Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Cội nguồn ban sơ

09/03/201103:31(Xem: 4049)
1. Cội nguồn ban sơ

VÀO THIỀN
Nguyên Minh

<t?m>Cội nguồn ban sơ

Đạo Phật do đức Phật Thích-ca Mâu-ni sáng lập từ cách đây hơn 25 thế kỷ tại Ấn Độ. Kể từ đó đến nay, đạo Phật đã vượt xa ra bên ngoài biên giới của đất nước này để lan tỏa khắp thế giới.

Chân lý giải thoát mà đức Phật đạt đến và truyền dạy là duy nhất và không thay đổi, nhưng bản thân đạo Phật vốn cũng là một thực thể hữu vi như bao nhiêu thực thể hữu vi khác trong cuộc đời này, và vì thế không thể tránh khỏi sự biến đổi thăng trầm qua thời gian, thậm chí chắc chắn rồi cũng sẽ đi đến giai đoạn suy tàn như chính đức Phật đã từng dự báo. Tuy nhiên, khi thời mạt pháp vẫn còn chưa đến thì công năng giáo hóa, cứu khổ ban vui của đạo Phật vẫn là điều không thể phủ nhận được. Và từ xưa đến nay, đạo Phật đã làm được điều này chính là nhờ vào những chuyển biến, thay đổi thích hợp để phát triển qua từng thời đại, cũng như mỗi khi được truyền bá vào những cộng đồng xã hội khác nhau.

Trong quá trình phát triển đó, hình thức tối sơ của Phật giáo nguyên thủy dần dần không còn nữa. Chúng ta ghi nhận được sự phân chia thành hai nhánh lớn là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa. Những cơ sở phát triển của Phật giáo Đại thừa không đi ngoài tinh thần giáo pháp đã được Phật truyền dạy, cho dù những kinh văn chính thức mang tư tưởng Đại thừa, chẳng hạn như tư tưởng Bát Nhã, chỉ xuất hiện sớm nhất cũng là vào khoảng 300 năm sau khi Phật nhập diệt, và các nhà nghiên cứu lịch sử tin rằng sự hình thành của Đại thừa là vào khoảng những năm đầu Công nguyên.

Phật giáo truyền sang Trung Hoa trong khoảng từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4, nhưng từ thế kỷ thứ 6 cho đến thế kỷ thứ 9 mới là thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất. Trong khoảng thời gian này, chúng ta được biết có ít nhất là 8 tông phái khác nhau hình thành và phát triển. Đó là các tông sau đây:

1. Luật tông, do ngài Đạo Tuyên (596-667) sáng lập.

2. Tam luận tông, do ngài Cát Tạng (549-623) sáng lập.

3. Pháp tướng tông, do ngài Huyền Trang (596-664) sáng lập.

4. Mật tông, do ngài Bất Không (705-774) sáng lập.

5. Hoa Nghiêm tông, do ngài Đỗ Thuận (557-640) sáng lập.

6. Thiên Thai tông, do ngài Trí Khải (538-597) sáng lập.

7. Tịnh độ tông, do ngài Thiện Đạo (613-681) sáng lập.

8. Thiền tông, do ngài Bồ-đề Đạt-ma (470 – 543) sáng lập.

9. Bồ-đề Đạt-ma là tổ sư thứ 28 của thiền Ấn Độ, đến Trung Hoa vào khoảng năm 520 và trở thành Sơ tổ của thiền Trung Hoa. Kể từ đó về sau, thiền dần dần phát triển trở thành một tông phái độc lập với những nét riêng biệt. Nhưng phải truyền nối qua 5 đời nữa, đến tổ thứ 6 là Huệ Năng (638-713) thì thiền mới thực sự phát triển rộng khắp và trở thành một trong những tông phái lớn nhất thời bấy giờ. Và đến tổ Bách Trượng Hoài Hải (百?懷?海 – 720-814) thì Thiền tông đã phát triển đến mức hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức, với các thiền viện chuyên tu và nội quy sinh hoạt đặc thù rất chặt chẽ.

10. Như vậy, sự truyền nối của Thiền tông ở Ấn Độ kể từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni cho đến tổ Bồ-đề Đạt-ma là một chuỗi liên tục không đứt đoạn. Các vị tổ sư thiền Ấn Độ trong 28 đời được kể ra như sau:

11. Phật Thích-ca Mâu-ni truyền cho ngài Ma-ha Ca-diếp là Tổ thứ nhất.

12. Tổ thứ hai là ngài A-nan, tổ thứ ba là ngài Thương-na Hòa-tu, tổ thứ tư là ngài Ưu-ba-cúc-đa, tổ thứ năm là ngài Đề-đa-ca, tổ thứ sáu là ngài Di-giá-ca, tổ thứ bảy là ngài Bà-tu-mật-đa, tổ thứ tám là ngài Phật-đà Nan-đề, tổ thứ chín là ngài Phục-đà Mật-đa, tổ thứ mười là Hiếp Tôn giả, Hiếp Tôn giả ( 脅?ð者) cũng có tên là Bà-lật Thấp-bà (婆?濕?婆 ) tổ thứ mười một là ngài Phú-na Dạ-xa, tổ thứ mười hai là ngài Mã Minh, tổ thứ mười ba là ngài Ca-tỳ Ma-la, tổ thứ mười bốn là ngài Long Thọ, tổ thứ mười lăm là ngài Ca-na-đề-bà, tổ thứ mười sáu là ngài La-hầu-la-đa, tổ thứ mười bảy là ngài Tăng-già Nan-đề, tổ thứ mười tám là ngài Già-da Xá-đa, tổ thứ mười chín là ngài Cưu-ma-la-đa, tổ thứ hai mươi là ngài Xà-da-đa, tổ thứ hai mươi mốt là ngài Bà-tu Bàn-đầu, tổ thứ hai mươi hai là ngài Ma-nô-la, tổ thứ hai mươi ba là ngài Hạc-lặc-na, tổ thứ hai mươi bốn là ngài Sư Tử, Cũng có tên là Sư Tử Bồ-đề (Siṃhabodhi– 師?子?菩Đ提 ). tổ thứ hai mươi lăm là ngài Bà-xá Tư-đa, tổ thứ hai mươi sáu là ngài Bất-như Mật-đa, tổ thứ hai mươi bảy là ngài Bát-nhã Đa-la, tổ thứ hai mươi tám là ngài Bồ-đề Đạt-ma.

13. _ Nhưng cũng cần phân biệt giữa sự truyền thừa của Thiền tông nói riêng và Phật giáo nói chung. Bởi vì trên phương diện lịch sử, Phật giáo quả thật không có được sự may mắn để được truyền thừa theo cách như vậy. Trong thực tế, sau khi Phật nhập diệt không bao lâu thì quá trình phân chia các bộ phái bắt đầu xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến sự phân chia có thể là do nơi sự nhận hiểu khác nhau về giáo pháp cũng như việc nhấn mạnh vào các phương thức tu tập khác nhau. Vì thế, cho dù vẫn đi theo một con đường lớn là Phật giáo nhưng mỗi bộ phái dần dần hình thành những nét riêng của mình. Tất cả đều tuân theo giáo pháp của đức Phật đã truyền dạy, nhưng có những bất đồng nhất định trong việc nhận hiểu và thực hành giáo pháp.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu thừa nhận đã có sự phân chia ra khoảng 18 bộ phái lớn, mặc dù trong thực tế có thể kể tên đến hơn 30 bộ phái khác nhau được phân chia từ Phật giáo. Quá trình phân chia nổi bật nhất có thể thấy trong biểu đồ sau:

Sự phân chia các bộ phái lớn



140 năm sau Phật nhập Niết-bàn


(khoảng 340 trước CN)



200 năm sau Niết-bàn


(khoảng 280 trước CN)

Đại chúng bộ Thượng tọa bộ

(Mahsnghika) (Sthaviravda)



Trụ tử bộ 236 năm sau Niết-bàn


(Pudgalavda) (khoảng 244 trước CN)

Nhất thiết hữu bộ

Phân biệt bộ (Sarvstivda)

(Vibhajyavda)

Như vậy, việc ghi nhận sự truyền thừa liên tục từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni cho đến các vị tổ sư thiền qua các thế hệ cũng là một đặc điểm nổi bật của Thiền tông. Hơn thế nữa, vấn đề truyền thừa trực tiếp từ thầy đến trò rất quan trọng đối với Thiền tông, vì nhà thiền chỉ lấy đó làm chứng cứ xác thực chứ không dựa vào kinh điển, giáo pháp. Ngay cả những “vật chứng” truyền thống như y bát (áo cà-sa và bình bát) mà một bậc thầy truyền lại cho đệ tử đích truyền cũng chỉ được xem là thứ yếu, không quan trọng bằng sự “tâm truyền”. Chính vì vậy, kể từ đời Lục Tổ Huệ Năng trở về sau thì y bát đã thôi không truyền nữa.

1. Nhập môn thiền học

Một trong những cách hiểu sai lệch thường gặp nhất là sự nhầm lẫn giữa Thiền tông như chúng ta vừa đề cập đến ở trên với thiền định là một trong 6 pháp ba-la-mật đã được Phật truyền dạy. Sáu pháp ba-la-mật, còn gọi là Lục độ, bao gồm: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ. Thiền tông thường lấy phương pháp tu thiền định làm một trong những phương pháp tu tập chính, nhưng điều đó không có nghĩa là bỏ qua các phương pháp khác, và cũng hoàn toàn không phải vì thế mà thiền định có thể đồng nhất với Thiền tông. Như vậy, về cơ bản khi chúng ta nói đến thiền học hay Thiền tông, chúng ta đề cập đến một tông phái độc lập với những nét đặc thù trong giáo pháp và phương thức tu tập, tuy vẫn nằm trong hệ thống giáo lý chung của Phật giáo nhưng lại có những nét rất riêng so với các tông phái khác. Trong khi đó, thiền định là một trong các phương pháp tu tập và không chỉ được sử dụng riêng bởi Thiền tông mà còn được thấy ở hầu hết các tông phái khác.

Chúng ta sẽ có dịp trở lại một cách chi tiết hơn với những khác biệt cơ bản của hai khái niệm này. Tuy nhiên, sự phân biệt một cách khái quát như trên là cần thiết ngay khi chúng ta bắt đầu tìm hiểu về thiền. Bởi vì những gì sắp được đề cập tiếp theo đây sẽ sử dụng khái niệm thiền học chứ không chỉ đến riêng một pháp môn thiền định.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 5247)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
17/02/2012(Xem: 4744)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4476)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 16213)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 14383)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4488)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 15046)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 11991)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6821)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4891)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]