Mật Tạng Bộ 1_ No.900 ( Tr.781_ Tr.783 )
MƯỜI TÁM KHẾ ẤN
Việt dịch HUYỀN THANH
Theo Thầy thọ Quán Đỉnh, đã được ấn khả xong, chẳng bao lâu sẽ thành tựu. Đệ tử đủ Tướng này mới có thể truyền thụ. Đây tức là báu Như Ý hay thành tựu các sự nghiệp.Như Kinh nói nơi chốn : Sườn núi, bên dòng sông, A Lan Nhã thanh tịnh, khe, động… tùy theo ý thích. Nơi ấy phải xa lìa các ách nạn đáng sợ. Hành Nhân sắm sửa vật cúng dường tùy theo khả năng.
1 ) Hành Nhân quay mặt hướng về Bản Phương lễ bái Bản Tôn, tiếp theo lễ chư Phật ở phương khác. Cúi năm vóc sát đất kính lễ như Kinh Giáo , quỳ dài hai đầu gối sát đất, chắp tay giữa trống rỗng, thành Tâm bày tỏ tất cả Tội của ba Nghiệp :” Con từ đời quá khứ , trôi lăn trong sinh tử. Nay đối trước Đại Thánh Tôn xin hết lòng Sám Hối. Như chư Phật đời trước đã Sám, nay con cũng Sám như vậy. Nguyện nương nhờ vào lực gia trì mà tất cả chúng sinh đều thanh tịnh”
Do Đại Nguyện này cho nên Tự, Tha không có dơ bẩn ( Vô cấu ).
Mật Ngôn là :” Án_ Tát –phộc bà phộc, thâu đà tát phộc, đạt ma tát-phộc bà phộc, thâu độ hàm “
輆辱扣向圩益屹湱叻猣辱扣向圩益珈曳
OMÏ_ SVABHÀVA ‘SUDDHA_ SARVA DHARMA SVABHÀVA ‘SUDDHA UHAMÏ
2 ) Tiếp đối trước Bản Tôn, ngồi Kiết Già hoặc ngồi Bán Già, khởi Tâm Đại Bi :” Con tu Pháp này vì tất cả chúng sinh, nguyện mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề”
Trước tiên, mài các loại hương dùng để xoa tay. Sau đó kết PHẬT BỘ TAM MUỘI GIA ĐÀ LA NI ẤN . Chắp 2 tay giữa rỗng, mở 2 ngón trỏ co lại phụ ở lóng trên của 2 ngón giữa, co 2 ngón cái phụ lóng dưới của 2 ngón trỏ thì thành Ấn. Đặt Ấn ở trái Tim, tưởng 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp của Đức Như Lai rõ ràng trước mắt, chí Tâm tụng Chân Ngôn 7 biến.
Chân Ngôn là :”Án_ Đát tha nghiệt đỗ nạp bà phộc dã, sa-phộc hạ”
OMÏ_ TATHÀGATA UDBHAVÀYA _ SVÀHÀ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn tức liền cảnh giác tất cả Như Lai , thảy đều hộ niệm gia trì, phóng hào quang chiếu chạm vào thân Hành Giả thì bao nhiêu tội chướng đều được tiêu diệt, tho mệnh mau tăng, Phước Đức thêm lớn. Thánh Chúng thuộc Phật Bộ vui vẻ ủng hộ, đời đời kiếp kiếp xa lìa các nẻo ác, hóa sinh trong hoa sen, mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề.
3 ) Tiếp kết LIÊN HOA BỘ TAM MUỘI GIA ẤN. Chắp 2 tay lại giữa rỗng, mở bung 2 ngón trỏ, 2 ngón giữa, 2 ngón vô danh rồi co lại như hình hoa sen. Đặt Ấn ở trái Tim, tưởng Quán Tự Tại Bồ Tát với đầy đủ tướng tốt. Tụng Chân Ngôn 7 biến rồi bung Ấn bên phải đỉnh đầu.
Chân Ngôn là :” Án_ Bả ná mô nạp-bà phộc dã, sa-phộc hạ “
OMÏ_ PADMA UDBHAVÀYA _ SVÀHÀ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn tức liền cảnh giác Bậc cầm hoa sen , tất cả Bồ Tát thuộc hàng Quán Tự Tại. Thánh Chúng của Liên Hoa Bộ thảy đều vui vẻ gia trì hộ niệm. Ánh hào quang của tất cả Bồ Tát chiếu chạm vào thân Hành Giả thì bao nhiêu tội nghiệp đều được tiêu diệt, tất cả Bồ Tát thường làm bạn lành.
4 ) Tiếp kết KIM CƯƠNG BỘ TAM MUỘI GIA ẤN . Lật nghiêng bàn tay trái, hướng bàn tay ra ngoài. Đặt lưng bàn tay phải sát lưng bàn tay trái. Đem 2 ngón cái, 2 ngón út trợ móc nhau như hình cái chày Kim Cương. Đặt Ấn ở trái Tim, tưởng Kim Cương Thủ Bồ Tát . tụng Chân Ngôn 7 biến rồi bung Ấn ở bên trái đỉnh đầu.
Chân Ngôn là:” Án_ Phộc nhật-lô nạp-bà phộc, sa-phộc hạ “
OMÏ_ VAJRA UDBHAVÀYA _ SVÀHÀ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn tức liền cảnh giác thất cả Thánh Chúng thuộc Kim Cương Bộ gia trì ủng hộ. Bau nhiêu tội chướng của Hành Giả thảy đều tiêu diệt, tất cả bệnh tật khổ đau chẳng vướng vào thân nên được Thể kiên cố của Kim Cương.
5 ) Tiếp kết HỘ THÂN TAM MUỘI GIA ẤN. Hai tay cài chéo nhau bên trong, bên phải đè bên trái. Dựng thẳng 2 ngón giữa, co 2 ngón trỏ như hình móc câu đừng để dính vào lưng ngón giữa, lấy 2 ngón cái đè 2 ngón vô danh liền thành. Ấn lên 5 nơi trên thân thể là : vầng trán, vai phải, vai trái, trái tim, cổ họng rồi bung Ấn trên đỉnh đầu. Mỗi nơi đều tụng Chân Ngôn một biến.
Chân Ngôn là:” Án_ Phộc nhật-la ngân-nễ, bát-la niệm bả-đá dã, sa-phộc hạ “
OMÏ_ VAJRA AGNI PRADIPTAYA_ SVÀHÀ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn gia trì tức liền thành BỊ KIM CƯƠNG GIÁP TRỤ. Hết thảy Tỳ Na Dạ Ca ( Vinàyaka ) với các Thiên Ma, loài gây chướng ngại đều bỏ chạy tứ tán vì nhìn thấy Hành Giả tỏa hào quang và thân ấy có uy đức tự tại. Nếu Hành Giả cư ngụ ở núi rừng và nơi hiểm nạn đều không có sợ hãi.Tất cả ách nạn về nước, lửa, cọp, sói, sư tử, dao, gậy, gông cùm, xiềng xích… thảy đều tiêu diệt. Người nhìn thấy vui vẻ. Sau khi chết chẳng bị đọa vào nẻo ác mà được sinh về Quốc Thổ tịnh diệu của chư Phật.
6 ) Tiếp kết ĐỊA GIỚI CHÂN NGÔN ẤN. Đưa ngón vô danh phải vào bên trong ngón út và ngón vô danh trái. Đưa ngón giữa phải vào bên trong ngón giữa và ngón trỏ trái. Tay trái cũng như vậy. Các ngón còn lại đều dính đầu ngón. Liền tưởng Ấn thành hình cái chày Kim Cương rực lửa mạnh ( Hỏa Diễm Kim Cương Xử) .Đem ngón cái vạch lên mặt đất, mỗi vạch mỗi tụng Chân Ngôn cho đến 3 lần thì ngưng. Tùy theo Tâm biểu thị lớn nhỏ liền thành Địa Giới kiên cố.
Chân Ngôn là :” Án_ Chỉ lị, chỉ lị, phộc nhật-la, phộc nhật-lị, bộ luật, mãn đà, mãn đà, hồng, phát tra “
OMÏ_ KILI KILI_ VAJRA VAJRI BHÙR_ BANDHA BANDHA _ HÙMÏ PHATÏ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn gia trì Địa Giới cho nên bên dưới đến Thủy Tế như Toà Kim Cương. Thiên Ma với các loài gây chướng chẳng thể gây não hại được, chỉ dùng chút ít công lực mà mau được thành tựu.
7 ) Tiếp kết PHƯƠNG NGUNG KIM CƯƠNG TƯỜNG CHÂN NGÔN ẤN. Dựa theo Địa Giới Ấn lúc trước, mở 2 ngón cái dựng đứng bên cạnh như hình bức tường. Tưởng Ấn như hình cái chày Kim Cương, chuyển bên phải quanh thân 3 lần biểu thị cho sự lớn nhỏ của Tâm liền thành cái thành kiên cố của Kim Cương. Chư Phật Bồ Tát còn chẳng làm trái ngược huống chi các loài khó điều phục khác. Tỳ Na Dạ Ca ( Vinayàka ) với loài trùng độc, loài có móng nhọn nanh bén chẳng thể lại gần.
Chân Ngôn là :” Án_ tát la tát la, phộc nhật-la, bát-la ca la, hồng, phát tra “
OMÏ _ SARA SARA VAJRA PRAKARA HÙMÏ PHATÏ
8 ) Hành Giả tiếp nên tưởng trong Đàn trên hoa sen lớn 8 cánh có một Tòa Sư Tử. Trên Tòa có cái lầu gác bằng 7 báu, rũ treo các Anh Lạc, vải lụa, phướng lọng. Từng hàng cây báu rũ treo Thiên Y tuyệt đẹp, mây hương tỏa khắp, mưa tuôn đủ loại hoa, các thứ âm nhạc tấu vang, bình báu, Ứ Già, thức ăn uống thượng diệu của chư Thiên, đèn bằng ngọc Ma Ni. Tác quán xong liền tụng Kệ rằng :
Dùng lực công đức Ta
Lực Như Lai gia trì
Cùng với lực Pháp Giới
Cúng dường khắp rồi trụ
9 ) Nói Kệ này xong, tiếp kết ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG PHỔ THÔNG CÚNG DƯỜNG ẤN. Chắp 2 tay lại, đem 2 ngón giữa cài chéo nhau bên ngoài, 2 ngón trỏ cùng dựa nhau co gấp lại như hình báu. Kết Ấn thành xong, tụng Chân Ngôn 4 biến
Phổ Thông Cúng Dường Chân Ngôn là :” Án_ Nga nga nẵng, tam bà phạ phộc nhật-la, hộc “
OMÏ _ GAGANA SAMÏBHAVA VAJRA HOHÏ
Do tụng Chân Ngôn này gia trì cho nên bao nhiêu vật cúng dường tưởng tượng đều không khác với các vật cúng dường chân thật. Tất cả chúng Hiền Thánh đều được thọ dụng.
10 ) Tiếp nên kết BẢO XA LẠC ẤN. Hai tay cài chéo nhau bên trong rồi ngửa lòng bàn tay. Để ngón trỏ nằm ngang tựa nhau, đặt 2 ngón cái đều vịn dưới gốc ngón trỏ. Tưởng Xa Lạc bảy báu có ngôi Kim Cương trên chiếc xe báu nương theo Hư Không đi đến Thế Giới Cực Lạc của Bản Tôn. Tụng Chân Ngôn 3 biến.
Chân Ngôn là :” Án_ Đổ lỗ, đổ lỗ, hồng “
OMÏ_ TURU TURU HÙMÏ
Do Chân Ngôn Ấn này gia trì cho nên Xa Lạc bảy báu đi đến quốc thổ của Bản Tôn. Tưởng Bản Tôn với các Thánh Chúng có quyến thuộc vây quanh ngồi trên Xa Lạc báu đến trụ trên hư không của Đạo Trường.
11 ) Tiếp kết THỈNH XA LẠC ẤN. Dựa theo Ấn trước đưa ngón cái vào thân, bật đầu ngón giữa. Tụng Chân Ngôn 3 biến.
Chân Ngôn là :” Ná ma tất-để-la-dã địa-vĩ ca nẫm, đát tha nghiệt đa nam. Án_ Phộc nhật-lãng ngân nễ-dã yết lợi-sa dã, sa-phộc hạ “
NAMAHÏ STRYADHVIKÀNÀMÏ TATHÀGATÀNÀMÏ_ OMÏ _ VAJRAMÏGNIYA AKARSÏAYA _ SVÀHÀ
Do kết Chân Ngôn Ấn này gia trì cho nên Thánh Chúng từ Bản Thổ đi đến trụ trong hư không của Đạo trường.
12 ) Tiếp kết THỈNH BẢN TÔN TAM MUỘI GIA GIÁNG CHÍ Ư ĐẠO TRƯỜNG ẤN. Hai tay cài chéo nhau bên trong rồi nắm lại thành quyền, co ngón cái trái vào trong lòng bàn tay, tiếp đưa ngón cái phải hướng về thân triệu mời.
Chân Ngôn là :” Án_ Nhĩ nẵng nhĩ ca_ Án, a lô lực ca_ Án, phộc nhật-la đặc-lặc ca _ A nghiệt xa, a nghiệt xa, sa-phộc hạ”
OMÏ JINA JIK _ OMÏ AROLIK _ OMÏ VAJRA DHRÏK AKARSÏA AKARSÏA _ SVÀHÀ
Do Chân Ngôn Ấn này gia trì cho nên Bản Tôn chẳng vượt qua Bản Thệ liền phó tập ( Đi đến dự hội ) nơi Đạo Trường.
13 ) Tiếp nên tịch trừ các loài gây chướng, kết LIÊN HOA BỘ MINH VƯƠNG MÃ ĐẦU QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT CHÂN NGÔN ẤN. Chắp hai tay lại, co 2 ngón trỏ, 2 ngón vô danh vào lòng bàn tay sao cho lưng ngón dựa nhau, dựng thẳng 2 ngón cái. Đưa Ấn chuyển bên trái 3 vòng, Tâm tưởng tịch trừ các loài gây chướng. Tất cả Ma nhìn thấy Ấn này đều bỏ chạy tứ tán. Đưa Ấn này chuyển bên phải 3 vòng liền thành Hỏa Giới kiên cố.
Chân Ngôn là :” Án_ A mật-ly đô nạp-bá phộc, hồng phát tra, sa-phộc hạ “
OMÏ _ AMRÏTA UDBHAVA HÙMÏ PHATÏ_ SVÀHÀ
14 ) Tiếp kết THƯỢNG PHƯƠNG KIM CƯƠNG VÕNG ẤN. Dựa theo Tường Ấn lúc trước, đem 2 ngón cái vịn lóng dưới 2 ngón trỏ, tụng Chân Ngôn 3 biến. Đưa Ấn lên trên đỉnh đầu chuyển bên phải 3 vòng liền ngừng.
Chân Ngôn là :” Án_ Vĩ sa-phổ la nại-lạc khất xoa, phộc nhật-la bán nhạ la, hồng phát tra”
OMÏ _ VISPHURAD RAKSÏA VAJRA PAMÏJALA HÙMÏ PHATÏ
Do kết Võng Ấn Chân Ngôn gia trì liền thành cái lưới kiên cố bất hoại của Kim Cương.
15 ) Tiếp kết HỎA VIỆN MẬT PHÚNG ẤN. Đem tay trái đè lên lưng tay phải , dựng 2 ngón cái. Tụng Chân Ngôn 3 biến, nhiễu bên phải thân 3 vòng.
Chân Ngôn là :” Án_ A tam mang nghi-nễ, hồng phát tra”
OMÏ_ ASAMÀMÏGNI HÙMÏ PHATÏ
16 ) Tiếp hiến Ứ GIÀ HƯƠNG THỦY CHÂN NGÔN ẤN. Hai tay nâng vật khí tưởng rửa chân Thánh Chúng. Tụng Chân Ngôn 3 biến.
Chân Ngôn là :” Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. Nga nga nẵng, sa mãng sa mãng, sa-phộc hạ”
巧休屹亙琲后盍觡袎丫丫巧屹交屹亙渢扣
NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ GAGANA SAMA ASAMA _ SVÀHÀ
Do hiến nước thơm Ứ Già cho nên 3 nghiệp của Hành Giả được thanh tịnh và tẩy rửa được bụi nhơ phiền não.
17 ) Tiếp kết LIÊN HOA TÒA ẤN. Chắp 2 tay lại giữa rỗng, duỗi mở 2 ngón vô danh, 2 ngón giữa, 2 ngón trỏ rồi hơi co lại như hình hoa sen hơi hé nở. Ngay bên trong lầu gác báu tưởng các Thánh Chúng và Bản Tôn ngồi ở Bản Vị có quyến thuộc vây quanh, mỗi mỗi rõ ràng. Tụng Chân Ngôn 3 biến.
Chân Ngôn là :” Án_ Ca ma la, sa-phộc hạ”
OMÏ_ KAMALA_ SVÀHÀ
Do kết Liên Hoa Tòa Ấn, tụng Chân Ngôn cho nên Hành Giả sẽ được mãn túc 10 Địa và sẽ được Tòa Kim Cương.
18 ) Tiếp kết PHỔ THÔNG CÚNG DƯỜNG ẤN.Chắp 2 tay lại, bên phải đè bên trái và giao các ngón tay liền thành. Tụng Chân Ngôn 3 biến, tưởng vô lượng vô biên mây biển hương xoa, mây biển hoa man, mây biển hương đốt, mây biển thức ăn uống, đèn sáng… đều thành việc cúng dường rộng lớn thanh tịnh.
Phổ Cúng Dường Chân Ngôn là:” Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Tát phộc tha khiếm, ôn ná ngiệt để, sa-phả la, tứ hàm, nga nga nẵng kiếm, sa-phộc hạ”
NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ_ SARVATHÀ KHAMÏ UDGATE SPHARA HIMAMÏ GAGANAKAMÏ _ SVÀHÀ
Về 18 Khế Ấn thì Truyện ghi là do Hòa Thượng HUỆ QUẢ sáng chế. Hoặc nói là do HOẰNG PHÁP Đại Sư sáng tác. Ngày nay căn cứ vào mục lục của Tam Thập Thiếp sách Tử thì cho rằng phần cuối của Kinh Đại Thánh Hoan Hỷ Thiên 1 Quyển ( Do Ngài BẤT KHÔNG dịch có thứ tự về 18 Đạo Cảnh ) Lại nói là Phạm Tự Thập Bát Đạo Chân Ngôn. Đại Sư căn cứ vào 2 bản ghi ấy, suy xét và ghi chép lại vậy.
THẬP BÁT ẤN KHẾ SINH KHỞI LƯỢC TỤNG
1 ) Trang nghiêm Hành Giả có năm loại
Tịnh, Phật, Liên, Kim với Bị Giáp
2 ) Về Pháp kết Giới có hai loại
Tức là Địa Kết, Kim Cương Tường
3 ) Trang nghiêm Đạo Trường có hai loại
Đạo trường, Hư Không Phổ Cúng Dường
4 ) Về Pháp Khuyến Thỉnh có ba loại
Tống Xa, Thỉnh Xa với Phụng Thỉnh
5 ) Về Pháp Kết Hộ có ba loại
Đương Bộ Minh Vương, Võng, Hỏa Viện
6 ) Về Pháp Cúng Dường có ba loại
Ứ Già, Hoa Tòa, Phổ Cúng Dường
Hai Cúng dường đầu là Biệt Cúng
Chỉ riêng phụng hiến cúng Bản Tôn
Một Cúng Dường sau là Tổng Cúng
Dùng hiến Bản Tôn với Thánh Chúng
Tổng sáu ( 6 ) Biệt mười tám nghi tắc
Tên gọi là Mười Tám Khế Ấn
Thứ tự sinh khởi như thế nào ?
Muốn vào Môn Tổng Trì Bí Mật
Trước nên Điều Tịnh trang nghiêm thân
Thân đã điều tịnh trang nghiêm rồi
Cũng nên gia trì Tịnh Giới Địa
Địa Giới đã gia trì tu sửa
Cần phải trang nghiêm chốn Đạo Trường
Đạo Trường cũng được trang nghiêm xong
Nên Thỉnh Bản Tôn Đại Thánh Tôn
Đã được Phụng Thỉnh Thánh Tôn xong
Dũng mãnh tinh tiến Kết Hộ Pháp
Kết Hộ trong ngoài không chướng ngại
Sau cùng cần phải tác Cúng Dường
Chẳng rời Tòa ấy thành Tất Địa
* ) Ghi chú của người dịch :
Trong bản Kinh này chỉ ghi rõ 17 Khế Ấn vì bước thứ tám Trang Nghiêm Đạo Trường chỉ dùng Pháp Quán Tưởng và tụng bài Kệ 4 câu chứ không dùng Chân Ngôn Ấn.
Nay chúng tôi dựa vào quyển Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam Q.2 của Giáo Sư Lê Mạnh Thát thì bước thứ tám này chính là Kết NHƯ LAI QUYỀN ẤN. Bước này có mục đích làm cho Thế Giới này trở thành Thế Giới Cực Lạc.
Hành Giả kết Ấn Như Lai Quyền với 4 ngón tay trái nắm thành Quyền, ngón trỏ dựng thẳng. Bàn tay phải nắm thành Kim Cương Quyền đè lên móng của ngón trỏ trái và đọc Chân Ngôn:
“ Án, bộ khiếm”
湡鉓丈
OMÏ BHUHÏ KHAMÏ
_Hết_
Hoàn chỉnh Phạn Chú và Thủ Ấn vào ngày 05/09/2006
HUYỀN THANH (Nguyễn Vũ Tài)
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường