Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

LỜI GIỚI THIỆU

04/04/201317:57(Xem: 5571)
LỜI GIỚI THIỆU

LỜI GIỚI THIỆU(^)

Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XX, Tăng, Ni và Phật tử nước ta đều đọc tụng Kinh điển bằng chữ Hán. Nhờ có phong trào chấn hưng Phật giáo trong các thập niên 30 và 40 của thế kỷ này, các nghi thức bằng chữ Hán dần dần được thay thế bằng các nghi thức phiên âm Hán Việt. Theo bộ Nhật Tụng hai tập thượng và hạ, viết bằng Hán tự, do hội Việt Nam Phật Giáo chủ biên và trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội ấn hành, một ngày đêm được chia thành sáu thời tu niệm. Mỗi thời đều có khóa lễ riêng biệt: khóa sáng vào lúc 4 giờ, đại chúng vân tập tại chính điện tụng Thủ-lăng-nghiêmThập Chú;khoá trưa tụng Kinh Tứ Thập Bát Nguyện; khóa tối tụng Kinh A-di-đà, và ba thời niệm Phật: Buổi sáng khoảng 5 giờ 30’, chiều 18 giờ và buổi tối, trước khi đi ngủ (lâm thụy), lúc 21 giờ. Đấy là theo nghi thức tu trì ngoài Bắc. Còn Trung, Nam bộ, các nghi thức tụng niệm phần lớn mô phỏng theo nghi thức Hai Thời Khóa Tụngcủa các Tổ Trung Hoa. Thần chú Thủ-lăng-nghiêmMười Thần Chúcăn bản khác được tụng vào thời Kinh khuya. Kinh A-di-đà và Kinh Phổ Môn thường được tụng niệm trong các khoá lễbuổi chiều. Thỉnh thoảng các Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Bát Niết-bàn và Kinh Kim Cương Bát-nhã cũng được đọc tụng trong những ngày đại lễ Phật giáo. Các Kinh điển Đại thừa bằng âm Hán Việt đó nếu không được vị pháp sư phân tích và giảng giải tường tận thì người đọc tụng khó mà lĩnh hội được hết những nghĩa lý sâu xa huyền diệu chứa đựng trong đó. Các nghi thức tụng niệm của Phật giáo Việt Nam do vì chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, được biên soạn theo âm Hán Việt, nên tinh thần giáo lý cao siêu của đức Phật khó có thể lan truyền rộng rãi trong khắp giới bình dân, một thành phần chiếm đại đa số trong các thời đại.

Bộ Kinh Tụng Hằng Ngàymà quý vị hiện có trong tay là một tuyển tập 49 bài Kinh căn bản trong hai kho tàng Kinh điển Pali và Đại thừa, được đại đức Thích Nhật Từ chọn lọc, biên soạn và ấn tống lần đầu vào năm 1994. Hơn hai phần ba số Kinh được trích dịch từ Kinh tạng Pali trong khi chỉ có một phần ba còn lại từ Kinh điển Đại thừa, Hán tạng. Tỷ lệ cũng như nội dung của các bài Kinh trong nghi thức này cho thấy được tính nhất quán và bổ sung lẫn nhau về giáo nghĩa và pháp thức hành trì trong hai truyền thống lớn của Phật giáo là Nguyên thuỷ và Đại thừa.

Bộ Kinh được biên soạn, theo chủ ý ban đầu, để đọc tụng trong khoá lễ buổi tối tại các chùa, trên thực tế chúng ta có thể đọc tụng trong các khoá lễ buổi sáng và buổi chiều. Một trong các đặc điểm của nghi thức này là tính chất thuần Việt được thể hiện trong từng bài Kinh, và ngay cả hai phần nghi thức dẫn nhập và hồi hướng. Nhờ đó, người đọc tụng có thể dễ dàng hiểu được tôn chỉ của Kinh mà ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Vậy, khi đọc tụng bộ Kinh này, người thụ trì không cần phải tra khảo các từ điển Phật học mà vẫn có thể tự mình trực tiếp hiểu được lời Phật dạy, nhờ đó tăng thêm tín tâm với chính pháp, áp dụng vào đời sống, đem lại an lạc và hạnh phúc cho bản thân. Điểm đặc biệt khác là bộ Kinh chứa đựng nhiều bài Kinh với nhiều nội dung tu tập khác nhau, được sắp xếp theo một thứ tự từ căn bản đến chuyên sâu, nhờ vậy, người đọc tụng hằng ngày không cảm thấy nhàm chán như trong trường hợp phải đọc đi đọc lại một bài Kinh quanh năm suốt tháng, như các nghi thức tụng niệm trước đây.

Ngoài những bài Kinh căn bản của Đại thừa ra, các nghi thức của Việt Nam trước nay đều được biên soạn trên tinh thần của pháp môn Tịnh Độ, phối hợp với Mật tông, yếu tố thiền định là nền tảng chính của cánh cửa giải thoát cũng được chú ý một cách đặc biệt.

Bộ Kinh Tụng Hằng Ngày trình bày nội dung giáo pháp của đức Phật, giới thiệu các phương pháp tu tâm dưỡng tính, các nghệ thuật xây dựng hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội, các pháp tu niệm Phật, niệm pháp và thiền định cần thiết cho sự phát triển đời sống tâm linh. Nói chung, các giáo pháp căn bản cho việc thiết kế một mô hình xã hội nhân đạo chân chính và hướng đến sự chứng đắc giải thoát đều được trình bày trong bộ Kinh này. Việc đọc tụng và thụ trì bộ Kinh này, do vậy, trở nên rất cần thiết đối với người con Phật, bất luận trong thời đại nào.

Trong truyền thống đặc thù của Phật giáo Việt Nam, các vị Tổ Sư tiền bối đã khéo dung hợp ba pháp môn Tịnh, Mật và Thiền hòa quyện trong cùng một thời khóa tu niệm, tạo cho người thụ trì, đọc tụng thanh tịnh được thân, khẩu, ý một cách dễ dàng mà không thấy có gì là ngăn ngại cả.

Một nỗ lực khác đáng chú ý là, soạn giả đã mạnh dạn đặt lại tên của các bài Kinh, mà tựa nguyên thuỷ của nó không phản ánh được chủ đề chính mà chúng muốn mô tả. Không những thế, soạn giả cũng đã thêm các tiêu đề phụ ở những bài Kinh chưa có tiêu đề, hầu giúp cho người đọc tụng dễ nắm bắt được đại ý của các Kinh.

Ở đây, tôi cũng cần nhắc người thụ trì, hãy tránh thái độ tụng Kinh để kể công với Phật, hay để tiêu khiển thời gian, hoặc biến thời Kinh thành một buổi nhạc lễ. Không nên tụng Kinh vì mục đích cầu phúc báo danh lợi nhân gian. Đọc tụng Kinh điển trước để hiểu rõ và sau là hành trì. Hiểu rõ để thực hành khỏi sai. Hành trì để bản thân và tha nhân được an lạc.

Nói cách khác, để hiểu rõ và hiểu sâu lời Phật dạy, trước nhất, người thụ trì cần phải siêng năng đọc tụng, nghiền ngẫm nghĩa lý. Sau khi nắm vững được chính pháp, người đọc tụng phải đích thân ứng dụng và thực hành. Có như vậy thì việc đọc tụng mới có nhiều ý nghĩa thiết thực.

Người đọc tụng cần phải lưu ý rằng lời Phật dạy được trình bày trong Kinh điển chỉ là tấm bản đồ hướng dẫn chúng ta tu tập. Bản thân tấm bản đồ cũng như các con đường không phải cứu cánh của việc tu tập. Nương vào sự hướng dẫn của Kinh điển để tu tập cũng như nương vào ngón tay để nhìn thấy được mặt trăng, hay nương vào thuyền bè để sang sông. Khi thấy được mặt trăng chân tâm hay khi đến được bờ giải thoát bên kia, người thụ trì coi như phần nào đã chứng ngộ rồi vậy.

Đã từ lâu, tôi hằng mong ước biên soạn một nghi thức tụng niệm thuần Việt, để giúp cho người Phật tử Việt Nam dễ dàng hiểu và thực hành, hoài bão đó đến nay vẫn chưa đủ duyên để thực hiện. Nay đại đức Thích Nhật Từ phát tâm soạn bộ Kinh Tụng Hằng Ngày, tôi vô cùng hoan hỷ, và mong rằng trong tương lai gần, chư tôn đức giáo phẩm sẽ ngồi lại cùng biên soạn một nghi thức tiêu chuẩn cho toàn quốc. Trong khi chờ đợi một nghi thức hoàn chỉnh, bộ Kinh Tụng Hằng Ngày này sẽ mang lại nhiều lợi ích không nhỏ cho người đọc tụng và thụ trì Kinh điển bằng tiếng Việt Nam.

Cầu chúc tất cả những ai có duyên đọc tụng bộ Kinh này đều tăng trưởng tâm bồ-đề, gặt hái được nhiều an lạc ở hiện tại và tương lai, đồng thời gặp được nhiều thắng duyên trên con đường tu tập giải thoát.

Viết tại chùa Giác Minh, Sài Gòn, ngày 10-1-2002
Sa-môn Thích Đức Nhuận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2016(Xem: 5837)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ Khai Chung Bảng tại Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12 Tại Tu Viện Quảng Đức Từ ngày 05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 www.quangduc.com
19/03/2016(Xem: 5582)
Nghi thức này gồm có 3 phần. Phần một là cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát và chư thiên về chứng minh gia hộ, có mô tả ngắn gọn công hạnh của các ngài để chúng ta tán thán và noi gương; phần hai là mời các oan gia về dự lễ giải oan, thưa chuyện và xin lỗi; phần ba là chia sẻ các bài kệ tụng nhắc nhở việc tu tập để âm dương đều được lợi lạc. Trừ phần hai ra, phần một cung thỉnh chư Phật, và phần ba các bài kệ tụng, đều có thể dùng trong các thời kinh hàng ngày, hay trong các nghi lễ cầu an, cầu siêu, kị giỗ… đều thông dụng.
12/03/2016(Xem: 5031)
Mỗi lần, trước khi hành lễ ở các chùa, vị chủ lễ thường chắp tay cầm ba nén nhang dâng lên trên trán và đọc thầm bài kệ niệm hương: “Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo, thệ trọn đời giữ đạo, theo tự tánh làm lành, cùng pháp giới chúng sanh, cầu Phật từ gia hộ, tâm bồ đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác.” Và chúng ta cũng thường nghe những vần thơ như: “Lặng lẽ chiên đàn tỏa khói hương, đỉnh trầm xông ngát ý thiền môn, lung linh nến ngọc ngời sao điểm, xóa sạch trần gian hết tủi hờn…” Những vần thơ này đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tâm linh và cho chúng ta thấy nghi thức dâng hương là nét văn hóa rất đẹp trong nghi lễ thiền môn.
07/03/2016(Xem: 7000)
Vào lúc 8g30 ngày thứ bảy 05 tháng 3 năm 2016, nhằm ngày 27 tháng giêng năm Bính Thân, tại hội trường Trường trung học Yerba Buena thành phố San Jose, tiểu bang California, gia đình Phật tử An Nguyệt đã tổ chức Pháp hội Dược Sư, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Nhật Thiện, Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện cùng Ni chúng Tu viện Huyền Không ở thành phố San Jose. Nội dung chương trình như sau: - Ban tổ chức tác bạch thỉnh Sư - Lễ thượng phan - Khai kinh, trì tụng và lạy danh hiệu đức Phật Dược Sư - Trì chú Dược Sư 49 biến - Khất thực - Cúng dường Trai Tăng và Phạn thực kinh hành - Lễ hoa đăng - Pháp thoại: Pháp tu Dược Sư (Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện) - Tuyên sớ cầu an và cầu siêu (khoảng 280 gia đình) - Cúng thí thực cô hồn - Pháp đàm - Lời cảm tạ của Ban tổ chức - Chụp ảnh tập thể và tặng quà lưu niệm
26/01/2016(Xem: 6590)
LỄ TỐNG CHUNG SIÊU ĐỘ VONG LINH (Nghi thúc nầy tuỳ theo thời gian ít hay nhiều mà thay dổi Tại nhà quàn trước khi di quan hoặc đọc tại nghĩa trang)
13/11/2015(Xem: 5524)
Trước đây do phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế nên người ta ít khi nghe và thấy chữ "Tân Viên Tịch" trong các văn thư, cáo phó, phân ưu, điếu từ và điếu văn trên các phương tiện truyền thông, nhưng gần đây người ta thấy chữ "Tân Viên Tịch" nhiều hơn trước để chỉ sự kiện một vị Tôn Đức Tăng Ni Giáo Phẩm vừa viên tịch. Vậy trong thực tế có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không?
19/08/2015(Xem: 6826)
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”.
14/07/2015(Xem: 16648)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 8) sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu vào cuối tháng 9 năm 2014. Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 9) năm 2015 dự định sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry, Pháp Quốc nhân lễ Khánh Thành chùa cũng như lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ hội luận vào ngày thứ bảy 15.08.2015 như chương trình gửi kèm theo đây. Chư Tôn Đức cũng như quý Phật tử nào không tham dự được suốt chương trình các ngày Lễ thì xin mời chọn những ngày thích hợp để đến với Tăng đoàn nhằm nói lên tinh thần cộng trụ trong sinh hoạt Phật sự tại hải ngoại ngày nay. Kính mong chư Tôn Đức và quý vị Phật tử hồi báo cho Ban Tổ
06/06/2015(Xem: 11315)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
31/03/2015(Xem: 23850)
“Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh thế gian danh lợi khách Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng trung nhơn”. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567