Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

(A-C)

05/04/201312:24(Xem: 4764)
(A-C)

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

Phụ Lục

---o0o---

CHÚ THÍCH

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ DANH TỪ RIÊNG

Thích Giác Hoàng

(Đọc bằng phông chữ Arial Unicode MS)

(A-C)

Mặc dầu trong Kinh Tụng Hằng Ngày này, soạn giả đã nỗ lực Việt hoá tối đa các thuật ngữ Phật học Hán Việt, nhưng do vì bộ Kinh được nhiều vị Tôn đức phiên dịch, nên vẫn còn một số các thuật ngữ có nguồn gốc từ Sanskrit, Pāli hoặc Hán Việt, được chuyển sang tiếng Việt bằng nhiều từ khác nhau. Do đó, chúng tôi cũng chọn một số thuật ngữ và danh từ riêng tiêu biểu thường lập đi lập lại trong Kinh Tụng Hàng Ngàynày để giải thích sơ bộ, đồng thời đối chiếu vớitừ nguyên của nó vốn xuất thân từ Sanskrit hoặc Pāli hoặc các từ đã Hán hoá mà người Việt mình quen dịch và đọc tụng.

Phần chú thích này chủ yếu giúp cho người đọc tụng có thể hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ Phật học một cách nhanh chóng, nhất là đáp ứng tạm thời cho quý Phật tử nào không có nhiều thời gian tra khảo các thuật ngữ Phật học trong các bộ từ điển Phật học chuyên ngành. Do vậy, các mục từ được giải thích ngắn gọn, không chú trọng đến nội dung chuyên sâu.

Ngôn ngữ Pāli, Sanskrit và hai ký hiệu khác trong phần phụ chú này được mặc ước như sau:

(P) : Pāli;(S):Sanskrit;(S=P): Sanskrit và Pāli giống nhau;

®:tham khảo thêm mục từ;=các hình thức viết khác của một mục từ.


A-hàmphiên âm của Āgama(S), có nghĩa là bộ kinh hay là tuyển tập các lời dạy của Đức Phật. Giải thích theo quan điểm của ngài Đại sư Trí Khải thì Đức Phật đã tuyên thuyết Kinh A-hàmsuốt 22 năm, gồm bốn bộ: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm.Từ A-hàm (Āgama) được các nhà Đại thừa sử dụng chỉ cho Kinh bộ, tươngđương với chữkinh bộ (Nikāya)trong văn học Pāli.

A-la-hánphiên âm của Arhat, Arhant(S) hoặc Arahat, Arahant(P), còn một phiên âm không chuẩn xác khác là La-hán. A-la-hán có nghĩa là bậc đáng cúng dường, nên ngườiHoa dịch là Ứng Cúng .Do vì bậc A-la-hán không còn bị đoạ lạc vào cõi này nữa nên cũng gọi là bậc "Vô Sanh." .

A-lan-nhãphiên âm của araṇya(S) hoặc arañña(P),Hán dịch là “nhàn tịch” (nơi thanh tịnh) hay “viễn ly xứ” (nơi xa lánh ồn ào), "Tinh xá" (nơi trong sạch, trang nghiêm) hay "Tự" (chùa), "Viện." (các trung tâm tu học lớn). Tên gọi chung nơi các vị tu sĩ Phật giáo trú ngụ.

A-la-raphiên âm vắn tắt người Việt của từ Āḷāra-kalāma (P) hoặc Ārāḍa-kālāma (S),Trung Hoa phiên âm là A-la-ma . Ông là vị Thầy đầu tiên của Bồ-tát Tất-đạt-đa đã dạy “Vô sở hữu xứ định” cho Bồ-tát. Đến khi Đức Phật thành đạo thì A-la-ra đã mất.

A-na-hàmphiên âm của từ Anāgāmi (S=P).Vị chứng đắc quả vị này đoạn trừ hoàn toàn năm kiết sử đầu. Khi bỏ báo thân, vị ấy không còn trở lại cõi đời này mà được hoá sanh lên cõi trời Tịnh Cư thuộc Sắc giới, nên còn gọi là "bất lai" hoặc bất hoàn . Ở đó, hành giả chứng quả vị A-la-hán, giảithoátvòng luân hồi.

A-na-luật-đà=A-nậu-lâu-đà.

A-nancòn viết là A-nan-đà phiên âm của Ānanda (S=P). Một số Kinh trong Kinh Tụng Hằng Ngày phiên âm là A-nan-đa, đây là cách phiên âm của người Việt. Ānanda là vị thị giả cần mẫn suốt 25 năm cuối của Đức Phật. Tôn giả Ānanda cũng là vị trùng tuyên Pháp tạng trong kỳ kiết tập Kinh điển lần thứ nhất tại hang Thất Diệp thuộc thành Vương Xá vào mùa hạ thứ nhất sau khi Đức Phật vừa Vô dư Niết-bàn. Trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ suy cử tôn giả là vị đệ nhị Tổ Sư. Phật giáo Thiền tông Ấn - Hoa cũng suy tôn Ngài là vị Tổ Sư thứ hai.

A-nan-đa= A-nan.

A-na-ru-đaphiên âm của Anaruddha (P), tên của một vị Tỳ-kheo sống rất hoà hợp với hai vị Tỳ-kheo khác trong Kinh Sống và Tu trong Hoà Hợp.

A-nậuviết đủ là A-nậu-đạt , phiên âm của Anavatapta(S), Hán dịch là Vô Nhiệt , tên của ao A-nậu-đạttrong Hi-mã-lạp sơn, nơi phát nguyên tám con sông lớn của Ấn Độ. Ao này thường được xuất hiện trong Kinh điển Đại thừa dụ cho giáo lý Đại thừa là pháp cao tột, là nơi phát nguyên của vô số pháp môn khác.

A-nậu-lâu-đàphiên âm của Aniruddha (S) hoặc Anuruddha (P), còn được phiên âm là A-na-luậthoặc A-na-luật-đà .Tên của một vị đại đệ tử trong thập đại đệ tử của Đức Phật.Tôn giả được Đức Phật khen ngợi là bậc đạt được Thiên nhãn đệ nhất. Chính tôn giả đã theo dõi các trạng thái thiền định khi Đức Phật xả bỏ báo thân.

Anh em Ca-diếpchỉ cho ba anh em ruột cóhọ là Ca-diếp (S. Kāśyapa), trong Kinh thường gọi là ba anh em tôn giả Ca-diếp, gồm có Ưu-lâu-tần-loa-ca-diếp (S. Uruvilvā-kāśyapa), Na-đề Ca-diếp (S. Nadī-kāśyapa) và Dà-da Ca-diếp (S. Gayā-kāśyapa).

A-nhã Kiều-trần-nhưphiên âm từ Ājñāta Koṇḍañña. Từ A-nhã là từ phiên âm của Ājñāta (S) hoặc Añña (P) để suy tôn cho tôn giả Kiều-trần-như (Koṇḍañña) khi tôn giả nghe xong bài pháp đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Nai chứng đượcpháp nhãn ly trần cấu, nghĩa là chứng được quả vị Tu-đà-hoàn.

A-nu-ra-đaphiên âm của từ Anurādha (P), tên của một vị Tỳ-kheo.

A-ri-thaphiên âm của từ Arittha (P), tên của một vị Tỳ-kheo.

A-tư-đàphiên âm của từ Atisa(S=P). Tên của vị tiên tri, tu trên Hy-mã-lạp sơn. Người xem tướng thái tử Tất-đạt-đa và đoán rằng thái tử sẽ thành Chuyển Luân Thánh Vương, nếu xuất gia thì thái tử sẽ trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

A-tu-laphiên âm của từ Asura(S=P), đôi khi được phiên âm thành A-tu-luân . Hạng chúng sanh này phước báu hơn người, nhưng đức trí kém hơn người. Họ cũng có thần thông và thường gây gỗ đánh nhau với chư thiên. Người nam của cảnh giới này cực kỳ xấu và người nữ cực kỳ đẹp. Đây cũng là một cảnh giới được Đức Phật xếp vào bốn cõi tối tăm, đau khổ.

A-xà-thếphiên âm của từ Ajātaśatru (S) hoặc Ajātasattu (P). Ông là con của vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra) và hoàng hậu Vi-đề-hi (Vidhehi) ở thành Vương Xá thuộc vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha). Ông đã từng nghe lời Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) thả voi dữ hại Phật và đã giết chết cha mình để cướp ngôi vua. Sau ông nghe lời cận thần ngự y Kỳ-bà (Jīvaka) đến Đức Phật đảnh lễ sám hối tội lỗi của mình.Đức Phật xác nhận với hội chúng Tỳ-kheo rằng nếu vua A-xà-thế không phạm tội giết cha thì đã chứng được sơ quả khinghe xong bài pháp Ngài thuyết. Ông cũng là đại tín chủ ngoại hộ đắc lực nhất cho kỳ kiết tập kinh điển lần thứ nhất.

ba cánh cửa giải thoát dịch từ cụm từ "tam giải thoát môn" , gồm có: Không, Vô Tướng và Vô Tác.

ba cõidịch nghĩa của từ “tam giới” , gồm có cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc.

ba hữu dịch nghĩa của từ "tam hữu" , nghĩa là 3 cõi dục, sắc và vô sắc.

ba mươi bảy yếu tố giác ngộhayBa mươi bảy phẩm trợ đạo dịch nghĩa của cụm từ “tam thập thất trợ đạo phẩm” , gồm có Tứniệm xứ,Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ-đề phần, Bát chánh đạo.

ba mươi hai thể trược:tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thần kinh, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương và nước tiểu.

ba sắc tháicòn được viết là "Ba luân." Thuật ngữ Pāli là Tiparivaṭṭa, tiếng Hoa dịch là “tam chuyển” bao gồm: 1. Thị chuyển: Đây là Khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là trạng thái vắng mặt khổ, đây là con đường chấm dứt đau khổ; 2. Khuyến chuyển: Khổ nên biết, nguyên nhân của khổ nên chấm dứt, niết-bàn nên chứng, con đường diệt khổ nên tu; 3. Chứng chuyển: Khổ ta đã biết, nguyên nhân của khổ ta đã dứt, niết-bàn ta đãchứng và con đường diệt khổ ta đã tu. Chính vì vậy, nên trong các sách Hán thường viết là tam chuyển pháp luân .

ba thừa giáodịch nghĩa của thuật ngữ “tam thừa giáo” nghĩalà giáo lý của ba thừa, đó là Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ-tát thừa.

Ba Viên Ngọc Quýdịch sát nghĩa của thuật ngữ Tam Bảo , xuất phát từ Tri-ratana, Ratna-traya (S),hoặc Ti-ratanahoặc Ratanattaya(P). Ratana có nghĩa là Viên Ngọc, nên vài nơi dịch danh từ "Tam Bảo" Ba Viên Ngọc Quý, hoặc dịch thoát là Ba Ngôi Báu.

ba y, một bátdịch nghĩa của cụm từ "tam y nhất bát". Ba y nghĩa là ba bộ y phục che thân của một vị Tỳ-kheo, gồm:1. Tăng-già-lê còn gọi là Thượng y (S. Saṅghāṭī): ykhoát bên ngoài, chỉ đắp khi lễ Phật, tụng kinh, Bố-tát hoặc khi đi ra đường; 2. Uất-đa-la-tănghay còn gọi là trung y (S. Uttarāsaṅga):giống như cái áo; 3. An-đà-hội hay còn gọi là hạ y (S. Antarvāsa):như cái quần. Bát là dụng cụ chứa đựng thực phẩm trong khi khất thực.

Bậc Giác Ngộdịch nghĩa của thuật ngữ Buddha, Trung Hoa phiên âm là Phật-đà , gọi tắt là Phật Việt Nam còn phiên âm khác là Bụt. Về sau, danh từ này chỉ chung cho những vị giác ngộ như Phật.

Bạch ynghĩa là áo trắng, chỉ chung cho hàng cư sĩ tại gia. Áo trắng tượng trưng cho sự tinh khiết.

Ba-gaphiên âm của Bhaggā (P), tên một bộ tộc và cũng là tên một quốc gia nhỏ nằm giữa Vesāli (P) và Sāvatthi (P).

ba-la-mậtphiên âm củaPāramitā (S) hoặcPāramī, Pāramitā (P), Trung Hoa dịch là "đáo bỉ ngạn" , nghĩa là "qua / đến bờ bên kia". Dịch chính xác là "hoàn hảo" "tối thắng". Cách dịch "đáo bỉ ngạn" chỉ là cách dịch ý, dùng hình tượng để biểu đạt sựgiải thoát, giác ngộ, qua được sông mê bể khổ. Một vị tu tập 6 pháp hay 10 pháp ba-la-mật theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa hoặc 10 pháp ba-la-mật theo quan điểm của Phật giáo Nam truyền có thể qua được sông mê đến bờ giải thoát.

Bà-la-mônphiên âm củaBrāhmaṇa(S=P), giai cấp đứng đầu trong bốn giai cấp của xã hội Ấn Độ, có trách nhiệm về việc nghi lễ tôn giáo. Những người trong giai cấp này không hẳn là giới tu sĩ, nhưng họ được đặc ân của thế tập cha truyền con nối. Thuật ngữ Bà-la-môn còn được dịch là Phạm Chí .

bàng sanhchỉ chung cho các loài động vật có mặt trong thế giới này, thỉnh thoảng còn được dùng đồng nghĩa với từ súc sanh.Đây là cảnh giới khổ thứ 3 trong 4 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và a-tu-la.

bánh xe pháp (S. dhammacakra, P. dhammacakka) hay còn gọi là Pháp luân . Đây là hình ảnh tượng trưng cho toàn thể giáo pháp của Đức Phật.

bất hoàn= A-na-hàm.

Bát-đàphiên âm củaBhaddhā (P). Tên của hoàng hậucủa vuaMuṇḍa.

Bạt-đà-bà-laphiên âm của Bhadrapāla, dịch nghĩa là Hiền Hộ, tên của một vị Bồ-tát trong Kinh điển Đại thừa.

bát-nhã= Trí tuệ tối thắng.

Ba-tư-nặcphiên âm củaPrasenajit (S)hoặc Pasenadi (P). Ông là vua nước Kiều-tát-la (Kosalā), một trong nhữngvị vua hùng mạnh nhất thời Đức Phật và cũng là một trong những vị ủng hộPhật pháp đắc lực thờibấy giờ.

bảy bậc đang còn tu họcnghĩa là: người đang hướng đến quả Tu-đà-hoàn, người đã chứng quả Tu-đà-hoàn, người đang hướng đến quả Tư-đà-hàm, người đã chứng quả Tư-đà-hàm, người đang hướng đến quả A-na-hàm, người đã chứng quả A-na-hàm và người đang hướng đến quả A-la-hán.

bảy đại dịch nghĩa của thuật ngữ thất đại nghĩa là bảy yếu tố cấu tạo nên con người và thế giới địa: (thể rắn), thuỷ (thể lỏng), hoả (thể nóng), phong (thể khí), không (hư không, khoảng cách), kiến (tính thấy của nhãn căn=các tế bào thần kinh bên trong), và thức (sự phân biệt do căn tiếp xúc với trần). Thuyết bảy đại được giới thiệu trong các Kinh điển Đại thừa, trong khi trong kinh điển Nikāya chỉ đề cập đến bốn yếu tố đầu.

bảy yếu tố giác ngộdịch nghĩa củaSaptabdhyaṅgāni(S), thuật ngữ Hán Việt là thất bồ-đề phần 分,thất đẳng giác chi , thất biến giác chi , thất giác phần , thất giác chi pháp , thất giác ý pháp . Bảy yếu tố giác ngộ này thuộc Đạo đế, bao gồm: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.

Bích-chi Phật phiên âm của Pratyeka-buddha (S), hoặc Pacceka-buddha (P) vị chứng quả giác ngộ nhờ nhờ quán sát lý duyên khởi, vì thế còn có được gọi là "Duyên Giác Phật" . Bậc Giác Ngộ này tuy chứng được đạo quả nhưng không phát nguyện hoằng hoá độ sanh, mà nhập Niết-bàn nên cũng gọi là "Độc Giác Phật".

bồ-đềphiên âmcủa từ Bodhi(S=P) Trung Hoa, dịch là "giác" , có nghĩa là sự giác ngộ. Tâm bồ-đề có nghĩa là tâm giác ngộ.

Bồ-lân-nạicách phiên âm khác của “Ba-la-nại” .Hai cách phiên âm trên đều xuất phát từVārāṇasī, Varaṇasī (S); hoặc Bārāṇasī (P). Ba-la-nạiđược dùng dung thông cho cả thành Ba-la-nại, và quốc gia Ba-la-nại thời cổ Ấn Độ. Đây là nơi Đức Phật chuyền pháp luân lần đầu tiên cho năm anh em tôn giả Kiều-trần-như. Nay người ta vẫn giữ tên cũ là Vārāṇasī, thuộc bang Uttar Pradesh.

bốn câu nghĩa lýtrong Kinh Danh Ngôn Chánh Phápsố273 cónghĩa là Tứ Đế (P. saccanaṃ caturo).

bốn chân lý thánh dịch nghĩa của Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế . Trong bản Kinh này nhiều chỗ dịch là: bốn chân lý vi diệu, hay bốn chân lý nhiệm mầu. Bao gồm: chân lý về Khổ (khổ đế), chân lý về nguyên nhân của khổ (tập đế), chân lý về sự tịch tịnh-trạng thái chấm dứt về khổ (diệt đế) và chân lý về con đường dẫn đến sự chấm dứt về khổ (đạo đế) --> Bốn chân lý vi diệu.

bốn chúng gồm có chúng Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Cư sĩ nam và chúng Cư sĩ nữ. Chúng ở đây có nghĩa là cộng đồng hay tập thể gồm bốn người trở lên.

bốn đạidịch nghĩa của Tứ đại 1. địa (thể rắn); 2. Thuỷ (chất lỏng); 3. phong (khí); 4. hoả (hơi nóng).

bốn đường ácgồm có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và a-tu-la.

bốn không sợ sệtthuật ngữ Hán viết là "Tứ vô sở uý" , dịch nghĩa của cụm từ catvāri vaiśāradyāni(S) hoặc cattāri vesārajjāni(P). Có hai loại Tứ vô sở uý, một loại "Tứ vô sở uý" của Đức Phật và một loại của hàng Bồ-tát. Tứ vô sở uý trong Kinh Hạnh Bồ-tátchỉ cho “tứ vô sở uý” của Đức Phật.Tứ vô sở uý của Đức Phật: 1) Nhất thiết trí vô sở uý : trí tuệ lưu xuất biết hết thảy các pháp tánh tướng của chúng sanh, nên không hề sợ hãi trước đại chúng. 2) Lậu tận vô sở uý :Đức Phật đã đoạn tận mọi phiền não trong tâm thức nên không hề sợ hãi dù đứng trước bất cứ hội chúng nào. 3) Thuyết chướng đạo vô sở uý : Đức Thế Tônthuyết về các nguyên nhân dẫn đến đau khổ không hề sợ hãi. 4)Thuyết xuất thế đạo vô uý :thuyết các pháp môn đưa hành giả đến giải thoát, Niết-bàn không hề sợ sệt, vì tự thân đã thể nghiệm và chứng đạt.

bốn lĩnh vực quán niệmthuật ngữ Hán viết là "Tứ Niệm Xứ" ,hay còn gọi là bốn pháp quán niệm, nghĩa là hành giả cần phải quán niệm về thân thể, cảm giác, tâm thức và các ý niệm của tâm.

bốn loàichỉ cho bốn hình thức sanh sản, đó là loài sanh ra từ trứng, gọi là "noãnsanh", loại sanh ra từ bào thai gọi là "thai sanh", loài sanh ra từ nơi ẩm ướt gọi là "thấp sanh" và loài sanh do nghiệp lực và phước đức, tự nhiên mà hoá sanh, gọi là "hoá sanh."

bốn madịch nghĩa của cụm từ catvāro mārāḥ(S) hoặc cattāro mārā(P), thuật ngữ Hán gọi là Tứ ma , gồm có 1) Thiên ma :ma Ba-tuần ở cõi Tha Hoá Tự Tại; 2)Tử ma : những người chết mà vì quyến luyến tài sản, thân nhân hoặc những người chết oan, tự vẫn, bất đắc kỳ tử mà chưa đi đầu thai được; 3) Ngũ ấm ma tức là sắc thọ tưởng hành thức, năm thứ này biến hoại, sanh diệt không lường, làm ám chướng trí tuệ của hành giả, nên gọi là ma; 4) Nội ma nghĩa là các trạng thái tâm lý bất thiện của hành giả.

bốn nhiếp phápdịch nghĩa của cụm từ Catvāri saṃgraha-vastūni(S) hoặc catthni saṃgaha-vatthūni(P), Trung Hoadịch là “tứ nhiếp pháp” , gồm có bố thí (rộng lượng), ái ngữ (lời nói đàng hoàng, dịu dàng), lợi hành (sẵn sàng giúp đỡ) , đồng sự (chia sẻ ngọt bùi trong mọi tình huống). Trong ngôn ngữ hiện đại, từ này có thể được dịch thành bốn cẩm nang đắc nhân tâm.

bốn ơn nặngdịch nghĩa của "Tứ trọng ân", gồm có ơn Tam Bảo, ơn Thầy Tổ,ơn cha mẹ,và ơn quốc gia (hoặc ơn tín chủ).

bốn pháp siêng năng chân chánhdịch nghĩa của cụm từ tứ chánh cần : 1) Điều thiện đã và đang làm cố gắng làm hơn nữa; 2) Điều thiện chưa làm cố gắng sẽ làm; 3) Điều ác đã và đang tạo cố gắng dứt trừ sớm; và 4) Điều ác chưa phát khởi trong tâm cố gắng không cho phát khởi.

bốn pháp sung túc như ýdịch nghĩa của cụm từ "Tứ như ý túc" , gồm có: Dục Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Niệm Như Ý Túc Và Xả Như Ý Túc.

bốn tâm cao thượng đó là tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ và tâm Xả. Bản Hán dịch là "Tứ vô lượng tâm" . Bốn tâm này là nhân để sanh vào thế giới Phạm Thiên nên cũng được dịch là "Tứ phạm trú" .

bốn tâm vô lượng= bốn tâm cao thượng.

bốn thánhdịch nghĩa của Tứ thánh , gồm có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát và Phật.

Bốn thiền sắc giớithiền thứ nhất (sơ thiền), thiền thứ hai (nhị thiền), thiền thứ ba (tam thiền), và thiền thứ tư (tứ thiền).

bốn thiền vô sắcgiớisau khi đã vào ra tự tại 4 thiền Sắc giới từthiền thứ nhất đến thiền thứ tư, hành giả nỗ lực bước vào 4 thiền Vô sắc như sau: Không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, và phi tưởng phi phi tưởng xứ.

bốn yếu tố tạo muôn loàitrong Kinh Tám Điều Giác Ngộ của hàng Bồ-táttức là bốn đại: đất (chất rắn), nước (chất lỏng), lửa (nhiệt lượng) và gió (lực lưu động).

Bồ-tát Viết đủ là Bồ-đề-tát-đoả , phiên âm của Bodhisatva (S), hoặc Bodhisatta (P), Hán văn dịch là “giác hữu tình” , nghĩa là một người đã giác ngộ, không còn bị sanh tử chi phối. Theo Phật giáo Đại thừa, khái niệm này chỉ cho các vịđã thành tựu các công hạnh lớn, phát nguyện trở lại cõi này tuỳ duyên hoá độ như Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Địa Tạng, v.v….Trong trường hợp Kinh Hiền Nhânở trong Chuyện Tiền Thân của Đức Phật, khái niệm"Bồ-tát” thuộc cách dùng của Thượng Toạ bộ, chỉ cho quá trình đang tu tập hướng đến giác ngộ tối thượng.

Ca-chiên-diênviết đủ là Ma-ha Ca-chiên-diên , phiên âm của Mahākātyāyana (S) hoặc Mahākaccāyana, Mahākaccāna (P). Tên của một trong mười vị đệ tử lớn của Đức Phật, có năng lực luận nghị vô song, được Đức Phật xác nhận là "luận nghị đệ nhất."

Ca-diếpphiên âm của Kāśyapa (S) hoặc Kassapa (P). Trong Kinh điển Phật giáo có đề cập rất nhiều vị Ca-diếp. Nhưng Kinh điển Đại thừa thường đề cập đến tôn giả Đại Ca- diếp (Mahā Kāśyapa), vị thực hành hạnh đầu-đà đệ nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật, là vị triệu tập chúng tăng kiết tập Kinh điển lần đầu tiên tại hang Thất-diệp, cũng là vị tổ thứ nhất theo truyền thống Thiền tông Ấn Hoa.

Ca-diếp PhậtPhật Ca-diếp, tiếng Phạn là Kāśyapa Buddha (S) hoặc là Kassapa Buddha (P).Đức Phật Ca-diếp là Đức Phật quá khứ trước Đức Phật Thích-ca, thuộc thời Hiền kiếp.

Ca-la-cưu-tôn-đàphiên âm của Krakucchanda-buddha (S) hoặc Kakusandha-buddha (P)Tên của một vị Phật quá khứ, còn viết là Ca-la-cưu-đà Phật hoặc Câu-lưu-tôn Phật .

cam lộhay “cam lồ thuỷ” nghĩa là những giọt sương trong vắt ngọt ngào dụ cho giáo pháp của Đức Phật có công năng giải trừ nỗi bức não (đau khổ) của chúng sanh.

cận sựnữ= tín nữ ®ưu-bà-di

cận sự nam= thiện nam®ưu-bà-di

Cấp Cô Độcdịch nghĩa của Aṇathapiṇḍika, nghĩa là người hay ban ơn giúp đỡ những người cô đơn, khốn khổ.Đây là tên của một nhà triệu phú và cũng là một đại tín chủ cúng dường, ủng hộcho Tăng đoàn bậc nhất trong thời Đức Phật còn tại thế. Ông đã bỏ ra cả kho vàng mua khu vườn của thái tử Kỳ-đà và cất một Tinh Xá rất lớn đầu tiên tại nước Kiều-tát-la để cúng dường Phật và chúng tăng.Trong Phật giáo, Ông là biểu tượng của hạnh ban bố và giúp đỡ chúng sanh. ®Tu-đạt.

ca-saphiên âm của kaṣāya (S), kasāya (P) nghĩa là y phục của các tu sĩ.Cũng được đọc trại thành Cà-sa.

Ca-tỳ-la-vệphiên âm của Kapilavastu (S) hoặc Kapilavatthu (P). Cung thành của bộ tộc Thích-ca, nay thuộc đất nước Nepal.

Câu-tát-laphiên âm của Kauśala (S), hoặc Kosalā (P), trung tâm văn hoá lớn nhất thời Đức Phật. Người Hoa thường phiên âm cụm từ Kiều-tát-la hoặc Câu-tát-la từ Kauśala (S).

Chánh Biến Tri(S. Saṃyak-sambuddha; P. Sammā-sambuddha), nghĩa là bậc có trí tuệ đúng đắn và rộng khắp trong mọi lĩnh vực. Một trong mười danh hiệu của Đức Phật.

Chánh GiácViết đủ là Chánh Đẳng Chánh Giác, nghĩa là Sự Giác Ngộviên mãn không gì so sánh được. Trong một số trường hợp, thuật ngữ Chánh Giác nghĩa là quả vị Giác Ngộ hay là thành Phật quả.

Cha-nu-sô-niphiên âm của Janussoni, tên của một Bà-la-môn được đề cập trong Kinh Cúng Thí Người Chết.

Châu-lợi-bàn-đặccũng còn đọc là Chu-lị-bàn-đặc , phiên âm của Cūḍapanthaka, Cullapatka, Kṣullapanthaka, Śuddhipaṃthaka (S) hoặc Cullapanthaka, Cūḷapanthaka (P). Tên của tôn giả đệ tử Đức Phật, vị này bị nghiệp chướng sâu dày, chỉ học một bài kệ mà không thuộc, đọc câu trước, quên câu sau, nhưng do nỗ lực tu tập, cuối cùng cũng chứng được quả vị A-la-hán.

Chiên-đànphiên âmtừCandana (S=P), một loại cây thơm giống như cây gió, cây trầm ở Việt Nam.

chín bộ pháptức chín thể loại văn học Kinh điển bao gồm Khế Kinh, Cô Khởi,Bổn Sự, Bổn Sanh, Vị Tằng Hữu, Nhơn Duyên, Thí Dụ,Trùng Tụng, Luận Nghị. Xem thêm mục Mười hai bộ Kinh.

chín pháp quán tưởngdịch nghĩa của “Cửu tưởng” , nghĩa là 9 pháp quán tưởng trong phép quán "Bất tịnh" để giúp hành giả đoạn trừ các tâm tham dục. Cửu tưởng gồm có 1) Trướng tưởng (Tưởng thấy tử thi trương phồng lên). 2) Thanh ứ tưởng (Tưởng thấy xác chết do dãi dầu sương gió nên biến thành thâm đen). 3) Hoại tưởng (Tưởng thấy tử thi bị huỷ hoại); 4) Huyết đồ tưởng (Tưởng thấy xác chết sau khi huỷ hoại, máu thịt lầy đất); 5) Nùng lạn tưởng (Quán tưởng thấy xác chết bị thối rửa); 6) Hám tưởng (Quán tưởng thấy chim muông đến ăn xác chết); 7) Tán tưởng (Quán tưởng sau khi tử thi bị muông thú ăn, gân cốt đầu mình chân tay bị xâu xé tan nát); 8) Cốt tưởng (Quán tưởng sau khi máu thịt đã hết, chỉ còn đống xương trắng vung vãi); 9) Thiêu tưởng (tưởng thấy xương trắng bị đốt thành tro).

chín thiền địnhdịch nghĩa của thuật ngữ Cửu định , tức là 4 thiền định của Sắc giới (tức Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền), bốn cấp độ thiền định của Vô sắc giới(tức Không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ định), và diệt thọ tưởng định.

chư thiêndịch nghĩa của deva (S= P). Chư thiên là chỉ cho các chúng sanh hữu tình có phước đức lớn hơn loài người. Các vị nầy sống dưới sự cai quản của một vị vua có uy đức lớn nhất tại cõi trời vị đó đang ở.

chuyển pháp luândịch nghĩa của cụm từ Dhamma-cakkappavattana (P), có nghĩa là "Vận chuyển bánh xe pháp."Cụm từ hình ảnh nầy lúc đầu được dùng để chỉ Đức Phật tuyên thuyết giáo pháp thậm thâm, vi diệu của Ngài lần đầu tiên tại Vườn Nai. Về sau, các hoạt động của Tăng Ni và Phật tử nhằm hướng dẫn người chưa biết Phật pháp vào đạo Phật, đều được gọi là công việc chuyển pháp luân.

Cồ-đàmphiên âm của từ Gautama (S) hoặc Gotama (P). Đây là họ của Đức Phật. Các ngoại đạo ít khi tôn xưng Đức Phật là Thế Tôn hay Đức Phật mà thường gọi Ngài bằng họ của Ngài, như Sa-môn Cồ-đàm hoặc Sa-môn Cù-đàm. Trong trường hợp Kinh Hiền Nhân, Cù-đàm là tên của một Phạm-chí cha của Hiền Nhân.

cội Bồ-đềdịch nghĩa của bodhi-druma, bodhi-taru, bodhi-vṛkṣa (S) hoặc bodhi-rukkha (P), nghĩa là cây giác ngộ.Cây này có tên là Aśvattha (S), với tên khoa học là Ficus religiosa. Đức Phật đã an trụ thiền định 49 ngày đêm và thành đạo ngay dưới cội cây này, nên dân chúng gọi cây này là “cây / cội Bồ-đề."

cõi lànhchỉ chung cho các cõi chư thiên hoặc các cõi Phật ở mười phương.Vì 4 cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh vàa-tu-la đều bị xếp vào các cõi xấu, cõi bất thiện, chúng sanh trong các cõi đó chịu nhiều đau khổ và ít có duyên tạo công đức. Cõi người thì có cả khổ đau và hạnh phúc, có cả kẻ ác và người lương thiện sống chung. Cõi này không được xếp vào cõi ác mà cũng không xếp váo cõi lành.

con đường támnhánh= Bát chánh đạo.

Cù-đàm= Cồ-đàm.

cưu-bàn-tràphiên âm của Kumbhāṇḍa (S) hoặc Kumbhaṇḍa (P) nghĩa là loại quỷ thô bạo, thường hay uống tinh đảm khí của người.

--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2016(Xem: 5638)
Lễ Húy Nhật Đức Đệ Tứ Tăng Thống Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12 Tại Tu Viện Quảng Đức Từ ngày 05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 TT Thích Nguyên Tạng trả lời phỏng vấn anh Quốc Việt SBS Radio www.quangduc.com
10/06/2016(Xem: 6329)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ Khai Chung Bảng tại Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12 Tại Tu Viện Quảng Đức Từ ngày 05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 www.quangduc.com
19/03/2016(Xem: 6094)
Nghi thức này gồm có 3 phần. Phần một là cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát và chư thiên về chứng minh gia hộ, có mô tả ngắn gọn công hạnh của các ngài để chúng ta tán thán và noi gương; phần hai là mời các oan gia về dự lễ giải oan, thưa chuyện và xin lỗi; phần ba là chia sẻ các bài kệ tụng nhắc nhở việc tu tập để âm dương đều được lợi lạc. Trừ phần hai ra, phần một cung thỉnh chư Phật, và phần ba các bài kệ tụng, đều có thể dùng trong các thời kinh hàng ngày, hay trong các nghi lễ cầu an, cầu siêu, kị giỗ… đều thông dụng.
12/03/2016(Xem: 5456)
Mỗi lần, trước khi hành lễ ở các chùa, vị chủ lễ thường chắp tay cầm ba nén nhang dâng lên trên trán và đọc thầm bài kệ niệm hương: “Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo, thệ trọn đời giữ đạo, theo tự tánh làm lành, cùng pháp giới chúng sanh, cầu Phật từ gia hộ, tâm bồ đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác.” Và chúng ta cũng thường nghe những vần thơ như: “Lặng lẽ chiên đàn tỏa khói hương, đỉnh trầm xông ngát ý thiền môn, lung linh nến ngọc ngời sao điểm, xóa sạch trần gian hết tủi hờn…” Những vần thơ này đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tâm linh và cho chúng ta thấy nghi thức dâng hương là nét văn hóa rất đẹp trong nghi lễ thiền môn.
07/03/2016(Xem: 7715)
Vào lúc 8g30 ngày thứ bảy 05 tháng 3 năm 2016, nhằm ngày 27 tháng giêng năm Bính Thân, tại hội trường Trường trung học Yerba Buena thành phố San Jose, tiểu bang California, gia đình Phật tử An Nguyệt đã tổ chức Pháp hội Dược Sư, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Nhật Thiện, Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện cùng Ni chúng Tu viện Huyền Không ở thành phố San Jose. Nội dung chương trình như sau: - Ban tổ chức tác bạch thỉnh Sư - Lễ thượng phan - Khai kinh, trì tụng và lạy danh hiệu đức Phật Dược Sư - Trì chú Dược Sư 49 biến - Khất thực - Cúng dường Trai Tăng và Phạn thực kinh hành - Lễ hoa đăng - Pháp thoại: Pháp tu Dược Sư (Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện) - Tuyên sớ cầu an và cầu siêu (khoảng 280 gia đình) - Cúng thí thực cô hồn - Pháp đàm - Lời cảm tạ của Ban tổ chức - Chụp ảnh tập thể và tặng quà lưu niệm
26/01/2016(Xem: 7163)
LỄ TỐNG CHUNG SIÊU ĐỘ VONG LINH (Nghi thúc nầy tuỳ theo thời gian ít hay nhiều mà thay dổi Tại nhà quàn trước khi di quan hoặc đọc tại nghĩa trang)
13/11/2015(Xem: 6009)
Trước đây do phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế nên người ta ít khi nghe và thấy chữ "Tân Viên Tịch" trong các văn thư, cáo phó, phân ưu, điếu từ và điếu văn trên các phương tiện truyền thông, nhưng gần đây người ta thấy chữ "Tân Viên Tịch" nhiều hơn trước để chỉ sự kiện một vị Tôn Đức Tăng Ni Giáo Phẩm vừa viên tịch. Vậy trong thực tế có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không?
19/08/2015(Xem: 7377)
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”.
14/07/2015(Xem: 17825)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 8) sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu vào cuối tháng 9 năm 2014. Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 9) năm 2015 dự định sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry, Pháp Quốc nhân lễ Khánh Thành chùa cũng như lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ hội luận vào ngày thứ bảy 15.08.2015 như chương trình gửi kèm theo đây. Chư Tôn Đức cũng như quý Phật tử nào không tham dự được suốt chương trình các ngày Lễ thì xin mời chọn những ngày thích hợp để đến với Tăng đoàn nhằm nói lên tinh thần cộng trụ trong sinh hoạt Phật sự tại hải ngoại ngày nay. Kính mong chư Tôn Đức và quý vị Phật tử hồi báo cho Ban Tổ
06/06/2015(Xem: 12167)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]