Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý thức và Vật chất

09/11/202121:46(Xem: 5514)
Ý thức và Vật chất

Ý thức và Vật chất
Ý thức và Vật chất
(意識與物質)

Điều đầu tiên chúng ta nhận thức vật chất, phải thông qua cơ thể của chính mình. Thậm chí có thể nói rằng, con người biết đến sự tồn tại của ý thức, thông qua cảm giác của thân thể. Ảnh hưởng của thân thể lên ý thức là điều hiển nhiên, giống như sự khó chịu và đau đớn do bệnh tật gây ra, khiến chúng ta nhận thức được sự tồn tại khách quan của tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử. Ngược lại, tác động của ý thức đối với thân thể không rõ ràng; ví dụ, rối loạn tâm thần là do tình trạng căng thẳng quá mức, dẫn đến các vấn đề về thể chất như đau dạ dày, tức ngực, khó thở và tim đập mạnh. Thực chất nguyên nhân của bệnh tật bắt nguồn từ mức độ tâm lý và ý thức hơn là thân thể vật chất, do đó, các y phương liệu pháp y học cổ truyền không thể chữa khỏi hẳn. Có thể thấy, ngoài tình trạng uể oải và giảm khả năng miễn dịch, do bị áp lực căng thẳng quá mức sẽ trực tiếp gây ra các triệu chứng khác nhau trên cơ thể. 

Hơn nữa, với sự tiến bộ của y học hiện đại, con người có thể trắc lượng hoạt động của não, và trạng thái tinh thần bằng cách đo các dạng sóng EEG, để hiểu sâu hơn về tác động của ý thức. Trong cuộc sống hàng ngày, não bộ sẽ phát ra sóng Beta (β), trong trạng thái thiền định, sẽ phát ra sóng Alpha (α), khi chúng ta tham thiền nhập định sâu, sóng Theta (θ) hoặc Delta (δ) đồng thời phát ra. Điều này có nghĩa là khi hoạt động của não thư giãn, tần số sóng não sẽ chậm lại. 

Sóng não ở các trạng thái khác nhau (thông tin trực tuyến):

Phương pháp thiền định Phật giáo chủ yếu là Chánh niệm, niệm Phật, và thực hành Từ bi tâm. Trong bộ phim tài liệu "Tính cách và Chân tướng" (The Truth about Personality; 性格的真相) do đài BBC tổ sản xuất, người dẫn chương trình đã tu tập thiền chánh niệm Phật giáo suốt cả tuần: Luyện tập tĩnh tọa tu thiền trong 20 phút mỗi ngày, gác lại công việc và suy nghĩ, tập trung thiền tập quán niệm hơi thở. Dưới sự giám trắc của các nhà tâm lý học, họ nhận thấy chất lượng giấc ngủ, sự cảm nhận rất lạc quan. . . của gia chủ trong giai đoạn này được cải thiện đáng kể. Sau khi kết thúc khóa tu tập thiền định, người dẫn chương trình nói rằng Thiền chánh niệm Phật giáo có tác động tích cực, giúp cải thiện tình trạng tinh thần của các thiền sinh, và đáng để tiếp tục tu tập các khóa tiếp theo. 

Tình huống nêu trên rất dễ lý giải, thậm chí không cần các bác sĩ, chuyên gia y học giải thích, chúng ta cũng có thể tự mình cảm nhận được: Khi tâm chúng ta ở trong trạng thái thanh thản hồn nhiên và bình yên, cơ thể của chúng ta sẽ bớt bồn chồn hơn, nhịp thở và nhịp tim của chúng ta cũng sẽ bình ổn an định hơn. Nói cách khác, khi tâm trí định tĩnh lại đến một tần suất nhất định, các cơ quan khác của thân thể như tim, gan, lá lách, phổi và thận. . . cũng sẽ theo tần suất đó mà thư giản và đạt đến trạng thái hài hòa. Ngược lại, khi tinh thần bị áp lực quá mức, tâm niệm tư tưởng trở nên biến động, bức bách, và tần suất của các căn cơ khác cũng dao động lớn, và sẽ cảm thấy trong tâm với nỗi lo lắng bất an, giống như nỗi khổ của Ngũ ấm xí thịnh khổ (*) như trong Tứ Thánh đế đã đề cập. Vì vậy, đừng mưu cầu danh lợi một cách thái quá, hãy tạo nhiều thiện nghiệp, khiêm nhường, nhẫn nại nhiều hơn, quảng kết thiện duyên, và thường bảo trì tâm trạng an ninh tự tại, sẽ giúp bảo vệ thể chất và tinh thần của các bạn kiện khang. 

Hầu hết tâm trí mọi người luôn chi phối bởi duyên ngoại cảnh biến hóa, đây là điều mà đạo Phật nói "Cảnh tùy Tâm chuyển" (境隨心轉). Điều này tương ưng với khoa học. Theo cơ lượng tử của vật lý, bất kỳ hạt vi mô nào, chẳng hạn như electron, photon, v.v., có thể cùng tồn tại ở hai dạng khác nhau - hoặc điểm hình thái hay dạng sóng điện từ hiện. Khi được quan trắc không nhìn thấy các hạt bụi, chúng ta sẽ tự nhiên ở "trạng thái tự do", và chúng cũng cùng lúc có thể tồn tại ở những nơi khác; khi chúng được nhân loại quan trắc, các hạt bụi sẽ bị xáo trộn bởi ý thức của con người, và vị trí xuất hiện của chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng, ảo biến thành một loại "trạng thái có hình dạng nhất định" (有確定形態的狀態). Khi người quan sát không còn chú ý đến nó nữa, nó sẽ chuyển sang "trạng thái tự do". Chúng ta có thể mở rộng từ mô hình thu nhỏ của cơ học lượng tử đến thế giới thực. 

Phương trình thể hiện Sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng năm 1905 là một công thức nổi tiếng của Einstein.

Phương trình đó được viết như sau:

E=mc2 (trong đó: E là năng lượng, m là khối lượng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không).

Công thức này có nghĩa là: Khối lượng và năng lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hằng số c. Năng lượng có thể chuyển thành khối lượng và ngược lại, mà chúng ta đã học ở bậc trung học, cho thấy rằng năng lượng và vật chất có thể hỗ tương chuyển hóa, vật chất có thể hoán chuyển thành năng lượng, và năng lượng có thể được chuyển hóa thành vật chất. Bởi tâm niệm và ý thức của con người có thể phát ra sóng điện từ (từ trường của Tâm thức) có năng lượng xuyên qua não, năng lượng của từ trường tâm thức cũng có thể hóa thành vật chất, ảnh hưởng đến các thế giới bên ngoài cho điều kiện nhân duyên tạo thành nghiệp. Nhà vật lý học người Mỹ John Wheeler, một trong những cộng tác viên cuối cùng của Einstein, người nỗ lực hoàn thiện giấc mở của Einstein về lý thuyết trường thống nhất. John Wheeler có nhiều đóng góp cho quá trình nghiên cứu phản ứng phân hạch hạt nhân khi ông tham gia dự án Manhattan. Ông là người đã thúc đẩy các nhà vật lý tham gia vào nghiên cứu và phát triển thuyết tương đối rộng, ông cũng tin rằng ý thức có thể ảnh hưởng đến thế giới hiện thực con người nhận thức và cảm nhận được. Vì vậy, nó không thể có khả năng "Cảnh tùy Tâm chuyển" (境隨心轉). Đạo Phật thuyết "Nhất thiết duy Tâm tạo" (一切唯心造) hay "Vạn pháp duy Thức biến" (萬法唯識變), nghĩa là chư Phật, Bồ tát có thể vận dụng cường đại tâm niệm lực, để cải thiện hoàn cảnh bên ngoài, hóa độ chúng sinh. 

(*)Trong năm ấm (uẩn) hợp lại nên thân người, nếu chúng chẳng hòa đồng, có ấm nào thạnh quá thì làm cho mình khốn khổ nên gọi là ngũ ấm xí thạnh khổ, là một khổ trong bát khổ.

 1. Sắc thịnh: Nếu thân thể mình mập béo quá hoặc trao diện hình sắc thái quá, thì khiến cho mình bận tâm cực khổ.

 2. Thọ thịnh: Nếu mình cảm động thái quá thì tâm trí mệt nhọc, nhơn đó mà khổ.

 3. Tưởng thịnh: Nếu tưởng niệm mơ ước thái quá ắt phải chịu nhiều khổ não.

 4. Hành thịnh: Nếu mình tính mưu, liệu kế, hành động nơi lòng thái quá,thì luôn bất an não loạn.

 5. Đức thịnh: Nếu mình cố ý mà nhớ việc này, phân biệt chuyện kia thái quá sẽ khổ não.

 Trong Niết Bàn Kinh lại giải thêm rằng Ngũ ấm xí thạnh khổ là mối khổ thứ tám trong bát khổ nhưng nó gôm vào bảy thứ khổ trước đó là sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, cầu bất đắc khổ.


Tác giả: Phan Tông Quang

Biên dịch: Thích Vân Phong 

(Nguồn: 潘宗光教授網)

 

***

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 4734)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4461)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 16082)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 14339)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4480)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 14866)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 11966)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6809)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4882)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
22/01/2012(Xem: 5333)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]