

Ngoài những bài Kinh căn bản của Đại thừa ra, các nghi thức của Việt Nam trước nay đều được biên soạn trên tinh thần của pháp môn Tịnh Độ, phối hợp với Mật tông, yếu tố thiền định là nền tảng chính của cánh cửa giải thoát cũng được chú ý một cách đặc biệt.

Bộ Kinh Tụng Hằng Ngày trình bày nội dung giáo pháp của đức Phật, giới thiệu các phương pháp tu tâm dưỡng tính, các nghệ thuật xây dựng hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội, các pháp tu niệm Phật, niệm pháp và thiền định cần thiết cho sự phát triển đời sống tâm linh. Nói chung, các giáo pháp căn bản cho việc thiết kế một mô hình xã hội nhân đạo chân chính và hướng đến sự chứng đắc giải thoát đều được trình bày trong bộ Kinh này. Việc đọc tụng và thụ trì bộ Kinh này, do vậy, trở nên rất cần thiết đối với người con Phật, bất luận trong thời đại nào.

Trong truyền thống đặc thù của Phật giáo Việt Nam, các vị Tổ Sư tiền bối đã khéo dung hợp ba pháp môn Tịnh, Mật và Thiền hòa quyện trong cùng một thời khóa tu niệm, tạo cho người thụ trì, đọc tụng thanh tịnh được thân, khẩu, ý một cách dễ dàng mà không thấy có gì là ngăn ngại cả.

Một nỗ lực khác đáng chú ý là, soạn giả đã mạnh dạn đặt lại tên của các bài Kinh, mà tựa nguyên thuỷ của nó không phản ánh được chủ đề chính mà chúng muốn mô tả. Không những thế, soạn giả cũng đã thêm các tiêu đề phụ ở những bài Kinh chưa có tiêu đề, hầu giúp cho người đọc tụng dễ nắm bắt được đại ý của các Kinh.

Ở đây, tôi cũng cần nhắc người thụ trì, hãy tránh thái độ tụng Kinh để kể công với Phật, hay để tiêu khiển thời gian, hoặc biến thời Kinh thành một buổi nhạc lễ. Không nên tụng Kinh vì mục đích cầu phúc báo danh lợi nhân gian. Đọc tụng Kinh điển trước để hiểu rõ và sau là hành trì. Hiểu rõ để thực hành khỏi sai. Hành trì để bản thân và tha nhân được an lạc.

Nói cách khác, để hiểu rõ và hiểu sâu lời Phật dạy, trước nhất, người thụ trì cần phải siêng năng đọc tụng, nghiền ngẫm nghĩa lý. Sau khi nắm vững được chính pháp, người đọc tụng phải đích thân ứng dụng và thực hành. Có như vậy thì việc đọc tụng mới có nhiều ý nghĩa thiết thực.

Người đọc tụng cần phải lưu ý rằng lời Phật dạy được trình bày trong Kinh điển chỉ là tấm bản đồ hướng dẫn chúng ta tu tập. Bản thân tấm bản đồ cũng như các con đường không phải cứu cánh của việc tu tập. Nương vào sự hướng dẫn của Kinh điển để tu tập cũng như nương vào ngón tay để nhìn thấy được mặt trăng, hay nương vào thuyền bè để sang sông. Khi thấy được mặt trăng chân tâm hay khi đến được bờ giải thoát bên kia, người thụ trì coi như phần nào đã chứng ngộ rồi vậy.

Đã từ lâu, tôi hằng mong ước biên soạn một nghi thức tụng niệm thuần Việt, để giúp cho người Phật tử Việt Nam dễ dàng hiểu và thực hành, hoài bão đó đến nay vẫn chưa đủ duyên để thực hiện. Nay đại đức Thích Nhật Từ phát tâm soạn bộ Kinh Tụng Hằng Ngày, tôi vô cùng hoan hỷ, và mong rằng trong tương lai gần, chư tôn đức giáo phẩm sẽ ngồi lại cùng biên soạn một nghi thức tiêu chuẩn cho toàn quốc. Trong khi chờ đợi một nghi thức hoàn chỉnh, bộ Kinh Tụng Hằng Ngày này sẽ mang lại nhiều lợi ích không nhỏ cho người đọc tụng và thụ trì Kinh điển bằng tiếng Việt Nam.

Cầu chúc tất cả những ai có duyên đọc tụng bộ Kinh này đều tăng trưởng tâm bồ-đề, gặt hái được nhiều an lạc ở hiện tại và tương lai, đồng thời gặp được nhiều thắng duyên trên con đường tu tập giải thoát.

Viết tại chùa Giác Minh, Sài Gòn, ngày 10-1-2002
Sa-môn Thích Đức Nhuận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2014(Xem: 6165)
Trong hai ngày 08, 09-5-Giáp Ngọ (tức 04 và 05.6.2014), TT.Thích Thiện Thông, trụ trì chùa Sắc tứ Minh Thiện, xã Diên Lạc (Diên Khánh); Đại đức Thích Như Chuẩn, trụ trì chùa Phước Duyên, xã Diên Phước (Diên Khánh) đã thành kính tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 6 HT Thích Huệ Đăng, tổ Khai sơn chùa Phước Duyên, phương trượng chùa Sắc tứ Minh Thiện, nguyên Ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam.
06/06/2014(Xem: 5818)
Ngày 07-5-Giáp Ngọ (tức 02 đến 05.6.2014), TT.Thích Quảng Tâm, UV Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa Thanh Hải (xã Cam Thịnh Đông, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã thành kính trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 44 tổ Khai sơn chùa Thanh Hải HT.Thích Nhơn Hưng. Chứng minh và tham dự có Đại lão HT.Thích Đồng Giải nguyên Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện Củng Sơn, Chứng minh BTS GHPGVN huyện Sông Cầu, trụ trì chùa Linh Đài - Hòa Đa (Phú Yên) chư tôn đức Tăng và môn đồ pháp quyến, cùng thân quyến Tổ Khai sơn, Phật tử chùa Thanh Hải, đạo tràng chùa Linh Sơn Pháp Ấn, chùa Linh Thứu, chùa Linh Quang (TP.Nha Trang).
10/05/2014(Xem: 14079)
Tập sách Phù Tang Ký Sự do Đại Đức Thích Phước Thái biên soạn, ghi lại cuộc hành trình trong chuyến đi Nhật Bản lần đầu tiên của tác giả và của đoàn. Tổng số người đi là 25 người đa số là những liên hữu trong đạo tràng Quang Minh. Mục đích của chuyến đi nầy, nhằm thực hiện cầu an, cầu siêu cho các nạn nhân thiên tai sóng thần đã xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, tại tỉnh Miyagi thành phố Sendai thuộc miền Đông Bắc Nhật Bản. Ai cũng biết đó là trận thiên tai sóng thần ác liệt đã gây ra thiệt hại nặng nề về tài sản và sinh mạng. Có hơn 15.000 người chết và trên 3.000 người bị mất tích. Đồng thời, đoàn cũng cỏn đến thăm viếng thuyết giảng và ủy lạo cho 24 gia đình nghèo tại chung cư Hiệp Hội Từ Thiện. Ngoài ra, đoàn còn đi tham quan chiêm bái những danh lam thắng cảnh ở một vài nơi khác. Tất cả đã được tác giả ghi lại từng ngày, từng nơi, mà đoàn đã đi qua và thực hiện. Ngoài việc ghi chép theo lịch trình thời gian ra, tác giả còn cho chúng ta biết qua một vài vấn đề có liên quan đến đ
05/04/2014(Xem: 12468)
Khi biên soạn tập tài liệu nhỏ nầy, mục đích chính của chúng tôi là nhằm giúp thêm tài liệu cho quý tăng ni học chúng tại Tổ Đình Phước Huệ. Từ trước tới nay trong mỗi mùa an cư tại Tổ Đình, quý tăng ni học chúng đều có học qua các môn: Kinh, Luật và Luận. Ngoài ra, họ còn phải học thêm các bộ môn khác như: lịch sử, nghi lễ, hành chánh v.v... đặc biệt nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Riêng trong mùa an cư của năm 2007, Hòa thượng Tông Trưởng có sai bảo chúng tôi, nên biên soạn tài liệu để hướng dẫn giúp cho học chúng về vấn đề nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng thường nói với chúng tôi, người xuất gia muốn làm giảng sư, không phải chỉ có kiến thức Phật pháp không thôi là đủ, mà nó còn đòi hỏi phải có nhiều khía cạnh khác, nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng cũng thường khuyến khích khuyên bảo học chúng: “sống trong thời đại mới nầy, các vị nên cố gắng trau giồi thêm về những kiến thức ngoại điển để có thể thích nghi với trào lưu tư tưởng của nhơn loại trong việc hoằng
13/03/2014(Xem: 9494)
Nghi Thức Sám Hối này do cư sĩ Hạnh Cơ soạn và chú thích. Nội dung của nghi thức đã được dịch từ bài “Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi” (bằng Hán văn) của vua Trần Thái Tông (1218-1277). Nghi thức đã được lựa chọn và sắp xếp lại thành chỉ có một thời, khác với nguyên tác.
28/02/2014(Xem: 9453)
Trung Tâm Phật Giáo – Chùa Việt Nam xin trân trọng thông báo đến quý đồng hương và Phật tử xa gần được rõ: Lễ Hội Quan Âm - Ngày Hành Hương và Cầu Nguyện Năm Thứ 14 sẽ được tổ chức vào các ngày Thứ Sáu, 28/3 và Thứ Bảy, 29/3/2014 với chương trình tổng quát như sau: Thứ Sáu Ngày 28 Tháng 3 Năm 2014 9giờ 30 sáng - Pháp Hội Quan Âm 1 3giờ chiều - Pháp Hội Quan Âm 2 6giờ 30 tối: - Lễ Khai Mạc - Cử Pháp Cổ & Múa Lân - Hành Hương Tam Bộ Nhất Bái - Hội Hoa Đăng - Cầu Nguyện
12/02/2014(Xem: 13504)
Bộ kinh in khổ đẹp, trình bày trang nhã với bìa sách đỉnh đạc rất giá trị, do Thượng Tọa Thích Nhật Từ biên soạn, phiên dịch, sắp xếp 63 bài kinh quan trọng theo 5 nhóm chủ đề: Đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh độ được tuyển dịch từ kinh tạng Pali và kinh điển Bắc truyền.
12/02/2014(Xem: 10256)
Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá.
05/02/2014(Xem: 14611)
Nghi Thức Niệm Phật A-Di-Đà Thích Nhật Từ biên soạn
05/02/2014(Xem: 13347)
Nghi Thức Trì Chú Dược Sư Thích Nhật Từ biên soạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567