Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy phát triển tự hào Kim Cương của vị Anh Hùng

13/01/201214:32(Xem: 5323)
Hãy phát triển tự hào Kim Cương của vị Anh Hùng
Phat Long Son
HÃY PHÁT TRIỂN TỰ HÀO KIM CƯƠNG CỦA VỊ ANH HÙNG
Drikung Bhande Dharmaradza & Khenchen Konchog Gyaltshen
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ
Tự hào kiên cố giống như viên ngọc của vị anh hùng.
Không cần tìm kiếm ở bên ngoài, bởi nó hoàn toàn được thiết lập từ nguyên thủy.
Hãy thấu suốt chân tánh của bạn.
Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.

MỘT VỊ ANH HÙNG thì can đảm và mạnh mẽ, không chút sợ hãi, và có khả năng bảo vệ những người khác trong khi thay mặt họ dành được chiến thắng. Nhờ trí tuệ và lòng bi mẫn của mình, một anh hùng-Bồ Tát chiến thắng trong trận chiến đấu với những cảm xúc phiền não. Ngài có thể bảo vệ chính mình bằng cách tự kềm chế không làm các ác hạnh và đồng thời mang lại lợi lạc cho người khác bằng cách chỉ cho họ con đường đúng đắn. Một viên ngọc của người anh hùng ám chỉ của cải không thể tranh cãi thuộc về chủ nhân của nó, vị anh hùng – là điều không ai có thể lấy đi.
Vị anh hùng hoàn toàn tin tưởng rằng mình có thể sử dụng của cải này, và tâm ngài được nâng đỡ bằng sự hiểu biết rằng ngài thoát khỏi sự nghèo khó. Tự hào kiên cốám chỉ sự tự hào kim cương, được đặt nền trên sự xác quyết. Việc nhận ra và duy trì bản tánh chân thật, nguyên sơ, không bị tạo tác của bạn được gọi là tự hào kim cương. Khi bạn “trở thành” một Bổn Tôn trong thiền định, lòng tự hào này không sinh khởi từ sự tự phụ hay tham luyến. Nó sinh khởi từ trí tuệ và sự xác quyết về việc ở trong trạng thái đó. Đó là cách thức an trụ tối thượng.

Nhờ những phương pháp và giáo huấn Kim Cương thừa, ta có thể hiển lộ một cách tự tin trong thân tướng của một Bổn Tôn yidam. Ta không chỉ đơn thuần tưởng tượng bản thân ta là Bổn Tôn. Đúng hơn, không vô minh hay mê lầm, ta thiền định về việc đảm đương thân tướng Bổn Tôn. Không cần phải tìm kiếm vị Bổn Tôn đó ở bên ngoài ta; ta là Bổn Tôn. Những Bổn Tôn bên ngoài là khuôn mẫu của những gì ta khao khát trở thành, của cách thức ta có thể biểu lộ bằng cách xua tan những ô nhiễm ngẫu nhiên. Trước hết, ta nghiên cứu lịch sử của các ngài để học hỏi xem các ngài đạt được Phật quả như thế nào và các ngài hiển lộ các hoạt động ra sao. Điều này mang lại cho ta một hình ảnh rõ ràng về cách thức ta có thể làm điều tương tự.

Đảm đương một thân tướng Bổn Tôn không phải là một phát minh giả tạo, mà đúng hơn, đó là điều cố hữu ở trong ta từ nguyên thủy. Mỗi một và mọi chúng sinh đều có Phật tánh. Chỉ có một vấn đề duy nhất là bản tánh đó có được khám phá hay không. Nếu được khám phá, ta được gọi là một vị Phật. Nếu ta không khám phá nó, ta vẫn khốn khổ trong luân hồi sinh tử. Như câu kệ 34 nói: “Sự nhơ uế của những ác hạnh và che chướng giống như bùn che phủ một viên ngọc. Mặc dù alaya (a lại da thức) thì thuần tịnh, nó không thể hiển lộ các phẩm tính.” Nói cách khác, ta đã sẵn có mọi phẩm tính thuần tịnh của một vị Phật; ta chỉ cần khám phá chúng bằng những thực hành thiền định này. Trong ta có một tiềm năng phát triển vô tận. Chẳng hạn như ta học abc trong nhà trẻ và sau đó dần dần tiến tới học vị Tiến sĩ. Nhưng vẫn còn những điều phải biết.

Bởi mỗi chúng sinh đều có Phật tánh, mỗi người chịu trách nhiệm đi theo con đường này đều có thể khám phá Phật tánh nội tại. Chẳng hạn như, hạt giống nhỏ bé của một cây gỗ đỏ gồm chứa trọn vẹn một cây gỗ. Tương tự như thế, ta có thể “phát triển” một vị Phật viên mãn từ hạt giống Phật tánh ở trong ta.

Xưa kia, khi Đức Jigten Sumgön đang nhập thất, một người đàn ông bị một tinh linh ám nhập khiến cho ông ta đau khổ ghê gớm. Chỉ nhờ nghe danh hiệu của Đức Jigten Sumgön, người đàn ông được thôi thúc thực hiện một chuyến đi gian khổ để gặp ngài. Bởi Đức Jigten Sumgön đang nhập thất nên ông ta không thể diện kiến ngài, vì thế ông nhờ một vị thị giả xin ngài ban cho giáo huấn để thoát khỏi tinh linh này. Ngài khuyên ông hãy quán tưởng một cách kiên cố bản thân ông trong thân tướng Đức Quán Thế Âm trong ít nhất là một tuần. Ngay khi ông thiền định về Quán Thế Âm, tinh linh chỉ thấy Đức Quán Thế Âm tại chỗ ở của ông ta. Tinh linh cảm thấy mình đã lạc mất con mồi, tìm kiếm khắp nơi và hỏi: “Người đàn ông của ta đâu?” Cuối cùng tinh linh bỏ đi và người đàn ông thoát khỏi sự đau đớn và khốn khổ. Hãy nhập tâm những giáo huấn này và duy trì chánh niệm của bạn.

Để thực hành Bổn Tôn, ta cần có ba phẩm tính là sự thuần tịnh, sáng tỏ, và kiên cố mà không xa lìa Bồ đề tâm. Khi ta thực hành phương pháp này, toàn bộ thân, ngữ và tâm đều được tận dụng. Mọi hoạt động của ta trờ thành hoạt động Phật (Phật sự). Chẳng hạn như khi ta xuất hiện như Bổn Tôn yidam, mọi sự ta ăn và uống đều trở thành một sự cúng dường. Ta nhận ra thân ta là thân của một vị Phật, một thân tướng thoát khỏi mọi ác hạnh. Bởi thân ta chính là một tập hợp của nhiều bộ phận và không có thực chất, ta có thể trở thành thân huyễn hóa thuần tịnh.
Ngôn ngữ của ta, là ngữ giác ngộ, không dính mắc mọi phẩm tính bất thiện và là sự biểu lộ của trí tuệ và lòng bi mẫn. Tâm ta, là tâm của Bổn Tôn, không dính mắc sự mê lầm, và sáng tỏ, chói ngời và hỉ lạc. Tâm đó như không gian – siêu vượt mọi ranh giới, tham luyến và bám chấp. Hãy thấu hiểu rằng chân tánh của bạn là tâm Phật, và hãy để tâm bạn ngơi nghỉ. Điều này sẽ giúp bạn tịnh hóa thị kiến bất tịnh của bạn và chứng ngộ Đại Ấn.

Để có được những kết quả từ giai đoạn phát triển này, điều thiết yếu là phải tuân theo những giáo huấn này. Vì thế, hãy ngơi nghỉ tâm bạn trong trạng thái thuần tịnh của Bổn Tôn hơn là để nó lang thang trong một trạng thái bất tịnh của sự mê lầm. Đây cũng là một phương pháp quan trọng để củng cố thiền an định. Điều này hoàn tất giáo huấn về thực hành thiền định Kim Cương thừa của việc phát triển bản thân bạn như một Bổn Tôn.

Trích dịch từ nguyên tác Anh ngữ “A Complete Guide to the Buddhist Path,”một luận giảng của Khenchen Konchog Gyaltshen về bản văn “The Jewel Treasury of Advice” của Drikung Bhande Dharmaradza (1704-1754)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2011(Xem: 4310)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
31/05/2011(Xem: 11422)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
22/05/2011(Xem: 4533)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
06/05/2011(Xem: 9236)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
24/03/2011(Xem: 4099)
Mật tông hoặc Mật giáo có gốc từ chữ Sanskrit Tantra, phiên âm Hán Việt là Đát-đặc-la. Đôi khi Tantra cũng được dịch là Mật pháp và kinh sách Tantra được gọi là Mật kinh. Nguyên nghĩa của Tantra là “mở rộng, nối tiếp, kéo ra từ khung dệt, liên tục trong một thể thống nhất”. Đây là một thuật ngữ trừu tượng, khó dịch nên trong ngôn ngữ Tây phương, hầu hết các tác giả để nguyên chữ Tantra.
13/03/2011(Xem: 9056)
Trong tác phẩm “Một đời người, một câu thần chú” này, người viết cố gắng thể hiện những quan kiến Mật giáo về pháp môn trì niệm thần chú Mani từ nhiều khía cạnh khác nhau.
19/01/2011(Xem: 8548)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
14/01/2011(Xem: 3888)
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn...
06/01/2011(Xem: 3082)
Du già hành tông là một trong hai tông phái Đại thừa Phật giáo Ấn Độ. Sự sáng lập tông phái này được quy cho hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân. Nhưng giáo lý và học thuyết căn bản của tông này đã được lưu hành ít nhất là một thế kỷ trước đó. Du già hành tông chú tâm vào tiến trình tương quan của nhận thức để hàng phục vô minh, để giúp chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp báo sinh tử.
30/12/2010(Xem: 3229)
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567