Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tham Thiền trong Mười Chín Năm

28/09/201114:13(Xem: 5008)
Tham Thiền trong Mười Chín Năm

 

Tham Thiền trong Mười Chín Năm

Geshe Gyalten Kunga, thị giả của H.E. Choden Rinpoche

B.Nga Lozang Ngodrub dịch

Rinpoche sống trong nhà của người anh họ của Ngài tại Lhasa từ năm 1965 đến 1985 và không bao giờ đi ra ngoài. Ngài sống như một người tàn phế. Phòng của Ngài không có cửa sổ, chỉ có một khoảng trống nhỏ dưới cánh cửa để thông hơi. Rinpoche sống trong một căn phòng trong tám năm, rồi Ngài dọn sang một phòng khác trong mười một năm còn lại. Tôi đã nhìn thấy căn phòng thứ nhì và nó thật là tối. Khi vừa bước vào phòng, bạn chẳng nhìn thấy gì cả, nhưng khi mắt bạn đã quen dần với bóng tối thì bạn có thể thấy một vài vật nào đó. Ngay cả bây giờ, tại Tu Viện Sera, khi tôi vén màn trong phòng của Rinpoche lên, Ngài sẽ nói, “Đừng, đừng làm như vậy.” Tôi nghĩ Ngài để tôi vén màn lên là vì tôi cần ánh sáng chứ không phải vì Ngài thích như vậy. Ngài không hề bước một bước ra khỏi hai căn phòng trong nhà của người anh họ trong suốt mười chín năm.

Bình thường, khi nhập thất, bạn cần các kinh sách, một bức tranh vải của vị bổn tôn (tangka), trống, chuông và chày kim cang, những thứ đại loại như thế, nhưng Rinpoche chỉ có một xâu chuỗi mà thôi.Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này. Người Trung Hoa luôn luôn kiểm soát xem Ngài đang làm gì; họ đến nhà của Ngài vài lần trong ngày và nếu họ thấy Ngài có bất kỳ một món vật nào liên quan đến tôn giáo, họ sẽ tịch thu nó ngay. Vì thế nên Rinpoche đã hoàn tất các kỳ nhập thất trong tâm thức của Ngài; tất cả đã xảy ra trong tâm Ngài mà thôi. Tuy nhiên, Ngài không bao giờ nói như vậy; Ngài chỉ nói rằng Ngài đã ngủ và suy nghĩ chút ít về Pháp.

Ngài đã dùng tất cả thời gian để tham thiền trên giường. Người nhà của Ngài phải thay tấm trải giường mỗi tháng một lần, vì nó nặng mùi mồ hôi, thế nên Ngài chỉ rời khỏi giường khi người nhà làm việc này. Ngài ngồi trên giường suốt ngày và ban đêm thì nằm ngủ. Ngài dùng một cái bô cho việc đi vệ sinh, bởi vì Ngài giả vờ như một người bị tàn phế. Cho đến năm 1980, Ngài không hề nói chuyện với bất cứ ai, ngoại trừ người mang thức ăn vào phòng cho Ngài. Không một ai khác đã vào phòng của Ngài – nếu ai cúng dường thức ăn cho Ngài thì họ sẽ đem thức ăn đến cho gia đình Ngài và người nhà sẽ mang vào cho Ngài. Ông nội của tôi và cha tôi là đệ tử của Ngài, nên họ sẽ mang đến những gì Ngài cần. Họ nói Rinpoche để tóc dài và có một hàm râu rất dài. Họ nói Ngài là một người rất đặc biệt.

Bài báo này xuất hiện lần đầu tiên trong Tạp Chí Mandala, tháng Bảy/Tám 2000.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/08/2011(Xem: 7956)
Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà...Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
22/08/2011(Xem: 4673)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
31/05/2011(Xem: 12231)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
22/05/2011(Xem: 4852)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
06/05/2011(Xem: 10238)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
24/03/2011(Xem: 4519)
Mật tông hoặc Mật giáo có gốc từ chữ Sanskrit Tantra, phiên âm Hán Việt là Đát-đặc-la. Đôi khi Tantra cũng được dịch là Mật pháp và kinh sách Tantra được gọi là Mật kinh. Nguyên nghĩa của Tantra là “mở rộng, nối tiếp, kéo ra từ khung dệt, liên tục trong một thể thống nhất”. Đây là một thuật ngữ trừu tượng, khó dịch nên trong ngôn ngữ Tây phương, hầu hết các tác giả để nguyên chữ Tantra.
13/03/2011(Xem: 9934)
Trong tác phẩm “Một đời người, một câu thần chú” này, người viết cố gắng thể hiện những quan kiến Mật giáo về pháp môn trì niệm thần chú Mani từ nhiều khía cạnh khác nhau.
19/01/2011(Xem: 9788)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
14/01/2011(Xem: 4184)
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn...
06/01/2011(Xem: 3371)
Du già hành tông là một trong hai tông phái Đại thừa Phật giáo Ấn Độ. Sự sáng lập tông phái này được quy cho hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân. Nhưng giáo lý và học thuyết căn bản của tông này đã được lưu hành ít nhất là một thế kỷ trước đó. Du già hành tông chú tâm vào tiến trình tương quan của nhận thức để hàng phục vô minh, để giúp chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp báo sinh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]