Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Chứng Tính Không

15/12/201015:33(Xem: 12311)
Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Chứng Tính Không

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

TầmQuan Trọng Của Việc Thực Chứng Tính Không

Một tính năng căn bản củacác thực hành Phật giáo Mật thừa là quý vị luôn luôn phải thiền quán về tínhKhông trước khi phát khởi chính mình vào thànhmột bổn tôn, cho dù tài liệu hành trìmà quý vị đang dùng có bao gồmcác từ ngữ tiếng Phạn nhưlà om svabhavashuddha sarva-dharma[1]haykhông. Sự quan trọng của thiền quánnày là nhấn mạnh tầm quan trọng việc phát sinh trí huệ của chính mình thực chứngtính Không trong sự trình hiện của bổntôn. Mặc dù trong tầng bậc sơ khởi,điều này chi hoàn thành trên một mức độ quán tưởng, nó phục vụ như một sự diễn tập cho trường hợp khi mà sự tỉnh thứccủa hành giả về trí huệ thực chứng tính Không thật sự sinh khởi trong hình tướngcủa một thân thể siêu phàm [thánh thể]. Vì lý do này, nếu hành giả thiếu sự thấuhiều về tính Không như được giải thích bởi các tường phái Du-già Hành Tông hayTrung Đạo, thì thật khó khăn để thựchành Du-già Mật tông.

Sự trình hiện haysắc tướng của bổn tôn, phát sinh từ chính trí huệ thực chứng tính Không củahành giả, được nói đến ở đây điển hình cho phương pháp thực hành. Sau đó,hành giả thỉnh thoảng lập lại một lần nữa chính niệm về bản tính Không của bổn tôn. Đây là thiền quántrên điều được gọi là ‘đại ấn thành thục những bản năng để hiện thực hóa sắc thân,’ trong phạm vi của Mật thừaHành Động.

Thật là tốt nếu cáchành giả đã có bản năng nhất tâm, hay tâm thứctịch tĩnh. Trái lại, nếu quý vịđang phát triển nhất tâm trong sự phối hợp với sự thực hành mật điển, quý vịnên thực hiện sự thực hành [nhất tâm] sau khi đã phát khởi chínhmình thành bổn tôn, nhưng trước khi thực hiện trì tụng mật chú.

Nhiều tài liệu mật tông nói rằng nếu quý vị cảm thấy mệt mỏi về thiền, thế thì nêntiến hành trì tụng mật chú. Do thế, khi những ai không tiến hành thiền mãnh liệt vào lúc này cảm thấy mệt mỏi trongviệc trì tụng mật chú, người ấy chỉ có thể chấm dứt buổi tu tập. Cấu trúc thậtsự của các tài liệu nghi lễ nhấnmạnh thiền quán đầu tiên và xem việc trì chú như thứ yếu.

Thiền quán ở đây chỉ đếnviệc rèn luyện trong cáclộ trình thậm thâm và bao quát. Rèn luyện trong con đường thậm thâm là việc thiền quán về tính Không, không phảithiền quán về bất cứ loại tính Không nào, mà đúng hơn là một tính Không mà vốn là bản tính vô song của bổn tôn mà quý vị đã và đang quán tưởng. Tập trung trênbản tính Không của một bổn tôn như thế tạo thành lốitu tập này.

Thiền quán trên lộ trình bao quát hàm chứa hai khía cạnh: đầutiên, cố gắng phát triển một sự quán tưởng rõ ràng về bổn tôn, một khi tướng mạonày của chính mình như bổn tôn là vững vàng và rõ ràng; quý vị sẽ có thể phát triển khía cạnh thứhai, đấy là sự tôn nghiêm siêuphàm. Một khi quý vị đã có mộtcái nhìn rõ ràng về chính mình như một bổn tôn, quý vịsẽ có thể phát triển một cảm giác mạnh mẽ về niềm tôn nghiêm siêu phàm, của một bổn tôn thật sự.

Trong một giáo pháp hành trì thiền của đại sư người Ấn là Phật Trí[2],câu hỏi nảy sinh, rằng mặc dù vô minh là nguyên nhân gốc rể của luân hồi, trong du-già bổn tôn của giai đoạnphát khởi, không có thiền quán đặc biệt vể tính Không. Làm thếnào người ta có thể hàm ý rằngDu-già bổn tôn phục vụ như một năng lực đối kháng với vô minh này? Trong trả lời, Phật Trí nóirằng ý nghĩa mà Du-già bổn tôn bổntôn trong giai đoạn phát khởi là một tu tập mà trong ấy quý vị thiền quán về bản tính Không của hình tướng bổn tôn, khôngchỉ thiền quán về bổn tôn đơn thuần. Quý vịthiền quán trên tính Không của bổn tôn trong khi vẫn duytrì được sự trình hiện quán tưởng của bổn tôn. Do vậy, sự tu tậpDu-già bổn tôn bao gồm hai khía cạnh: tập trung trên tục đế và tập trung trênchân đế.

Các mật điển cũng chỉ ra ba thái độ: quan tâm đến tất cả mọi trình hiện trong sắc tướng của cácbổn tôn, mọi âm thanh mà quý vị nghe trong dạng mật chú, và bất cứ kinh nghiệm ý thức nào mà quý vịcó như trí huệ của bổn tôn.

Thái độ đầu tiên phải được thông hiểu không phải trong ý nghĩa của việc phát triển một nhận thức như thế qualòng tin, mà chính là để đạt đến mục tiêu cụ thể, đấy là để vượt thắng cảm giác tầm thườngcủa chúng ta. Trong một cấp độtưởng tượng, quý vị cố gắng nhậnthức mọi thứ xuất hiện đến quý vịtrong hình sắc của bổn tôn. Do thế, sự lĩnh hội thái độ ấy luôn luôn được tìmthấy trên tính Không.

Một sự giải thích khác về thái độ này, một cách đặc biệt như đượctrình bày trong truyền thống Sakyapa[3], thảoluận về ý nghĩa của ba loại Mật thừa. Sự giảng dạy của họ được biết như là ConĐường và Quả Chứng mô tả ‘Mật thừa nhân’ như nền tảng căn bản và hành giả đượcrèn luyện để thấu hiểu tầm quan trọng và ýnghĩa của nền tảng căn bản này nhằm để đạt đến một nhận thức về mọi thứ đềuthanh tịnh và siêu phàm.

Một giải thích khác tìm thấy trong cáccông trình của một trong những đạo sư của trường phái Đại ToànThiện, Dodrup Jigme Tenpai Nyima, gọi là NhữngChủ Đề Tổng Quát của Các Mật Tạng[4],giảithích sự trau dồi nhận thức này theo quan điểm rằng mọi thứ xảy ra trongcõiluân hồi này và tịch tĩnh [niết-bàn] thực tếlà một sự biểu hiện khác nhau hay là sự vận hành của nền tảng căn bản được biếtnhư sự tỉnh thức nguyên sơ trong thuật ngữ của Đại Toàn Thiện. Sự tỉnh thứcnguyên sơ này là cội nguồn của mọithứ đã xảy ra và xuất hiện trong sự mở rộng của thực tại – luân hồi và tịch tĩnh chỉ là các biểu hiện của sự tỉnh thức nguyên sơ, màthực sự đấy là cấp độ vi tế nhất của tịnh quang.

Điều này tương đồng với sựgiải thích của Trung Đạo rằng tính Không là cội nguồn của tất cả mọi hiện tượngtục đế, bởi vì tất cả mọihiện tượng là những sự biểu hiện của cùng bản tính tối hậu, đấy là tính Không.Tương tự thế, các diễn giải củatrường phái Sakya và Nyingma rằng tất cả mọi hiện tượng xuất hiện trong vòngluân hồi và tịch tĩnh là những biểu hiệnhay sự vận hành của tính tỉnh thứcnguyên sơ có cùng loại ý hướng.

Tính tỉnh thức nguyên sơ này, ánh sáng vi tế trong suốt, là thườngtrụ trong khuôn khổ của sự tương tụccủa nó và bản tính thiết yếu của nó,không bị ô nhiễm bởi các cảm xúc phiềnnão, là thanh tịnh và thấu suốt một cách căn bản. Từ quan điểm này, nó có thể mởrộng tầm nhìn của quý vị về sự thanh tịnh bao gồm tất cả mọi hiệntượng, là những thứ thật sự là cácbiểu hiện của nền tảng căn bản này.

Quý vị phảinhớ rằng những giải thích khác nhau này được chotừ quan điểm của Mật thừa Du-già Tối Thượng.

Do thế, đấy là chủ đề mà quý vịphải thực hiện trong thiềnquán. Nếu, sau khi đã làm thế, quý vịcảm thấy mệt mỏi, quý vị có thể trì tụngmật chú hiện thực ngôn ngữ của đức Phật. Mật thừa Hành Động nói về hai loại trìtụng mật chú: một là thì thầm, có nghĩa là quý vịtrì tụng một cách yên lặng vì thế quý vịcó thể tự nghe, và điều kia là trì tụng tinh thần [tâm niệm], có nghĩa là quý vị không trì bằng âm thinh mà quán tưởngâm thinh của mật chú.

tongquan-15
Mật chú “Om Mani Padme Hum” viết bằng tiếng TâyTạng

[1]Đoạn âm tiết trên có thấy nhiềutrong các Mật chú, đặc biệt là chú về tính Không.

[2]Phật Trí (Buddhajñāna) là một đại sưcổ Ấn-độ thuộc Bí Mật Tập Hội, dòng truyền thừa Trí Tánh (jñānapada). Dòng truyềnthừa này bắt đầu từ đức Phật Kim Cương Trì (Pháp thân của đức Phật Thích-ca),Văn-thù-sư-lợi, và đến Phật Trí. Có một số truyền thuyết để lại về ngài PhậtTrí như: Chuyện về 300 viên ngọc ("Vasudhara". Wikipedia.<http://en.wikipedia.org/wiki/Vasudhara#Legends>. Truy cập 03/09/2010) vàchuyện về ngài thăm giới ngạ quỷ ("Joyful path of good fortune: TheComplete Buddhist Path to Enlightenment". p185. Geshe Kelsang Gyatso.Tharpa. 2003. ISBN 0948006455). Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm thấy một tài liệuViệt ngữ từ chú giải rằng ngài Phật Trí thuộc về Thuyết Xuất Thế Bộ của ĐạiChúng Bộ. "Tôn giả A Để Sa (982-1054)". Thích Hằng Đạt. Đại Tùng LâmVạn Phật Đảnh.<http://www.vanphatdanh.com/vietVPD1/sinhhoat/sach/THD/tongiaadesa/chuthich.htm>.Truy cập 03/09/2010.

[3]Sakya [Tát-ca] (skya) là một trong bốntrường phái chính của Phật giáo Tây Tạng có nguồn gốc từ dòng họ Khön cổ Tây Tạng.Khön Luyi Wangpo là đệ tử của ngài Liên Hoa Sinh và là một trong 7 tu sĩ Phậtgiáo Tây Tạng đầu tiên. Trường phái này đươc thết lập và lan rộng bởi 5 vị thầy:Sachen Kunga Nyingpo (1092-1158), hai con trai của ngài Sönam Tsemo (1142-1182)và Drakpa Gyaltsen (1147-1216), Sakya Pandita (1182-1251) và Chögyal Pakpa(1235-1280).

"Sakya". Rigpa Shedra.<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Sakya>

[4]Tên Anh ngữ khác của tác phẩm này là“General Exposition of Guhyagarbha”. Tên đầy đủ của tác giả là Dodrup Chen III,Jigme Tenpai Nyima (1865-1926) là một trong các đại đệ tử của đại học giảJamgon Ju Mipham Gyatso (1846–1912) thuộc truyền thừa Nyingma.

"Nyingma Lineage". OgyenLing Monastery. <http://www.ogyenling.org/Lineage.aspx>. Truy cập03/09/2010.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2024(Xem: 230)
Cư sĩ Huyền Thanh, thế danh là Nguyễn Vũ Tài, sinh ngày 01/04/1958 tại Thị xã Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Thân phụ tên là Nguyễn Vũ Nhan, nguyên quán tại làng Xối Đông, tổng Thần Lộ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thân mẫu tên là Vũ Thị Ni, nguyên quán tại làng Lịch Diệp, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ Nguyễn Vũ Tài đã Quy Y với Hòa Thượng Thích Thanh Chiên, Trụ trì chùa Hải Vân ở khu Ấp Chợ, xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định và được Thầy ban cho Pháp Danh là Huyền Thanh. Năm 1978, tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm khoa Toán Lý và đi dạy môn Toán cấp II từ năm 1979 cho đến năm 2003 thì chuyển qua làm công tác Giám Thị ở các trường Trung học Cơ sở Ngô Quyền quận Tân Bình, trường Trung học Cơ Sở Hoàng Hoa Thám quận Tân Bình, và trường Trung học Cơ Sở Nguyễn Gia Thiều quận Tân Bình cho đến khi chấm dứt công tác vào năm 2010.
25/03/2022(Xem: 5024)
Đừng quên vị bổn sư; Hãy cầu nguyện với người trong mọi lúc. Đừng tán tâm; Hãy nhìn vào tinh túy của tâm. Đừng quên cái chết; Hãy để nó thúc giục con tu tập Pháp. Đừng quên chúng sanh; Với lòng bi mẫn, hãy hồi hướng công đức cho chúng sanh, và cầu nguyện với lòng khát vọng.
02/12/2021(Xem: 16563)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
03/09/2021(Xem: 31349)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
01/11/2020(Xem: 16896)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
04/03/2020(Xem: 38646)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
26/11/2019(Xem: 8179)
Giáo dục, phạm vi rộng, có nghĩa truyền thừa kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát… Mỗi chuyên ngành có những đặc tính cần truyền thụ cho lớp kế thừa, đó là giáo dục chuyên môn. Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc,làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.
28/08/2019(Xem: 6454)
Lần đầu tiên chùa Đức Viên (2440 McLaughlin Avenue, San Jose, California) hội đủ duyên lành cung thỉnh chư Tăng tu viện Namgyal (Ithaca, New York) kiến tạo một đàn tràng thiêng liêng bằng cát màu tuyệt đẹp trong hai tuần (từ ngày 12/8 đến ngày 24/8/2019). Đó là Kalachakra Mandala Thời Luân (Bánh Xe Thời Gian), biểu tượng cho vũ trụ để cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Thời Luân là cung trời an lành, nơi trú xứ của các vị Thánh Hộ Phật, mang lại nguồn an lạc, có năng lực gia trì mạnh mẽ của chư Phật, và thanh tịnh hóa tại địa điểm khởi tâm cung thỉnh. Trong Thời Luân có 28 con thú trên lưng nở hoa sen là: 7 con heo, 7 con ngựa, 7 con voi và 7 con sư tử kéo xe chở các vị Thánh Hộ Phật.
07/08/2019(Xem: 4429)
Tỉnh Thức Rực Rỡ: Đọc Sách “Vivid Awareness”, Bài này sẽ giới thiệu và tóm lược tác phẩm “Vivid Awareness: The Mind Instructions of Khenpo Gangshar” (sẽ viết tắt là: VA) của đại sư Khenchen Thrangu, dựa vào bản Anh dịch của David Karma Choephel, ấn bản 2011, nhà xuất bản Shambhala. Sách này nói về một Thiền pháp của Kim Cang Thừa. Lý do chọn sách này vì qua đây có thể hiểu được và thâm nhập được Thiền Tông – tức là Thiền Trúc Lâm của Việt Nam.
24/05/2019(Xem: 5456)
Sau 12 năm học tập và làm việc tại nước Nga, năm 1995 tôi về Việt Nam và vào làm việc tại công ty FPT. Chân ướt chân ráo chưa hiểu nhiều về công việc và cuộc sống trong nước, may thay tôi được anh Phan Ngô Tống Hưng, lúc đó là phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc dẫn đi đảnh lễ Thượng tọa Thích Viên Thành. Và thế là Thượng tọa trở thành người thầy sơ tâm đầu tiên của tôi cho đến ngày Thầy viên tịch năm Nhâm Ngọ -2002. Thượng tọa Thích Viên Thành là Tổ thứ 11 của Tùng Lâm Hương Sơn và luôn là người thầy tôn kính của tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567