Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Sự lắng đọng tư tưởng

21/02/201115:20(Xem: 4242)
3. Sự lắng đọng tư tưởng

SỐNG THIỀN
Nguyên Minh

CHƯƠNG I: CUỘC SỐNG NHIỆM MẦU

Sự lắng đọng tư tưởng

Buổi sáng, khi uống trà, chúng ta rót trà vào tách và nhìn thấy những cặn trà chao đảo, cuộn lên trong tách nước. Thường thì chúng ta không uống ngay, mà đặt tách trà nằm yên trên bàn trong một lúc để bớt nóng phần nào. Và kìa, hãy nhìn vào tách trà – những cặn trà đang dần dần, dần dần chìm lắng xuống đáy, để lại bên trên là một lớp nước trong xanh thoảng bay lên một làn khói nhẹ...

Dòng tư tưởng của chúng ta là một tách trà. Những cặn trà trong đó nhiều vô kể. Điều khác biệt ở đây là không mấy khi chúng ta đặt “tách trà tư tưởng” của mình nằm yên trong phút chốc, hoặc đủ để cho nó được lắng trong. Việc thực hành thiền quán giúp ta làm được điều đó, và mục tiêu đơn giản nhất của người bắt đầu đến với thiền cũng chỉ là để biết cách làm được điều đó.

Ở đây, bạn có thể hoài nghi. Vì sự dao động của tư tưởng chúng ta làm sao có thể giống với sự dao động của một tách trà? Và nếu như quả là đúng vậy, thì làm thế nào để ta có thể đặt “tách trà tư tưởng” nằm yên theo cách mà nó có thể sẽ dần dần lắng đọng?

Chúng ta sẽ không – và không thể nào – đưa ra đây một sự phân tích so sánh về mặt vật thể để giải thích vấn đề. Tuy nhiên, bằng vào thực nghiệm, chúng ta biết được có những sự tương đồng nhất định giữa hai trường hợp. Và hơn thế nữa, chúng ta còn biết rằng, tách nước trà chỉ có thể lắng đọng khi được đặt nằm yên trên bàn, còn tư tưởng của chúng ta thì có thể được làm cho lắng đọng không chỉ trong lúc ngồi yên, mà còn ngay cả trong những khi ta đi đứng, làm việc hằng ngày...

Nếu bạn đã sẵn sàng, tôi xin mời bạn hãy đặt “tách trà tư tưởng” của bạn xuống và chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi, quan sát...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2011(Xem: 7020)
Biên tập từ các bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Brahmavamso trong khóa thiền tích cực 9 ngày, vào tháng 12-1997, tại North Perth, Tây Úc. Nguyên tác Anh ngữ được ấn tống lần đầu tiên năm 1998, đến năm 2003 đã được tái bản 7 lần, tổng cộng 60 ngàn quyển. Ngoài ra, tập sách này cũng đã được dịch sang tiếng Sinhala và ấn tống ở Sri Lanka.
17/01/2011(Xem: 3744)
Kính thưa hành giả hôm qua tôi đã nói cho quý vị nghe về nơi chốn thích hợp cho việc hành thiền. Tối nay tôi xin nói về các chi tiết trong việc thực hành niệm hơi thở. Phương pháp đếm được sử dụng cho hành giả nào có quá nhiều phóng tâm, còn đối với những hành giả có ít phóng tâm và đã từng có những kinh nghiệm thiền tập trước đây thì họ không cần thực tập phương pháp đếm này.
16/01/2011(Xem: 17503)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
15/01/2011(Xem: 19842)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 9479)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
12/01/2011(Xem: 8297)
Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Đại Giáo (tức Thiền Đại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận " của Khóa Hư Lục.
12/01/2011(Xem: 6837)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
10/01/2011(Xem: 4474)
Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểuhiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ.
07/01/2011(Xem: 7725)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
05/01/2011(Xem: 2957)
Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua 5 năm lặn lội học đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sinh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các Tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ngay ở cõi Trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng, cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]