Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Thế nào là bất lập văn tự?

20/04/201113:17(Xem: 10787)
I. Thế nào là bất lập văn tự?

Một Sức Sống Chân Thật Giữa Thế Gian
THIỀN TÔNG ĐỐN NGỘ
Thích Thông Phương
Hội Thiền Học Việt Nam PL. 2547 - DL. 2003

Ý CHỈ BẤT LẬP VĂN TỰ


I. THẾ NÀO LÀ BẤT LẬP VĂN TỰ

Song song với giáo ngoại biệt truyền, Thiền tông truyền dạy cho nhau là tông “bất lập văn tự.” Với ý nghĩa này Thiền tông có một sức sống vươn lên, khó nắm bắt, khiến nhiều người nghiên cứu đến thiền thì phải đâu đầu, bóp trán. Vương Thường Thị một hôm đến thiền viện hỏi ngài Lâm Tế:

- Cả tăng đường có xem kinh chăng?

Lâm Tế đáp:

- Chẳng xem kinh.

Hỏi:

- Có học thiền chăng?

Đáp:

- Chẳng học thiền.

Hỏi:

- Kinh cũng chẳng xem, thiền cũng không học, vậy cuối cùng làm gì?

Đáp:

- Thảy dạy họ làm Phật làm Tổ.

Như vậy dạy làm Phật làm Tổ là dạy cái gì mà kinh chẳng xem, thiền chẳng học? Nói thế có kiêu ngạo lắm không? Chính đây là chỗ khiến người đắm mắc chữ nghĩa khó chấp nhận nổi. Tuy nhiên ý nghĩa này cần phải chân thật thấu suốt, không thể lầm lẫn trở thành chê bai chánh pháp, nghiêng lệch vào đường ta, rất nguy hiểm!

  • Ngôn ngữ văn tự là tướng vọng tưởng, chẳng phải thật nghĩa.

Đã có nói ra thành lời, có lập thành chữ nghĩa, là từ động niệm rồi kích động khí bên trong, đưa lên môi răng v.v… phát ra tiếng vang, sau đó ghi lại. Đây là tướng vọng tưởng, thuộc vô thường sanh diệt, là cái khuôn chết. Người lầm lẫn chấp chặt vào đó, phân tích chia chẻ, rốt cuộc chỉ đi theo vọng tưởng, không rời khỏi tâm phan duyên, làm sao đạt được thật nghĩa? Kinh Lăng Già, Phật bảo Bồ tát Đại Huệ: “Thế nào là ngữ (lời nói)? Nghĩa là, lời nói do vọng tưởng hòa hợp, y nơi cổ họng, môi lưỡi, răng nướu, cằm má, nhân đó ta nói vọng tưởng tập khí sanh, đó gọi là ngữ. Đại Huệ thế nào là nghĩa? Nghĩa là, tất cả tướng vọng tưởng, đó gọi là nghĩa.”(Lăng Già Tâm Ấn 234-235).

Trong đây “nghĩa” theo Phật nói là lìa tướng vọng tưởng, không phải cái bị duyên. Trong khi đó, lời nói là tướng vọng tưởng, và khi nói ra là có nghĩ tưởng mới nói, và nói thì hẳn là "nói về cái gì đó", chưa phải chính ngay nghĩa thật. Người nghe rồi theo đó mà khởi hiểu, cũng là hiểu về nó, cũng nằm trong khái niệm thôi. Bởi vậy, không phải có nói ra là có tánh thật, không phải cố định có ngôn ngữ mới thành tựu mọi sự nghiệp (1). Thực tế có những người câm, họ vẫn làm thành tựu sự nghiệp của thế gian, đôi khi còn trội hơn những người đã nói được. Kinh Duy Ma Cật nói trên nước Chúng Hương, chỗ Phật Hương Tích chỉ dùng mùi hương làm Phật sự. Kinh nói: “Lúc ấy ông Duy Ma Cật hỏi các Bồ tát ở Chúng Hương rằng:

- Đức Như Lai Hương Tích thuyết pháp bằng cách nào?

Các Bố tát ấy đáp:

- Đức Như Lai ở cõi chúng tôi chẳng thuyết pháp bằng văn tự. Ngài chỉ dùng các mùi thơm làm cho các trời và người được vào Luật hạnh. Bồ tát thì mỗi vị đều ngồi nơi cội cây thơm, ngửi mùi thơm vi diệu kia liền chứng được Tam muội "Nhất thiết đức tạng". Được Tam muội đó rồi thì bao nhiêu công đức của Bồ tát có, thảy đều đầy đủ hết. (Phẩm Phật Hương Tích).

Và tiếp theo ở phẩm Bồ Tát, Phật Thích Ca đã bảo A Nan: “Hoặc có cõi Phật dùng quang minh của Phật làm Phật sự. Có cõi dùng người biến hóa của Phật làm Phật sự. Có cõi dùng cây bồ đề làm Phật sự. Có cõi dùng cơm và đồ ăn làm Phật sự. Có cõi dùng vườn hoa, rừng cây, đền đài làm Phật sự.” Đây là dẫn chứng cho thấy thật nghĩa của Phật pháp không cố định ở trong ngôn ngữ, văn tự. Mọi thứ có lập bày ra đều chỉ là phương tiện thôi. Người học phải từ đó thấy lại nơi chính mình mới là yếu chỉ. Trong nhà thiền, các Thiền sư rất điêu luyện về những thủ thuật này. Các ngài hoặc chỉ giơ ngón tay, đưa đóm lửa, nhìn thẳng nhau cũng khiến người đọc tỏ ngộ chân lý thiền. Như Hòa thượng Đả Địa, ai đến hỏi đạo Sư cũng chỉ lấy cây gậy đập xuống đất, sau có người giấu gậy đi thì Sư chỉ hả miệng (2). Huệ An trả lời cho Thản Nhiên về tác dụng thầm kín bằng cách nhắm mắt, mở mắt cũng thành thuyết pháp (3).

Con người vốn lệ thuộc chữ nghĩa quá nhiều, tưởng chừng như ngoài chữ nghĩa là không còn gì nữa! Do đó phần nhiều người học Phật bị chết trên chữ nghĩa không thoát nổi. Chẳng hạn đã đặt thành chữ Phật rồi cứ bám vào đó tìm cầu, phân tích, coi đó thiêng liêng hơn cả con người. Pháp dung bị Tứ Tổ Đạo Tín vẽ chữ Phật lên chỗ ngồi ngồi kinh sợ. Tổ đánh thức Sư: "Ông còn có cái ấy.” Phật ở chữ đó sao?

Hoặc đặt thành chữ CHÂN NHƯ, PHẬT TÁNH, lại cũng bám vào mấy chữ đó mà đua nhau chú giải, luận bàn thế này thế nọ, khiến người học chứa đầy khái niệm trong đầu, cho đó là hiểu biết. Song chân như, Phật tánh ở những mớ chữ đó sao? Bởi vậy, Chu Kim Cang - sau này là Hòa thượng Đức Sơn, một Thiền sư nổi tiếng ngang hàng với ngài Lâm Tế, Sư vốn từ một pháp sư giảng kinh Kim Cang, khi được bà già bán bánh chỉ đến Long Đàm – Sùng Tín, qua việc đưa đèn thổi tắt liền tỏ ngộ. Sau khi tỏ ngộ, Sư đem bộ sớ giải kinh Kim Cang từng quý trọng, đi đâu cũng mang theo, chất trước pháp đường châm lửa đốt quách không tiếc và còn nói: “Tột cùng mọi thứ biện luận siêu huyền giống như sợi lông ném trong hư không, tột hết thảy các thứ trọng yếu ở đời in hệt một giọt nước gieo torng hồ to.”Trước kia thì Sư thấy nó quý như của báu, khó ai đụng tới được. Giờ đây mở mắt sáng tỏ mới thấy rõ, dù bao nhiêu lý luận cao siêu huyền diệu, bao nhiêu yếu chỉ quan trọng thế này thế nọ cũng thuộc sách vở bên ngoài, có dính dáng gì đến "ánh sáng chân thật đang hiện tiền " đây! Nghĩa là, huyền diệu, ý chỉ đó cũng chỉ là huyền chỉ, ý chỉ chết thôi. Do đó sau này khi Sư ra giáo hóa, thông cảm với cái bệnh của người mà mình từng trải qua, nên sư mới có những lời nói mạnh bạo để đánh thức, thúc đẩy cho người sống dậy giữa đám rừng chữ nghĩa khô khan kia. Như có lần Sư thượng đường bảo: " Này các ngài, lão Hồ chẳng phải Thánh, Phật là cục cứt của lão Hồ. Cần thiết các ngài biện rành tốt xấu, chớ mắc kẹt nhân ngã thì khỏi bị chư Thánh cột, bồ đề cột, giải thoát, thù thắng, danh ngôn, diệu nghĩa nhận chìm trói buộc. Vì sao? Vì một niệm vọng tâm chẳng sạch tức là sanh tử tiếp nối ".

Mới nghe qua chúng ta thấy Sư nói sao thô bạo quá! Song nghiệm kỹ, nghiệm sâu thì thấy rõ ý Sư rất là tha thiết với người. Chứ nhận cho Thánh, cho Phật là thân tướng ông già mấy chục ký người Ấn Độ, có sanh ra, có già nua, có chết đi đó sao? Như vậy là phỉ báng Phật rồi! Là cho Phật cũng thuộc về vô thường sanh diệt như ai! Thế thì sao gọi là Thánh? Sư bảo: “Phật là cục cức của lão Hồ” tức chữ Phật đó là danh từ gán cho lão Hồ đấy thôi, đâu phải chính Ngài! Sư muốn đánh thức cho người học Phật phải thấy rõ "cái gì là Phật kìa". Chớ chết trên cái chữ đó; cũng chớ theo đó mà mắc kẹt trên cái thấy nhân ngã, ta người, phân chia mình là phàm, kia là thánh, bị những sanh từ bồ đề, giải thoát nó cột, ở trên đó mà sanh hiểu, dù hiểu được cũng thuộc duyên sanh, đâu là bồ đề thật? Đây là ngài Đức Sơn muốn đưa người thẳng vào sức sống chân thật, thoát ra gông cùm xiềng xích của chữ nghĩa khô chết, tự cảm nhận thánh thiêng liêng ngay chính mình mới không phụ lòng Phật ra đời!

Thiền sư Hiểu Thuấn cũng từng nói lến ý này, Sư bảo: "Nghe nói hai chữ Phật pháp, sớm đã làm nhơ tai mắt của ta rồi. Mọi người chưa nhảy qua cửa Vân Cư (4), dưới gót chân khéo cho 30 gậy. Tuy nhiên như thế là hết sức vì chúng rồi".

Tại sao hai chữ “Phật pháp” mà làm nhơ tai mắt? Đó là nhắc người phải xoay lại mình, thấy chín chắn cái gì là Phật pháp thật, nên bảo: “Chưa nhảy qua cửa Vân Cư thì dưới gót chân khéo cho 30 gậy”, tức là hãy nhìn dưới gót chân mình mình chứ chạy tìm đi đâu khác! Chữ nghĩa không giải thích được chỗ này. Bởi thế Lục Tổ Huệ Năng hiện thân anh chàng tiều phu không biết chữ mà đạt đạo, được truyền y bát, kế thừa Tổ vị, nhằm đánh mạnh vào những tâm hồn còn đang giam mình trong chữ nghĩa hoặc hài lòng với trí thức vay mượn bên ngoài kia. Chính Lục Tổ từng bảo bà ni Vô Tận tạng khi bà đem kinh Niết bàn đến hỏi nghĩa rằng:

- Chữ thì tôi không biết, nhưng nghĩa thì cô cứ hỏi.

Bà ni nói:

- Chữ còn không biết, nghĩa làm sao hỏi?

Lục Tổ bảo:- Diệu lý của chư Phật chẳng quan hệ gì đến văn tự?

Bà mới kinh ngạc đi báo cho mọi người biết là có bậc đạo sĩ đáng cúng dường.

Ban đầu bà ni vẫn theo chỗ hiểu thông thừơng của tri thức thế gian, không biết chữ thì làm sao hiểu được nghĩa, nói nghe quá trái tai. Không ngờ bị Tổ đâm thẳng cho một câu mới giật mình: “Diệu lý của chư Phật chẳng quan hệ gì đến văn tự.” Đây là điểm nhức nhối cho nhiều người học Phật, may là lời của Tổ! Quả thực, lý màu nhiệm không riêng của Phật Thích Ca thôi, mà của hết thảy chư Phật vốn ở ngay tâm người, đâu phải ở mấy đám chữ kia. Người sáng đạo là người sáng ngay tự tâm, đâu có thể tìm trong sách vỡ ngữ lục nào? Tâm sángthì lý thông suốt, lẽ thật rõ ràng như thế. Song người quen sống theo chữ nghĩa khó chịu nổi. Vì thế một anh chàng nhà quê không biết chữ mà đạt đạo, lãnh y bát mang đi thì đa số người không thể chấp nhận được, phải đuổi theo giật lại thôi! Nhưng Tổ đâu phải ở cái y cái bát đó! Chính đây là điểm nhắc cho người tu Phật chân thật cần nghiệm kỹ!

  • Những tiếng sấm im lặng.

Đối trong nhà Thiền, chỗ IM LẶNG lặng của Thiền sư là chỗ hết sức khó vượt qua, phần nhiều người học mắc kẹt trong đó. Tuy nhiên đây là những cái IM LẶNGl SẤM SÉT CHẾT NGƯỜI, phải một phen từ trong đó sống dậy mới cảm thông chỗ nhiệm màu của Phật pháp quá sức suy nghĩ!

Có vị ngoại đạo đến gặp Phật và hỏi:

- Chẳng hỏi có lời, chẳng hỏi không lời.

Thế Tôn im lặng giây lâu. Ngoại đạo tán thán:

- Thế Tôn đại từ đại bi vẹt mây mờ cho con khiến con được vào.

Ngoại đạo đi rồi, Tôn giả A Nan hỏi Phật:

- Ngoại đạo chứng được cái gì mà nói được vào?

Phật nói:

- Như ngựa hay ở đời, thấy bóng roi liền vọt.

Xem đấy, Thế Tôn chỉ im lặng mà ngoại đạo tán thán là đại từ đại bi vén mây mờ, vậy đại từ đại bi ở chỗ nào? Rõ ràng trong chỗ im lặng đó có “ý sâu”, không phải tâm thường qua suông. A Nan thắc mắc ngoại đạo nhận được cái gì trong đó mà nói được vào? Phật thố lộ: “Như ngựa hay thấy bóng roi liền vọt.” Đây là ngầm chỉ: im lặng đó, chỉ là bóng roi,người nhạy bén phải ngay đó liền vọt mới cảm được lợi ích vi diệu không thể nghĩ bàn. Cho nên trong chỗ im lặng đó, thật đầy đủ muôn ngàn diệu nghĩa diễn tả không hết. Ngoại đạo quả đúng là tâm cơ đến lúc chín muồi, đỡ cho Phật nhọc nhằn biết mấy! Trong khi đó, hiện giờ người người đợi roi quất trúng thật đau, vẫn còn chưa vọt! Tức nói mạnh nói chát tai mà chưa tỉnh! Tuy nhiên chớ nghe tán thán như thế mà bám vào chỗ yên lặng đó để tìm ngộ là lầm. Cho nên sau này Hòa thượng Thường đến tham vấn với ngài Pháp Nhãn, Pháp Nhãn dạy Thường khán câu này.

Một hôm Pháp Nhãn hỏi Sư:

- Ông khán nhân duyên gì?

Thường thưa:

- Nhân duyên ngoại đạo hỏi Phật.

Pháp Nhãn lại bảo:

- Thử thuật lại xem!

Thường vừa định mở miệng thuật lại, Pháp Nhãn bảo:

- Dừng! Dừng! Ông toan nhằm chỗ yên lặng lãnh hội ư?

Ngay đó Sư đại ngộ.

Nếu nghe nói ngoại đạo nhân Phật im lặng mà được đường vào, rồi cứ nhằm chỗ im lặng đó mà suy tìm, mà khởi hiểu là chết chìm không hay. Pháp Nhãn khéo giúp cho Hòa thượng Thường vượt qua ngôn ngữ văn tự, liền đó vọt ngay mới bắt theo kịp ngoại đạo kia, khiến chuyện cũ cả ngàn năm vẫn sáng ngời. Giờ đây, có ai nghe đến chỗ này mà biết “vọt” như thế chăng?

Chẳng hỏi có lời, chẳng hỏi không lời, vậy cái gì nói đó?

Ngay đây xin tạ lỗi với người xưa!

- Duy Ma Cật im lặng, Văn Thù tán thán. Phẩm Pháp Môn Không Hai, khi các Bồ tá nói xong, kế Bồ tát Văn thù nói:

- Theo ý tôi thì, đối tất cả Pháp không nói, không lời, không chỉ, không biết, lìa mọi hỏi đáp, đó là pháp môn không hai.

Xong ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật:

- Chúng tôi mỗi người đã tự nói xong, tới phiên ông hãy nói những gì là Bồ tát vào pháp môn không hai?

Khi đó ông Duy Ma Cật im lặng. Ngài Văn Thù liền khen ngợi:

- Hay thay! Hay thay! Cho đến không có văn tự, ngữ ngôn mới là chân thật vào pháp môn không hai.

Ồ! Cái im lặng của ông Duy Ma Cật cho đến ngày nay, qua bao nhiêu nhà giải thích nhưng vẫn không chỉ ra được hết. Phải nói, chính đây là chỗ tri ân gặp nhau: Ông Duy Ma Cật im lặng, phải có Bồ tát Văn Thù khen ngợi mới thành vi diệu, mới vang đến tận ngày nay; nếu không nó đã bị im lìm quên lãng theo thời gian mất rồi! Song Bồ tát Văn Thù thấy gì trong đó mà khen ngợi? Hẳn là trong chỗ im lặng đó, vốn vang như sấm. Ngay đây có ai chợt nghe được “tiếng sấm im lặng” này chăng? Nếu chỉ dừng ngay chỗ im lặng đó để hiểu, là dễ chết trong chỗ lờ mờ, tối tăm. Vì im lặng cũng là đối với nói năng, vẫn y nguyên là tướng sanh diệt, có gì mà khen ngợi? Quả là, trong chỗ im lặng đó, có con mắt của ngài Văn Thù trong ấy. Im lặng mà sáng gnời, ngôn ngữ làm sao nói hết? Cần vượt qua chỗ im lặng này, thì thấu rõ ý chỉ “bất lập văn tự sáng như ban ngày!

-Phó Đại Sĩ giảng kinh Kim Cang. Một hôm Lương Võ Đế thỉnh Phó Đại Sĩ vào cung giảng kinh Kim Cang. Đại sĩ lên tòa ngồi, vỗ xuống bàn một cái, rồi bứơc xuống tòa. Võ Đế ngạc nhiên, Hòa thượng Chí Công hỏi:

- Bệ hạ có lãnh hội chăng?

Vua đáp:

- Chẳng lãnh hội.

Chí Công bảo:

- Đại Sĩ đã giảng kinh xong.

Dễ hiểu chăng? Đại Sĩ giảng kinh ở chỗ nào mà Chí Công bảo giảng xong? Chính ngay chỗ mọi người chẳng suy nghĩ đến, chẳng hiểu đến, đó là gì? Chớ vội lầm qua chỗ này! Nếu cứ giảng kinh Kim Cang Bát Nhã là trí tuệ sắc bén như kim cương hay phá vỡ tất cả vô minh, tình chấp ngã… thì có phải là Kim Cang Bát Nhã chưa? Ở đây cần thấy, ngay chỗ vua Lươgn chẳng hiểu gì đó, là gì ? Cái gì biết chẳng hiểu? Kim Cang Bát Nhã sẵn ngay đó thôi. Đây là thay cho cái im lặng bằng cái vỗ bàn, đưa người vượt thẳng qua ngôn ngữ, văn tự bên ngoài.

- Nơi Bá Trượng. Có vị tăng đến hỏi Sư:

- Thế nào là Phật?

Sư bảo:

- Ông là ai?

Tăng thưa:

- Là con.

Sư hỏi:

- Ông có biết chăng?

Tăng thưa:

- Con biết rõ ràng.

Sư đưa cây phất tử lên hỏi:

- Ông thấy chăng?

Tăng thưa:

- Dạ thấy.

Sư im lặng.

Ồ! Ai phá tan được cái im lặng này? Tại sao đến đó sư chỉ im lặng, là có trả lời thỏa đáng cho vị tăng không ? Kìa! Hỏi - đáp rõ ràngđó, đối diện biết rành rẽ, thấy nghe đầy đủ không chối cãi, vậy còn phải nói gì nữa đây? Ngay đó im lặng mà như một quả đấm trời giáng , một tiếng sấm vang chát tai, còn chưa tỉnh thì còn phải đợi đến bao giờ?

Đây này, Tuyết Phong tiễn Song Phong có câu: “Sấm dứt, tiếng chẳng dừng.“ Linh Vân Chí Cần nóii lại: Sấm vang, chẳng nghe tiếng.“ Tại sao sấm đã dứt mà tiếng chẳng dừng? Tiếng đĩ ở đâu? Làm sao nghe? Tại sao sấm vang lại chẳng nghe tiếng? Chẳng nghe, sao bảo là sấm vang? Chỗ này làm sao thấu được? Nếu người cịn kẹt ở tai mắt thì hẳn là khĩ thấu qua. Trong đây, phải thấy thấu qua hai trịng mắt này! Phải nghe thấu qua hai màng nhỉ này! Nghe đến khơng chỗ nghe thì nĩ nghe mãi không bao giờ dứt. Đến đây văn tự bám vào đâu để lập.

  • Phải thấy ý ngoài lời.

Đến chỗ tột cùng là phải quên lời đạt ý, thấy thẳngtrước khi mở miệng: Giáo ngoại biệt truyền cũng chính đó! Bật lập văn tự cũng chính đó!

Kìa! Trong hội Mã Tổ, Hoài Hải sau khi bị vặn mũi tỏ ngộ hôm sau Mã Tổ thượng đường xong, Sư ra cuốn chiếu, mã Tổ trở về phương trượng. Buổi thuyết pháp rất đơn giản, ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Sau có vị tăng đem việc này ra hỏi Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn:

- Ý đó thế nào?

Thủ sơn đáp:
- Ao rồng vừa phất toàn thể hiện.

Trong đây, tại sao Mã Tổ mới thượng đường chưa nói gì, Hoài hải lại cuốn chiếu, có thô lỗ chăng? Bởi thượng đường tức là sắp nói pháp, nhưng đối với Hoài Hải, Sư đã thấu việc này vốn sẵn vậy rồi, khỏi phải đợi nói thêm! Tức Sư đã thấu qua trước, khi ngôn ngữ lập bày. Vì vậy Thủ Sơn đáp: Aùo rồng vừa phất thôi thì biết rõ vua đã hiện rồi!

- Đến Thiền sư Duy Nghiễm ở Dược Sơn. Lâu ngày Sư chẳng thăng đường nói pháp, Viện chủ thưa:

- Đại chúng lâu ngày nghĩ nhớ Hòa thượng chỉ dạy.

Sư bảo:

- Hãy đánh chuông đi!

Khi đánh chuông xong, chúng vừa nhóm họp, Sư liền xuống tòa trở về phương trượng. Viện chủ theo sau hỏi:

- Hòa thượng đã hứa vì chúng nói chuyện, vì sao chẳng nói một lời?

Sư bảo:

- Kinh có thầy giảng kinh, luận có thầy giảng luận, đâu trách được lão tăng.

Có lạ chăng? Dược Sơn đã hứa thượng đường, nhưng lên pháp tòa chúng nhóm họp xong liền xuống tòa, vậy đã nói cái gì?

Có phải ngầm bảo "việc ấy"mỗi người đã sẵn đủ còn đợi cái gì ? Nếu không có việc đó, sao mọi người biết đến nhóm họp đây? Đợi mở miệng ra e người dễ theo lời hiểu, là tự trái bỏ ý chính mình! Ý chỉ “bất lập văn tự” thật đã sáng ngời trong đó quá rồi!

Và kìa, Bàng Uẩn hỏi Mã Tổ:

- Thế nào là người chẳng cùng muôn pháp làm bạn?

Mã Tổ bảo:

- Đợi ông hớp một hớp cạn hết nước Tây Giang, ta sẽ nói cho ông.

Nước Tây Giang làm sao uống cạn trong một hớp? Nếu nghe nói uống, rồi nghĩ uống thì bao giờ uống cho xong? Đợi nói ra để hiểu, tức đã có bạn, là nước đầy tràn lên láng rồi, làm sao uống! Trong đây, dù nói hay cách mấy, cũng không bao giờ nói đến chỗ rốt ráo không bạn kia. Chỉ ngay đây hết chỗ duyên, tức liền sáng tỏ, khỏi phải nhiều lời.

  • Dùng được văn tự một cách sáng tạo.

Nói “bất lập” không có nghĩa là bỏ hết ngôn ngữ, im lặng mãi suốt đời. Nếu hiểu như thế lại thành kẹt theo ngôn ngữ “bất lập”, vẫn y nguyên nằm trong lưới văn tự. Cần rõ, đây là muốn nhắc cho người học phải NHẢY qua văn tự , khi đã qua văn tự rồi, trở lại dùng văn tự một cách sáng tạo, không còn lầm lẫn. Đó mới thực là không kẹt văn tự. Còn nghe nói “chẳng lập” rồi dẹp bỏ hết, tức là đã chấp kẹt vào chữ nghĩa “chẳng lập”, thành ra rơi vào đoạn diệt, cũng thuộc hai bên đoạn thường. Hơn nữa, Lục Tổ đã nói trong phẩm Phó Chúc, kinh Pháp Bảo Đàn như sau: “Người chấp không sẽ có chế bai kinh, nói thẳng ‘chẳng dùng văn tự’.” Song đã nói thẳng chẳng dùng văn tự, người ấy cũng chẳng nên nói năng. Chỉ lời nói này, chính là tướng văn tự rồi! Lại bảo rằng nói thẳng chẳng lập văn tự , chính hai chữ chẳng lập cũng là văn tự, mà thấy người nói ra liền chê bai người ta, nói là dính mắc văn tự ".

Đây là Lục Tổ chích thẳng vào người nói suông mà không có thực sống. Miệng cứ nói chẳng dính mà tâm thì kẹt cứng. Đó là chính mình tự mâu thuẫn với mình, ló cái đuôi cho người thấy! Quả tang không phải là Thiền sư thứ thiệt.

Có luật sư Pháp Minh đến nói với Thiền sư Tuệ Hải:

- Các Thiền sư phần nhiều rơi vào không.

Thiền sư Tuệ Hải bảo:

- Trái lại, các giảng sư, pháp sư phần nhiều rơi vào không.

Pháp Minh hoảng sợ hỏi:

- Tại sao rơi vào không?

Tuệ Hải bảo:

- Kinh luận là giấy mực, văn tự. Giấy mực, văn tự đều là không (duyên hợp, không thật thể), dù là trên tiếng dựng lập danh cú, văn thân (câu nói, nghĩa lý) đâu chẳng phải là không, mà tọa chủ bám chặt vào giáo thế thì hẳn là rơi vào không chứ gì!

Pháp Minh hỏi:

- Thiền sư rơi vào không chăng?

Thiền sư đáp:

- Chẳng rơi vào không.

Pháp Minh hỏi:

- Sao lại chẳng rơi vào không?

Sư đáp:

- Văn tự đều từ trí tuệ mà sanh, đại dụng hiện tiền đâu thể rơi vào không!

Cho thấy, với Thiền sư đã thông suốt thì ứng dụng văn tự một cách tự tại không lầm lẫn, sáng suốt không mê, dùng mà không chấp , không kẹt, chẳng đồng với người còn trong tình chấp, nghe đâu vướng đó. Cho nên, ban đầu Pháp Minh theo sự suy tưởng cho là Thiền sư rơi vào không, chẳng ngờ bị Thiền sư lật lại, chính ông mới lọt vào không mà không hay biết. Bởi, Thiền sư đã mở mắt trí tuệ, từ trí tuệ ứng dụng ra nên dùng văn tự mà vẫn sáng ngời, ngay lúc dùng đó vẫn có mặt ánh sáng chân thật rõ ràng thì “không” ở chỗ nào?

Chính Hòa thượng Triệu Châu nhân một hôm đang tham thiền ban đêm, Sư bảo tăng:

- Sáng lại chưa sáng, nói tối thì thắp sáng, ông ở bên nào?

Tăng thưa:

- Chẳng ở hai đầu.

Sư bảo:

- Thế ấy tức ở khoảng giữa.

Tăng thưa:

- Nếu ở khoảng giữa, liền ở hai đầu.

Sư bảo:

- Ông tăng này bao lâu rồi ở nơi lão tăng, trong này nói năng thế ấy chẳng ra khỏi ba câu. Song dù cho ra được cũng ở trong ba câu, ông làm sao?

Tăng thưa:

- Con sai khiến được ba câu.

Sư bảo:

- Sao chẳng nói sớm thế ấy?

Tại sao dù ra khỏi ba câu, vẫn ở trong ba câu? Đây là chỗ phải có con mắt Thiền sư mới thấu nổi. Theo ngôn ngữ mà hiểu là không thể hiểu thấu. Bởi, khi nói ra khỏi ba câu thì ở đâu mà ra khỏi? Tức là ở trong ba câu chứ gì? Thì chỗ thấy vẫn chưa rời khỏi ba câu! Trong đây, ông tăng tự có chỗ sống thật, nên đáp vững vàng: “Con sai khiến được ba câu.” Quả thực như thế mới là tự tại! Người đạt ý chỉ “bật lập văn tự” không thể thiếu con mắt này.

Và đây, vị tăng tên Minh Giáo đến tham vấn Thiền sư Đạo Nhàn ở La Sơn, Sư hỏi:

- Ông tên gì?

Tăng thưa:

- Dạ tên Minh Giáo.

Sư bảo:

- Lại có lãnh hội giáo hay chưa?

Tăng thưa:

- Tùy phần.

Sư dựng nắm tay lên bảo:

- Trên hội Linh Sơn gọi cái này là gì?

Tăng thưa:

- Là giáo nắm tay.

Sư cười bảo:

- Nếu thế ấy gọi là giáo nắm tay thì… Sư bèn duỗi hai chân ra nói… Cái này là giáo gì?

Tăng không nói được. Sư bảo:

- Phải chăng là giáo bàn chân?

Đấy, Thiền sư khéo léo nhân tên Minh Giáo (xem phần chú thích ở trang 70) của ông tăng, Sư muốn khai thị lẽ thật nơi ông. Đáng tiếc ông tăng chưa qua khỏi cái hiểu bên ngoài, đành để lầm qua trứơc mắt. Nếu ông khéo thấy thì chính ngay khi Thiền sư Đạo Nhàn giơ nắm tay lên bảo: Trên hội Linh Sơn gọi cái này là gì?”, liền thưa: “Cảm ơn Hòa thượng chỉ dạy là xong, đâu nhọc phải nói giáo bàn tay làm gì? Người còn kẹt trên kiến giải cần nghiệm kỹ điểm này!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2012(Xem: 15052)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
17/11/2012(Xem: 4135)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
03/10/2012(Xem: 6282)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
30/09/2012(Xem: 9266)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉcó Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
01/08/2012(Xem: 16098)
Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị. Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…
30/07/2012(Xem: 14450)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8807)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 12518)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
25/07/2012(Xem: 15325)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
09/07/2012(Xem: 3418)
Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]