Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân cách và giáo dục

26/11/201916:13(Xem: 7937)
Nhân cách và giáo dục

duc the ton 2a
 
NHÂN CÁCH VÀ GIÁO DỤC



Giáo dục, phạm vi rộng, có nghĩa truyền thừa kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát…

Mỗi chuyên ngành có những đặc tính cần truyền thụ cho lớp kế thừa, đó là giáo dục chuyên môn.

Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc,làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.

                                                              ***

Giáo dục trong xã hội:

Đối với thế tục, việc trang bị kiến thức là cần thiết, kiến thức cao tạo nhân cách tương đối ổn định, nhân cách tiếp xử ở mức độ vừa phải, bởi lẽ, từ trong sâu thẳm nhân cách vẫn tiềm ẩn những hạt giống bất toàn, cơ hội thuận lợi, hạt giống “tam độc” sẽ bộc phát lấn át nhân cách bình thường;từng có nhà giáo lên cơn thịnh nộ, đánh vợ đầy thương tích! chính vì thế, thường xuất hiện những nhân cách có địa vị trong xã hội khởi sanh thâm lạm công quỹ, đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, tập thể, thậm chí thanh toán lẫn nhau. Do bất mãn, một trí thức có thể bộc phát những hành động, ngôn từ của giai cấp hạ đẵng, bôi nhọ đối phương, xuyên tạc sự thật, đôi khi châm biếm một tập thể , một tôn giáo mà không nghĩ đó là thái độ vượt quá nhân cách của một trí thức trong xã hội.…

Herbert George Wells (1866 - 1964)Như vậy một nền giáo dục có giá trị thật sự là tự thân nó phải đóng góp tích cực cho sự văn minh và tiến bộ của con người, nhằm đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi loài.

Việc giáo dục lấy lệ, người truyền đạt thiếu nhiệt tâm, chính sách thiếu nhất quán, mang tính chắp vá, không đồng bộ, vì vậy, qua bao năm, môi trường giáo dục tại Việt Nam vẫn không có gì thay đổi, không những thế, ngày càng khủng hoảng trì trệ;hàng năm ngân sách đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng nhưng hiệu quả giáo dục vẫn không tiến bộ.

 Nhân cách của người truyền đạt, vì lý do kinh tế, vì áp lực chính trị hay do những hoàn cảnh bất như ý, trở thành kẻ nói dối, truyên đạt không đúng chức năng,gieo tạo tiếp theo là những thế hệ kế tục biết nói dối.Lecmôntốp đã nói rất hay: Lúc nhỏ tôi chỉ nói thật, nhưng nói thật không ai nghe thành ra phải nói dối.”

 Trên thế giới, ngành giáo dục luôn quan tâm cải tiến cho thích hợp thời đại. Các quốc gia có nền giáo dục ưu việt như:Phần Lan, lấy học sinh làm đối tượng điều chỉnh giáodục, Mỹ lấy tự do làm nền tảng để phát triển. Nhật phép tắc ứng xử, tinh thần tự tôn dân tộc và trách nhiệm xã hội. những Trẻ em ở đây luôn được giáo dục đạo đức từ nhỏ nên có tinh thần tự giác rất cao. Nền giáo dục Úc: Khuyến khích học sinh theo đuổi đam mê và sở thích của mình.

Giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức, kỷ năng mà còn giáo dục nhân cách.Giáo dục Việt Nam hiện nay chỉ quan tâm đến dạy chữ, chạy đua thành tích mà quên dạy nhân cách và hướng nghiệp theo bản năng từng đối tượng, Đôi khi người truyền đạt không biết giáo dục như thế để làm gì ngoài chức năng kiếm sống.Thử đặt vấn đề tại sao con người trước 1975 và xa hơn nữa, ngã nón chào trước một đám tang đi qua, nhường ghế trên xe cho các cụ già, nâng đở kể cơ nhỡ, tôn ti trật tự kẻ lớn người nhỏ, không vì quyền lợi hãm hại nhau…

Thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục không thể khu biệt trong một quốc gia, cần giao lưu, biến tấu cho tương thích trình độ toàn cầu, nếu không, sẽ bi tụt hậu.

  Giáo dục ngày nay, tạo cho lớp kế thừa cố gắng lấy một mãnh bằng chuẩn bị cho một cuộc sống ổn định mà không ý thức trách nhiệm phát triển tài năng, sáng tạo và nhân cách đóng góp cho nhân loại. Vì vậy cần đặt vấn đề đổi mới giáo dục, đổi mới tư duy và môi trường giáo dục.

Trước khi cung cấp cho thế hệ kế thừa một nhân cách tương xứng với kiến thức, người truyền đạt kiến thức cũng phải có một nhân cách xứng đáng của nhà mô phạm. Gần đây, trên các giảng đường thường xuất hiện những nhân cách quá tệ của một vài người được gọi là nhà giáo, không những tiêm sâu vào kiến thức của lớp trẻ những ấn tượng xấu, chọc cười cho học trò, mà còn bị học trò xem người thầy biến thành tên hề trên bục giảng!

Một GS phát biểu:

"Ngày nay, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc chúng ta phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặc cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.

Và đây là định nghĩa đã được tập thể Cánh Buồm đồng thuận chọn và theo: Giáo dục là tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên cả dân tộc.

Theo định nghĩa này, giáo dục sẽ tôn trọng người học. Giáo dục không làm công việc “dạy dỗ dân” theo quan điểm Khổng Tử. Giáo dục dù cao quý đối với dân với nước, nhưng không có quyền tự coi mình đứng trên mọi con người mà về bản chất “sinh ra đã là tự do”. 

Định nghĩa này quy định cách hành xử của Giáo dục là làm công việc tổ chức sự Học của con người, chứ không phải là làm công việc Dạy con người. 

Khi đó, “tự học” không phải là một lời khuyên mà là một phương pháp, một lối sống, một thói quen, một thành phần của năng lực người.  

Cần phải có cách học khiến con người tôn trọng sự tự do của mình. Đó là cách học để người học bị cuốn hút tự nhiên vào con đường học cho mình và xây dựng dần dần được tinh thần học vì Tôi – học vì Chúng Ta. 

Theo W. O. Lester Smith, Giáo Sư Đại Học Luân Đôn, Chủ Tịch Hội nghiên cứu giáo dục Anh Quốc đã nói: "Khi nghĩ về giáo dục chúng ta không được quên rằng giáo dục có tính cách trưởng thành của một cơ thể sinh động. Trong khi có những tùy thuộc thường xuyên nó vẫn liên tục thay đổi tự thích ứng với những nhu cầu mới và hoàn hảo mới".

Trong quyển "Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống" của Krishnamurti viết: "Mục đích của giáo dục đích thực là rèn luyện trau dồi mối tương giao chính đáng không chỉ giữa các cá nhân, nhưng cũng giữa cá nhân và xã hội".

Nếu gọi là giáo dục  để con người tiến hóa gần với hạnh phúc, đạt được hạnh phúc trần gian, đó là một ảo tưởng; ngày nay, con người sống  trong nhung lụa, quyền lực vẫn phải đau khổ vì bệnh hoạn, vì lo sợ, vì áp lực, kể cả bị áp lực bởi khối tài sản khổng lồ.Để thoát khỏi những áp lực đó,các nhà tỷ phú như Tỷ phú Mỹ Bill Gates  hay“James Bond” của giới từ thiện vừa cho đi phần tài sản cuối cùng của mình. Khi giới truyền thông hỏi tỷ phú Chuck Feeney vì sao phải quyên tặng hết? Ông trả lời rất đơn giản, bởi vì “vải liệm không có túi”., và tỷ phúTiến sĩ Supachai Verapuchong người Thái Lan với tư cách một doanh nhân theo đạo Phật tỷ phú nói:'Nếu ai đó nói rằng kiếm được nhiều tiền mới là hạnh phúc nghĩa là họ không hiểu được bản chất sự sinh ra của con người' - …

Trên thế giới còn rất nhiều tỷ phú thầm lặng bố thí, một tỷ phú Bình Dương đã biến khách sạn thành chỗ cư trú cho người vô gia cư và cung cấp mọi nhu cầu cuộc sống cho họ. Hầu hết sau khi bố thí toàn bộ tài sản vì ích lợi cho mọi người, họ đều cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm hơn khi chưa bố thí.Đó là một trong những lối giáo dục tự thân khi ý thức vật chất không phải điểm đưa đến hạnh phúc.

 ***


Giáo dục  trong Phật giáo:

Trong phạm vi giáo dục thế tục, luôn cập nhật và chuyển hóa cho thích hợp trình độ tiến hóa xã hội; kiến thức càng uyên thâm, hạt giống phàm tục càng ngấm ngầm chìm sâu phát triển một bản ngã vững chắc được che đậy một nhân cách mỹ miều; nhưng khi gặp những trường hợp thuận lợi cho hạt giống phát triển, hạt giống “tam độc” bùng vỡ biến nhân cách trí thức thành nhân cách phi trí thức.

Vậy quan niệm giáo dục Phật giáo như thế nào? giáo dục Phật giáo thế nào tránh được những bất toàn về nhân cách?

Ngày xưa, khi xã hội chưa phát triển, khoa học kỷ thuật chưa bùng nổ, mái chùa vẫn là môi trường giáo dục mang tính “gia giáo”; không những tình thầy trò khắn khít mà sự truyền đạt kiến thức giáo lý và sự hành trì giữa thầy trò vô cùng sâu nhiệm.Người đệ tử luôn được thầy theo dỏi tứ oai nghi để chỉnh sửa cho đúng với nhân cách của một tu sĩ.Với tinh thần đó, việc giáo dục mang tính"Khai hóa, Nhiếp hóa, chuyển hóa, khuyến hóa”…không mang tính áp đặt từ chương, khuôn mẫu, mục đích đưa đến sự chuyển hóa tự thân. Việc giáo dục trong nhà Phật không có đích đến của danh vọng, địa vị.Vì thế không có từ trở thành, thành đạt mà là chuyển thành một nhân cách thấp nhất là 24 oai nghi, vượt khỏi quy phạm oai nghi trở thành nhân cách Thiên nhân sư, nhân cách khiêm hạ mà cao thượng, không chỉ vô ngã mà là phi ngã.

Mối quan hệ giữa thầy và trò trong việc giáo dục,Đức Phật dạy:"Này các Tỳ-kheo, Ta cho phép vị thầy tế độ. Này các Tỳ kheo, vị thầy tế độ sẽ gợi lên nơi người ở cùng phòng (đệ tử) thái độ của một người con và người đệ tử sẽ gợi lên ở vị thầy tế độ thái độ của một người cha. Như thế, trong khi sống cùng với nhau, họ có sự kính trọng, tôn trọng, có sự tương kính nhã nhặn với nhau; họ sẽ đạt đến sự lớn mạnh, tăng trưởng, phát triển trong Pháp và Luật này…

Nhận định của HT. Thích Thiện Siêu trong bài viết: "Bàn về mục tiêu của Giáo Dục Phật Giáo", Hòa Hòa Thượng đánh giá như sau: "Bao lâu ý nghĩa hạnh phúc chưa được xác lập thì xã hội còn phải mò mẫm phương hướng phát triển. Lịch sử đã ghi nhận bao nền văn minh đã sụp đổ vì những mục tiêu sai lạc trong phương hướng phát triển... chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật suy thoái đạo đức, ô nhiễm môisinh... là kết quả của những sai lạc ấy. Giáo dục phải chia sẻ trách nhiệm và xã hội trước những hậu quả gây khổ đau khôn lường đó".

 Đúng như lời Phật dạy: “Một trái tim bao la, một lời nói chân thành, một cuộc sống phụng sự, và từ bi tâm là những điều giúp làm mới tình người”.

Theo nhận định của T.T. Thích Chơn Thiện nói về "Mục tiêu giáo dục" trong Phật Học Khái Luận ở trang 60 có ghi: "Ngài cho rằng một đường hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu đó là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Nếu thiếu đi một trong hai mục tiêu ấy là một nền giáo dục không hoàn chỉnh."

Giáo dục Phật giáo không nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, vì nhu cầu xã hội mỗi ngày một phát triển, chạy theo nhu cầu là tự đánh mất chính mình. Con người đánh mất chính mình sẽ là con người nổi loạn mà các nước công nghiệp phát triển từng phát triển bệnh lý trầm cảm,thần kinh và tự sát hoặc thảm sát tập thể.Đáp ứng nhu cầu giáo dục theo tiêu chuẩn xã hội biến con người hoặc thành đạt tột đỉnh vinh quang hoặc tận cùng thất bại cho chính tự thân; dù vinh quang hay thất bại cũng  không còn là chính mình.

Con người là đối tượng cơ bản để chuyển hóa, xây dựng một xã hội công bằng, trong sáng và yêu thương, vì con người được xây dựng trên tinh thần vị tha, vô ngã, từ bi vô điều kiện, khác xa với lối giáo dục nhằm mục đích đạt được để thỏa mãn lòng tham vị kỷ.Lối giáo dục con người hoàn chỉnh mà không cách biệt xã hội, tuy hòa nhập mà không bị hòa tan trong guồng máy cơ học; đó là tinh thần tự giác, làm chủ cảm xúc chiến thắng mọi cám dỗ, vì thế: “chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình là chiến công hiển hách nhất”. Nho giáo từng nói:”tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” trước nhất là tu bản thân, làm chủ bản thân được mới làm chủ ngoại cảnh.Đó là cách giáo dục phương Đông khác với phương Tây.

                                                               ***

Giáo dục Phật giáo ngày nay không thể tách rời phương pháp giáo dục thế học, đòi hỏi giáo dục Phật giáo duy trì vững mấu chốt cơ bản chuyển hóa thân tâm để không bị pha tạp phương pháp giáo dục học đường đại trà. Tuy học đường cung cấp kiến thức phổ thông, cơ sở khoa học, giúp cho một căn bản nhận thức và ý chí vươn lên, giáo dục cùng luôn dựa trên căn bản: “văn-tư và tu”, đó là dây cương dẫn đường khỏi sa lầy vào chân trời viễn mộng duy vật.Tuy nhiên tu sĩ vẫn không quên nghĩa vụ với xã hội trước những thiên tai, hoạn nạn.Giáo dục thế học có: “đức dục- thể dục và trí dục thì nhà Phật có:”giới-định Huệ”. Phước huệ song tu được gọi là:”Phước huệ lưỡng toàn phương tác Phật”.

Khai giảng niên học mới, cố HT T.Minh Châu huấn đạo: "...Là sinh viên Phật giáo trong thời kỳ xã hội hóa, hiện đại hóa, tiến lên văn minh toàn cầu hóa. Với tinh thần Duy Tuệ Thị Nghiệp, sống bằng pháp hạnh vô ngã vị tha, bổn phận và trách vụ của chúng ta phải luôn luôn tinh cần phát huy toàn triệt khả năng ‘Giới đức, Tâm đức và Tuệ đức’ phải tập trung hơn nữa, nỗ lực chuyên sâu hơn nữa các môn Phật học lẫn thế học. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời nêu cao gương hạnh Phật trong sứ mệnh lịch sử giao phó là ‘truyền trì mạng mạch - tiếp dẫn hậu lai - hoằng pháp lợi sanh - Báo Phật ân đức’ ngay trong cuộc đời này."

Sử gia triết học người Anh đã nhận định: "Phật giáo mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn bất cứ ảnh hưởng nào khác trong tiến trình nhân loại.

Một học giả khoa sử Việt Nam nhận định về giáo dục như sau: "Nền giáo dục Phật giáo của khối óc và con tim. Khối óc sáng suốt và con tim quả cảm. Tư tưởng giáo dục Phật giáo là tư tưởng giáo dục hiện thực và hành động."

Điều mà Carl Roges gọi là: "Self concept" mà An dras Angyal gọi là: "Self - organization" một sự thâm nhập vào cái tôi của tự mỗi người mới có thể giúp người ấy nhận thấy cái nguyên nhân khổ đau trên đời. Nói thế cũng chưa đủ, vì thiếu bản đồ dẫn đường để đương sự nhận thấy cái tôi nào chịu đau khổ và nguyên nhân khổ đau để đương sự tự thân chuyển hóa “tam độc”

Đức Phật trong kinh Thiện Sanh, thuộc Trường Bộ kinh: quy định 6 quan hệ vào quyền hạn của mỗi thành viên giữa cha mẹ - con cái; giữa thầy – trò; giữa chồng - vợ; giữa bạn bè; giữa chủ - thợ; giữa tu sĩ - cư sĩ.

Hòa thượng Thích Chơn Thiện phân tích cặn kẽ hai nội dung “Con người là Năm uẩn”, “Tu tập Năm thủ uẩn là giáo dục” (từ trang 105 đến trang 176); từ đó Hòa thượng đã đề ra mục tiêu cụ thể của giáo dục Phật giáo trong một đoạn văn ở trang 169:

“Sự tu tập năm thủ uẩn là công phu giải thoát có hai việc để thực hiện:

-Chế ngự thói quen của con người nghĩ về các hiện hữu như là có một ngã tính thường hằng từ đó dục vọng dấy khởi.

-Phát triển cái nhìn sự vật là vô ngã từ đó vô dục khởi sinh.”

 Điều quan trọng, ngoài kiến thức chuyên môn, cần phát triển khả năng tư duy và phán đoán độc lập, không quá tùy thuộc vào những huấn thị truyền đạt.

                                                               ***


Giáo dục thế học chủ yếu giải phóng ngu dốt, u trệ, lạc hậu, bất công, áp bức, bóc lột…được mệnh danh giải phóng dân tộc, giải phóng nghèo đói,giải phóng nô lệ…để đem lại hạnh phúc cho con người, thật ra, các nước công nghiệp tiên tiến hiện nay, người dân chưa hẳn thỏa mãn một hạnh phúc trên cơ ngơi vật chất và thủ đắc nhiều tiện nghi. Ngược lại,một vài sắc dân như Bhutan, Bộ tộc Burusho hay còn được gọi là Hunzaphía bắc Pakistan;một bộ tộc từ chối mọi tiện nghi trong đời sống khoa học , chỉ dùng xe ngựa làm phuong tiện đi lại ở bang Pennsylvania, . PittsburghHoa Kỳ…đa phần sống thân thiện với thiên nhiên, họ cảm thấy rất hạnh phúc, không bị chi phối bởi các tiện nghi hiện đại. Chứng tỏ, một xã hội quá đầy đủ tiện nghi luôn bị chi phối những nhu cầu phụ, đua đến lo toan phiền não.

Vì thế , giáo dục thế học không thể giải quyết nguồn cội khổ đau, không thể đem lại hạnh phúc thực sự khi lòng tham và những kiết sử còn tồn tại..Một giáo dục bất toàn, chỉ chú hướng ngoại vật thì bản chất thật con người bị đánh mất, khổ đau vẫn tồn tại.

Phật giáo có khác, luôn lấy con người làm tâm điểm để giải quyết khổ đau; hệ thống giáo lý từ lúc Đức Thế tôn xuất hiện giáo hóa cho năm anh em Kiều Trần Như đến lúc nhập Niết Bàn, luôn là tiêu chí giúp con người tự thoát vượt mọi ách tắt trong đời sống, dĩ nhiên từ đó một nhân cách sống thánh thiện phải xuất hiện. Tự chuyên hóa tam độc bằng  “lục độ”, “Bát chánh đạo”…đến với mọi người bằng “tứ nhiếp pháp”, sống với tập thể bằng pháp “lục hòa”…mọt khi đã thấm nhuần “tứ đế” để thoát khỏi lục đạo luân hồi”…

Tự thân đã nhuần nhuyễn thì nhân cách khiêm hạ luôn có mặt, tránh được cống cao ngã mạng dễ xuất hiện đối với những trí thức thiếu căn bản đạo đức từng xuất hiện trên bục giảng học đường ngày nay.

                                                            ***


UNESCO đã khẳng định trong tuyên bố ngày 20/12/1999 “Giáo dục không còn là một quá trình mà con người chỉ tham gia trong thời gian đầu cuộc đời”.Đối với việc giáo dục của Phật giáo, tự giáo, tha giáo là suốt quá trinh một đời người. Mục đích giáo dục của Phật giáo giúp con người nhận chân sự thật từ óc phán đoán nhận xét bằng trí tuệ chứ không bị khuôn đúc trong quy tắc thọ giáo. Phật dạy:“Đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ vì được nghe nói. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì do truyền thống. Đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ do tuyên truyền. Đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ vì phù hợp với kinh điển của mình …”Vì thế , chuyên ngành giáo dục Phật giáo đề cao:Duy tuệ thị nghiệp” làm tiêu chí.

Nhân cách và sự giáo dục thế học có thể có kẻ hở, nên thỉnh thoảng xuất hiện người bệnh tâm thần phát ngôn vung vít, cho dù phát ngôn chuyên ngành của mình; Phật giáo một tu sĩ qua trường lớp đào tạo, cho dù được đào tạo gia giáo, cũng không thể phát ngôn xúc phạm các bậc trưởng thượng khi nhìn hiện tượng hành hoạt mà không thấu rõ bản chất mật hạnh của một bậc chân tu.Mặc áo tu sĩ mà chuyên về chính trị ấu trĩ, làm sao đủ công đức trả nợ áo cơm cho bá tánh???

Trí tuệ và đạo đức là nhân cách giáo dục của Phật giáo là vậy.

 Pháp Cú kinh phẩm Song Yếu , đức Phật dạy:

13. Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

"Như ngôi nhà khéo lợp
nước mưa không thấm vào
tâm khéo tu cũng vậy
tham dục khó lọt vào" (PC 14)

 

MINH MẪN

25/11/2019

 

 



 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2022(Xem: 4599)
Đừng quên vị bổn sư; Hãy cầu nguyện với người trong mọi lúc. Đừng tán tâm; Hãy nhìn vào tinh túy của tâm. Đừng quên cái chết; Hãy để nó thúc giục con tu tập Pháp. Đừng quên chúng sanh; Với lòng bi mẫn, hãy hồi hướng công đức cho chúng sanh, và cầu nguyện với lòng khát vọng.
02/12/2021(Xem: 15717)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
03/09/2021(Xem: 29333)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
01/11/2020(Xem: 16202)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
04/03/2020(Xem: 37891)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
28/08/2019(Xem: 6273)
Lần đầu tiên chùa Đức Viên (2440 McLaughlin Avenue, San Jose, California) hội đủ duyên lành cung thỉnh chư Tăng tu viện Namgyal (Ithaca, New York) kiến tạo một đàn tràng thiêng liêng bằng cát màu tuyệt đẹp trong hai tuần (từ ngày 12/8 đến ngày 24/8/2019). Đó là Kalachakra Mandala Thời Luân (Bánh Xe Thời Gian), biểu tượng cho vũ trụ để cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Thời Luân là cung trời an lành, nơi trú xứ của các vị Thánh Hộ Phật, mang lại nguồn an lạc, có năng lực gia trì mạnh mẽ của chư Phật, và thanh tịnh hóa tại địa điểm khởi tâm cung thỉnh. Trong Thời Luân có 28 con thú trên lưng nở hoa sen là: 7 con heo, 7 con ngựa, 7 con voi và 7 con sư tử kéo xe chở các vị Thánh Hộ Phật.
07/08/2019(Xem: 4270)
Tỉnh Thức Rực Rỡ: Đọc Sách “Vivid Awareness”, Bài này sẽ giới thiệu và tóm lược tác phẩm “Vivid Awareness: The Mind Instructions of Khenpo Gangshar” (sẽ viết tắt là: VA) của đại sư Khenchen Thrangu, dựa vào bản Anh dịch của David Karma Choephel, ấn bản 2011, nhà xuất bản Shambhala. Sách này nói về một Thiền pháp của Kim Cang Thừa. Lý do chọn sách này vì qua đây có thể hiểu được và thâm nhập được Thiền Tông – tức là Thiền Trúc Lâm của Việt Nam.
24/05/2019(Xem: 5310)
Sau 12 năm học tập và làm việc tại nước Nga, năm 1995 tôi về Việt Nam và vào làm việc tại công ty FPT. Chân ướt chân ráo chưa hiểu nhiều về công việc và cuộc sống trong nước, may thay tôi được anh Phan Ngô Tống Hưng, lúc đó là phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc dẫn đi đảnh lễ Thượng tọa Thích Viên Thành. Và thế là Thượng tọa trở thành người thầy sơ tâm đầu tiên của tôi cho đến ngày Thầy viên tịch năm Nhâm Ngọ -2002. Thượng tọa Thích Viên Thành là Tổ thứ 11 của Tùng Lâm Hương Sơn và luôn là người thầy tôn kính của tôi.
04/09/2018(Xem: 6537)
Bất cứ ai may mắn có dịp viếng thăm Tu Viện Kopan trong 40 năm qua, có thể đã nhìn thấy được nụ cười từ hòa của Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rigsel, người đã phụng sự cho Tu Viện Kopan trong các vai trò khác nhau trong gần bốn thập niên qua. Ngài đã được Văn Phòng của Đức Dalai Lama thụ phong chức trụ trì tu viện năm 2001, mặc dù Ngài đã không chính thức giữ chức vụ này từ khi Lama Yeshe viên tịch vào năm 1984. Vào tháng Bảy năm 2011, Lama Lhundrup không tiếp tục vai trò này nữa, vì bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển của Ngài.
04/09/2018(Xem: 4699)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche Tu Viện Kopan, Nepal Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979. Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu. Sandra Smith hiệu đính sơ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567