Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thí Bát Thiên Nghi Tắc

08/04/201311:58(Xem: 5001)
Thí Bát Thiên Nghi Tắc

lotus_57

Mật Tạng Bộ 4 _ No.1294 ( Tr.378 _ Tr.380 )

THÍ BÁT THIÊN NGHI TẮC

MỘT QUYỂN

Hán dịch : Chùa Đại Hưng Thiện_ Viện Phiên Kinh_ Quán Đỉnh A Xà Lê thuật

Việt dịch : HUYỀN THANH

Phàm cúng thí 8 Thiên. Trước tiên bày biện thức ăn uống để cúng thí là : Nấu cháo tạp có 5 vị đậm đặc, đừng nấu lỏng. Năm vị là : Gạo tẻ, đậu xanh, mè, sữa, bơ của bò với lượng nhiều ít bằng nhau. Dùng ý khiến cho cháo có vị, nêm chút ít muối, cần nên Hộ Tĩnh rồi bỏ đầy trong cái bồn bằng sứ. Cắm 12 cây nến sáp nhỏ, mài Bạch Đàn Hương, Để hoa mùa, nước sạch ơ83 nơi cúng thí. Tám phương đều xoa làm một cái Đàn nhỏ. Trước tiên để một cái bát nhỏ sạch, cháo, hương, hoa ấy mỗi mỗi đều khiến người nâng cao lên tùy theo người niệm tụng. Sau đó Người Niệm Tụng nên chí Tâm khải thỉnh Thiên Vương của 8 phương với Quyến Thuộc giáng phó Đạo Trường đều y theo Bản Vị.

Trước hết là phương Đông, tụng Đế Thích Chân Ngôn . Thoạt tiên tẩy rửa chút ít nước sạch, liền xoa hương bên dưới. Tiếp phía dưới là hoa mùa, tiếp bên dưới là cháo, tiếp đem nến sáp cắm ở trên cháo.Tiếp dùng hương đốt phụng hiến 3 lần, niệm tụng Chân Ngôn kêu lời cầu xin ủng hộ “ Xin Thiên Vương vui vẻ giúp Phước cho Chủ Đạo Trường”

_ Tiến đến phương Đông Nam là phương của Hỏa Thiên cũng như vậy. Đều tụng Bản Thiên Chân Ngôn rồi theo thứ tự mà cúng thí.

_ Tiếp phương Nam là Diễm Ma Thiên

_ Tiếp phương Tây Nam là La Sát Thiên

_ Tiếp phương Tây là Thủy Thiên

_ Tiếp phương Tây Bắc là Phong Thiên

_ Tiếp phương Bắc là Đa Văn Thiên

_ Tiếp phương Đông Bắc là I Xá Na Thiên

Cuối cùng lưu lại chút cháo thừa với nhiều nước sạch. Ở trong cháo: nêm chút ít bánh , trái, hương xoa, hoa mùa. Gom chung xong, tụng Cam Lộ Chân Ngôn và tay Aán gia trì khiến người nâng cao tiễn về Tĩnh Xứ rồi rải trên đất bố thí cho Quỷ Thần ác. Nguyện ủng hộ cho Thí Chủ vui vẻ. Tức chấm dứt sự trông ngóng xa xôi mà nên quay về chốn cũ.

1 ) Đông Phương Đế Thích Thiên Chân Ngôn :

Aùn, ấn nại la dã, sa phộc hạ

OMÏ INDRAYA SVÀHÀ

2 ) Đông Nam Phương Hỏa Thiên Chân Ngôn :

Aùn, a ngật nẵng duệ, sa phộc hạ

OMÏ AGNAYE SVÀHÀ

3 ) Nam Phương Diễm Ma Thiên Chân Ngôn :

Aùn, diệm ma dã, sa phộc hạ

OMÏ YAMÏMAYA SVÀHÀ

4 ) Tây Nam Phương La Sát Thiên Chân Ngôn :

Aùn, nãi lý để duệ, sa phộc ha

OMÏ NRÏTYE SVÀHÀ

5 ) Tây Phương Thủy Thiên Chân Ngôn :

Aùn, phộc lỗ noa dã, sa phộc hạ

OMÏ VARUNÏAYA SVÀHÀ

6 ) Tây Bắc Phương Phong Thiên Chân Ngôn:

Aùn, phộc dã phệ, sa phộc hạ

OMÏ VAYAVE SVÀHÀ

7 ) Bắc Phương Đa Văn Thiên Chân Ngôn :

Aùn, phệ thất la ma noa dã, sa phộc hạ

OMÏ VAI’SRAMANÏAYA SVÀHÀ

( Bản khác ghi là : OMÏ VAI’SRAVANÏÀYA SVÀHÀ )

8 ) Đông Bắc Phương I Xá Na Thiên Chân Ngôn :

Aùn, I xá na dã, sa phộc hạ

OMÏ I’SANAYA SVÀHÀ

Mỗi một vị trí đều tụng Bản Chân Ngôn , rõ ràng nhớ kỹ vật bên dưới theo thứ tự. Trước tiên là nước, tiếp hương xoa ( dầu thơm ) , tiếp hoa, tiếp cháo, tiếp nến, tiếp hương đốt … khắp các vị trí xong, liền tụng Tu Di Vương Chân Ngôn gia trì 21 biến, 35 biến. Chân Ngôn là:

Aùn, tô mê lỗ yết sáp ba dã. Aùn, tố lỗ, tố lỗ, bát la tố lỗ, bát la tố lỗ, sa phộc hạ

OMÏ SUMERU KARPAYA _ OMÏ, SURU SURU, PRASURU PRASURU _ SVÀHÀ

Cúng Thí chung xong. Sau đó rửa tay, lại cúng thí trong Đạo Trường, Phát Khiển, Phụng Tống Thánh Chúng. Lấy vật cúng dường lui về. Sau đó xoa lau Đàn.

Thượng Phương Phạm Thiên Chân Ngôn ( Như Quy Mệnh )

Aùn, một la hám ma ninh, sa phộc hạ

OMÏ BRAHMANE SVÀHÀ

( Bản khác ghi là : OMÏ BRAHMANÏI SVÀHÀ )

Hạ Phương Địa Thiên Chân Ngôn :

Aùn, táp lị thể vĩ duệ, sa phộc hạ

OMÏ PRÏTHIVYAI SVÀHÀ

( Bản khác ghi là : OMÏ PRÏTHIVÌYE SVÀHÀ )

6 vật thuộc nhóm nước… đều khiến một người dùng tay nâng cao lên. Sau đó tùy theo điều cúng thí. Cúng Thí xong khiến đứng thẳng ở vị trí Cúng Thí cuối cùng. Theo thứ tự như vậy cần nên thu lấy nến sáp, cần ở tại Ý. Cúng Thí xong chẳng nên để cho nhơ uế vậy

Nhật Thiên Chân Ngôn :

Aùn, sa ha tát la kế la nam, hồng, đô lê, sa phộc hạ

OMÏ SAHASRA KERANAMÏ HÙMÏ TULE SVÀHÀ

Nguyệt Thiên Chân Ngôn:

Aùn, tố ma, bát la bệ, hồng, sa phộc hạ

OMÏ SRAMA PRABHE HÙMÏ SVÀHÀ

( Bản khác ghi là : OMÏ SOMA PRABHE HÙMÏ SVÀHÀ )

Cam Lộ Chân Ngôn :

Nẵng mô tố lỗ bá dã, đát tha ngiệt đa dã. Đát nễ dã tha : Aùn, tô lỗ, bát la tô lỗ, bát la tô lỗ, sa phộc hạ

NAMO SURUPAYA TATHÀGATÀYA

TADYATHÀ : OMÏ SURÙ PRASURÙ PRASURÙ SVÀHÀ

Thí Aåm Thực Chân Ngôn :

Nẵng mô tát phộc đát tha nghiệt đa phộc lộ chỉ đế. Aùn, bà la bà la, tam bà la tam bà la, hồng

NAMO SARVA TATHÀGATA AVALOKITE

OMÏ BHARA BHARA SAMÏBHARA SAMÏBHARA HÙMÏ

Nếu có người cầu tất cả việc Cát Tường thì cần phải xây dựng Đạo Trường xong trong một ngày. Đầu đêm nên cúng thí Thiên Vương ở 8 phương với Phạm Thiên, Địa Thiên, các Tú Diệu, Quỷ Thần… Sau đó Phát Khiển Thánh Chúng.

Lúc bắt đầu phá bỏ Đạo Trường thì y theo Pháp như vậy mà làm thì hết thảy tất cả Thánh Hiền đều vui vẻ khiến cho được giúp Phước, được Cát Tường

NGHI TẮC CÚNG THÍ BÁT THIÊN ( Hết )

10/01/1998

Mật Tạng Bộ 4 _ No.1295 ( Tr.380 _ Tr.382 )

CÚNG DƯỜNG HỘ THẾ BÁT THIÊN PHÁP

Hán văn : Chùa Thanh Long _ Sa Môn PHÁP TOÀN tập

Việt dịch : HUYỀN THANH

Kinh Tô Bà Hô ghi rằng:” Hành Giả tu Chân Ngôn, ngày ngày cúng dường Hộ Phương Thiên Thần ắt không có tai nạn”

Ở 8 phương bên ngoài Đạo Trường, rải cỏ tranh hoặc lá sen. Hoặc xoa tô Đàn tròn chia làm 10 vị trí. Ở hai bên trái phải của Đế Thích an Phạm Thiên, Địa Thiên. Nếu bên ngoài Đạo Trường không có chỗ đặt vị trí tức ở nơi Nhàn Tĩnh trước Đạo Trường làm Phương Giới . Ở giữa 8 phương, nơi trung ương an trí Phạm Thiên Địa Thiên. Thức ăn cúng thí 10 Phương Thiên nên dùng cháo tạp, ấy là : gạo tẻ, mè. Trước tiên để một cái lá sạch khiến thật thanh tịnh. Dùng một vật khí chứa đầy mùi vị thơm ngon. Mỗi Tòa, trước tiên để một cái lá sạch hoặc một chén trà sạch. Thoạt tiên dùng một cái bình sạch chứa đầy nước thơm. Sau đó quỳ gối,chắp tay, triệu thỉnh Thế Thiên ở 10 phương.

Cẩn thỉnh Đông Phương Kiều Thi Ca Thiên Chủ với các quyến thuộc giáng đến nơi này, chỗ con đặt bày thức cúng. Nguyện rũ thương nhận cho

Cẩn thỉnh Đông Nam Phương Hoả Thiên Tiên Đẳng với các quyến thuộc giáng đến nơi này, chỗ con đặt bày thức cúng. Nguyện rủ thương nhận cho

Cẩn thỉnh Nam Phương Diễm Ma Thiên Chủ, La Sát Chủ Thiên, Bộ Đa Thiên Vương, Thủy Thiên, Long Vương, Phong Thần Vương Đẳng, Đa Văn Thiên Vương, Y Xá Na Thiên Vương, Đại Phạm Thiên Vương

Cẩn thỉnh hết thảy các Đại Thần Vương thuộc Hàng Địa Cư với các quyến thuộc giáng đến nơi này, chỗ con đặt bày thức cúng . Nguyện rũ thương nhận cho.

_ Phục nguyện: Xin Đấng cao xa hãy gia trì vệ hộ cho con. (Tâm tưởng Bản Phương hỏi han rõ ràng )

_ Thoái Thỉnh : Tiếp dùng tên Phạn để thỉnh Thế Thiên

_ Đông Bắc Y Xá Na Thiên , Quyến Thuộc, Bộ Đa Chúng: Kích Aán :Tam Muội Quyền ( Quyền trái ) dựng Hỏa ( ngón giữa ) co ở lưng Phong ( ngón trỏ ) . Y Xá Na Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. Aùn, lỗ nại-la dã, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ OMÏ RUDRÀYA SVÀHÀ

Quán tưởng Hộ Phương Thiên Vương đều từ Thiên Cung giáng lâm đến chốn này, y theo Bản Phương Vị , biểu thị Tâm , khiến ngồi

_ Đế Thích : Aán : Nội Phộc, duỗi 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) như cây kim. Đế Thích Thiên Vương Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. Thước cật-la dã, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ ‘SÀKRÀYA SVÀHÀ

_ Hỏa Tiên : Định Quyền ( quyền trái ) Hỏa ( ngón giữa ) Không (ngón cái ) vịn nhau. Huệ ( tay phải ) , dựng 4 luân ( 4 ngón tay ) , đặt Không Độ ( ngón cái ) nàm ngang trong lòng bàn tay, co Phong ( ngón trỏ ) triệu 3 lần. Hỏa Thiên Chân Ngôn là:

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. A nghĩ-nẵng duệ, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ AGNÀYE SVÀHÀ

_ Diễm Ma : Định Tuệ ( 2 tay ) hợp lưng Địa ( ngón út ) Phong ( ngón trỏ ) vào lòng bàn tay . Diễm Ma Vương Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nẫm. Phộc phộc sa phộc đa dã, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ VAIVA SVATÀYA SVÀHÀ

_ La Sát : Hình Phẫn Nộ , ở phương Tây Nam, cầm đao. Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. La cật-sát sa địa ba bả đa, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ RAKSÏASA ADHIPATÀYA SVÀHÀ

_ Thủy Thiên : Cầm sợi dây. Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. A bá bát đa duệ, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ APA PATÀYE SVÀHÀ

_ Phộc Dữu Phong Thiên : Hung ác. Trí Quyền ( quyền phải ) dựng Địa (ngón út ) Thủy (ngón vô danh ) . Phong Thiên Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mãn đa mẫu đà nẫm. Phộc dã phệ, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ VÀYAVE SVÀHÀ

_ Đa Văn : Hư Tâm Hợp Chưởng, hợp 2 Địa ( 2 ngón út ) vào trong lòng bàn tay cài chéo nhau, dựng Không ( ngón cái ) co bên cạnh Phong ( ngón trỏ ) cách khoảng một thốn. Đa Văn Thiên Vương là :

Nẵng mạc tam mãn đa mẫu đà nẫm. Vị thất-la ma noa dã, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ VAI’SRAVANÏÀYA SVÀHÀ

_ Phạm Thiên : Cầm hoa sen hồng . Tam Muội ( tay trái ) Không ( ngón cái ) giữ Thủy ( ngón vô danh ). Phạm Vương Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mãn đa mẫu đà nẫm. Bát-la nhạ bát đá duệ, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ PRAJAPATAYE SVÀHÀ

_ Địa Thần: Cầm bình báu. Địa Thần Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mạn đa mẫu đà nẫm. Bát-la thể phệ duệ, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ PRÏTHIVÌYE SVÀHÀ

_ Nhật Thiên : Phước Trí ( 2 tay ) ngửa Thủy ( ngón vô danh ) vào Không (ngón cái ) giữ sát Hỏa Luân ( ngón giữa ) muốn cùng kèm nhau. Thủy ( ngón vô danh ) Hỏa ( ngón giữa ) tự giữ ngau. Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mạn đa mẫu đà nẫm. A nễ đát-dã dã, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ ÀDITYÀYA SVÀHÀ

_Nguyệt Thiên : Tam Muội Thủ ( tay trái ) cầm hoa sen trắng, Không ( ngón cái ) vịn lóng đầu của Hỏa ( ngón giữa ). Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mạn đa mẫu đà nẫm. Chiến nại-la dã, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ CANDRÀYA SVÀHÀ

_ Xưng tên kính bạch : Hộ Phương Thiên Vương, 12 Cung Thần, 9 Chấp Đại Thiên, 28 Tú , Nghiệp Đạo Minh Cung, Bản Mệnh Tú Chủ. Nay con gặp việc tai biến này, sự tướng (… ) lấn bức. Kính tạ Thiên Chúng thuận theo Giáo Sắc của Đức Phật nhận sự nghinh thỉnh của con đều đến dự hội nơi này. Riêng thành phát tâm vui vẻ , giúp cho con ( tên… ) ngưng trừ tai chướng, tăng trưởng Phước Thọ”

Hoặc nói là :” Từ ngày nay bắt đầu tập Chân Ngôn. Con muốn nương theo sức hộ niệm của Thánh Chúng để nhổ bỏ nghiệp khổ luân hồi của chúng con với tất cả Hữu Tình. Nguyện xin Hộ Thế Thiên Chủ, Du Không Tú Diệu thuận theo Giáo Lệnh Luân của Đức Phật ban cho con sự không sợ hãi, khiến trụ an vui”

_ Tiếp nên cúng dường nước thơm sạch, bày chút ít nước trên lá sen để hiến. Chân Ngôn là :

Aùn, a mật-lị đế, hồng, phán tra

OMÏ _ AMRÏTE HÙMÏ PHATÏ

_ Đồ Hương Chân Ngôn là : dùng ngón giữa , ngón vô danh gẩy chút ít hương xoa, hiến Đạm ( vị nhạt )

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. Vĩ thú đà nga đố nạp-bà phộc, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ VI’SUDDHA UDBHÀVA SVÀHÀ

_ Hoa Man Chân Ngôn là : Cài chéo các ngón, ngửa lòng bàn tay để trên trán, xoay chuyển theo bên phải

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. Ma hạ muội đát-lị dã, vĩ-dữu nạp nghiệt đế, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ MAHÀ MAITRIYA ABHUYUDGATE SVÀHÀ

_ Phần Hương Chân Ngôn là : Địa ( ngón út ) Thủy ( ngón vô danh ) Hỏa (ngón giữa ) chung lưng, 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) hợp cạnh ngón, Không ( ngón cái ) vịn trên Phong Luân ( ngón trỏ ) mở ra

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. Đạt ma đà đát-phộc noa nghiệt đế, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ DHARMADHÀTU ANUGATE SVÀHÀ

_ Aåm Thực Chân Ngôn là : Mật Hợp ( Hợp kín đáo )

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. A la la, ca la la, mạt lân nại ná nhĩ, mạt nại nễ, ma hạ mạt lịch, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ ARARA CARARA VALIMÏDADA ME , VALIMÏDADE MAHÀ VALEHÏ _ SVÀHÀ

_ Đăng Minh Chân Ngôn là : Tay phải nắm quyền , dựng Hỏa Luân (ngón giữa ) Móng Không (ngón cái ) , Phong ( ngón trỏ ) vịn lóng giữa của Hỏa (ngón giữa )

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nẫm. Đát tha nghiệt đa la-chỉ, sa-phả la ninh, phộc bà sa nẵng, nga nga như na lị-dã, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ TATHÀGATA ARCI SPHARANÏA VABHASANA GAGANA UDÀRYA _ SVÀHÀ

_ Hư Không Tạng Bồ Tát Phổ Cúng Dường Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt đế biều, vĩ thấp-phộc mục khế tệ. Tát phộc tha khiếm, ô ná nghiệt đế, sa phả nễ hàm, nga nga ná câu, sa-bà hạ

NAMAHÏ SARVA TATHÀGATEBHYU _ VI’SVA MUKHEBHYAHÏ

SARVATHÀ KHAMÏ UDGATE SPHARA HÌMAMÏ GAGANAKAMÏ SVÀHÀ

Quán tưởng Hộ Thế Thiên Vương đều từ Thiên Cung giáng lâm đến nơi này, y theo Bản Phương Vị , biểu thị Tâm khiến ngồi.

Xưng tên kính bạch : Hộ Thế Thiên Vương, 12 Cung Thần, 9 Chấp Đại Thiên, 28 Tú, Nghiệp Đạo Minh Quan , Bản Mệnh Tú Chủ.

Nay con gặp việc tai biến, Sự tướng (…. ) lấn bức . Kính tạ Thiên Chúng thuận theo Giáo Sắc của Đức Phật nhận sự nghinh thỉnh của con đều đến phó hội chốn này, riêng thành phát Tâm vui vẻ , giúp cho con ( tên là… ) ngưng trừ tai chướng, tăng trưởng phước thọ.

( Hoặc nói rằng: Từ ngày hôm nay, bắt đầu tụng Chân Ngôn ( tên… )trong khoảng đó , thủ hộ Đạo Trường , diệt trừ chướng nạn. Việc khác ( là việc gì … ) phải nói rõ )

Con nương theo sức Hộ Niệm của Đại Thánh để nhổ bỏ nghiệp khổ luân hồi của chúng con với tất cả hữu tình. Nguyện xin Hộ Phương Thiên Chủ, Du Không Tú Diệu thuận theo Giáo Lệnh Luân của Đức Phật ban cho con sự không sợ hãi, khiến trụ an vui”

Thỉnh bạch xong. Tiếp nên cúng dường bình sạch, nước thơm trên lá để hiến

_ Tiếp lấy một bông hoa đặt ở chỗ ngồi. Hiến hoa gọi là Bổ-sáp cam (Pusïpamï ).

_ Đốt hương trước tòa. Phạn Ngữ : Đốt hương có hiệu là Độ Bổ-cam (dhùpamï)

_ Tiếp lấy một bụm cháo đặt trên cái lá. Lại nói Mạt Lâm ( Valimï )

_ Tiếp đem đèn sáp nhỏ cắm trên cháo. Phạn là : Nễ bổ-cam (Dìpamï) Bố nhạ (pùja ) Thất-lị nê phộc bổ đát la tả ( ‘Srì Devaputrasïya ) Phiến để (‘Sànti ) câu lỗ ( kuru ) sa-phộc hạ ( svàhà )

Mội vị từ nước đến đèn , hiến xong, hướng như thế.

_ Tiếp đèn ấy, tác ý hiến các vị, chưa xong đã đến thì đừng để đèn tắt. Hoặc cần Trợ Bạn sai khiến số người đều nhận làm một việc để cầu cúng. Nếu mỗi mỗi tự lấy, sợ đèn chẳng kết thúc việc Pháp, sợ chẳng tốt lành .

Liền nói rõ việc cầu. Hoặc có thể đi vòng quanh, hoặc lại ngồi yên niệm Đại Cát Tường Chân Ngôn 21 biến. Lại niệm Phật Từ Hộ Chân Ngôn 108 biến. Dùng Trì Tụng này để tăng thêm ích lợi cho chư Thiên. Nguyện các Thiên Nhạc chuyển sẽ tăng thắng.

Lúc cúng hiến chẳng như Pháp. Nguyện xin từ bi ban cho con vui vẻ .

_ Thầy nên cầm lò hương xin khắp cả đều vui vẻ , cầu thỉnh không có tai họa. Nói Kệ, tụng Minh Phát Khiển Thiên Chủ, chư Thiên có sức uy thần tự tại. Nay con cầu xin mau chóng thành tựu, nguyện xin Thiên Chủ quay về Bản Cung. Sau này nếu có thỉnh thời xin rũ thương đi đến.

Aùn , Cát lý, cát lý, phộc nhật-la, mục, sa-phộc hạ

OMÏ _ KÌLIKÌLA VAJRA MUHÏ _ SVÀHÀ

_Tiếp bố thí cho tất cả Quỷ Thần ăn

Kinh Tô Bà Hô ghi là :” Lại nữa Tô Bà Hô ! Nếu người niệm tụng muốn được thành tựu, tác trì các Pháp khiến cho không có chướng nạn, được Tất Địa thì đem các thức ăn tế tự chư Thiên, Tu La, Dược Xoa, Long Vương, Ca Lỗ Noa, Cộng Mệnh Điểu, Yết Tra Bố Đan Na, Càn Đạt Bà, Bộ Đa, các Quỷ Mỵ … hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở hư không khiến cho người niệm tụng không có các việc nạn, thảy đều mãn túc ý nguyện mong cầu. Chân Ngôn Khế Aán kết hộ chặt, quỳ gối phải sát đất, nói lời Khải Thỉnh là :

Chư Thiên, Bộ Đa ở núi Diệu Cao, nơi vườn Hoan Hỷ hoặc cung Trời khác. Hoặc ở mặt trờ, mặt trăng. Hoặc ở sông, biển. Hoặc ở vũng nước, chằm nước (chỗ có nước đọng lớn ) hồ nước, giếng nước. Hoặc ở thôn xóm. Hoặc ở Miếu Thần. Hoặc ở nhà trống. Hoặc ở nhà Trời. Hoặc tại Già Lam, Chế Để ( Cetya _Tháp thờ cúng ). Hoặc ở am cỏ. Hoặc ở nhà thất. Hoặc ở kho tàng. Hoặc ở ngã tư đường. Hoặc ở bên đường của ngã tư lớn. Hoặc ở cây lớn đứng riêng một mình. Hoặc ở đường lớn. Hoặc ở gò mả. Hoặc ở rừng Thi Đà. Hoặc ở rừng lớn. Hoặc ở nơi du hành của sư tử, Trùng lớn. Hoặc ở trong sa mạc lớn. Hoặc ở nơi thượng diệu của sông biển…. Tất cả thăm hỏi nơi cư ngụ cùng với quyến thuộc giáng lâm đến chốn này, nơi con bày biện vòng hoa, hương xoa, thức ăn uống với đèn sáng màu nhiệm. Nguyện rũ bóng tiếng khiến cho việc con cầu nguyện , mãn túc được quả ấy”

_ Liền dùng vật bằng đồng ( Đồng Khí ) hoặc cái bình sạch để mọi loại thức ăn ngon ngọt, quả trái, Hồ Đào… Đều nên bóp nát , gia trì 14 hay 21 biến. Lại niệm Diệu Sắc Thân Như Lai Chân Ngôn gia trì vào nước rưới vảy. Lại niệm Phổ Cúng Dường Aán Minh chí thành vận cầu Nơi lễ hương hoa thức ăn trở nên rộng lớn tinh tế màu nhiệm. Lại niệm Kệ là :

Dùng nơi Ta tu phước

Thấm khắp các nẻo Quỷ ( Quỷ Thú )

Aên xong hết đói khát

Bỏ thân về chốn vui

Liền đem chướng ra ngoài. Hoặc ở nơi sạch sẽ bên ngoài nhà ở, hoặc bỏ trong nước sông lớn cúng thí cho Quỷ Thần không có tên gọi, không có địa vị .. ăn. Chân Ngôn là :

Nẵng mạc tam mãn đa mẫu đà nam. Aán ná-la dã, cật-lị hận-noa, y hàm, át kiềm, hiến diễm, bổ sắt kiềm , độ bổ-cam, ma lâm, nễ bổ-cam, bố nhạ, thất-lị nê phộc bổ đát-la tả, phiến để, câu lỗ, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ , INDRÀYA _ GRÏHNÏA IMÀMÏ ÀRGHAMÏ , GANDHAMÏ , PUSÏPAMÏ , DHÙPAMÏ , VALIMÏ, DÌPAMÏ… PÙJA , ‘SRÌ DEVAPUTRASÏYA _ ‘SÀNTI KURU SVÀHÀ

Tổng là :” Quy mệnh chư Phật với Đế Thích. Xin nhận cúng dường Ứ Già, Hương xoa, hoa man , hương đốt, cháo, thức ăn với đèn sáng này. Xin Cát Tường Thiên Tử gíu cho con ( tên là… ) được ngưng tai nạn, tăng trưởng Phước Trí, viên mãn tốt lành”. Lại nói Sa-phộc hạ ( Svàhà )

( Ghi chú của người dịch : Phần Tổng trên là phần dịch nghĩa Chân Ngôn cúng thí thức ăn cho Quỷ Thần bên trên )

_ Thí Thập Phương Thiên Vương Chân Ngôn Aán Khế đẳng

Phàm thọ các Pháp với một hạn kỳ Niệm Tụng xong và Hộ Ma Quán Đỉnh v.v.. đều nên cúng thí chư Thiên sẽ chóng được không có tai nạn ( Vô nạn ) . Kệ rằng :

Quán Tâm sinh Pháp Giới

Thành Bản Phẫn Nộ Đàn

Tam giác, hình Na Nga ( Nàga _ loài rồng )

Rực lửa vệ ( hộ vệ ) Phạm Thiên

Ba Bộ, tiếp kết tụng

Dẫn Sách ( Dây dẫn dắt ) , bốn Thỉnh Triệu

Thành Thân tụng ba biến

Hoặc lại nhất tâm tụng

Dứt việc, phát nguyện xong

Sau kết Bản Phương Tôn

Đều tụng Bản Chân Ngôn

Tiễn Thánh Hộ Phương Thiên

Y Pháp niệm tụng dứt

Ca tán, Phát Nguyện xong

Giải Giới, tiễn Thánh Thiên

Mới ra khỏi Đạo Trường

_ Tám góc tô Đàn tròn

Rồi làm mười Thánh Vị

Bên trái phải Đế Thích

Đặt Phạm Thiên, Địa Thiên

Hoặc lại ở Long Phương ( Phương Tây )

Đặt Phạm, Địa đối nhau

_ Nhật Thiên, Nguyệt Thiên Vị

Tú Diệu đều tùy chuyển

_ Trung vị ( vị trí chính giũa ) quán Tứ Tý

Bất Động Phẫn Nộ Vương

Hai tay Kim Cương Quyền

Phong ( ngón trỏ ) Địa ( ngón út ) co như móc

Đem đặt hai bên miệng

Phải ( tay phải thứ hai ) móc, trái ( tay trái thứ hai ) cầm dây

Núi Tu Di làm tòa

Ngoài thân hiện tám ngọn

Kim Cương Luân sắc bén

Tràn đầy màu xanh biếc

Đầu rối ,rũ dây hoa

Lửa mạnh như Kiếp Thiêu ( Hỏa Kiếp )

Thế như Nghiệt Lỗ Noa ( Garudïa _ Kim Xí Điểu )

Hách dịch không thể đối

Ma La ( Màra_ loài Ma ) với Bát Đề ( Pati _ người chủ )

Sợ hãi mà chạy trốn

Nương lực Đại Thệ xưa

Hiện hìng ác hung bạo

Nuốt sạch các chướng não

An ổn người tu hành

_ Đặt bày Phương Vị xong

Dùng cháo tạp cúng dường

Lấy gạo tẻ với mè

Hoà chung đậu xanh, nấu

_Xong ở các Đàn Vị

Đều đặt một vật sứ ( Vật bằng sành sứ )

Trước dùng nước thơm sạch

Đổ chút vào vật khí

Tiếp dâng lên Phụng Hiến

Dùng ngón tay búng bật

_ Lại dâng các Danh Hoa

Tiếp đốt hương phụng hiến

Xong lấy một bụm cháo

Đều dùng tâm ân trọng

Đều gia trì ba biến

_ Tiếp cầm đèn sáp nhỏ

đem cắm ở trên cháo

Việc chưa xong đã đến

Đừng để đèn này tắt

_ Ở trên chữ Viên Tịch

Nói thêm lời cầu nguyện

Lục Thánh mật gia hộ

Chỗ làm đều thành tựu

Đây trợ giúp tu hành

Riêng Nguyện ấy cũng được

_ Nếu muốn Thỉnh Thí thời

Tiêu Tâm ( Tâm biểu thị ) khiến an vị

Y Pháp mà cúng dường

Tâm quyết định không nghi

Ước nguyện đều thành tựu

_ Chín Chấp , Nhật ( Mặt Trời ) là chủ

Các Tú, Nguyệt ( Mặt trăng ) là chủ

Phạm, Địa Một nại-la ( Mudra _ Aán )

Nay theo thứ tự nói

_ Hoa sen hồng tám cánh

Một La Hạ Ma ( Brahma _ Phạm Thiên ) Aán

_ Mười Độ ( 10 ngón tay ) như Ứ Già

Địa Thiên Một nại-la ( Địa Thiên Aán )

_ Dùng Định ( tay trái ) nắm Huệ uyển ( Cổ tay phải )

Huệ ( tay phải ) duỗi năm Luân ( 5 ngón tay )

Không Luân ( ngón cái ) ngang trong chưởng ( lòng bàn tay )

Phong ( ngón trỏ ) móc câu, qua lại

Hoả Thiên Thỉnh Tống Aán

_Đem Thiền ( ngón cái phải ) vịn Giới Độ ( ngón vô danh phải )

Hướng ngoài búng ba lần

Là Khiển Một Nại-La ( Phát Khiển Aán )

Chân Ngôn như Kinh nói

Phạn danh, Hán : Công Đức 10 Hiệu của Như Lai

Đát tha nga đố ( Như Lai ) _ TATHÀGATA

La hãn ( Ứng Cúng )_ ARHAT

Tam miệu tam mẫu đà ( Chính Biến Tri )_ SAMYAKSAMÏBUDDHA

Vĩ nễ-gia giả la thảm bán noa ( Minh Hạnh Túc ) _ VIDYÀ CARANÏA SAMÏPANNA

Tố nga đố ( Thiện Thệ ) _ SUGATA

Lộ ca vĩ ( Thế Gian Giải )_ LOKA VID

Đố noa đát-la ( Vô Thượng Sĩ )_ ANUTTARA

Bổ lỗ sái ná nhĩ gia tỳ la để ( Điều Ngự Trượng Phu ) _ PURUSÏA DAMYASÀRATHI

Xả tỳ đá nê phộc nan tả ma noa sử gia nan giả ( Thiên Nhân Sư ) _ ‘SASÏTÏA DEVA MANUSÏYANÀMÏCA

Mẫu độ ( Phật ) _ BUDDHA

Bạc nga noan ( Thế Tôn ) _BHAGAVAMÏ

_ Thứ tự cúng Trời :

Trước tiên bên ngoài Đạo Trường rải cỏ trang hoặc lá sen hoặc cỏ xanh…. Xoa tô Đàn và sửa soạn 6 món cúng, đèn sáp…

_ Tiếp đặt Tòa Ngồi, 3 Bộ, Bị Giáp Hộ Thân

_ Tiếp gia trì nước thơm ( Dùng Chỉ Lý Chỉ La Aán Minh 21 biến. Lấy rải 4 phương, vật cúng )

_ Tiếp dùng Yết Ma Aán gia trì 7 biến

_ Tiếp gia trì Đàn ( Dùng Chỉ Lý Chỉ La Minh 7 biến hoặc 21 biến )

_ Tiếp Tĩnh Địa ( như Đại Nghi )

_ Tiếp 5 Đại Nguyện và bày tỏ việc với tụng Kinh Điển Bát Nhã và tăng thêm ích lợi cho Thiên Đẳng ( Hàng Trời )

_ Tiếp Đại Luân Kim Cương Aán Minh, Địa Đàn Đẳng

_ Tiếp quán tưởng trong Đàn có chữ ( HAMÏ ) biến thành Chày Độc Cổ. Chày biến thành Tứ Tý Minh Vương ( như Hộ Ma nói )

_ Tiếp Tứ Tự Minh ( Bài Chú có 4 Chữ ) . Tưởng xưa nay trụ Tôn gia bị Tôn trong Đàn, cao xa hợp Không Hai ( Vô Nhị )

_ Tiếp tùy Phương Triệu Thỉnh, tụng Đại Câu Triệu Aán Minh. Chân Ngôn là:

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nẫm. A, tát phộc đát-la, bát-la để ha đế. Đát tha nghiệt đương củ xa, mạo địa chiết lị-dã , bát lị bố la ca, sa-phộc hạ

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ AHÏ _ SARVATRA APRATIHATE TATHÀGATA ANÕKU’SA BODHICARYA PARIPÙRAKA _ SVÀHÀ

_ Tiếp tụng Phạn Danh cẩn thỉnh

_ Tiếp quỳ gối tụng Hán Ngữ khuyến yết ( Xin gặp )

_ Tiếp tụng Tứ Trí Tán ( bài ca ngợi 4 Trí )

_ Tiếp dâng Ứ Già phụng hiến Bất Động Minh Vương

_ Tiếp Tòa Aán

_ Tiếp Võng

_ Tiếp Diễm

_ Tiếp Đồ, Hoa, Thiêu. Như thường niệm tụng dâng hiến Bất Động Tôn

_ Tiếp mỗi mỗi cúng hiến chư Thiên Đẳng ( Tùy phương vị, mỗi mội đều có thể đặt 1 vật khí, mỗi bình Ứ Già, Ngày đều tụng Bản Minh 3 biến )

_ Tiếp Phổ Cúng Dường Minh

_ Tiếp kết Aán gia trì 5 nơi

_ Tiếp Bất Động Từ Cứu Chân Ngôn 108 biến. Aân cần cầu nguyện đủ số. Như trước kết Hộ Sám Hối

_ Tiếp Sự Chủ Thiên Chân Ngôn 108 biến hoặc 1080 biến. Có thể niệm tụng để rưới giúp ( Quán hộ ) Thí Chủ

_ Tiếp niệm Như Lai Từ Hộ Chân Ngôn 108 biến.

_ Lại tụng Đại Cát Tường Thiên Chân Ngôn 108 biến

_ Tiếp cúng dường phụng hiến Bất Động Minh Vương

_ Tiếp tụng Phổ Cúng Dường Minh cúng dường Minh Vương với Hải Hội Trần Sát Chư Tôn Hộ Thế Thiên Đẳng

_ Tiếp Tứ Trí Tán với Thiên Long Bát Bộ Tán

_ Tiếp Hồi Hướng

_ Tiếp Giải Giới. Như Kệ mỗi mỗi giải

_ Tiếp Ứ Già

_ Tiếp Phát Khiển

_ Tiếp 3 Bộ Hộ Thân

Như trước ra khỏi Đạo Trường

_ HẾT_

22/07/2004

Mật Tạng Bộ 4 _ No.1296 ( Tr.382 _ Tr.383 )

THẬP THIÊN NGHI QUỸ

Việt dịch : HUYỀN THANH

Đông Bắc Phương Tự Tại Thiên Aán :

Tay phải nắm quyền để ngay eo lưng, Dựng thẳng 5 ngón tay trái dính nhau, co lóng giữa 2 ngón Địa ( ngón út ) Thủy ( ngón vô danh ). 3 ngón Hỏa ( ngón giữa ) Phong ( ngón trỏ ) Không ( ngón cái ) đều hơi cách nhau, liền thành. Chân Ngôn là :

Nẵng ma tam mãn đá bột đà nam. Aùn, I xá nẵng duệ, sa phộc ha

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ OMÏ I’SÀNAYE SVÀHÀ

Hoặc Chân Ngôn là :” Aùn lỗ nại la gia, sa bà ha”

OMÏ RUDRÀYA SVÀHÀ

Đông Phương Đế Thích Thiên Aán:

Tay phải giống như trước, Dựng thẳng 5 ngón tay trái dính nhau, co lóng giữa của 2 ngón Địa ( ngón út ) Thủy ( Ngón vô danh ) . Đem Phong ( ngón trỏ ) vịn dính lưng Hỏa ( ngón giữa ) , co lóng giữa của ngón Không ( ngón cái ). Chân Ngôn là :

Aùn, nhân nại la gia, sa phộc hạ

OMÏ INDRÀYA SVÀHÀ

Lại có Chân Ngôn là :” Aùn, chước yết tha, sa phộc ha”

OMÏ ‘SÀKRA SVÀHÀ

Đông Nam Phương Hỏa Thiên Aán:

Tay trái nắm quyền đặt ỡ eo trái. Dựng thẳng 5 ngón tay phải cùng dính nhau. Co Không ( ngón cái ) dính trong lòng bàn tay, co lóng giữa của ngón Phong (ngón trỏ ) cùng với sa Bà Ha ( Svàhà ) triệu mời. Chân Ngôn là :

Aùn, a ngã na duệ, sa bà ha

OMÏ AGNÀYE SVÀHÀ

Nam Phương Diễm Ma Thiên Aán:

Chắp 2 tay lại. Co lóng giữa của 2 Địa ( 2 ngón út ) sao cho dính lưng nhau, cũng co dính lưng 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) , đem 2 ngón cái đè lóng giữa 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) liền thành. Chân Ngôn là :

Aùn, diễm ma gia, sa phộc ha

OMÏ YAMÏMAYA SVÀHÀ

Tây Nam Phương La Sát Thiên Aán:

Tay phải nắm quyền đặt ở eo lưng, Dựng thẳng 5 ngón tay trái díbnh nhau, co lóng giữa của Địa ( ngón út ) Thủy ( ngón vô danh ) , đem đầu ngón Không ( ngón cái ) đè móng 2 ngón Địa Thủy ( ngón út và ngón vô danh ) liền thành. Chân Ngôn là:

Aùn, địa lị để duệ, sa phộc ha

OMÏ NRÏTYE SVÀHÀ

Tây Phương Thủy Thiên Aán:

Tay phải như trước. Tay trái nắm quyền đừng cho ngón Không ( ngón cái ) vào trong lòng bàn tay, dựng thẳng ngón Phong ( ngón trỏ ) rồi hơi co lóng giữa liền thành. Chân Ngôn là :

Án, phộc lỗ noa gia, sa phộc ha

OMÏ VARUNÏAYA SVÀHÀ

Tây Bắc Phương Phong Thiên Aán :

Tay phải như trước, Dựng thẳng 5 ngón tay trái cùng dính nhau, co lóng giữa của Địa ( ngón út ) Thủy ( ngón vô danh ) liền thành. Chân Ngôn là :

Aùn, phộc gia phệ, sa phộc ha

OMÏ VAYÀVE SVÀHÀ

Bắc Phương Tỳ Sa Môn Thiên Aán :

Chắp 2 tay lại sao cho 10 ngón tay cài chéo nhau trong lòng bàn tay. Dựng thẳng 2 Thủy ( 2 ngón vô danh ) sao cho đầu ngón dính nhau, hơi co cứng 2 Phong (2 ngón trỏ ) , đưa Ngón Không bên trái ( ngón cái trái ) vào trong lòng bàn tay phải và đè lên móng Hỏa trái ( ngón giữa trái ) , đưa ngón Không bên phải ( ngón cái phải ) vào trong lòng bàn tay trái vượt lên lưng ngón Không trái ( ngón cái trái ) và đè ngón Hỏa phải ( ngón giữa phải ) , 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) cùng với HA triệu mời. Chân Ngôn là :

Aùn, phệ thất la phộc na gia, sa phộc ha

OMÏ VAI’SRAVANÏAYA SVÀHÀ

Thượng Phương Phạm Thiên Aán :

Tay phải nắm quyền đặt ở eo lưng phải. Dựng thẳng 5 ngón tay trái cùng dính nhau , hơi co lại rối đưa tay cao lên hơi vượt hơn lông mày liền thành tướng hoa sen. Chân Ngôn là :

Aùn, Một la hàm ma ninh, sa phộc ha b

OMÏ BRAHMANÏE SVÀHÀ

Hạ Phương Địa Thiên Aán :

Chắp 2 tay lại. 4 ngón từ Phong ( ngón trỏ ) trở xuống cùng dính đầu ngón, phương trước mở lớn, 2 Không ( 2 ngón cái ) đều dính bên cạnh Phong ( ngón trỏ ). Chân Ngôn là :

Aùn, tất-lị thể vĩ duệ, sa phộc ha

OMÏ PRÏTHIVÌYE SVÀHÀ

Nhật Thiên Aán :

Chẳng khác Địa Aán lúc trước, chỉ đặt đầu 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) đều vịn lóng dưới của Thủy ( 2 ngón vô danh ) . Chân Ngôn là :

Aùn, A nễ để dã , sa phộc ha

OMÏ ÀDITYA SVÀHÀ

Nguyệt Thiên Aán :

Như Phạm Thiên Aán lúc trước, chí tác tướng mặt trăng có màu trắng tinh ở trong lòng bàn tay. Chân Ngôn là :

Aùn, chiến nại la dã , sa phộc ha

OMÏ CANDRAYA SVÀHÀ

Thất Diệu Aán :

Chắp 2 tay lại sao cho 10 ngón tay dính nhau, cùng mở hết cỡ 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) và 2 Địa ( 2 ngón út ). Chân Ngôn là :

Nghiệt-la hê thấp-phộc lị gia bát-la bá-đa nhi-dụ để la ma gia, sa phộc ha

OMÏ GRAHE’SVARYA PRÀPTA JYOTIRMAYA SVÀHÀ

Nhị Thập Bát Tú Aán :

Chắp 2 tay lại giữa rỗng ( Hư Tâm Hợp Chưởng ). 2 Hỏa ( 2 ngón giữa ) cùng cài chéo nhau bên ngoài, 2 Không ( 2 ngón cái ) cũng cài chéo nhau. Chân Ngôn là :

Nhược khất-sai đát-la niết tô na nễ duệ, sa phộc ha

OMÏ NAKSÏATRA NIRJA DANIYE SVÀHÀ

THẬP THIÊN CÚNG DƯỜNG QUỸ ( Hết )

03/02/1998

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/08/2011(Xem: 7997)
Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà...Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
22/08/2011(Xem: 4694)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
31/05/2011(Xem: 12327)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
22/05/2011(Xem: 4897)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
06/05/2011(Xem: 10350)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
24/03/2011(Xem: 4558)
Mật tông hoặc Mật giáo có gốc từ chữ Sanskrit Tantra, phiên âm Hán Việt là Đát-đặc-la. Đôi khi Tantra cũng được dịch là Mật pháp và kinh sách Tantra được gọi là Mật kinh. Nguyên nghĩa của Tantra là “mở rộng, nối tiếp, kéo ra từ khung dệt, liên tục trong một thể thống nhất”. Đây là một thuật ngữ trừu tượng, khó dịch nên trong ngôn ngữ Tây phương, hầu hết các tác giả để nguyên chữ Tantra.
13/03/2011(Xem: 10014)
Trong tác phẩm “Một đời người, một câu thần chú” này, người viết cố gắng thể hiện những quan kiến Mật giáo về pháp môn trì niệm thần chú Mani từ nhiều khía cạnh khác nhau.
19/01/2011(Xem: 10094)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
14/01/2011(Xem: 4215)
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn...
06/01/2011(Xem: 3417)
Du già hành tông là một trong hai tông phái Đại thừa Phật giáo Ấn Độ. Sự sáng lập tông phái này được quy cho hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân. Nhưng giáo lý và học thuyết căn bản của tông này đã được lưu hành ít nhất là một thế kỷ trước đó. Du già hành tông chú tâm vào tiến trình tương quan của nhận thức để hàng phục vô minh, để giúp chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp báo sinh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]