Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Vesak là ngày lễ quốc tế

07/02/201114:09(Xem: 8063)
7. Vesak là ngày lễ quốc tế

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-7-

Vesaklà ngày lễ quốc tế

Trongphiên họp khoáng đại ngày 15 tháng 12 năm 1999, Hội đồngLiên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua dự thảo nghị quyết "Côngnhận quốc tế về ngày Lễ Vesak tại trụ sở Liên HiệpQuốc và các văn phòng liên hệ" (văn bản số A/54/L.59) dođại diện nước Sri Lanka đệ trình. Hội đồng quyết địnhhằng năm sẽ có các công tác bố trí thích hợp để tổchức ngày Lễ Vesak với sự cố vấn của các đại diệnquốc gia trong Hội đồng. Ngày Vesak – ngày trăng tròn trongtháng 5 dương lịch mỗi năm – là ngày thiêng liêng nhấtcủamọi Phật tử trên toàn thế giới để kỷ niệm ngày sinh,ngày thành đạo và ngày nhập diệt của Đức Phật (do đó,được gọi là ngày Đại lễ Tam Hợp, mặc dù nhiều ngườivẫn gọi là Lễ Phật Đản).

Sauđây là tóm tắt các lời phát biểu trong kỳ họp này:

ÔngJOHN DE SARAM, đại sứ Sri Lanka, giới thiệu dự thảo nghịquyết công nhận Ngày Vesak (văn bản số A/54/L.59), nói rằngHội đồng LHQ đã công nhận nhiều sự quan tâm khác nhau trongmột thế giới phức tạp, và đã chấp nhận rằng mọi ngườitrên thế giới mong mỏi Hội đồng ghi nhận sự quan tâm,lòng hy vọng và sự tín ngưỡng của họ. Trong tinh thần ấy,Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Quốc tế trông chờ LHQcó một sự công nhận quốc tế về Ngày Vesak – ngày trăngtròn trong tháng 5 dương lịch, là ngày hơn 150 triệu tín đồPhật giáo trên toàn thế giới làm lễ kỷ niệm ngày sinh,ngày thành đạo và ngày nhập diệt của Đức Phật.

Ôngkêu gọi Hội đồng LHQ công nhận ngày Vesak là ngày thiêngliêng nhất của Phật giáo, và cho phép bố trí thích hợpđể hành lễ tại trụ sở LHQ và các văn phòng của tổ chứcnày.

Ôngcũng ghi nhận rằng đại diện nước Hy Lạp, Mauritius, Na Uyvà Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng hỗ trợ bản dự thảo này.

ÔngVORAVEE WIRASAMBAN, đại sứ Thái Lan, nói rằng thông điệp phổquát về hòa bình, thiện ý và từ bi mà Đức Phật đã truyềngiảng hơn 2500 năm trước càng thêm nhiều ý nghĩa cho thờiđại ngày nay. Phật giáo luôn luôn đề cao các giải pháphòa hợp cho các cuộc xung đột, dù giữa các cá nhân hay giữacác cộng đồng. Phật giáo là đồng nghĩa với hòa bình.Thêm vào đó, sự bao dung là một trong các điểm chính yếucủa Phật giáo. Tại Thái Lan, bao dung, nhất là bao dung tôngiáo, đã được ghi nhận trong hiến pháp, và là một lốisống của người dân Thái.

Phậtgiáo đề cao đường lối trung dung, ông nói. Sống dung hòalà căn bản của mọi hành động của mọi Phật tử, mà giúpngăn chận các hành động cực đoan thường thấy xảy ra trênthế giới. Sự công nhận của quốc tế về Ngày Vesak làmột hành động cần thiết để công nhận và tôn trọng Phậtgiáo và hàng triệu Phật tử trên thế giới và tái khẳngđịnh sự quyết tâm của LHQ tuân thủ nguyên tắc tôn trọngmọi dị biệt.

BàCHRISTINE LEE, đại sứ Singapore, nói rằng công nhận Ngày Vesaklà một việc làm thích hợp để tôn trọng Đức Phật. Đâylà một trong bốn dịp lễ chính tại Singapore, nơi có mộtphần ba dân số là Phật tử.

Bàca ngợi bản dự thảo vì nó phù hợp với nghị quyết củaĐại Hội đồng LHQ về năm 2000 là Năm Quốc tế Văn hóaHòa bình và thập kỷ 2001-2010 là Thập kỷ Quốc tế về Vănhóa Hòa bình cho Thiếu nhi Toàn cầu. Đặc điểm của lờidạy của Đức Phật là về sự hòa bình và bất bạo động.Dự thảo này cũng giúp mở đường cho năm 2001 là Năm Đốithoại giữa các Nền Văn minh.

ÔngSHAIKH RAZZAQUE ALI, đại sứ Bangladesh, phát biểu rằng tạichâu Á và các nơi khác trên thế giới, rất nhiều ngườiđã cử hành Ngày Vesak như là ngày thiêng liêng nhất củaPhật giáo. Bangladesh có một lịch sử gắn bó với văn minhPhật giáo, có thành phần dân chúng theo đạo Phật rất đángkể, và cử hành lễ Vesak cũng như các lễ khác. Sự côngnhận quốc tế về ngày này là một cơ hội để áp dụngcác lời dạy quý báu của Đức Phật, để mang đến sựthông cảm, hạnh phúc và an vui cho thế giới.

ÔngOM PRADHAN, đại sứ Bhutan, nói rằng sự công nhận quốc tếvề các đóng góp của Phật giáo đã và đang cung hiến chothế giới sẽ giúp tăng trưởng sự hiểu biết và thông cảmvề tính dị biệt trong các xã hội ngày nay.

Nhữnglời dạy của Phật giáo có tính phổ quát, ông nói. Đó làlời dạy về sự chừng mực, bất bạo động, hiện hữuhòa bình và bao dung. Đó là lời dạy về bảo tồn các nguồnlực và môi trường thiên nhiên, tôn trọng sự sống củamọi loài. Có rất nhiều nguyên tắc của Phật giáo tươngđồng với các tôn giáo lớn khác, và cũng tương hợp vớicác nguyên tắc căn bản của LHQ.

ÔngJUAN LUIS FLORES, đại sứ Tây Ban Nha, phát biểu rằng nướcông là một thành viên hỗ trợ dự thảo nghị quyết, vàtin rằng LHQ là một nghị trường để các tôn giáo và cácnền văn hóa lớn gặp gỡ và trao đổi ý kiến. Công nhậnNgày Vesak là để ghi nhận các đóng góp của những tôn giáovà văn hóa khác nhau cho sự bao dung và thông cảm lẫn nhaucủa mọi người trên thế giới.

ÔngU WIN MRA, đại sứ Miến Điện, nói rằng LHQ kêu gọi mọiquốc gia thực hành bao dung và chung sống hòa bình. Điều đócũng nằm trong lời dạy của Đức Phật, đã được hằngtriệu người tuân theo. Đạo Phật, cũng như các tôn giáolớn khác, đã có nhiều đóng góp đáng kể để duy trì hòabình, và đây là một điều thích hợp để LHQ tạo ra mộtcơ hội tốt giúp mọi Phật tử giới thiệu ngày thiêng liêngcủa họ đến cộng đồng quốc tế. Ngày Vesak là ngày lễthiêng liêng của Miến Điện, nơi có 90 phần trăm dân sốtheo đạo Phật. Để kỷ niệm ngày này, dân chúng thườngcử hành lễ tưới cây Bồ đề, là nơi Đức Phật thànhđạo.

ÔngNARENDRA BIKRAM SHAH, đại sứ Nepal, phát biểu rằng tinh hoa củađạo Phật là cho con người, hòa bình, từ bi, thông cảm,bất bạo động, sự bình đẳng giữa mọi người, và kínhtrọng các tín ngưỡng tôn giáo khác.

Lâm-tỳ-ni(Lumbini), nơi Đức Phật đản sinh, ngày nay là một Di sảnQuốc tế. LHQ đã từng hỗ trợ để bảo tồn và phát triểnnơi đó. Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Quốc tế đãđược tổ chức tại Lâm-tỳ-ni vào năm trước, và đã côngbố đây là nơi cội nguồn của hòa bình. Ngày Vaishakh Purnima(theo tiếng Nepal) hay là Ngày Vesak – còn được gọi là NgàyLâm-tỳ-ni – đã được công nhận tại Nepal như là mộtngày lễ quốc gia, một ngày chính thức của tinh thần bấtbạo động.

ÔngINAM-UL-HAQUE, đại sứ Pakistan, nói rằng miền tây bắc củađất nước ông là quê hương của nền văn minh Phật giáoGandhara, phát triển vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Đâylà thời kỳ của nghệ thuật Gandhara, là một kết nối củanghệ thuật Hy Lạp - La Mã với truyền thống Phật giáo. Sựđóng góp của Phật giáo vào văn hóa, nghệ thuật và vănminh của dân chúng Nam Á và các nơi khác rất quan trọng. Thôngđiệp về hòa bình, từ bi và chân lý của Đức Phật đãđược chia sẻ trong các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Côngnhận của LHQ về Ngày Vesak là một ghi nhận thích đáng vềsự đóng góp của Phật giáo cho sự phát triển tâm linh củanhân loại.

ÔngKAMALESH SHARMA, đại sứ Ấn Độ, nói rằng tác động lớnlao của Phật giáo vào các giá trị của thế giới về tâmlinh, luân lý và đạo đức rất xứng đáng để Hội đồngLHQ công nhận và tôn vinh Ngày Vesak. Cốt lõi của các lờidạy của Đức Phật đã tác động lên đời sống của hàngtriệu người trên thế giới, với hy vọng và giải thoát.Quốc gia của ông sẽ tham gia tích cực vào ngày lễ này tạiLHQ.

Sauđó, đại sứ các nước Lesotho, Nicaragua và Hoa Kỳ cùng quyếtđịnh tham gia hỗ trợ dự thảo nghị quyết này. Tiếp theo,nghị quyết được Hội đồng LHQ chấp thuận thông qua, ngày15 tháng 12 năm 1999.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2012(Xem: 3675)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
03/10/2012(Xem: 5709)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
30/09/2012(Xem: 8436)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉcó Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
01/08/2012(Xem: 14104)
Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị. Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…
30/07/2012(Xem: 12436)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8311)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 11544)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
25/07/2012(Xem: 13932)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
09/07/2012(Xem: 3000)
Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
19/06/2012(Xem: 8703)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567